Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh)
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa các tư liệu khảo cổ học về di tích Đại Trạch qua các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học. Tìm ra nét đặc trưng của di tích, di vật và vị trí của nó trong thời đại Kim khí ở Bắc Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- BÙI XUÂN TUÂN DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC ĐẠI TRẠCH (BẮC NINH) Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 8.22.90.17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI VĂN LIÊM HÀ NỘI, 2020 1
- Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này, tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, song nhờ có sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy, cô, anh, chị, bạn bè và gia đình, tôi đã hoàn thành theo kế hoạch đặt ra. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm kích đặc biệt tới người hướng dẫn của tôi – PGS.TS Bùi Văn Liêm đã định hướng, cố vấn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trịnh Hoàng Hiệp - người đã dành thời gian quý báu định hướng và cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn những tài liệu của anh đã giúp cho tôi mở mang thêm nhiều kiến thức về thời đại kim khí nói chung và Khảo cổ học nói riêng. Đồng thời, anh cũng là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về cả kiến thức chuyên môn, định hướng phát triển sự nghiệp cũng như kỹ năng mềm cho một nhà nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơn của mình. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Khảo cổ học – Học viện Khoa học Xã hội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức, điều này hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ. Trong luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! 2
- Cam Đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Văn Liêm. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Bùi Xuân Tuân 3
- MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................................................ 2 Cam Đoan ......................................................................................................................................... 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................. 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................. 8 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 9 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................... 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10 5.1. Phương pháp luận ...................................................................................................... 10 5.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................................ 11 7. Cơ cấu của luận văn ................................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU ........................................................................................ 12 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường di tích Đại Trạch ........................................... 12 1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu ........................................................................................ 13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: DI TÍCH VÀ DI VẬT ............................................................................................. 21 2.1. Cấu tạo tầng văn hóa .............................................................................................................. 21 2.1.1. Cấu tạo địa tầng các hố thám sát, khai quật ........................................................... 21 2.1.2. Đặc điểm chung về địa tầng di tích Đại Trạch ....................................................... 22 2.2. Di tích ....................................................................................................................................... 22 2.2.1. Di tích động vật, thực vật ......................................................................................... 22 2.2.1.1 Di tích động vật ........................................................................................... 22 2.2.1.2 Di tích thực vật ............................................................................................ 24 2.2.2. Di tích mộ táng ......................................................................................................... 26 4
