intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Gốm Chu Đậu (Hải Dương) - Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

62
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đè tài nghiên cứ đã thu thập và hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử và khảo cổ học đầy đủ hơn từ trước đến nay về di chỉ gốm sứ Chu Đậu. Tập trung hệ thống hóa tư liệu, phân tích làm rõ những kết quản nghiên cứu về địa tầng, về di tích lò nung, các loại hình sản phẩm, kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu dựa trên tư liệu khai quật di chỉ gốm Chu Đậu năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Gốm Chu Đậu (Hải Dương) - Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- LÊ THỊ BÍNH GỐM CHU ĐẬU (HẢI DƯƠNG): TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC TỪ KẾT QUẢ KHAI QUẬT NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC Hà Nội, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- LÊ THỊ BÍNH GỐM CHU ĐẬU (HẢI DƯƠNG): TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC TỪ KẾT QUẢ KHAI QUẬT NĂM 2014 Ngành: Khảo cổ học Mã số: 8 22 90 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI MINH TRÍ Hà Nội, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Minh Trí. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Tác giả Lê Thị Bính I
  4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn khảo cổ này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khảo cổ học, Học Viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Minh Trí, người thầy đã định hướng và luôn giúp đỡ, tân tâm dạy dỗ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này, ngay từ ý tưởng ban đầu cho tới khi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Kinh thành, phòng Hợp tác và thông tin thư viện đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng tài liệu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Bảo tàng tỉnh Hải Dương, chính quyền thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách đã tạo điều kiện cho tôi cùng đoàn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh thành được khai quật tại Chu Đậu vào năm 2014. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập vừa qua. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2019 Tác giả Lê Thị Bính II
  5. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ : Chu Đậu CĐ14.H01 : Hố 1, Chu Đậu khai quật năm 2014 CĐ14.H02.LO01 : Lò gốm số 1, hố 2, khai quật tại Chu Đậu năm 2014 CĐ14.H02 : Hố 2, khai quật tại Chu Đậu năm 2014 ĐKĐ : Đường kính đáy ĐKM : Đường kính miệng H01, H02 : H là hố khai quật, 01: hố số 1, 02: hố số 2 KCH : Khảo cổ học KHXHVN : Khoa học xã hội Việt Nam NPHM : Những phát hiện mới Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ Tr : Trang TT : Thứ tự III
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU GỐM CHU ĐẬU Ở HẢI DƯƠNG ..11 1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 11 1.2. Di chỉ gốm Chu Đậu qua các lần khai quật ............................................. 14 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 21 Chương 2: KẾT QUẢ KHAI QUẬT, NGHIÊN CỨU GỐM CHU ĐẬU NĂM 2014 ...................................................................................................... 23 2.1. Về địa tầng ............................................................................................... 23 2.2. Về lò nung gốm ........................................................................................ 27 2.3. Về di vật ................................................................................................... 29 2.4. Về niên đại và tính chất............................................................................ 37 Tiểu kết Chương 2........................................................................................... 39 Chương 3: GỐM CHU ĐẬU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ .... 40 GỐM CỔ THỜI LÊ SƠ Ở HẢI DƯƠNG................................................... 40 3.1. Đặc trưng gốm Chu Đậu .......................................................................... 40 3.2. Gốm Chu Đậu trong mối quan hệ với các trung tâm sản xuất gốm cổ khác ở Hải Dương .................................................................................................... 70 3.3. Vai trò của gốm Chu Đậu trong lịch sử gốm cổ thời Lê sơ ở Hải Dương74 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ PHỤ LỤC ........................................................................................................... IV
