intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Địa lý lịch sử, văn hóa truyền thống huyện Văn Lâm; chương 2 - Đặc điểm tổng quan về văn bia huyện Văn Lâm và chương 3 - Giá trị của văn bia huyện Văn Lâm. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN NGỌC THANH NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 60220104 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh Hà Nội-2015
  2. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS Phạm Thị Thùy Vinh là người thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức hết sức quý báu. Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Bộ môn Hán Nôm và các thày cô, các cô chú anh chị đồng nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ, tạo điều và động lực để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Thanh
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận văn đã được tiến hành nghiên cứu một cách hết sức nghiêm túc. Tôi xin cam đoan kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Thanh
  4. MỤC LỤC Danh mục các bảng biểu ........................................................................................................ 3 Danh mục biểu đồ .................................................................................................................. 3 Danh mục hình ảnh ................................................................................................................ 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4 2. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu .................... 6 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 6 2.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 7 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7 4. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 8 5. Bố cục luận văn.............................................................................................................. 9 6. Quy ước trình bày .......................................................................................................... 9 Chương 1: Địa lý lịch sử, văn hóa truyền thống huyện Văn Lâm. ..................................... 10 1.1. Giới thiệu khái quát huyện Văn Lâm ........................................................................ 10 1.1.1. Lịch sử ............................................................................................................... 10 1.1.2. Địa lý.................................................................................................................. 11 1.1.3. Hành chính ......................................................................................................... 12 1.2. Văn hóa truyền thống ................................................................................................ 13 1.3. Làng nghề truyền thống ............................................................................................ 14 1.4. Các di tích nổi tiếng .................................................................................................. 15 1.5. Nhân vật nổi tiếng ..................................................................................................... 16 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 20 Chương 2: Đặc điểm tổng quan về văn bia huyện Văn Lâm. .............................................. 21 2.1. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam và văn bia huyện Văn Lâm ...................... 21 2.1.1. Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam ............................................................ 21 2.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm.................................................. 23 2.2. Thống kê, khảo sát văn bia huyện Văn Lâm............................................................. 26 2.2.1. Sự phân bố văn bia huyện Văn Lâm .................................................................. 41 2.2.2. Một số đặc điểm văn bản văn bia huyện Văn Lâm ............................................ 53 2.3. Tác giả soạn văn bia, người viết chữ, khắc chữ ........................................................ 62 1