- 2.2.3. Các loại hình di tích khác ........................................................................................ 28 2.3. Di vật ........................................................................................................................................ 30 2.3.1. Đồ đá ......................................................................................................................... 30 2.3.1.1. Nguyên liệu................................................................................................... 30 2.3.1.2. Kỹ thuật chế tác ............................................................................................ 32 2.3.1.3. Loại hình đồ đá ............................................................................................ 33 2.3.2. Hiện vật kim loại ...................................................................................................... 37 2.3.2.1. Di vật đồng trong văn hóa Đồng Đậu .......................................................... 37 2.3.2.2. Di vật đồng thuộc văn hóa Đông Sơn .......................................................... 42 2.3.2.2. Di vật sắt thuộc văn hóa Đông Sơn .............................................................. 46 2.3.3. Di vật xương. ............................................................................................................ 46 2.3.4. Đồ gốm...................................................................................................................... 46 2.3.4.1 Chất liệu ........................................................................................................ 46 2.3.4.2. Kỹ thuật tạo gốm .......................................................................................... 47 2.3.4.2. Về kỹ thuật tạo hoa văn ................................................................................ 47 2.3.4.3. Các loại hình hoa văn .................................................................................. 48 2.3.4.4. Loại hình đồ gốm.......................................................................................... 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: NIÊN ĐẠI, CHỦ NHÂN, NGUỒN GỐC, ĐỜI SỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐẠI TRẠCH ..................................................................................... 62 3.1. Niên đại, đặc trưng các giai đoạn phát triển của di tích Đại Trạch ................................... 62 3.1.1 Niên đại ..................................................................................................................... 62 3.1.2. Đặc trưng các giai đoạn phát triển .......................................................................... 63 3.2. Chủ nhân, nguồn gốc của di tích Đại Trạch. ........................................................................ 64 3.2.1. Chủ nhân .................................................................................................................. 64 3.2.2. Nguồn gốc của di chỉ Đại Trạch ............................................................................. 66 3.3. Đời sống của cư dân cổ Đại Trạch ......................................................................................... 67 3.4. Mối quan hệ văn hóa của cư dân Đại Trạch ......................................................................... 70 3.4.1 Mối quan hệ với di tích Dương Xá ........................................................................... 70 3.4.2. Mối quan hệ với di tích Đông Lâm.......................................................................... 73 3.4.3. Mối quan hệ với di tích Đình Tràng........................................................................ 76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 82 5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 85 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 92 6