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chu Đậu được biết đến là một trong những trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng của Hải Dương thời Lê sơ. Đây là di chỉ sản xuất gốm sứ ở Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia (năm 1992). Trước thời điểm thập niên 80 của thế kỷ trước, ít ai có thể ngờ rằng vùng đất Chu Đậu, một làng quê thuần nông yên ả thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, lại có một bề dày lịch sử về nghề làm gốm đến thế. Hầu như những người dân trên chính mảnh đất này cũng không biết rằng ông cha họ từng tạo nên những sản phẩm gốm tinh xảo, tuyệt mỹ, đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật. Nhưng từ khi gốm Chu Đậu được phát hiện và nghiên cứu vào năm 1986, đã mở ra một chương mới quan trọng trong lịch sử nghiên cứu gốm sứ cổ thời Lê, đánh dấu mốc phát triển của lịch sử gốm cổ Việt Nam. Đặc biệt những đồ gốm sứ đã được phát hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong các bảo tàng quốc tế) hoặc trên các con tàu đắm ở Hội An (Việt Nam), Pandanan (Philippines), Turian (Malaysia)..., người ta đã nhận ra trong số những đồ gốm đó được sản xuất tại Chu Đậu. Điều này thực sự đem lại nhiều tư liệu và nhận thức mới cho các nhà nghiên cứu gốm cổ Việt Nam, bởi trước thời điểm này người ta chỉ biết đến gốm Bát Tràng và dường như vấn đề nguồn gốc lò sản xuất gốm thời Lê ở Bắc Việt Nam chưa có thông tin của khảo cổ học [57]. Bên cạnh việc phát hiện làng gốm Chu Đậu, cùng thời gian này, một loạt các lò gốm khác ở Hải Dương cũng được phát hiện và nghiên cứu như Hợp Lễ, Ngói, Hùng Thắng, Mỹ Xá… [30]. Từ đây, các trung tâm sản xuất gốm sứ Hải Dương đã đem lại sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ học tại đây, thu được nhiều tư liệu quý báu. Riêng Chu Đậu trước năm 2014, đã diễn ra 6 cuộc khai quật và đã được các nhà khoa học đưa ra nhiều thành tựu rất đáng chú ý. Tuy nhiên, điểm lại các thành tựu nghiên cứu hơn 30 năm trước chúng ta nhận thấy rằng, phần lớn các cuộc khai quật chưa làm rõ vấn đề địa tầng, chưa nghiên cứu so sánh để xây dựng 1
  8. hệ tiêu chí đặc trưng riêng của gốm Chu Đậu trong bối cảnh chung của gốm cổ Việt Nam thời Lê. Chính vì thế trong lô hàng gốm trên con tàu đắm Hội An (khai quật năm 1997 – 2000), có rất nhiều loại hình gốm chưa được tìm thấy tại Chu Đậu trong khi đó nhiều người tin rằng đồ gốm trên tàu này hoàn toàn là sản phẩm của lò Chu Đậu. Dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh PGS.TS. Bùi Minh Trí đã đưa ra nhận định rằng: các loại hình gốm được tìm thấy trên tàu đắm Hội An là của rất nhiều các lò khác nhau chứ không chỉ riêng Chu Đậu [57]. Một số phân tích nói trên cho thấy rằng, di chỉ gốm sứ Chu Đậu nói riêng, các di chỉ sản xuất gốm cổ ở Việt Nam nói chung, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được đầu tư nghiên cứu sâu kỹ. Vì thế có thể nói, cho dù đã thu được nhiều thành tựu khoa học quan trọng, nhưng Chu Đậu vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra và sự hiểu biết của chúng ta về Chu Đậu mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ của các hố khai quật, chưa thể nói là đã thấu hiểu gốm Chu Đậu theo đúng nghĩa của nó [57]. Năm 2013, tôi được nhận vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (nay là Viện Nghiên cứu Kinh thành), Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu, chỉnh lý đồ gốm sứ phát hiện tại di tích Hoàng thành Thăng Long (khu ABCD và khu E). Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã tìm được rất nhiều loại hình đồ gốm, bao gồm gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á và Hàn Quốc với nhiều niên đại và nguồn gốc lò sản xuất khác nhau. Trong đó, gốm Việt Nam có số lượng nhiều nhất, bao gồm các loại sản phẩm được sản xuất tại các lò: Thăng Long, Nam Định, Hải Dương và xa hơn là các lò gốm ở các tỉnh miền Trung Việt Nam như Bình Định, Thừa Thiên Huế. Các loại hình sản phẩm gốm vùng Hải Dương (xứ Đông) được tìm thấy khá nhiều và chủ yếu là sản phẩm của các lò: Chu Đậu, Cậy, Ngói và Hợp Lễ, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Đây là những minh chứng rất quan trọng cho thấy, gốm Hải Dương đã được sử dụng trong đời sống của Hoàng thành Thăng Long qua nhiều triều đại. Phát hiện này đã đem lại rất nhiều điều thú vị cho các nhà nghiên cứu. Từ đây, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tại sao Hoàng cung Thăng Long lại sử 2
