intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là thu thập và hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử và khảo cổ học đầy đủ nhất, từ trước đến nay về địa điểm bến Cống Cái; nghiên cứu tính chất và loại hình của các di vật xuất lộ, vai trò của những di vật này đối với sự phát triển của thương cảng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH NGA LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. DI TÍCH BẾN CỐNG CÁI TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG CẢNG VÂN ĐỒN (QUẢNG NINH) Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Thị Thanh Nga LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC I
  2. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn khảo cổ này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khảo cổ học, Học Viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Liên, người thầy đã định hướng và luôn giúp đỡ, tân tâm dạy dỗ tôi trong suốt quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu đề tài này, ngay từ ý tưởng ban đầu cho tới khi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, phòng Thư viện…. đã tạo điều kiện về thời gian và tài liệu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh, chính quyền xã Quan Lạn, xã Minh Châu, xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn đã tạo điều kiện cho tôi cùng đoàn nghiên cứu của Viện Khảo cổ học được khảo sát và khai quật trên địa bàn các xã từ năm 2014 đến nay. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập vừa qua. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019 Tác giả Luận văn Đinh Thị Thanh Nga II
  3. MỤC LỤC Mở đầu………………………………………………………………………….....1 Chương 1: Tổng quan tư liệu về thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống Cái………………………………………………………………………………...11 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống Cái………………………………...........................................................................11 1.2. Lịch sử hình thành thương cảng Vân Đồn và vị trí địa - lịch sử qua sử liệu..15 1.3. Các cuộc khảo sát và khai quật tại di tích bến Cống Cái……….……………18 1.3.1. Khảo sát năm 2012-2013…………………………………..……………....18 1.3.2. Khảo sát năm 2014…………………………………………………………20 1.3.3. Khảo sát và khai quật năm 2016-2017…………………………………..21 1.3.4. Khảo sát năm 2018………………………………………………………….23 1.3.5. Khảo sát năm 2019………………………………………………………….23 1.4. Tiểu kết chương 1………………………………………………………….....25 Chương 2: Di tích bến Cống Cái qua tư liệu khảo cổ học…………………….27 2.1. Đặc trưng di tích……………………………………………………………...27 2.1.1. Bến cảng……………………………………………………………………...27 2.1.2. Đặc điểm tầng văn hóa……………………………………………………..29 2.1.3. Dấu tích kiến trúc……………………………………………………………30 2.1.4. Di tích hố đất đen…………………………………………………………...33 2.2. Đặc trưng di vật………………………………………………………………34 2.2.1. Đồ gốm men………………………………………………………………….35 2.2.2. Đồ gốm có áo………………………………………………………………..48 2.2.3. Đồ sành mịn………………………………………………………………….49 2.2.4. Đồ đất nung………………………………………………………………….52 2.2.5. Đồ kim loại……………………………………………………………...…...54 2.2.6. Các loại hiện vật khác………………………………………………………55 2.3. Tiểu kết chương 2…………………………………………………………….56 Chương 3: Vị trị bến Cống Cái trong bối cảnh thương cảng Vân Đồn………60 3.1. Mối quan hệ với các khu vực khác của thương cảng Vân Đồn………………60 3.2. Vai trò của di tích bến Cống Cái trong kháng chiến chống Mông - Nguyên...70 3.3. Tiểu kết chương 3………………………………………………………….....73 KẾT LUẬN………………………………………………………………………74 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………77 PHỤ LỤC………………………………………………………………………...87 III
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT a Ảnh B Bảng Ba Bản ảnh Bd Bản dập Bđ Bản đồ BQL Ban quản lý BP Cách ngày nay Bv Bản vẽ CDTTĐ Các di tích trọng điểm h Hình H Hố HTS Hố thám sát KXĐ Không xác định L Lớp LM Lớp mặt Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục Sđ Sơ đồ SCN Sau Công Nguyên TCN Trước Công Nguyên TK Thế kỷ Tr. Trang IV
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, S Ơ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ BẢN ẢNH I. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 2.1: Tổng hợp hiện vật xuất lộ tại bến Cống Cái năm 2014-2017 Bảng 2.2: Niên đại nhóm gốm men Việt Nam trong đợt khai quật tháng 8/2016 Bảng 2.3: Niên đại nhóm gốm men Việt Nam trong đợt khai quật tháng 8/2016 Bảng 2.4: Niên đại hiện vật lon/vại qua đợt khai quật năm 2016 Bảng 2.5: Các kỹ thuật tạo hoa văn thân sành mịn trong đợt khai quật năm 2016 Biểu đồ 2.1: Số lượng hiện vật xuất lộ tại bến Cống Cái năm 2014-2017 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các dòng gốm men Việt Nam trong đợt khai quật năm 2016 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các dòng gốm men Trung Quốc trong đợt khai quật năm 2016 Hình 2.1: Một số loại hình chính của gốm men Việt Nam Hình 2.2: Diễn tiến niên đại gốm men Việt Nam thời Trần Hình 2.3: Diễn tiến kỹ thuật tạo dáng trên lon sành mịn II. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ BẢN ẢNH TRONG PHỤ LỤC 1. BẢNG THỐNG KÊ: Phụ lục 1: Bảng thống kê hiện vật khảo sát năm 2014 tại di tích bến Cống Cái Phụ lục 2: Bảng thống kê hiện vật khảo sát tháng 3 năm 2016 tại di tích bến Cống Cái Phụ lục 3: Bảng thống kê hiện vật khảo sát năm 2017 tại di tích bến Cống Cái Phụ lục 4: Bảng thống kê hiện vật khai quật tháng 8/2016 tại di tích bến Cống Cái Phụ lục 5: Bảng thống kê các dòng gốm men Việt Nam khai quật tháng 8/2016 Phụ lục 6: Bảng thống kê các dòng gốm men Trung Quốc khai quật tháng 8/2016 Phụ lục 7: Bảng thống kê tiền đồng năm 2014-2017 Phụ lục 8: Bảng thống kê hiện vật sắt khai quật tháng 8/2016 tại di tích bến Cống Cái 2. BẢN ĐỒ-SƠ ĐỒ: Phụ lục 9: Bản đồ huyện Vân Đồn Phụ lục 10: Bản đồ khu vực khảo sát di tích bến Cống Cái năm 2014 Phụ lục 11: Bản đồ khu vực khảo sát di tích Mang Thúng năm 2014 V
  6. Phụ lục 12: Bản đồ vị trí các hố thám sát và khai quật tại khu vực phía bắc bến Cống Cái năm 2014-2017 Phụ lục 13: Bản đồ vị trí các hố thám sát và khai quật tại khu vực thung lũng Sơn Hào năm 2014-2017 Phụ lục 14: Sơ đồ khu vực khảo sát bằng máy dò kim loại và các hố thăm dò tháng 3/2016 Phụ lục 15: Sơ đồ vị trí các hố khai quật tại di tích bến Cống Cái năm 2016 Phụ lục 16: Bản đồ vị trí các viên đá buộc thuyền và Giếng Đình tại bến Cống Cái Phụ lục 17: Sơ đồ vị trí ô lưới Grid và hố kiểm tra tại di tích Sơn Hào năm 2019 Phụ lục 18: Bản đồ các di tích thuộc xã Quan Lạn và Minh Châu Phụ lục 19: Bản đồ các di tích trên đảo Thừa Cống Phụ lục 20: Bản đồ các cụm di tích thuộc hệ thống thương cảng Vân Đồn Phụ lục 21: Sơ đồ hành trình hàng hải đi qua Vân Đồn 3. BẢN ẢNH - BẢN VẼ: Phụ lục 22: Ảnh khảo sát năm 2012, 2014, 2015, 2016 tại bến Cống Cái Phụ lục 23: Bản vẽ địa tầng khảo sát năm 2014 tại di tích bến Cống Cái Phụ lục 24: Bản vẽ hố 16SH.TS1 Phụ lục 25: Bản vẽ hố 16SH.TS2, TS3 Phụ lục 26: Bản vẽ hố 16SH.TS4, TS5, TS6 Phụ lục 27: Ảnh khai quật hố H1, H2, H3 năm 2016 tại bến Cống Cái Phụ lục 28: Ảnh khai quật hố H4, H5 năm 2016 Phụ lục 29: Ảnh hố thám sát TS1, TS3, TS6, TS7, TS8 năm 2016 Phụ lục 30: Ảnh di tích Giếng Đình và đá neo thuyền Phụ lục 31: Ảnh một số di tích khác trong hệ thống thương cảng Vân Đồn Phụ lục 32: Bản vẽ mặt bằng hố 16SH.H1 Phụ lục 33: Bản vẽ mặt bằng và địa tầng hố 16SH.H1 Phụ lục 34: Bản vẽ mặt bằng hố 16SH.H2.L2-L5 Phụ lục 35: Bản vẽ mặt cắt vách bắc hố 16SH.H3 Phụ lục 36: Bản vẽ mặt bằng hố 16SH.H3, 17SH.TS2, 17SH.TS3 Phụ lục 37: Ảnh 3D mặt bằng hố 16SH.H3, 17SH.TS1, TS2 Phụ lục 38: Bản vẽ hố 16SH.H4 Phụ lục 39: Bản vẽ mặt bằng hố 16SH.H5 Phụ lục 40: Bản vẽ mặt cắt vách Bắc hố H5 Phụ lục 41: Bản vẽ địa tầng hố 16SH.H5, TS8 Phụ lục 42: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Việt Nam Phụ lục 43: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Việt Nam VI