  5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 66 Chương 3: Giá trị của văn bia huyện Văn Lâm. .................................................................. 68 3.1. Văn bia Văn Lâm phản ánh sự biến đổi địa danh qua các thời kỳ............................ 68 3.2. Chữ húy còn lưu lại trên văn bia huyện Văn Lâm .................................................... 78 3.3. Văn bia huyện Văn Lâm cung cấp tư liệu cho nghiên cứu chữ Nôm ....................... 79 3.4. Phong tục, tín ngưỡng của địa phương phản ảnh trên văn bia .................................. 83 3.4.1. Tập tục thờ Hậu thần, Hậu phật ........................................................................ 83 3.4.2. Tập tục gửi giỗ (kí kị)......................................................................................... 88 3.5. Hoạt động làng xã phản ánh trên văn bia.................................................................. 90 3.5.1. Xây dựng trùng tu các loại hình công trình tín ngưỡng .................................... 90 3.5.2. Xây dựng các công trình công cộng .................................................................. 93 3.6. Bia ghi hành trạng của các nhân vật lịch sử.............................................................. 96 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 99 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 100 TƯ LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 103 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... - 1 - 1. Phụ lục ảnh................................................................................................................ - 2 - 2. Tuyển dịch văn bia tiêu biểu ..................................................................................... - 6 - Hậu thần bi kí (06536) .............................................................................................. - 6 - Phụng sự hậu phật bi kí (5576-79)............................................................................ - 9 - 3. Thư mục lược thuật văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. .............................. - 13 - Xã Chỉ Đạo ............................................................................................................. - 14 - Xã Đại Đồng ........................................................................................................... - 20 - Xã Đình Dù ............................................................................................................. - 42 - Xã Lạc Hồng ........................................................................................................... - 43 - Thị trấn Như Quỳnh ................................................................................................ - 46 - Xã Trưng Trắc......................................................................................................... - 54 - 3. Tổng hợp tác giả soạn văn bia, người viết và khắc chữ .......................................... - 62 - 4. Thống kê kích thước bia huyện Văn Lâm............................................................... - 75 - 2
  6. Danh mục các bảng biểu Bảng số 1: Bảng tổng hợp những bia có ghi địa danh ......................................................... 69 Bảng số 2: Đơn vị hành chính huyện Văn Lâm ................................................................... 12 Bảng số 3: Các chợ quan trọng trong huyện Văn Lâm ........................................................ 13 Bảng số 4: Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp ở hai xã Lạc Hồng và Lạc Đạo ............................. 16 Bảng số 5: Danh sách Tiến sĩ huyện Văn Lâm được ghi trên bia Văn miếu Xích Đằng .... 17 Bảng số 6: Bảng kê những bia trùng nhau qua hai đợt sưu tầm .......................................... 25 Bảng số 7: Bảng tổng hợp thác bản văn khắc huyện Văn Lâm xếp theo niên đại ............... 27 Bảng số 8: Bảng phân bố văn bia huyện Văn Lâm theo không gian ................................... 41 Bảng số 9: Phân bố theo loại hình di tích ............................................................................ 46 Bảng số 10: Phân bố văn bia huyện Văn Lâm theo triều đại ............................................... 49 Bảng số 11: Bảng tổng hợp kích thước bia huyện Văn Lâm ............................................... 53 Bảng số 12: Bảng kê chữ húy trên văn bia huyện Văn Lâm................................................ 78 Bảng số 13: Bảng tổng hợp nội dung chính các bia theo chủ đề ......................................... 83 Bảng số 14: Bảng tổng hợp tác giả soạn văn bia, người viết và khắc chữ ..................... - 62 - Bảng số 15: Bảng thống kê kích thước bia huyện Văn Lâm .......................................... - 75 - Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1. Biểu đồ sự phân bố văn bia Văn Lâm theo đơn vị xã ........................................ 