  9. dụng nhiều đồ gốm Hải Dương? Gốm Hải Dương có vai trò như thế nào trong đời sống Hoàng cung Thăng Long?… Để góp phần nghiên cứu làm rõ các loại hình đồ gốm của Hải Dương tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là các loại hình đồ gốm Chu Đậu, phục vụ cho công tác nghiên cứu so sánh, đánh giá giá trị về các loại hình đồ gốm đang tồn nghi có nguồn gốc sản xuất tại các lò gốm ở Chu Đậu, việc tổ chức triển khai thực hiện công tác điều tra, khai quật di chỉ gốm Chu Đậu là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Bởi thông qua chương trình này sẽ cung cấp thêm nhiều tư liệu, góp phần tìm hiểu đặc trưng, niên đại về các loại hình, các dòng gốm Chu Đậu cũng như mối quan hệ về kỹ thuật và nghệ thuật của gốm Chu Đậu trong lịch sử gốm cổ thời Lê ở tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó cung cấp thêm cứ liệu và cơ sở để phân định các loại hình đồ gốm được sản xuất tại các lò gốm ở Thăng Long nhưng mang phong cách gốm Chu Đậu. Như vậy, mục đích chính của cuộc khai quật này là tìm hiểu mối quan hệ giữa gốm Chu Đậu và các loại hình đồ gốm Việt Nam tìm thấy tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, từ đó đưa ra những đặc trưng cơ bản của gốm Chu Đậu nhằm góp phần phân biệt đồ gốm Chu Đậu với đồ gốm của các lò gốm khác như Thăng Long, Cậy, Ngói, Hợp Lễ (Bình Giang). Từ mục tiêu nêu trên, thực hiện Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thăm dò, khai quật khảo cổ di chỉ gốm sứ Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, từ ngày 8/12/2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương tiến hành khai quật di chỉ gốm Chu Đậu.Tôi may mắn được trực tiếp tham gia cuộc khai quật này. Đây chính là cơ hội cho tôi được nâng cao phương pháp, kỹ năng khai quật khảo cổ học và điều đặc biệt được nghiên cứu trực tiếp về đồ gốm Chu Đậu. Cuộc khai quật năm 2014 là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất trong lịch sử khai quật, nghiên cứu khảo cổ học di chỉ gốm Chu Đậu kể từ khi phát hiện cho đến nay. Kết quả khai quật đã thu được nhiều tư liệu mới và quan trọng về lò nung, các loại hình sản phẩm đồ gốm trong các dòng men cũng như kỹ thuật học sản xuất gốm Chu Đậu trong lịch sử. Vì vậy, dựa vào nguồn tư liệu quý giá này cùng những tư liệu từ 3
  10. các cuộc khai quật trước đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn, Chuyên ngành Khảo cổ học là: Gốm Chu Đậu (Hải Dương): Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014 nhằm hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu về đồ gốm cổ Việt Nam thời Lê tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước năm 1980, những nghiên cứu về gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm sứ Hải Dương nói riêng còn lẻ tẻ, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Những phát hiện và nghiên cứu về gốm sứ Việt Nam chủ yếu do các học giả nước ngoài thực hiện [53]. Khi công bố của L.R. Hobson trên tờ Hội báo của hội gốm sứ Phương Đông về dòng chữ “Thái Hòa bát niên, tượng nhân Nam Sách châu Bùi Thị Hí bút” (nghĩa là Thái Hòa năm thứ 8 (1450) thợ gốm họ Bùi ở Châu Nam Sách vẽ chơi) viết trên vai bình Topkapi Saray (Bùi Minh Trí gọi là Bình Topkapi [53]), đã gây được nhiều sự chú ý trong giới nghiên cứu (xem PL.03). Tuy nhiên lúc bấy giờ, L.R. Hobson cho đó là một đồ gốm sứ đẹp của Trung Quốc, vì thế người Việt Nam không biết đến công bố này. Mãi đến năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, lúc đó là cán bộ thuộc bộ ngoại giao Nhật Bản, khi đi công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ, thấy hiện vật bình hoa lam đẹp nổi tiếng nêu trên nên đã viết thư nhờ ông Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng lúc đó xác minh tên địa danh Nam Sách ở đâu đó trên địa bàn tỉnh Hải Hưng để xác định nguồn gốc hiện vật bình đó có xuất xứ từ đâu. Từ thông tin quý giá về dòng minh văn nêu trên, quê hương của hiện vật bình gốm Tokapi nổi tiếng mới được khám phá một cách tình cờ trong một chuyến điều tra về nghề dệt chiếu ở thôn Chu Đậu vào năm 1984. Từ dấu vết các đồ gốm phế thải, Bảo tàng Hải Hưng khi đó, nay là Bảo tàng Hải Dương đã tiến hành khai quật thăm dò khảo cổ học đầu tiên vào 2 năm sau đó, năm 1986. Kết quả cuộc khai quật đã khẳng định sự tồn tại của một làng gốm cổ thời Lê tại thôn Chu Đậu. Từ đó, tên di chỉ gốm Chu Đậu chính thức được điền vào bản đồ khảo cổ học và mở ra một chương mới trong lịch sử nghiên cứu gốm cổ thời Lê ở Bắc Việt Nam. 4