  7. Phụ lục 44: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Việt Nam Phụ lục 45: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Việt Nam Phụ lục 46: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Việt Nam Phụ lục 47: Ảnh-bản vẽ gốm men nâu, ngọc, hoa nâu Việt Nam Phụ lục 48: Ảnh-bản vẽ gốm hoa lam Việt Nam Phụ lục 49: Ảnh-bản vẽ gốm hoa lam Việt Nam Phụ lục 50: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Trung Quốc Phụ lục 51: Ảnh-bản vẽ gốm men trắng Trung Quốc Phụ lục 52: Ảnh-bản vẽ gốm men ngọc Trung Quốc Phụ lục 53: Ảnh-bản vẽ gốm men ngọc Trung Quốc Phụ lục 54: Ảnh-bản vẽ gốm men nâu Trung Quốc Phụ lục 55: Ảnh-bản vẽ gốm men nâu Trung Quốc Phụ lục 56: Ảnh-bản vẽ gốm hoa lam và KXĐ men Trung Quốc Phụ lục 57: Ảnh-bản vẽ gốm có áo Phụ lục 58: Ảnh-bản vẽ gốm có áo Phụ lục 59: Ảnh-bản vẽ sành mịn Phụ lục 60: Ảnh-bản vẽ sành mịn Phụ lục 61: Ảnh-bản vẽ sành mịn Phụ lục 62: Ảnh-bản vẽ sành mịn Phụ lục 63: Ảnh-bản vẽ sành mịn Phụ lục 64: Ảnh-bản vẽ đồ đất nung Phụ lục 65: Ảnh hiện vật kim loại Phụ lục 66: Ảnh chụp X-quang đồ sắt và thiên thạch 4. BẢN DẬP: Phụ lục 67: Hoa văn trên miệng và quai sành mịn Phụ lục 68: Hoa văn bập vân trên thân sành mịn Phụ lục 69: Hoa văn bập vân kết hợp hoa văn khác trên thân sành mịn Phụ lục 70: Hoa khắc vạch bằng que 1 hay nhiều răng trên thân sành mịn Phụ lục 71: Hoa trên thân sành mịn và sành thô VII
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử Việt Nam, ở một số khu vực đã hình thành các trung tâm kinh tế và thương cảng quan trọng. Khu vực miền Bắc từ rất sớm đã tham gia vào quá trình giao lưu buôn bán với các nước Ấn Độ, Đông Á, Địa Trung Hải...Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực Vân Đồn đã có sự giao lưu với khu vực nam Trung Quốc từ rất sớm. Quá trình giao thương này tồn tại đến thế kỷ XII thì chính thức được thành lập “trang Vân Đồn” và chỉ thực sự suy tàn vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX. Trong thời kỳ phát triển hưng thịnh, các thuyền buôn và thương nhân Trung Quốc, Lưu Cấu (Nhật Bản), Đông Nam Á như Trảo Oa (Java), Lộ Hạc, Xiêm La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành và có thể cả những thương nhân vùng Tây Nam Á và Châu Âu đến buôn bán trao đổi hàng hóa. Cùng với Hội Thống, Vân Đồn trở thành hai thương cảng quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế đất nước ở khu vực miền Bắc. Từ khá sớm thương cảng Vân Đồn đã thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Thương cảng Vân Đồn là một hệ thống gồm nhiều bến bãi, trong đó đã được các nhà nghiên cứu và xác nhận là các bến Cống Cái, Cái Làng, Cống Đông, Công Tây, Cống Hẹp, Vạn Ninh, Đượng Hạc... Bên cạnh một số vấn đề đã được giải quyết, nhiều vấn đề của thương cảng Vân Đồn đã và đang đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu như : vị trí phân bố, quá trình hình thành và phát triển, và mối quan hệ của các bến bãi trong hệ thống cảng Vân Đồn như thế nào?; Cấu trúc hay chức năng của chúng như thế nào ?; Trung tâm chính của thương cảng nằm ở đâu, có sự thay đổi qua các thời kỳ không?. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu điều tra, khảo sát về thương cảng này là hết sức cần thiết. 1
  9. Cống Cái là một trong những bến bãi nằm trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Vị trí nằm về phía bắc thôn Sơn Hào, thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Sau nhiều đợt tiến hành khảo sát và khai quật, các nhà nghiên cứu đã phát nhiều di vật xuất lộ trên bề mặt ven bờ vụng và cả trong địa tầng. Các di vật xuất lộ gồm gốm men, sành, đồ đất nung, đồ kim loại. Nghiên cứu các mặt cắt cho thấy tầng văn hóa ở di tích này khá dày. Phần lớn các di vật xuất lộ có thể xác định niên đại vào thời Trần. Ngoài ra cũng xuất hiện các di vật thuộc thời kỳ sớm