43 Biểu đồ 2: Biểu đồ phân bố văn bia Văn Lâm theo loại hình di tích................................... 46 Biểu đồ 3: Biểu đồ phân bố văn bia Văn Lâm theo triều đại ............................................... 51 Biểu đồ 4: Biểu đồ phân bố văn bia Văn Lâm theo Thế kỷ ................................................. 51 Danh mục hình ảnh Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm ....................................................................... 11 Hình 2: Một số ảnh thác bản bia có khắc tượng hậu............................................................ 55 Hình 3: Một số ảnh thác bản bia bài vị ................................................................................ 56 Hình 4: Bia ghi chỉ dụ ban dân tạo lệ tại chùa Bản Tịch ..................................................... 57 Hình 5: Trán bia Tín thí với họa tiết mặt trời và tua lửa cách điệu đặc biệt ........................ 58 Hình 6: Người ở trần dạng hai chân hai tay đội mặt trời ..................................................... 59 Hình 7: Tam bảo Phật – Pháp – Tăng và hai Hộ pháp......................................................... 59 Hình 8: Trán bia chạm hình đầu rồng .................................................................................. 60 Hình 9: Trán bia hình cột 4 mặt chạm hình chim phượng ................................................... 60 Hình 10: Họa tiết kỳ lân chầu đỉnh tại chân bia................................................................... 61 Hình 11: Biển gỗ chữ Nôm (kí hiệu 27299) ........................................................................ 81 3
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong khối các nước đồng văn, và có bề dày lịch sử văn hóa cũng như văn tự. Từ xưa ông cha ta đã biết ứng dụng một cách nhuần nhuyễn văn tự Hán để biến chữ Hán trở thành công cụ ngôn ngữ phục vụ những mục đích hết sức thực tế, mà sử dụng nhiều nhất là trong môi trường quan phương. Các dạng thức văn bản cũng được người Việt sử dụng một cách có hiệu quả mà vẫn mang đậm những nét riêng mà không dễ nhầm lẫn với bất kỳ văn bản chữ Hán nước ngoài nào, một trong số đó phải tính đến văn bia Việt Nam. Văn bia là loại hình văn bản có tính tin cậy cao. Tuy rằng xưa nay có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, nhưng loại hình truyền miệng không thể tránh khỏi hiện tượng tam sao thất bản, vì vậy, bia đá tuy không tồn tại vĩnh cửu nhưng trong một khoảng thời gian nhất định thì nó là loại hình văn bản vô cùng đáng tin cậy. Vì vậy mà văn bia thường được dựng với mục đích ghi lại những sự kiện đặc sắc, nổi bật, hoặc những điều khoản để ràng buộc, truyền tụng lâu dài. Mức độ phổ biến của bia đá tại Việt Nam cũng rất ấn tượng, hầu như đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những tấm bia cổ kính có giá trị cao về thẩm mĩ cũng như giá trị nội dung, giá trị lịch sử . Chính vì sự phổ biến trong không gian tồn tại của bia đá nên để nghiên cứu một cách có hệ thống kho tàng bia đá cũng như văn bia Việt Nam là một công việc hết sức khó khăn, tuy nhiên phân loại nghiên cứu theo không gian tồn tại cũng là một biện pháp hữu hiệu để nghiên cứu một cách tổng thể hệ thống văn bia phong phú này. Chúng tôi tạm gọi việc nghiên cứu theo không gian tồn tại là nghiên cứu văn bia địa phương. Văn bia địa phương là mảng tư liệu ở phạm vi không gian hẹp, nhưng lại rất phong phú. Nó bao gồm cả các loại bia quan phương như bia tạo lệ, lệnh chỉ của nhà vua ban cho địa phương; cùng với các loại bia không quan phương như bia hậu, bia xây dựng, trùng tu di tích, bia ghi tục lệ, gia phả, v.v... Mỗi văn bản đều có những đặc trưng về loại hình văn học cũng như cách thức tạo tác, từ những tấm bia hoành tráng về quy mô và điển nhã về nội dung, cho đến những tấm bia đơn giản và nhỏ 4
  8. bé trong ngõ xóm làng, mỗi hiện vật đều chất chứa những nội hàm văn hóa – lịch sử nhất định. Văn bia địa phương vì tính phong phú về chủng loại nên nó phản ảnh rất chân thực những sự kiện, những nhân vật hoặc những phong tục của địa phương mà chính sử không thể ghi lại một cách đầy đủ và chính xác những thông tin đó được. Đặc biệt là những nội dung nhỏ lẻ của từng xóm làng, đương nhiên là sách chính sử không có ghi chép, chúng ta chỉ tiếp cận được hệ thống tục lệ của từng địa phương ở các cấp độ khác nhau, nhưng vì một lý do nào đó mà những nội dung đó không còn nữa, chúng ta chắc chắn sẽ phải dựa vào những nội dung khai thác được trên bia đá, vì tính bền bỉ của nó. Tuy nhiên bia đá hầu như không ghi một cách có hệ thống các thông tin mà chúng ta cần, vì thế, việc tập hợp, xâu chuỗi và phân tích những dữ kiện trên văn bia địa phương sẽ cho chúng ta cái nhìn chân thực nhất về bộ mặt của địa phương đó, đồng thời cũng tạo điều kiện để chúng ta phân tích, tìm hiểu những giá trị văn hóa trong lịch sử của địa phương đó trong hệ thống văn hóa lịch sử nước ta. Văn bia địa phương chính là mảng tư liệu vô cùng hữu hiệu bổ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử mà ta không thể phủ nhận. Trở lại lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, vì huyện Văn Lâm là địa phương giàu truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh Hưng Yên. Huyện Văn Lâm ngày nay được thành lập trên cơ sở nhiều đơn vị hành chính thuộc các tỉnh, phủ khác nhau trước đây, chứ không tồn tại một cách xuyên suốt trong chiều dài lịch sử như một số địa phương khác (mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần nội dung chính). Vì vậy, nơi đây ngoài sự phong phú về tập tục, lề thói sinh hoạt, còn nổi tiếng bởi hệ thống làng nghề, hệ thống di tích. Văn bia nơi đây lại nhiều về số lượng và phong phú về nội dung, đồng thời cũng có những nét đặc sắc riêng cả về đặc điểm thiết kế lẫn nội dung văn tự bên trong. Những yếu tố đó khiến việc nghiên cứu văn bia của địa phương này trở nên rất có ý nghĩa. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu về văn bia huyện Văn Lâm rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu văn bia của cả tỉnh Hưng Yên, và góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu hệ thống văn bia của cả nước. Trong sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của PGS.TS. Phạm Thị 5
  9. Thùy Vinh đã đưa ra một hệ thống tư liệu văn bia đồ sộ và có hệ thống để nêu bật những nội dung chủ đạo cũng như những đặc điểm về văn bia, đặc điểm về lịch sử, xã hội được phản ánh qua văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê. Trong đó sách đã đề cập đến nhiều văn bia của huyện Văn Lâm ngày nay do trước đây địa bàn huyện Văn Lâm nằm trên địa phận các phủ Thuận An và Siêu Loại của xứ Kinh Bắc. Vì thế, người viết cũng muốn chuẩn bị tư liệu để góp phần nghiên cứu văn bia Hưng Yên, hoặc có điều kiện cũng sẽ thực hiện một kế hoạch nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh. Từ sự gợi mở về văn bia của một vùng văn hiến lâu đời qua cuốn sách, đồng thời bản thân người viết lại là một người con của vùng đất Hưng Yên giàu truyền thống văn hiến, nên tôi rất muốn tìm hiểu, khảo cứu về văn bia của huyện Văn Lâm để có những đóng góp cho quê hương. Văn bia huyện Văn Lâm với hệ thống nhiều về số lượng và phong phú về mặt nội dung cũng chưa từng được nghiên cứu một cách có hệ thống, do đó chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là hết sức có ý nghĩa và cần thiết, vì vậy chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để thực hiện luận văn cao học. 2. Đối tƣợng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài luận văn là “Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, nên đối tượng chính ở đây sẽ là văn bia. Tuy nhiên chúng tôi muốn quy ước một cách nội bộ trong luận văn này, đó là việc đưa thêm vào danh sách văn bản trong luận văn một số thác bản văn khắc không thuộc loại văn bia1. Vì vậy, thuật ngữ văn bia mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn còn bao gồm một số nhỏ văn bản gần loại như minh văn trên chuông và biển gỗ. Nói một cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các văn bản thuộc hệ thống văn khắc Hán Nôm của huyện Văn Lâm hiện sưu tầm được ở 1 Bao gồm một số thác bản chuông và biển gỗ. Đó tuy là một sự không thống nhất, nhưng xét lượng văn bản nêu trên là không nhiều, hơn nữa lại thuộc cùng một hệ thống văn khắc được sưu tầm nên chúng tôi không muốn bỏ qua. Chúng phần nào cũng có ích trong việc khai thác triệt để mảng tư liệu văn khắc của địa phương. 6