  11. Di chỉ gốm Chu Đậu được Bảo tàng tỉnh Hải Dương chính thức khai quật vào năm 1986. Liên tiếp các năm sau đó (1987, 1989, 1990, 1991) bốn cuộc khai quật đã diễn ra ở di chỉ này. Theo báo cáo của Bảo tàng tỉnh Hải Dương, thì qua 5 lần khai quật đã đào ở đây 140,5m2 và thám sát 19m2, phạm vi phân bố của di chỉ được xác định trong khu vực rộng khoảng 4000m2 [32]. Kết quả các cuộc khai quật này đã thu được một số lượng rất lớn di vật, bao gồm đồ gốm men và các loại công cụ sản xuất, minh chứng rõ Chu Đậu là "một trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, xuất hiện vào cuối thế kỷ 14, phát triển rực rỡ vào thế kỷ 15-16. Tàn lụi vào cuối thế kỷ 17" [32]. Từ kết quả của các cuộc khai quật trên, di tích gốm Chu Đậu đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu gốm sứ trong và ngoài nước. Tính từ cuộc khai quật đầu tiên năm 1986 đến năm 2014, di chỉ gốm Chu Đậu đã được khai quật 7 lần với tổng diện tích gần 283,5m2. Cũng từ kết quả của các cuộc khai quật này đã xuất hiện ngày càng nhiều những bài viết về gốm Chu Đậu nói riêng và gốm Hải Dương nói chung trên các phát hiện mới về khảo cổ học, tạp chí Khảo cổ học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách. Trong đó đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Nghề cổ truyền” 3 tập do Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hải Hưng (Hải Dương) xuất bản năm 1987, Tăng Bá Hoành làm chủ biên. Cuốn sách đề cập đến 36 nghề cổ truyền ở Hải Dương, trong đó nói đến nghề làm gốm, tuy nhiên chỉ nhắc đến gốm Quao và gốm Cậy ở mức độ khái lược. Chu Đậu cũng được nhắc đến nhưng dưới góc độ làng nghề dệt chiếu, chưa phải là làng nghề làm gốm [25], [27]. Năm 1993, cuốn “Gốm Chu Đậu” của Tăng Bá Hoành do bảo tàng tỉnh Hải Hưng xuất bản (được tái bản lại vào năm 1999). Đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về gốm Chu Đậu kèm theo hình ảnh khá ấn tượng. Nội dung sách giới thiệu khái quát 14 địa điểm sản xuất gốm cổ được phát hiện ở Hải Dương, trong đó tập trung nói đến gốm Chu Đậu trên các phương diện như: quá trình phát hiện, 5 lần khai quật và các loại hình sản phẩm chính của gốm Chu Đậu. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu bộ sưu tập gốm của nghệ nhân Đặng Huyền Thông ở thế kỷ 16. 5
  12. Tuy nhiên, nội dung mới dừng lại những nét khái quát, sơ lược, chưa đi sâu nghiên cứu về đặc trưng và kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu [32]. Cuốn sách “Gốm hoa lam Việt Nam” của PGS.TS Bùi Minh Trí và Kerry Nguyễn Long, xuất bản năm 2001 là công trình nghiên cứu đầu tiên về đồ gốm hoa lam Việt Nam. Đây là ấn phẩm nổi tiếng, nghiên cứu chuyên sâu và mang tính học thuật cao, giải mã nhiều vấn đề về nguồn gốc, lịch sử phát triển của các trung tâm sản xuất đồ gốm hoa lam ở Bắc Việt Nam. Tác giả đã phân tích về những đặc trưng cơ bản của gốm hoa lam Việt Nam, đặc biệt là minh chứng sinh động, sâu sắc tính xã hội và vai trò quan trọng của đồ gốm Việt Nam trong hoạt động ngoại thương biển Châu Á thế kỷ 14 – 17. Trong bối cảnh sản xuất gốm Việt Nam thời Lê, hai trung tâm sản xuất gốm hoa lam nổi tiếng ở Hải Dương là Nam Sách và Bình Giang cũng đã được giới thiệu, cho thấy một bức tranh tổng quát, nhưng rất sâu sắc và cụ thể. Gốm hoa lam của Chu Đậu được tác giả nghiên cứu rất sâu về loại hình, hoa văn trang trí, kỹ thuật tạo chân đế... Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về gốm hoa lam Việt Nam, nên các dòng gốm khác ở Chu Đậu không đề cập đến [53]. Luận án Tiến sĩ của Hà Văn Cẩn (2000) “Các trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương” đã trình bày 3 trung tâm sản xuất gốm sứ cổ ở Hải Dương là xóm Hống (Chí Linh), Chu Đậu (Nam Sách), Hợp Lễ (Bình Giang). Luận án nêu rõ các loại hình sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, niên đại các trung tâm gốm và bước đầu nêu lên các mối liên hệ của trung tâm sản xuất gốm cổ ở Hải Dương. Luận án cũng dành một chương nói về gốm Chu Đậu, nhưng cách tiếp cận mới dừng ở khía cạnh khái quát chưa đi sâu bàn luận về các đặc trưng riêng của gốm Chu Đậu cụ thể như lò gốm, dòng men hay loại hình học [10]. Luận án Tiến sĩ của Bùi Minh Trí (2000) “Gốm Hợp Lễ trong phức hợp gốm sứ thời Lê” đi sâu nghiên cứu về di chỉ sản gốm cổ Hợp Lễ ở Cẩm Giàng, Hải Dương dựa trên kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học năm 1989. Luận án đã phân tích sâu về diễn biến các loại hình gốm Hợp Lễ dựa trên tư liệu địa tầng, từ đó phân lập các giai đoạn phát triển của các dòng gốm. Khái niệm về dòng gốm hay dòng men gốm xuất hiện từ đây và đã trở nên phổ biến trong giới nghiên cứu gốm 6
  13. cổ ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận văn đã xác lập tiêu chí về đặc trưng và niên đại các loại hình gốm men Hợp Lễ, từ đó làm rõ lịch sử phát triển và mối liên hệ trong thời gian và không gian của các dòng gốm men thời Lê ở Hải Dương và Bắc Việt Nam trong thế kỷ 15 – 18. Gốm Chu Đậu cũng được đề cập trong luận văn này với tư cách là một trong những di chỉ gốm sứ lớn của trung tâm sản xuất gốm Nam Sách, Hải Dương. Tuy nhiên, gốm Chu Đậu được đặt trong bối cảnh nghiên cứu so sánh với đồ gốm Hợp Lễ, do đó mới mang tính khái quát và phản ánh trên một số loại hình tiêu biểu [52]. Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Phương (2008) “Nghề gốm Chu Đậu ở Nam Sách - Hải Dương” đã nghiên cứu nghề gốm Chu Đậu qua các thời kỳ lịch sử với các nội dung như quá trình xuất hiện, loại hình sản phẩm, kỹ thuật, hoa văn trang trí, thị trường tiêu thụ, nguyên nhân tàn lụi, sự phục hồi nghề gốm cổ truyền và thực trạng phát triển hiện nay [42]. Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Oanh (2012) “Gốm Hải Dương và vai trò của nó trong lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ 15 – 17” đã nêu khái lược lịch sử các làng nghề truyền thống của tỉnh Hải Dương, trong đó chủ yếu là nghề làm gốm như Chu Đậu, Hợp Lễ, Cậy, Ngói, từ đó phân tích và kiến giải vai trò của gốm Hải Dương trong lịch sử ngoại thương Việt Nam thế kỷ 15-17. Trong khuôn khổ của đề tài, gốm Chu Đậu được trình bày một cách khái quát về sự phát hiện và đặc trưng cơ bản về loại hình [40]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên, gốm sứ Hải Dương nói chung và gốm sứ Chu Đậu nói riêng còn được đề cập nhiều trên các tạp chí nghiên cứu khoa học và thông báo khảo cổ học. Có thể kể ra một số bài viết liên quan trực tiếp đến di chỉ gốm sứ Chu Đậu như sau: - Năm 1985: Những di tích lò gốm trên đất Hải Hưng [26]; - Năm 1987: “ Khai quật di tích lò gốm Chu Đậu (Hải Hưng) lần thứ nhất [29]; - Năm 1988: Khai quật di tích lò gốm Chu Đậu – Hợp Lễ (Hải Hưng) lần thứ hai [28]; - Năm 1989: “ Hải Hưng mùa khai quật năm 1989” [30]. 7
  14. - Năm 1990: Khai quật Chu Đậu lần thứ tư [33]; - Năm 1995: Thông báo kết quả phân tích hóa học xương gốm di tích Chu Đậu (Hải Hưng) [36]; Trở lại một số địa điểm gốm cổ ở tỉnh Hải Hưng [19]; Đôi điều suy nghĩ về gốm sứ thời Lê qua một số trung tâm gốm ở tỉnh Hải Hưng [50]; Đôi nét về gốm sứ thời Lê ở Hải Hưng qua kết quả phân tích Quang phổ [47]. - Năm 1997: Sưu tập gốm Chu Đậu trong cuộc điều tra năm 1996 [4]; - Năm 1998: Phân tích nhiệt độ nung gốm sứ Chu Đậu và Ngói [37]; - Năm 1999: Dấu tích lò nung gốm mới phát hiện ở Chu Đậu (Nam Sách) [22]; Về niên đại các trung tâm gốm cổ ở Hải Dương [6]; Vành hoa văn đặc trưng Việt Nam trên đĩa gốm Chu Đậu [8]; - Năm 2015: Khảo sát lò gốm Chu Đậu huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương [12]; Báo cáo kết quả khai quật di chỉ gốm Chu Đậu năm 2014 [57]; Khai quật di tích gốm Chu Đậu xã Thái Tân, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương năm 2014 [60]; Di chỉ gốm Chu Đậu – nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014 [58]; Bát đĩa trang trí văn sóng nước phát hiện ở di chỉ gốm Chu Đậu tỉnh Hải Dương năm 2014 [24]; Sưu tập con kê gốm trong hố khai quật chi chỉ Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương năm 2014 [2]; - Năm 2016: Gốm men ngọc Chu Đậu, tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014 [38]; - Năm 2018: Gốm hoa lam Chu Đậu (Hải Dương) loại hình và đặc trưng [39]; - Năm 2019: Kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu - nhận thức từ kết quả cuộc khai quật năm 2014 [3]; Nhìn chung, nghiên cứu gốm Chu Đậu nói riêng và gốm Hải Dương nói chung luôn là những vấn đề hấp dẫn, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Song mỗi nhà nghiên cứu lại có những khía cạnh chuyên sâu khác nhau, bổ xung cho nhau. Do vậy đây là khối tư liệu phong phú, hấp dẫn, có độ tin cậy cao, là cơ sở quan trọng cho tác giả kế thừa, khai thác, hệ thống hóa tư liệu để từ đó phục vụ tốt cho nội dung nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
  15. Thu thập và hệ thống hoá, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử và khảo cổ học đầy đủ hơn từ trước đến nay về di chỉ gốm sứ Chu Đậu. Tập trung hệ thống hóa tư liệu, phân tích làm rõ những kết quả nghiên cứu về địa tầng, về di tích lò nung, các loại hình sản phẩm, kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu dựa trên tư liệu khai quật di chỉ gốm Chu Đậu năm 2014. Nghiên cứu so sánh nhằm phân định niên đại và đặc trưng của các loại hình đồ gốm Chu Đậu, đồng thời làm rõ mối quan hệ về kỹ thuật, nghệ thuật của gốm Chu Đậu với các địa điểm sản xuất gốm cổ khác ở Hải Dương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di chỉ gốm Chu Đậu qua cuộc khai quật năm 2014. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu và so sánh các trung tâm gốm cổ khác của Hải Dương qua các cuộc khai quật, các cuộc điều tra từ trước đến nay để làm rõ được mối quan hệ giữa gốm Chu Đậu với đồ gốm của các trung tâm sản xuất gốm khác tại Hải Dương. Về phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Di chỉ gốm Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương) - Thời gian: Thời Lê sơ, thế kỷ 15 – 16. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu về di chỉ gốm Chu Đậu nói riêng, các di chỉ gốm Hải Dương nói chung đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học. Ngoài ra, luận văn tham khảo một số sách khoa học có liên quan về lịch sử, ngoại thương, văn hóa, xã hội, địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu thuỷ văn, môi trường,... có liên quan đến tỉnh Hải Dương. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: phương pháp điều tra, thăm dò và khai quật khảo cổ, phân loại loại hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật khảo cổ... 9
  16. Phương pháp phân tích, so sánh loại hình học, kỹ thuật học và chất liệu chế tác đồ gốm cổ nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt về kỹ thuật học giữa trung tâm gốm sứ Chu Đậu và trung tâm gốm sứ khác tại Hải Dương, từ đó làm rõ những đặc trưng riêng biệt của đồ gốm sứ Chu Đậu trong lịch sử. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, toàn diện, cụ thể và biện chứng trong luận giải các mối quan hệ giữa di tích, di vật và các hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan để minh chứng cho các nội dung khoa học cần giải quyết của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu đầy đủ về các kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học di chỉ gốm Chu Đậu. Nghiên cứu làm rõ những đặc trưng cơ bản của gốm Chu Đậu trên các phương diện: loại hình, hoa văn trang trí và kỹ thuật học sản xuất. Nghiên cứu mối quan hệ trong không gian và thời gian của gốm Chu Đậu với gốm trong cùng một trung tâm và ngoài trung tâm, từ đó thấy được sự phát triển liên tục cũng như yếu tố truyền thống riêng biệt của gốm Chu Đậu trong lịch sử gốm cổ Hải Dương thời Lê sơ. Cung cấp tư liệu, góp phần làm rõ giá trị lịch sử, văn hoá của di chi gốm Chu Đậu trong lịch sử phát triển gốm cổ Việt Nam, đặc biệt là cung cấp cơ sở tư liệu cho việc nghiên cứu, phân định đồ gốm Chu Đậu phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn cấu trúc gồm 03 chương. Chương 1: Lịch sử nghiên cứu gốm Chu Đậu. Chương 2: Kết quả khai quật, nghiên cứu gốm Chu Đậu năm 2014. Chương 3: Gốm Chu Đậu và vai trò của nó trong lịch sử gốm cổ thời Lê sơ ở Hải Dương. 10