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ĐHKHXHNVHN Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội GS Giáo sư KCH Khảo cổ học Nxb. Nhà xuất bản Nxb. KHKT Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Nxb. KHXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nxb. VHDT Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc NPHMKCH Những phát hiện mới Khảo cổ học PGS Phó giáo sư TCKCH Tạp chí Khảo cổ học TCDTH Tạp chí Dân tộc học 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại Trạch là di chỉ cư trú - mộ táng thuộc thời đại Kim khí ở Việt Nam, phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ cuối năm 1990, những dấu tích đầu tiên của di chỉ khảo cổ học Đại Trạch được phát hiện đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khảo cổ học Tiền sử. Từ năm 1999 đến năm 2013, di chỉ Đại Trạch đã trải qua 1 đợt thám sát và 2 đợt khai quật lớn. Ngay từ khi mới phát hiện, các nhà nghiên cứu đã nhận định đây là một di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu điển hình có giai đoạn chuyển tiếp lên văn hóa Gò Mun và khu mộ táng thuộc văn hóa Đông Sơn. Những di tích, di vật phát hiện ở di chỉ Đại Trạch đã góp phần làm sáng tỏ hơn không gian văn hóa của văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kết quả đào thám sát, khai quật đã được công bố bước đầu trong kỷ yếu Hội nghị NPHMVKCH, báo cáo khoa học về kết quả thám sát và khai quật khảo cổ học. Tuy nhiên, những công bố này còn lẻ tẻ chưa mang tính hệ thống về di tích Đại Trạch, chưa đi sâu nghiên cứu về đời sống của cư dân Đại Trạch, chưa làm rõ vai trò, vị trí của di tích trong bối cảnh thời đại Kim khí vùng sông Hồng nói chung và vùng Kinh Bắc nói riêng. Tôi may mắn là một trong những thành viên tham gia chỉnh lý di tích, di vật lần khai quật lần thứ 2 năm 2013, có mong muốn tập hợp đầy đủ, hệ thống hóa toàn bộ tư liệu về di tích Đại Trạch, nhằm góp thêm tư liệu phục vụ nghiên cứu giai đoạn Tiền Đông Sơn, Đông Sơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, miền Bắc Việt Nam nói chung. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Liêm cùng với sự giúp đỡ tận tình của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Di tích khảo cổ học Đại Trạch (Bắc Ninh)" làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Di chỉ khảo cổ học Đại Trạch thuộc thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có tọa độ 21003’12” vĩ độ Bắc, 106003’09” kinh độ Đông, cách sông Đuống 1,5km về phía Đông. 8
- Di chỉ Đại Trạch được phát hiện cuối năm 1990 do ông Nguyễn Văn Trịnh trong quá trình đào đất làm gạch đã phát hiện được 2 ngôi mộ cùng một số đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Nhận được thông tin này Viện Khảo cổ học đã cử cán bộ đến xác minh, từ đó Đại Trạch được biết đến là một khu di chỉ cư trú - mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Năm 1996, trong chương trình điều tra khảo cổ học hai huyện Thuận Thành, huyện Gia Lương (huyện Gia Lương nay là huyện Lương Tài và huyện Gia Bình), Phạm Minh Huyền và Nishimura Masanari đến thăm di chỉ đã phát hiện những mảnh gốm Đường Cồ, gốm Gò Mun. Năm 1999, trong chương trình nghiên cứu "Khảo cổ học Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam" giữa Viện Khảo cổ học với trường Đại học Pitsburgh (Hoa Kỳ), Đại học Ottago (New Zealand) và Đại học Belfast (Ireland), các nhà khoa học đã đến khảo sát và đào thám sát 8m2. Đợt khảo sát này phát hiện thêm những mảnh gốm Đồng Đậu và những mảnh gốm mang phong cách Hán. Năm 2001, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Bắc Ninh khai quật lần thứ nhất với diện tích 60m2. Năm 2013, Bảo tàng Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật lần thứ hai với diện tích 135m2. Như vậy, tổng diện tích qua 1 đợt thám sát và 2 đợt khai quật di chỉ Đại Trạch là 203m2. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa các tư liệu khảo cổ học về di tích Đại Trạch qua các cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học. Tìm ra nét đặc trưng của di tích, di vật và vị trí của nó trong thời đại Kim khí ở Bắc Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập hợp tài liệu và hệ thống hóa toàn bộ tư liệu, kết quả điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học từ trước đến nay về di tích Đại Trạch. Phân tích, đánh giá các di tích, di vật để chỉ ra đặc điểm cơ bản của di tích và di vật, các giai đoạn phát triển của địa điểm khảo cổ học này, cũng như vấn đề về cấu tạo địa tầng. 9