  10. tất cả các thời kỳ. Do điều kiện khuôn khổ luận văn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về mặt văn tự trên bia đá, vì đó là một đối tượng nghiên cứu ở phạm vi rộng. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các bài văn bia của huyện Văn Lâm tính theo địa lý hành chính hiện nay, cụ thể là tất cả những đoạn văn, bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm chuyển tải đầy đủ một nội dung hoàn chỉnh được khắc trên bia đá. Dựa trên số lượng thác bản đã được sưu tầm (của Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp EFEO và Viện nghiên cứu Hán Nôm), chúng tôi đã tổng hợp được tổng cộng 324 thác bản văn bia thuộc địa bàn huyện Văn Lâm ngày nay. Nhưng vì đó là kết quả của hai lần sưu tầm tư liệu Hán Nôm do EFEO và VNCHN tiến hành cách nhau gần một thế kỷ nên trong số thác bản đó có 11 thác bản có sự trùng lặp nội dung (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần nội dung). Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính thức của đề tài này là 313 đơn vị văn bia của huyện Văn Lâm ngày nay hiện đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, phạm vi tư liệu được xác định là toàn bộ số văn bia thu thập được thuộc địa phận huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trên cơ sở tra cứu thư mục văn khắc và điền dã thực tế. Thứ hai, phạm vi nghiên cứu ở mức độ khảo sát, thống kê, phân tích dữ liệu, giải mã tư liệu và nghiên cứu tổng quan tình hình văn bia và những giá trị nội dung mà văn bia huyện Văn Lâm phản ánh. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu dưới đây: - Phương pháp Văn bản học: Vì số lượng văn bia của địa phương này khá nhiều và rải rác nhiều thời kỳ, do đó, thông qua phương pháp Văn bản học, chúng tôi dựa trên những đặc điểm về văn bản như: kích cỡ, chữ viết, hoa văn, v.v… để đoán định tình hình văn bản cũng như tính chân ngụy trong đó (nếu có). Từ đấy nêu ra được cái nhìn tổng quát về đặc điểm của văn bia huyện Văn Lâm 7
  11. - Phương pháp thống kê – định lượng: Phương pháp thống kê – định lượng chúng tôi dùng để liệt kê, tính toán nhằm nhận xét, đánh giá các dữ kiện liên quan đến văn bia như: kích thước bia, sự phân bố văn bia theo các tiêu chí: không gian, thời gian, loại hình di tích, và các đặc điểm khác để đưa ra cái nhìn tổng quan về đăc điểm văn bia nơi đây. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Cùng với thao tác thống kê – định lượng, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố: niên đại, địa danh, kích cỡ… để có thêm những nhận định chính xác về văn bản. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Văn bia là loại hình văn bản phản ánh đúng thực tế thời điểm dựng bia, nên giá trị lịch sử của nó rất cao. Vì thế khi nghiên cứu, chúng tôi cũng kết hợp cả các dữ kiện lịch sử trong các sử sách để vừa so sánh, vừa đánh giá tính chân thực trong việc ghi chép các dữ kiện lịch sử liên quan. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn làm nổi bật những nét văn hóa, lịch sử truyền thống của huyện Văn Lâm trong các thời kỳ lịch sử. - Bước đầu khảo sát, nghiên cứu một cách hệ thống văn bia huyện Văn Lâm do Viện Viễn đông Bác Cổ và Viện nghiên cứu Hán Nôm đã sưu tầm và đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. - Lần đầu tiên văn bia huyện Văn Lâm được trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về tình trạng cũng như đặc điểm, đồng thời đưa ra danh mục 11 bia trùng lặp giữa EFEO và VNCHN. - Trình bày cụ thể những giá trị của văn bia huyện Văn Lâm về các vấn đề như: Văn hóa, tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt xã hội, ... - Phần Phụ lục chúng tôi giới thiệu thư mục lược thuật văn bia theo 8 tiêu chí các thác bản văn bia huyện Văn Lâm do VNCHN sưu tầm, nối tiếp phần văn bia do EFEO sưu tầm đã được lên thư mục lược thuật; ngoài ra là các hình ảnh và bảng biểu liên quan đến chính văn của luận văn. 8
  12. 5. Bố cục luận văn - Phần mở đầu - Phần nội dung Chương 1: Địa lý lịch sử, văn hóa truyền thống huyện Văn Lâm. Chương 2: Đặc điểm tổng quan về văn bia huyện Văn Lâm. Chương 3: Giá trị của văn bia huyện Văn Lâm. - Kết luận - Thƣ mục tài liệu tham khảo - Phụ lục Phụ lục ảnh Tuyển dịch văn bia tiêu biểu. Danh mục lược thuật văn bia huyện Văn Lâm 6. Quy ƣớc trình bày - Trong phần bảng biểu, kí hiệu “x” cho biết không có dữ liệu liên quan. - Quy ước viết tắt: VNCHN: Viện nghiên cứu Hán Nôm EFEO: Viện viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội Nxb. : Nhà xuất bản KHXH: Khoa học Xã hội PGS.TS: Phó giáo sư, Tiến sĩ. 9