hơn và muộn hơn. Với số lượng lớn di vật và tầng văn hóa dày, ổn định, có thể xác định khu vực này đã tồn tại một khu dân cư phát triển nhất vào thời Trần. Đây là một khu vực lý tưởng cho việc nghiên cứu một làng cổ liên hệ chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng cổ Vân Đồn và những sự kiện liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần, đặc biệt là trận đánh của Trần Khánh Dư. Tôi là người may mắn được trực tiếp tham gia khảo sát và khai quật tại di tích bến Cống Cái từ năm 2014 cho đến nay. Vì vậy, tôi mong muốn tìm hiểu quá hình hình thành, phát triển, suy tàn của di tích bến Cống Cái nói riêng và hệ thống thương cảng Vân Đồn nói chung. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Di tích bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Được nhiều tư liệu lịch sử trong và ngoài nước nói đến với tư cách là một thương cảng quốc tế do nhà Lý thành lập từ năm 1149, các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn nói chung và khu vực đảo Quan Lạn nói riêng luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà sử học, khảo cổ học và các nhà nghiên cứu lịch 2
  10. sử văn hóa. Vị trí và hình thế của thương cảng Vân Đồn được mô tả trong các sách sử Việt Nam và Trung quốc như Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyễn Trãi toàn tập, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Đồng Khánh dư địa chí, Lĩnh ngoại đại đáp, An Nam Chí Nguyên… Cuộc khảo sát về thương cảng Vân Đồn sớm nhất tại khu vực đảo Quan Lạn có lẽ là của GS. Yamamoto Tatsuro vào năm 1936, khi ông nhắc tới chuyến khảo sát tại đảo Vân Hải, bến Con Quy, xã Quang Châu (xã Minh Châu ngày nay) và xã Quan Lạn. Trong đợt này, ông đã thu thập được số lượng lớn tiền đồng Trung Quốc và Việt Nam. Tiền Trung Quốc chủ yếu là thời Tống, một số ít thuộc thời Đường và thời Minh Thanh. Tiền Việt Nam chủ yếu thuộc thời Lê và Nguyễn, đặc biệt là tiền Cảnh Hưng và tiền Minh Mạng. Đồ gốm sứ sưu tầm trong dân (36 hiện vật và mảnh vỡ) được chuyên gia Nhật Bản cho rằng chúng thể hiện nhiều loại hình, có ảnh hưởng lớn từ các truyền thống Trung Hoa, nhưng vẫn là sản phẩm của Việt Nam, được chở từ phía tây tới (nội địa), có lẽ để buôn, niên đại từ thời Tống đến thời Thanh. Ông cho rằng bến Con Quy ở phía Bắc của đảo Quan Lạn là bến tốt nhất có thể tránh sóng và có thể là một bến quan trọng trong thời phồn vinh của cảng Vân Đồn [5, tr.76-122]. Tại đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện được một số tiền đồng thời Hán và di vật gốm, sành nhưng số lượng không nhiều. Có thể, vào thời kỳ phát triển của thương cảng Vân Đồn, bến Con Quy chỉ đóng vai trò là cửa ngỏ, trạm dừng chân của thuyền buôn trước khi vào bến chính. Từ những năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tham gia vào việc nghiên cứu các thương cảng. Thương cảng đầu tiên được chọn lựa nghiên cứu là thương cảng Vân Đồn. Những kết quả nghiên cứu Vân Đồn thời kỳ này đã được Đỗ Văn Ninh công bố trong tập sách “Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử” do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản năm 1971 (tái bản năm 1997), và “Thương cảng Vân Đồn” xuất bản năm 2004. Tại Vân 3
  11. Đồn, các nhà khảo cổ học cũng đã tiến hành khai quật một ngôi chùa - chùa Lấm và một ngọn tháp thời Trần trên đảo Thừa Cống. Hàng loạt dấu vết các ngôi chùa khác, các nền nhà và một hệ thống hàng chục bến bãi như Cống Đông, Cống Yên, Cống Hẹp, Cái Làng, Con Quy… đã được phát hiện. Trong đó, tác giả có nhắc đến cuộc khảo sát khu vực bến Cống Cái và cũng đã xác định dấu tích sành sứ trải dài hàng trăm mét trên bờ nam bến Cống Cái. Trên sườn núi là dấu tích các lớp nhà từ chân lên tới lưng chừng núi. Trên đỉnh núi còn kiến trúc đình quay hướng chính nam và một lối đi mở xuống giếng Đình quanh năm đầy nước. Trên cơ sở kết quả khảo sát của ông cho rằng trung tâm giao dịch xưa nằm ở khu vực giữa đảo Vân Hải, tức là bến Cống Cái và Cái Làng [60]. Như vậy, vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã xác định vai trò quan trọng của khu vực Cống Cái trong thương cảng Vân Đồn. Năm 1990, đẩy thêm một bước nữa trong việc nghiên cứu thương cảng Vân Đồn. Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức một cuộc hội thảo về thương cảng Vân Đồn tại huyện Cẩm Phả. Kỷ yếu hội thảo “Thương cảng Vân Đồn, lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa” được xuất bản năm 2009. Sau đó được chỉnh sửa và xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử-văn hóa thương cảng Vân Đồn” năm 2010. Trong cuộc hội thảo này, các nhà khảo cổ học đã cố gắng đi thêm một bước trong việc xác định trung tâm của thương cảng Vân Đồn, nhưng tại đây đã xuất hiện hai quan điểm trái ngược nhau. Một ý kiến cho vị trí trung tâm của thương cảng Vân Đồn từ thời Lý cho đến ngày Vân Đồn suy tàn nằm trên đảo Quan Lạn. Ý kiến thứ hai cho rằng, tài liệu khảo cổ học cho phép xác định trung tâm cảng Vân Đồn thời Trần là đảo Thừa Cống (xã Thắng Lợi). Cho đến nay, câu trả lời cho vấn đề này còn để ngỏ. Trong luận văn này, theo tôi, có thể trung tâm thương cảng Vân Đồn vào giai đoạn sớm, thế kỷ XII-XIV nằm ở đảo 4
  12. Quan Lạn và bắt đầu suy tàn cuối thế kỷ XV. Trong giai đoạn, thế kỷ XIV- XVI, đảo Thừa Cống trở thành là trung tâm của thương cảng Vân Đồn. Bên cạnh đó, trong các năm 1990, 1993, 1997, 2000, 2002, 2003, Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, phối hợp với Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Chiêu Hòa, Đại học Tổng hợp Osaka, Trung tâm Khảo cổ học tỉnh Okinawa cùng một số cơ quan khoa học khác của Nhật Bản đã đến khảo cứu nhiều bến cảng cổ thuộc Vân Đồn. Đáng chú ý là cuộc khai quật năm 2002-2003 tại di tích bến Con Quy (xã Quan Lạn) và Cống Tây (xã Thắng Lợi). Năm 2002, tại di tích Cống Tây, đoàn nghiên cứu đã tiến hành khai quật ở vụng thôn 3và vụng thôn 5. Kết quả khai quật cho thấy, tầng văn hóa dày 40cm, hiện vật chủ yếu là gốm men Việt Nam và Trung Quốc, sành, vật liệu kiến trúc. Một số loại hình gốm men Việt Nam như hộp bát, bình hoa lam có nguồn gốc từ Hải Dương, niên đại thế kỷ XV-XVI. Hiện vật gốm men Trung Quốc có niên đại thế kỷ XIV-XV, trong đó men ngọc là điển hình gốm lò Long Tuyền, thời Nguyên. Từ kết quả khai quật này, đoàn khai quật cho rằng: có thể ở đảo Thừa Cống có 2 loại bến: bến chuyên chứa hàng nhập khẩu, chủ yếu lưu chứa gốm men Trung Quốc như vụng thôn 5, vụng Chuồng Bò. Và bến chuyên lưu chứa, xuất khẩu gốm men Việt Nam như vụng thôn 3 [40, 44, tr.56-57]. Tại bến Con Quy, năm 2002, đoàn nghiên cứu đã tiến hành mở 3 hố thăm dò với tổng diện tích 14m2. Ở khu vực khai quật, bề mặt đã bị san lấp do quá trình khai thác cát, chỉ còn lớp xáo trộn dày 60-100cm, là lớp cát màu xám chưa các mảnh hiện vật đồ gốm men, đồ sành Việt Nam và Trung Quốc, có niên đại TK XIII-XVII và bộ sưu tập tiền đồng mà chủ yếu là tiền Trung Quốc có niên đại khá dài từ TK I đến TK XIII [39]. Như vậy, có thể nhận thấy di tích bến 5
  13. Con Quy có thời gian tham gia vào hệ thống thương mại sớm hơn các di tích khác trên đảo Quan Lạn. Năm 2003, một cuộc khai quật đã được thực hiện ở Bến Cái Làng, cách khu vực Cống Cái-Sơn Hào khoảng 3km về phía tây nam. Kết quả đã xác định được các dấu tích cầu cảng, kiến trúc nhà ở và nhiều di vật gốm sành, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó đồ sứ Việt Nam được xác định có các loại hình từ thời Lý đến thời Lê, số lượng nhiều nhất thuộc thời Trần và thời Lê Sơ. Di tích theo đó được cho là phát triền thịnh đạt nhất từ thời Trần đến thời Lê Sơ [36]. Năm 2014, cuốn sách “Vân Đồn thương cảng quốc tế của Việt Nam” của PGS. TS. Nguyễn Văn Kim được xuất bản, đã nêu ra thương cảng Vân Đồn vào thời Lý - Trần đã hình thành ba tiểu vùng. Tiểu