  17. Chương 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU GỐM CHU ĐẬU Ở HẢI DƯƠNG 1.1. Vị trí địa lý Chu Đậu là làng nhỏ nằm ven đê bên tả ngạn sông Thái Bình, thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nằm ở 20058' vĩ Bắc và 106017' kinh Đông. Thời Lê Sơ (1428-1527), khu vực này thuộc châu Nam Sách, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương (xem PL.01-02). Nằm trong chiếc nôi của đồng bằng Bắc Bộ và nằm ở vị trí địa lý thuận lợi: phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ninh, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương được xem là cửa ngõ, phên dậu và là trọng trấn quan trọng ở phía Đông của Kinh đô Thăng Long xưa (xem PL.01). Theo sử sách, thời Lê sơ, tỉnh Hải Dương có nhiều tên gọi khác nhau: Đông Đạo (Thuận Thiên (1428 - 1433), phủ Nam Sách (Đại Hòa 1443 – 1453), Nam Sách lộ (Diên Ninh 1454 – 1459), Nam Sách thừa tuyên (Quang Thuận thứ 7, 1466) và tuyên Hải Dương (Quang Thuận thứ 7, 1469). Tuyên Hải Dương chính thức được vẽ trên bản đồ Hồng Đức vào năm 1490 do vua Lê Thánh Tông ban hành. Ngoài ra, Hải Dương còn được gọi là xứ Đông trong không gian văn hóa Đồng bằng Bắc bộ, là một cửa ngõ của Kinh thành Thăng Long. Nên từ lâu xứ Đông - Hải Dương luôn giữ một vai trò quan trọng gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó không chỉ là tên gọi về một địa danh hành chính mà nó còn mang ý nghĩa địa chính trị và văn hóa, mang đậm dấu ấn của vùng đất có bề dày lịch sử, văn hiến và là niềm tự hào của cư dân nơi đây. Mặc dù trải qua nhiều tên gọi khác nhau, nhưng địa giới tỉnh Hải Dương, thời Lê sơ bao gồm vùng đất rộng lớn trải dài từ phía Đông kinh thành Thăng Long ra tới biển Đông. Phía Tây Hải Dương đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía Đông kéo dài đến biển Đông (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía Nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía Bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đối chiếu với bản đồ 11
  18. hành chính hiện nay, tỉnh Hải Dương thời Lê sơ có quy mô rất rộng lớn gồm huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên), các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Chí Linh, Thanh Hà, Nam Sách, Kim Thành, thành Phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) và các huyện Vĩnh Bảo, An Hải, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, huyện đảo Cát Bà, Thủy Nguyên, Quận Kiến An, Đồ Sơn và quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng (thành phố Hải Phòng) và huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). Dựa vào “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt địa dư toàn biên” của Phương đình Nguyễn Văn Siêu hay “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn và cùng một số sử sách khác vào thời Lê, đã ghi rõ trên địa giới hành chính tỉnh Hải Dương có rất nhiều con sông lớn, nhỏ chảy qua: Như sông Hồng Giang ở phủ Thượng Hồng chảy qua 4 huyện phía Nam tới cửa Ngải Am (Vĩnh Lại) đổ ra biển. Dấu vết của sông này vẫn còn in đậm ở huyện Mỹ Hào, Văn Giang… Khẳng định sức sống trường tồn cũng như vai trò của nó trong giao thông vận tải và thủy lợi cho các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Ninh Giang và Tứ kỳ trong lịch sử [40]. Huyện Vĩnh Lại (Ninh Giang ngày nay) có các con sông chảy qua như sông Hóa, sông Mía, sông Hoàng Giang, sông Luộc. Trong đó sông Luộc nối liền giữa sông Hồng và sông Thái Bình có vai trò to lớn của cuộc sống cư dân nơi đây. Phả Lại - điểm cực Bắc của xứ Đông, dòng sông Thái Bình được mở rộng bởi sự lưu hợp của sông Cầu và sông Thương, chỗ hợp lưu này chỉ cách địa giới phía Tây khoảng 8 km rồi xuông về hướng Nam, nhập vào sông Đuống từ hữu ngạn và tiếp dòng vào sông Thái Bình. Từ đây sông Thái Bình lại tiếp tục phân tiếp làm hai nhánh chính, một nhánh tiếp tục chảy về phía Nam vẫn gọi là sông Thái Bình và một nhánh chảy theo dãy núi Đông Triều gọi là sông Kinh Thầy. Sông Kinh Thầy xuôi về hướng Đông và Đông Nam với một mạng lưới khá dày các lạch và sông con. Nhánh chính sau chỗ phân lưu từ sông Thái Bình thì lại chia ra một nhánh về tả ngạn là sông Kinh Môn. Dòng Kinh Thầy lại xuôi về biển, tới gần Yên Lưu thì nhập với một chi nhánh của nó rồi ra Cửa Cấm. có một nhánh tiếp tục chảy về bên tả 12