  13. Chương 1: Địa lý lịch sử, văn hóa truyền thống huyện Văn Lâm. *** 1.1. Giới thiệu khái quát huyện Văn Lâm 1.1.1. Lịch sử Văn Lâm là huyện phía Bắc tỉnh Hưng Yên, nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, nơi có truyền thống lịch sử lâu đời và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, huyện Văn Lâm ngày nay không tồn tại qua lịch sử một cách bất biến, nơi đây đã chứng kiến nhiều lần thay đổi về tên đất, tên làng cũng như địa giới hành chính: Huyện Văn Lâm khi mới thành lập thuộc tỉnh Hưng Yên2, sau đó trải qua những lần thay đổi địa danh và tách nhập như sau: Từ năm 1968 thuộc tỉnh Hải Hưng3, từ năm 1977 lại được hợp nhất với các huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ trở thành huyện Mỹ Văn. Sau đó, ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Mỹ Văn trở lại ba huyện cũ thuộc tỉnh Hưng Yên4. Huyện Văn Lâm chính thức đi vào ổn định về địa danh và địa giới kể từ đây để đi vào các hoạt động phát triển kinh tế cũng như xây dựng địa phương trở thành huyện trọng điểm của tỉnh. Thời điểm đó, Văn Lâm có diện tích đất tự nhiên có gần 7.450 2 Vấn đề địa danh và phân định địa giới huyện Văn Lâm trước khi thuộc tỉnh Hải Hưng chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn trong mục 1.1.2. về sự biến đổi địa danh qua các thời kỳ lịch sử. 3 Tỉnh hợp nhất từ Hưng Yên và Hải Dương. 4 Cụ thể việc thay đổi tách nhập huyện Văn Lâm tóm tắt như sau: - Ngày 27 tháng 1 năm 1968, Hưng Yên được hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. - Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, để phù hợp với tình hình mới, thời kỳ cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội, ngày 11/03/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58 hợp nhất hai huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ. - Ngày 24/02/1979, Hội đồng Chính phủ Quyết định số 70 hợp nhất hai huyện Văn Mỹ và một số xã của huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn. - Thể theo ý nguyện của nhân dân và phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngày 24/07/1999, Chính phủ ra nghị định số 60 chia tách huyện Mỹ Văn thành 03 huyện là: Mỹ Hào, Yên Mỹ và Văn Lâm. 10
  14. ha, diện tích đất canh tác trên 4.000 ha, dân số trên 93.000 người. Huyện có 10 xã và 01 thị trấn. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với những chiến công hiển hách, vang dội của địa danh được mang tên “Đường 5 bất khuất, đường sắt kiên cường”, huyện Văn Lâm cùng với 07 xã, thị trấn và 03 cá nhân vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 1.1.2. Địa lý Huyện Văn Lâm tiếp giáp với huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) về phía bắc, phía tây giáp huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), phía tây nam giáp huyện Văn Giang, phía nam giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối), phía đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm (nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm) Với thuận lợi căn bản là nơi tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, có đường 5A và đường sắt chạy qua, là nơi giao thoa giữa ba nền văn hóa: Kinh Kỳ, Kinh Bắc và Phố Hiến. Huyện Văn Lâm coi việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Văn Lâm đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định và vững chắc. 11
  15. Trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng gần 24 %. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, từ 22,3% lên gần 80%. Tỷ trọng về nông nghiệp giảm từ 52% xuống còn 6,65%. Thu ngân sách năm 1999 đạt 4,1 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt gần 790 tỷ đồng, tăng gấp 191 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 12 triệu đồng, tăng gần 6 lần so với năm 1999. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2013 đạt 39.372 tỷ đồng, tăng hơn 90 lần so với năm 1999. 5 Về nông nghiệp, huyện xây dựng phát triển thành hai vùng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cánh đồng chuyên canh như cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao ở thôn Sầm Khúc, xã Việt Hưng, cánh đồng hoa chất lượng cao ở thị trấn Như Quỳnh, cây cảnh, dược liệu ở Tân Quang. Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện Văn Lâm trong những năm gần đây, đó là thực hiện tốt việc tiếp tục dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Xã Việt Hưng là đơn vị được chọn làm điểm đã triển khi tổ chức thành công. 1.1.3. Hành chính Huyện Văn Lâm hiện nay có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện là xã Đình Dù, tổng diện tích toàn huyện là 74,42 km2. Bảng số 1: Đơn vị hành chính huyện Văn Lâm Văn bản pháp lý Diện thành lập hoặc tích tự STT Đơn vị hành chính điều chính địa nhiên giới HC tham (km2) chiếu Huyện Văn Lâm 74,42 60/1999/NĐ-CP 1. Thị trấn Như Quỳnh 7,07 17/1997/CP 2. Xã Lạc Đạo 8,58 3. Xã Chỉ Đạo 5,97 5 Số liệu từ bài viết “Văn Lâm – trên đường đổi mới” (nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 25/8/2014) 12