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó, bước đầu đưa ra những nhận định về niên đại, nguồn gốc, đời sống của cư dân cổ Đại Trạch cũng như mối quan hệ văn hóa trong bối cảnh rộng hơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính của đề tài là di tích, di vật phát hiện được qua các đợt thám sát, khai quật Đại Trạch. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tư liệu ở các di tích khảo cổ khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng làm đối tượng so sánh, đánh giá vị trí cũng như giá trị lịch sử - văn hóa của di tích Đại Trạch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Tác giả tập trung chủ yếu vào ở di tích Đại Trạch. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh về đồng đại hay lịch đại với một vài di tích Tiền sơ sử khác ở vùng Kinh Bắc và vùng lân cận. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu các giai đoạn văn hóa cụ thể ở Đại Trạch thuộc thời đại Kim khí. Tác giả có so sánh với một số di tích khác nhằm tìm hiểu vấn đề lịch đại và đồng đại liên quan đến di tích. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong khảo cổ học là nền tảng khoa học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng về biến đổi kinh tế, xã hội, các mối giao lưu và hội nhập văn hóa của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử trong phạm vi liên quan đế đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: thống kê, phân loại loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa tầng... Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên đồ gốm... Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: địa chất, địa hình 10
- địa mạo, nhân chủng học, động vật học.., thu thập những tài liệu, thông tin khác bổ trợ cho việc nghiên cứu khảo cổ học. Để có được kết quả nghiên cứu khoa học một cách toàn diện thì phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu. Tác giả tập hợp những công trình nghiên cứu về di tích Đại trạch từ các nguồn khác nhau như: Sách chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị, thông báo, báo cáo khai quật….. Các tài liệu thứ cấp như những nghiên cứu về địa chất, môi trường hay các địa điểm có mối quan hệ với di tích Đại Trạch cũng được phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, so sánh. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh, bản vẽ bằng chương trình Autocad, Coreldraw và một số chương trình khác cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học, khẳng định về hệ thống di tích, di vật tiền Đông Sơn ở vùng châu thổ sông Hồng, góp phần rất quan trọng trong sự hình thành nền văn hoá Đông Sơn độc đáo: “Thống nhất trong đa dạng”. Điều này cũng khẳng định sự phát triển liên tục, nội tại bản địa của văn hoá Đông Sơn, văn hoá vật chất nền tảng thời dựng nước: Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Đại Trạch nằm không xa di tích Luy Lâu, cách Luy Lâu khoảng 3km. Đây là thủ phủ của nhà Hán trong gần một nghìn năm Bắc thuộc, giữa một vùng dấu ấn của văn hóa Hán nổi trội, Đại Trạch như một điểm sáng Đông Sơn có gốc rễ bền chắc từ gần 2000 năm trước, đứng vững để tồn tại. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu khẳng định di tích Đại Trạch là một di tích khảo cổ học quan trọng thuộc các giai đoạn tiền Đông Sơn, Đông Sơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tư liệu (… trang) Chương 2. Di tích và di vật (… trang) Chương 3. Niên đại, chủ nhân, nguồn gốc, đời sống và mối quan hệ văn hóa của cư dân Đại Trạch (… trang) 11
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và môi trường di tích Đại Trạch Di tích Đại Trạch thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đất Thuận Thành xưa là một trung tâm tụ cư của dân Việt cổ trong quá trình từ miền cao tiến xuống khai phá đồng bằng. Về mặt địa lý cảnh quan, Thuận Thành là một vùng đất có ý nghĩa khá đặc biệt. Theo trục Bắc - Nam, đây là vùng chuyển tiếp giữa miền cao Vĩnh Phúc trải qua vùng Tiên Sơn với những núi sót là điểm cuối nối với đồng bằng phía Nam. Theo trục Đông - Tây, Thuận Thành là vùng chuyển tiếp giữa miền đồng bằng lưu vực sông Hồng, với miền đồng bằng lưu vực sông Thái Bình - hai miền đồng bằng quan trọng nhất hợp thành châu thổ Bắc Bộ. Sông Dâu, sau này là sông Đuống, cùng với các tuyến đường bộ dọc theo hệ thống các tuyến sông ấy, chính là mạch máu giao thông giữ vai trò giao lưu chuyển tiếp rất quan trọng và sinh động của vùng đất này. Nhờ điều kiện thuận lợi, nên ngay sau khi được khai mở, Thuận Thành đã trở thành địa bàn có sức hút mạnh mẽ cư dân Việt cổ từ các miền về đây tụ cư, xây dựng vùng đất này từ rất sớm trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá phát triển. Di tích Đại Trạch phân bố trên vùng đất cổ Đình Tổ, nằm bên bờ Nam sông Đuống, về phía Tây Bắc huvện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây giáp xã Lệ Chi thuộc huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), phía Bắc giáp xã Tân Chi, huyện Tiên Du, phía Nam