vùng thứ nhất tập trung ở đảo Thừa Cống, là nơi đặt trị sở của trang Vân Đồn thời Lý-Trần. Tiểu vùng thứ hai gồm các địa điểm ở đảo Quan Lạn, là cửa ngõ của vùng thương cảng, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và kiểm soát thuế, đảm bảo các hoạt động bang giao và trao đổi sản phẩm cao cấp của tiểu vùng thứ nhất. Tiểu vùng thứ ba là nhóm đảo phía đông nam của thương cảng thuộc xã Ngọc Vừng, là nơi buôn bán, kiểm soát và đảm bảo an ninh cho phía nam thương cảng Vân Đồn. Ba tiểu vùng này hợp thành một hệ thống tạo nên vùng thứ nhất, hay gọi là vùng lõi của thương cảng. Vùng thứ hai là cụm bến, cảng ven bờ bao gồm các tiểu vùng: Yên Hưng, Cửa Lục, Cái Bầu kéo dài đến Vạn Ninh ở phía Bắc. Vùng thứ hai có vai trò trong việc cung cấp, luân chuyển hàng hòa từ các làng nghề thủ công, trung tâm nội địa ra thương cảng quốc tế, đồng thời đón nhận, tiêu thụ, điều phối hàng hóa của vùng thứ nhất. Vùng thứ ba là các cảng vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh, là các cảng trung chuyển của Vân Đồn. Như vậy, Nguyễn Văn Kim đã hệ thống các địa điểm theo tầm quan trọng của các địa điểm, Cống Cái là một địa điểm nằm ở tiểu vùng thứ 2 6
  14. trong Vùng thứ nhất. Ông nhận định các địa điểm ở đảo Thừa Cống vào giai đoạn thời Lý-Trần có vai trò quan trọng nhất [46, tr.278-297]. Việc xác định các vùng và tiểu vùng trong thương cảng Vân Đồn và chỉ ra mối quan hệ của chúng với nhau, đã làm cho chúng ta có cái nhìn tổng thế, mối quan hệ khăng khít giữa các di tich trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Tuy nhiên, theo ông thì các di tích trong đảo Thừa Cống có vai trò quan trọng nhất vào giai đoạn thời Lý-Trần. Từ năm 2012 – 2019, kết quả 8 cuộc khảo sát và 1 cuộc khai quật do Viện Khảo cổ học và nhóm chuyên gia quốc tế về khảo cổ học dưới nước cũng đã xác định được khu vực có tầng văn hóa thời Trần và nhiều dấu tích có liên quan đến bến bãi ở khu vực bến Cống Cái như giếng nước, đá neo thuyền, các dấu tích kiến trúc và số lượng lớn hiện vật có nguồn gốc Việt Nam và Trung Quốc, niên đại thế kỷ IX-XIX, nhưng tập trung nhất vẫn là thế kỷ XII-XIV. Bến Cống Cái do vậy là một khu vực lý tưởng cho việc nghiên cứu một làng cổ liên hệ chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng cổ Vân Đồn và những sự kiện liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần, đặc biệt là trận đánh Trần Khánh Dư. Các dấu tích khảo cổ học mới phát hiện còn cho thấy lịch sử chiếm cư ở khu vực này có thể còn bắt đầu từ thời xa xưa hơn. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn phát hiện loại hình di vật đáng chú ý là khẩu súng thần công, thuộc phong cách thế kỷ 16, nhưng được đúc tại địa phương [49, tr.1]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập và hệ thống hoá, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử và khảo cổ học đầy đủ nhất, từ trước đến nay về địa điểm bến Cống Cái. Nghiên cứu tính chất và loại hình của các di vật xuất lộ, vai trò của những di vật này đối với sự phát triển của thương cảng 7
  15. Trên cơ sở các kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ học, bước đầu xác định niên đại hình thành và phát triển của di tích, vai trò và vị trí của di tích trong bối cảnh chung của khu di tích thương cảng Vân Đồn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Di tích, di vật kết hợp với các tư liệu liên ngành liên quan đến địa điểm Bến Cống Cái và hệ thống thương cảng Vân Đồn. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Toàn bộ khu vực Bến Cống Cái, thuộc thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Luận văn kết hợp nghiên cứu so sánh một số di tích bến bãi khác trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Về thời gian: Trong thời gian hình thành, phát triển và suy tàn của di tích bến Cống Cái, từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn liên hệ với các thời kỳ trước và sau đó. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu: Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu về di tích bến Cống Cái nói riêng, các di tích bến bãi khác thuộc thương cảng Vân Đồn nói chung đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học. Luận văn tham khảo một số sách khoa học có liên quan như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu thuỷ văn, môi trường, dân tộc học... có liên quan đến khu vựcVân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Các nguồn tư liệu lịch sử liên quan đến hệ thống thương cảng Vân Đồn và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3. Phương pháp nghiên cứu: 8
  16. Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: phương pháp điều tra, khảo sát không tác động, thăm dò và khai quật khảo cổ, phân loại loại hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật khảo cổ... Phương pháp nghiên cứu so sánh khảo cổ học được sử dụng nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa di tích bến Cống Cái và những di tích bến bãi khác thuộc hệ thống thương cảng Vân Đôn. Từ đó làm rõ những đặc trưng riêng, nổi bật của di tích bến Cống Cái trong lịch sử. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này để làm rõ xuất xứ, niên đại của các nhóm đồ gốm men đặc biệt là nhóm gốm men Trung Quốc. Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa chất, ... để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể. Ứng dụng phương pháp sử dụng hệ thống tọa độ GPS để xây dựng bản đồ tiềm năng phân bố của những dấu tích thương mại ở khu vực này. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, toàn diện, cụ thể và biện chứng trong luận giải các mối quan hệ giữa di tích, di vật và các hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan để minh chứng cho các nội dung khoa học cần giải quyết của luận văn. Thuật ngữ: Luận văn còn bàn về một số thuật ngữ được sử dụng như thương cảng, bến bãi/bến tàu/thuyền. Thương cảng: là khu vực bờ cùng với vùng nước tiếp giáp (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và tổ hợp những công trình, thiết bị được sử dụng cho hoạt động giao thương buôn bán trong và ngoài nước. Nó phải có những điều kiện và trang thiết bị cần thiết cho việc dừng đỗ tàu thuyền, sửa tàu, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, bốc dỡ hàng hóa. Quy mô của thương cảng được biểu thị 9
  17. qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nó là đầu mối quan trọng trong việc vận chuyển lưu thông hàng hóa [33, tr.28]. Như vậy, Vân Đồn hoàn toàn xứng đáng là một thương cảng quốc tế có số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, đa dạng và là một hệ thống với nhiều bến bãi. Bến bãi/bến tàu/thuyền: Là một bến trong hệ thống cảng/thương cảng. Theo đó, về cơ bản, bến được hiểu là chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống để lấy nước tắm giặt. Chỗ quy định để tàu/thuyền, dừng lại để xếp dỡ hàng hóa [88, tr.97]. Địa điểm Cống Cái là một bến bãi điển hình với các di tích có liên quan như giếng nước, bãi sành sứ dài 200m, các viên đá neo thuyền, dấu tích kiến trúc hai bên bờ. Vào thời kỳ thương cảng Vân Đồn hoạt động, bến Cống Cái là nơi neo đậu tàu/thuyền, bốc dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, vào thời Nguyễn trở về sau, địa điểm này đã đánh mất vai trò là bến bãi mà nó chỉ còn tính chất là bến neo đậu tàu thuyền, không còn hoạt động buôn bán. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt tư liệu khoa học với hệ thống di tích, di vật ở di tích bến Cống Cái. Góp phần làm rõ diện mạo của di tích này và bổ sung tư liệu mới cho việc nghiên cứu thương cảng Vân Đồn. Ý nghĩa lý luận: Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích bến Cống Cái nói riêng, các di tích bến bãi khác thuộc thương cảng Vân Đồn nói chung. Phân tích, nghiên cứu so sánh để tìm hiểu về quy mô, tính chất, chức năng, thời gian sử dụng của di tích bến Cống Cái. Nêu bật các giá trị về lịch sử, văn hóa của di tích bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Góp phần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lịch sử thương cảng Vân Đồn. 10