  16. 4. Xã Đại Đồng 8,03 5. Xã Việt Hưng 7,55 6. Xã Tân Quang 6,02 7. Xã Đình Dù 4,48 8. Xã Minh Hải 7,73 9. Xã Lương Tài 8,89 10. Xã Trưng Trắc 4,90 11. Xã Lạc Hồng 5,20 1.2. Văn hóa truyền thống Họp chợ: Trước kia, việc thông thương với bên ngoài rất ít, kỹ nghệ sản xuất cũng không phong phú. Ngoài các vật dụng từ các làng nghề truyền thống trong huyện như làm quạt, làm nồi đồng bán ra các tỉnh ngoài thì còn lại chỉ đủ dùng. Còn lại các mặt hàng nông nghiệp như thóc, gạo, ngô, đậu rất nhiều và xuất đi nhiều nơi qua hệ thống đường xe lửa (ga Lạc Đạo). Vì vậy, huyện Văn Lâm lợi dụng được lợi thế gần các đầu mối lưu thông, phát triển ngành buôn bán. Họp chợ trở thành nét văn hóa truyền thống gắn liền với lịch sử huyện Văn Lâm. Có thể kể đến một số chợ lớn của huyện Văn Lâm và các phiên họp: Bảng số 2: Các chợ quan trọng trong huyện Văn Lâm6 Tên chợ Thuộc xã (cũ) Ngày phiên chợ cũ (theo âm lịch) Chợ Đậu Lạc Đạo 12 phiên/tháng Chợ Đường Cái Nhạc Lộc 12 phiên/tháng Chợ Đống Mối Cát Lư 12 phiên/tháng Chợ Ghênh Như Quỳnh 12 phiên/tháng Chợ Hè Đông Mai 12 phiên/tháng Chợ Nôm Đại Đồng 9 phiên/tháng Chợ Un Ôn Xá Họp ngày chẵn Chợ Lạng Hương Lãng 1, 4, 6, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 24, 26, 29 6 Nguồn: Tuyển tập địa chí Hưng Yên, Hưng Yên, 2012, tr37. 13
  17. 1.3. Làng nghề truyền thống Làng đúc đồng ở xã Đại Đồng Thôn Lộng Thượng thuộc xã Đại Đồng có nghề đúc đồng đã bao đời nay . Khác với Làng đúc đồng Vạn Điển, Tống Xá huyện Ý Yên tỉnh Nam Định chuyên đúc tượng, chuông và các phù điêu, đỉnh cỡ đại; làng đúc đồng Lộng Thượng lại chuyên về các đồ thờ cúng như đỉnh, hạc, chân nến, đèn, mâm bồng, bát hương, những thứ mà trên bàn thờ của mọi gia đình đều không thể thiếu. Nhiều năm nghề đúc bị mai một do chiến tranh, do kinh tế sau giải phóng khó khăn. Mãi đến sau đổi mới, đời sống người dân bắt đầu khá lên, nhu cầu tâm linh thờ cúng tổ tiên thúc đẩy, nghề đúc đồng Lộng Thượng mới phục hồi trở lại và ngày càng phát triển.7 Làng bốc thuốc và trồng dƣợc liệu Nghĩa Trai Làng dược liệu Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm) không chỉ nổi tiếng với nghề trồng, chế biến, buôn bán cây thuốc nam, thuốc bắc mà còn nức tiếng gần xa bởi có nhiều vị lương y tài danh chữa bệnh cứu người 7 Trong Luận văn Thạc sĩ Nghề đúc đồng ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Truyền thống và hiện đại/ Nguyễn Thị Tâm, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007 cũng đã phân tích rất rõ ràng về sự biến động thăng trầm của làng nghề đúc đồng này: “Cũng như các nghề thủ công khác, do hoàn cảnh lịch sử chi phối, nghề đúc đồng ở Đại Đồng đã trải qua bao thăng trầm, gắn liền với những biến động của nền kinh tế đất nước, sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Mặc dù vậy, nghề vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay. (...) Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong điều kiện lịch sử mới, nhu cầu về đồ dùng sinh hoạt giảm đi rất nhiều. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, làng quê lại chìm trong cảnh loạn lạc, khói lửa chiến tranh, nguyên liệu khan hiếm, sản xuất giảm dần. (...) Từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhất là những năm 1957- 1959, nghề đúc đồng ở Đại Đồng đã bắt đầu phục hưng trở lại. (...) Nghề đúc đồng ở Đại Đồng phát triển đã góp phần đảm bảo đời sống cho nhân dân, dần nâng cao thu nhập cho mỗi gia đình, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, cải thiện và làm phong phú hơn đời sống sinh hoạt văn hoá truyền thống của người dân.” 14
  18. Nằm kề với quốc lộ 5, Nghĩa Trai là một làng quê thuần phác. Đã từ rất lâu người dân cả trong và ngoài tỉnh biết tới Nghĩa Trai như một “vựa dược liệu” phong phú. Từ những loại bình dân như: tía tô, kinh giới, mã đề... đến nhiều loại thuốc quý: cúc hoa, kim tiền thảo, hoắc hương... Quanh năm, chỉ cần ghé chân vào đầu làng là đã cảm nhận được mùi thơm dễ chịu của thảo dược. Từ mảnh đất đầu làng, đất ruộng đến những khoảng đất nhỏ bé ven đường, đâu đâu cũng thấy cây dược liệu mọc lên xanh tốt. Làng nghề này có lịch sử lâu đời đến cả ngàn năm. Minh chứngvề lịch sử làng thuốc là bản thần tích thôn Ngọ Nghi 午 儀 , thôn Thượng Chế 上 制 , thôn Tiên Quán 仙 館 , xã Nghĩa Trai 義 齋 do Nguyễn Bính soạn năm 1572 ghi lại truyền thuyết về 3 vị tướng tên là Phổ Minh Đại Vương 普 明 大 王; Bạch Tẩu Đại Vương 白 叟 大 王; Miêu Duệ Đại Vương 苗 裔 大 王.Khi nhà Lý dấn thân vào các cuộc viễn chinh mở rộng bờ cõi, tướng Bạch Tẩu và Miêu Duệ tử trận. Khi đánh tan quân Chế Cổ, tướng Phổ Minh cáo quan rồi về vùng đất Nghĩa Trai sinh sống và dạy người dân cách trồng và bốc thuốc. Đến đời vua Lý Thần Tông, khi ông hành quân qua đây và biết vùng này thờ 3 vị danh tướng có công dạy nghề bốc thuốc cho dân. Ông liền lấy từ trong túi áo ra 3 hạt kinh giới hoa bảo người dân trồng để làm thuốc chữa bệnh.8 1.4. Các di tích nổi tiếng Chùa Nôm (Linh Thung cổ tự): Chùa ngự ở làng Nôm, xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên. Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa. Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đã trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: “Đồng nát thì về cầu Nôm. Con gái nỏ mồm về ở với cha”. (Xem thêm các hình 4 và 5 phần Phụ lục) 8 Hưng Yên tỉnh, Văn Lâm huyện các xã thần tích 興 安 省 文 林 縣 各 社 神 蹟, bản viết tay, 340 tr., 29.5 x 21, chữ Hán, kí hiệu thư viện VNCHN: AE.A3/13 15