  19. ngạn hướng thẳng ra biển Đông có tên gọi là sông Đá Bạch, chạy luồn lách qua các thung lũng xen kẽ các dãy núi đá vôi. Đến đây, sông Kinh Thầy lại có tên là sông Hòn Mác, sông Bạch Đằng rồi đổ ra cửa Nam Triệu. Sông Kinh Thầy nối liền giữa Nam Sách và Chí Linh [40]. Như vậy có thể thấy, xứ Đông - Hải Dương là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó gắn liền với hai con sông lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Thái Bình, cùng với rất nhiều các chi lưu và chúng đều là những cửa ngõ đổ ra biển Đông. Điều đó tạo cho vùng đất Hải Dương có một vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt thời bấy giờ. Đó chính là cầu nối giao thông giữa đường sông và đường biển; giữa Kinh thành Thăng Long với các khu vực lân cận và đặc biệt đó chính là nơi đưa những sản phẩm thủ công nghiệp của Thăng Long hay Hải Dương đến với thương cảng Vân Đồn và hệ thống hải thương khu vực và quốc tế ở biển Đông. Theo GS.TS. Nguyễn Văn Kim trong cuốn “Vân Đồn – thương cảng quốc tế của Việt Nam” đã khẳng định thương cảng Vân Đồn là một trong những thương cảng lớn nhất và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, việc trung chuyển và xuất khẩu gốm sứ và các mặt hàng thủ công nghiệp khác được cho là các mặt hàng nổi trội nhất. Bên cạnh chức năng đó, Vân Đồn còn được biết đến như cửa ngõ đưa gốm sứ Đại Việt ra thị trường quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hải Dương là vùng đất có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: Chạm khắc đá Kính Chủ, chạm khắc gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, giày dép da Tam Lâm, thợ nhuộm Đan Loan và đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm. Mặc dù theo sử sách ghi lại, nghề gốm ở Hải Dương rất ít ỏi và không đầy đủ, chỉ có làng Hương Gián và Kệ Gián, nay thuộc làng Cậy, huyện Bình Giang. Nhưng kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho biết, Hải Dương là quê hương của nhiều trung tâm sản xuất gốm lớn và nổi tiếng nhất Bắc Việt Nam như Vạn Yên (Chí Linh), Chu Đậu, Hùng Thắng (Nam Sách); Ngói, Cậy, Láo, Bá Thủy, Hợp Lễ (Bình Giang) [40]. Trong đó nổi tiếng nhất là gốm Chu Đậu được trong và ngoài nước biết đến. 13
  20. Chu Đậu mang đầy đủ những đặc điểm về địa lý, môi trường và xã hội của vùng xứ Đông. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (nằm ở hướng Đông Bắc) và sông Kinh Thầy (nằm hướng Tây Nam). Hai con sông này đóng vai trò là mạng lưới giao thông quan trọng, tàu thuyền có trọng tải hàng nghìn tấn có thể qua lại dễ dàng. Việc vận chuyển nguyên liệu như than, củi hoặc đất sét, cao lanh bằng đường thủy từ các nơi khác như Chí Linh, Kinh Môn hay Đông Triều qua sông Kinh Thầy đến Chu Đậu rất dễ dàng. Cũng như việc chuyên chở các loại sản phẩm gốm từ Chu Đậu đến các vùng khác như đến Kinh đô Thăng Long, Phố Hiến hay đến cảng biển như Vân Đồn là rất thuận lợi. Chính nhờ có những điều kiện thuận lợi này, kết hợp với tài năng sáng tạo của cư dân nơi đây đã giúp cho Chu Đậu thiết lập các lò sản xuất gốm, tạo ra những sản phẩm gốm đặc sắc, có giá trị kinh tế, văn hóa cao, đem lại niềm tự hào cùng những đóng góp quan trọng trong lịch sử gốm cổ Việt Nam. 1.2. Di chỉ gốm Chu Đậu qua các lần khai quật Phát hiện di chỉ gốm Chu Đậu vào năm 1984 của Bảo tàng tỉnh Hải Hưng (nay là Bảo tàng tỉnh Hải Dương) đã mở ra một “chương chính thức” của ngành khảo cổ học lịch sử Việt Nam trong việc nghiên cứu về gốm cổ thời Lê [52, tr.8]. Đặc biệt, từ năm 1986, cuộc khai quật thăm dò chính thức do Bảo tàng tỉnh Hải Hưng tiến hành đã mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu mới về di chỉ gốm Chu Đậu. Từ đây, giới khoa học biết đến nhiều hơn về gốm Chu Đậu và công cuộc nghiên cứu về gốm Chu Đậu đã ngày càng trở nên sôi động vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Tính từ khi cuộc khai quật đầu tiên năm 1986 đến năm 2014, Chu Đậu đã diễn ra 7 lần khai quật vào các năm 1986, 1987, 1989, 1990, 1991, 2002 và 2014. Các cuộc khai quật từ năm 1986 đến 1991 chủ yếu do Bảo tàng tỉnh Hải Dương thực hiện. Năm 1990, Bảo tàng tỉnh Hải Dương hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Tổng hợp Adelaide của Australia tiến hành khai quật di chỉ Chu Đậu lần thứ 4. Năm 2002, Viện Khảo cổ học và một số chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương khai quật di chỉ gốm Chu Đậu lần thứ 6. Và 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2