  18. Cung cấp cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị địa điểm bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh họa, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan tư liệu về thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống Cái Chương 2. Di tích bến Cống Cái qua tư liệu khảo cổ học Chương 3. Vị trí bến Cống Cái trong bối cảnh thương cảng Vân Đồn. 11
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU VỀ THƯƠNG CẢNG VÂN ĐỒN VÀ DI TÍCH BẾN CỐNG CÁI 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thương cảng Vân Đồn và di tích bến Cống Cái Thương cảng Vân Đồn là một hệ thống có nhiều bến bãi, nằm về phía đông bắc của Việt Nam, hiện nay các di tích của thương cảng này thuộc tỉnh Quảng Ninh gồm các huyện Vân Đồn, Hoành Bồ, Móng Cái, Quảng Yên. Theo Địa chí Quảng Ninh thì: “khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Dưới tác động của sự biến đổi khí hậu hiện nay, thời tiết của khu vực đảo Quan Lạn cũng có nhiều biến đổi” [83, tr.229]. Vào tháng 8 - 9 năm 2016, vẫn có những cơn bão liên tiếp cùng với lượng mưa lớn. Vào tháng 4 năm 2017, thời tiết đã nắng gắt nhưng rất khô hạn, mực nước ngầm trong các giếng xuống rất thấp. Bến Cống Cái có vai trò quan trọng trong hệ thống các bến ở đảo Quan Lạn nói riêng và cả hệ thống thương cảng Vân Đồn nói chung. Di tích bến Cống Cái nằm ở phần trung tâm của đảo Quan Lạn, một hòn đảo thuộc tuyến Vân Hải nằm ở rìa phía đông nam của huyện đảo Vân Đồn. Về quản lý hành chính, hiện nay khu vực này thuộc thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn, huyện Vân 12
  20. Đồn. Di tích nằm cách trung tâm xã Quan Lạn khoảng 5km về phía đông bắc, các xã Minh Châu khoảng 5km về phía tây nam. Di tích này gồm thung lũng Sơn Hào và ngã ba Cống Cái - Sông Mang. Thung lũng Sơn Hào được vây quanh bởi một dãy núi cao ở phía tây nam và một dãy đồi thấp ở phía đông bắc. Nhân dân địa phương gọi đây là núi Vân, có thể đây là nguồn gốc tên gọi Vân Đồn ngày nay. Những cồn cát trắng ở phía đông chạy dọc theo bờ biển theo hướng đông bắc - tây nam tạo cho thung lũng khá kín, tránh được gió bão từ biển đông và khá rộng rãi, với nhiều cánh ruộng kiểu bậc thang từ trên sườn các quả đồi thấp và ven chân núi kéo xuống vùng trũng thấp giữa thung lũng. Về phía bắc thung lũng Sơn Hào, những quả núi nhỏ có độ cao không lớn lắm nằm bao lấy một vụng nước - vụng Cống Cái, mở vào dòng Cống Cái ở phía tây. Quanh ba phía của vụng là những quả núi khá cao, nối với nhau bằng các võng núi hoặc khe núi thấp, có thể leo qua khá dễ dàng, đặc biệt là sườn đồi phía nam, nơi dẫn xuống thung lũng Sơn Hào. Cống Cái là một cửa vụng được mở ra do đảo Quan Lạn và núi Man chạy song song ngăn một dải nước tạo thành. Mỗi lần thủy triều lên xuống, nước biển cũng chảy vào hay rút ra theo dải sông này như cái cống. “Người vùng đảo gọi những dải nước hẹp là “cống”, như vậy cống là chỉ dòng sông nhỏ. Vì nhỏ, nên nước ra vào với lưu tốc lớn hơn sông và lưu tốc nước lớn lại là một tiêu chí quan trọng để gọi dải nước biển là sông hay là cống” [60, tr.133]. “Cái” là vụng biển kín đáo, không sâu, khi thủy triều dâng cáo thuyền bè vừa và nhỏ có thể cập bờ. Chính vì vụng ở ngay bên cống và cống lại chảy qua cái nên vụng này được gọi là Cống Cái” [60, tr.143]. Vụng Cống Cái kín gió và không lớn lắm. Cửa vào rộng khoảng 100m khi nước triều lên, nơi hẹp nhất khoảng 50m rồi lại mở rộng ở phía trong, có diện tích mặt nước khoảng 20,000m2 khi triều lên. Hiện nay, do việc đắp 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0