  19. Đền Ghênh: Thờ Linh nhân Phù thánh Hoàng hậu (Nguyên phi Ỷ Lan) Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp: Bảng số 3: Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp ở hai xã Lạc Hồng và Lạc Đạo Thờ Pháp Vân Pháp Vũ Pháp Lôi Pháp Điện Chùa xã Lạc Hồng Thái Lạc Hồng Cầu Nhạc Miếu Hồng Thái Lạc Đạo Cầu Hoằng Hướng Đạo Tân Nhuế 1.5. Nhân vật nổi tiếng Mảnh đất địa linh nhân kiệt này cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trong đó có thể kể đến Nguyên phi Ỷ Lan (1044-1117) và Chính phi Trương Thị Ngọc Chử, đều là những người con của mảnh đất Như Quỳnh xưa. Nguyên phi Ỷ Lan tức Linh nhân Phù thánh Hoàng hậu, bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, làm cho đất nước dưới triều nhà Lý được hưng thịnh; đồng thời, những đóng góp của bà về Phật giáo cũng như tài trị nước của bà đều được các sử gia khen ngợi. Hiện bà được thờ chủ yếu ở hai địa điểm: Đình Dương Xá (huyện Gia Lâm) và Đền Ghênh (thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm). Chúng tôi được nghe người dân Ngọc Quỳnh nơi Nguyên phi Ỷ Lan sinh ra kể rằng, trước đây do kinh tế khó khăn, nhân dân bản quán của bà không đủ điều kiện phụng thờ nên chuyển địa điểm xuống Dương Xá để thờ, sau kinh tế phát triển, lại rước thần vị của bà về thờ tại bản quán, gọi là Đền Ghênh. Chính phi Trương Thị Ngọc Chử cũng sinh ra từ mảnh đất Như Quỳnh, bà kết hôn với Tấn Quang Vương Trịnh Bính, con trai của Lương Mục Vương Trịnh Vịnh, cháu đích tôn của Chiêu tổ Khang Vương Trịnh Căn. Năm 1686, bà 17 tuổi sinh Trịnh Cương. Năm 1697 bà được tiến cử làm Chính phi cho Trịnh Bính khi 28 tuổi. Bà là người giỏi văn chương, lại có từ tâm, hưng công nhiều công trình tín ngưỡng có giá trị như chùa Hàm Long, chùa Dâu, cầu Bây (Gia Lâm) và ban phát ruộng đất cho người dân Như Quỳnh. Hiện bà được thờ tại từ chỉ họ Trương (hay còn gọi là Đền Từ Vũ), công trình này hiện nay không có gì đặc biệt về kiến trúc, nhưng 16
  20. có hệ thống mộ đá, bia đá và tượng phỗng đá, chó đá còn giữ được khá toàn vẹn9 (xem hình 2 phần Phụ lục). Huyện Văn Lâm cũng là nơi sản sinh ra nhiều bậc Tiến sĩ tài giỏi, nổi tiếng trong lịch sử. Văn Miếu Xích Đằng10 chính là biểu tượng của sự nghiệp khoa cử tỉnh Hưng Yên, nơi ghi dấu tích bao thế hệ người tài. Trong văn bia thứ 9 ghi danh Tiến sĩ các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, phủ Ân Thi thì số lượng Tiến sĩ cũng rất lớn11. Tham chiếu với các nguồn tư liệu trên văn bia đề danh Tiến sĩ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn Miếu Bắc Ninh, chúng tôi lập bảng liệt kê những vị Tiến sĩ thuộc huyện Văn Lâm như sau: Bảng số 4: Danh sách Tiến sĩ huyện Văn Lâm TT Tên Quê quán Thứ hạng Khoa thi Năm Làm quan 1. Hoàng Đức Ngọ Cầu Hoàng giáp Mậu Tuất 1478 Thị lang Lương 2. Lê Hanh Nghĩa Trai Tam giáp Mậu Tuất 1478 Huyền 3. Nguyễn Oanh Nghĩa Trai Tam giáp Tân Sửu 1481 4. Hoàng Chính Nghĩa Trai Tam giáp Canh 1490 Đô ngự sử Liêm Tuát 5. Nguyễn Thanh Nghĩa Trai Nhị giáp Bính 1496 Thượng 9 Nhà thờ thực chất cũng mới được xây dựng, trước đó quần thể lăng mộ đá, bia đá, tượng đá này nằm trơ vơ như bãi cỏ hoang. Nhưng có lẽ vì vậy nên không bị nhòm ngó, đến nay những vật quan trọng vẫn được giữ gìn tốt. 10 Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. 11 Văn Miếu Xích Đằng có 09 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học. Bia thứ 9 này là bia niên hiệu Bảo Đại, theo như phần kí trên bia: Văn miếu Xích Đằng dựng từ khi đặt tỉnh nên sau tường vách đều cũ kỹ, xiêu đổ, năm Bảo Đại Tân Tị (1941), Dương Thiệu Tường khi ấy là Binh bộ Thượng thư lĩnh Tổng đốc Hưng Yên mới cho tu sửa, đồng thời tra cứu lại danh tính các vị đại khoa của bốn huyện này khắc thêm vào bia đá (vì trước đó các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Ân Thi ở phía đông, chưa thuộc bản tỉnh). 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2