giáp xã Trí Quả, phía Đông giáp xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành). Diện tích đất tự nhiên xã Đình Tổ là 962.38 ha. Trong đó đất canh tác nông nghiệp là 566,77 ha. đất ở là 67.97 ha, các loại đất khác là 327.64 ha. Dân số của xã là 11.129 người, đều là dân tộc Kinh. Đình Tổ được gồm 4 thôn: Đại Trạch. Bút Tháp, Phú Mỹ, Đình Tổ. Là một xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Đình Tổ tương đối bằng phẳng. Đất đai gồm 2 loại cơ bản: Đất phù sa cổ và đất phù sa mới bồi đắp. Đất phù sa cổ - tức là đất trong đồng, chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất canh tác của xã. Qua các công trình nghiên cứu về khảo sát địa chất, Đình Tổ được xác định là vùng đất hình thành từ trước Công nguyên (cách đây hơn 3.000 năm) trong quá trình biển lùi. Trên loại đất này, cây trồng được canh tác chủ yếu là lúa nước. Ngoài ra, ở một số khu đồng cao và một số mảnh ruộng ven làng còn được trồng xen canh hoa màu (chủ yếu là khoai lang, đỗ, 12
- lạc). Đất phù sa mới bồi đắp, được hình thành nhờ dòng sông Đuống. Khi con đê hiện nay hình thành, khu bãi được mở rộng hơn so với trước, đất bãi chủ yếu trồng hoa màu như: mía, ngô, khoai, các loại đỗ, lạc... Về đường giao thông, vùng đất Đình Tổ nằm giữa một mạng lưới giao thông thủy - bộ quan trọng của vùng. Đó là đường 283, chạy theo hướng từ Đình Tổ qua Trí Quả về Thanh Khương, Song Liễu rồi đến huyện Mỹ Văn (tỉnh Hưng Yên). Đường giao thông bộ quan trọng thứ hai là đê sông Đuống, chạy theo hướng Tây - Đông, từ Gia Lâm (Hà Nội) vào hết địa phận Gia Lương (nơi tiếp giáp đê sông Thái Bình). Giao thông đường thủy cũng có tầm rất quan trọng đối với Đình Tổ. Hoạt động giao thông này được diễn ra trên dòng sông Đuống - một nhánh nối sông Hồng với sông Thái Bình. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu hầu như đã thống nhất trong việc xác định sông Đuống xưa chỉ là một dòng sông nhỏ, cùng với sông Dâu (chảy qua địa phận Đình Tổ, Thanh Khương...), hợp thành một mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng của miền đất cổ Thuận Thành xưa kia [Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Đình Tổ]. Từ xa xưa, Đình Tổ nổi lên với thế mạnh của những điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước và phát triển các làng nghề, giao lưu buôn bán. Do sự bồi đắp của tự nhiên đã tạo cho vùng đất Đình Tổ vừa có sông, có đường giao thông thủy bộ thuận tiện, đồng ruộng tương đối, tạo nên phong cảnh thật thơ mộng, hữu tình... 1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu Di chỉ khảo cổ học Đại Trạch có vị trí tọa độ 21003’12” vĩ độ Bắc, 106003’09” kinh độ Đông, cách sông Đuống 1,5km về phía Đông Bắc (Bản đồ 1). Di chỉ Đại Trạch được phát hiện cuối năm 1990 do ông Nguyễn Văn Trịnh trong quá trình đào đất làm gạch đã phát hiện được 2 ngôi mộ cùng một số đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn. Nhận được thông tin này Viện Khảo cổ cử cán bộ đến xác minh, từ đó Đại Trạch được biết đến là một khu di chỉ cư trú - mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Năm 1996, trong chương trình điều tra khảo cổ học hai huyện Thuận Thành, huyện Gia Lương (huyện Gia Lương nay là huyện Lương Tài, huyện 13
- Gia Bình) Phạm Minh Huyền và Nishimura Masanari đến thăm di chỉ đã phát hiện những mảnh gốm Đường Cồ, gốm Gò Mun [65, 66]. Cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 1999, Viện Khảo cổ học và các nhà khoa học trường Đại học Pitsburgh (Hoa Kỳ), Đại học Ottago (New Zealand), Đại học Belfast (Ireland) đào hai hố thám sát với diện tích 8m2. Kết quả thám sát cho thấy khu vực này là di chỉ cư trú và lò nung. Tuy nhiên, chức năng của lò nung chưa rõ ràng [66]. Địa tầng các hố thám sát ghi nhận tầng văn hóa ken dày mảnh gốm, than tro, xương động vật. Hiện vật thu được gồm: + Đồ đồng: 1 mũi tên, 2 dùi, 3 mảnh đồng, 1 cục đồng; + Đồ đá: 1 hạt chuỗi, 3 bàn mài. + Đồ xương: 2 công cụ xương. + Đồ gốm: Đồ gốm tương đối nguyên dạng gồm 1 nồi, 11 bi gốm, 2 dọi xe chỉ, 1 tượng đầu chim? 1 mảnh nồi nấu đồng cùng rất nhiều mảnh gốm vỡ. Trong báo cáo về kết quả đợt đào thám sát, các tác giả mới chỉ nhận xét về loại gốm thô ở di chỉ Đại Trạch như sau: - Gốm Gò Mun - Đồng Đậu: Căn cứ vào diễn biến của đồ gốm theo độ sâu thì thấy, về hoa văn hình học nổi trội nhất là hoa văn kẻ khuông nhạc, ở các lớp trên văn khuông nhạc có các mô tip đơn giản, càng xuống sâu càng nhiều mô tip phức tạp, đẹp. - Gốm Đường Cồ: Số lượng ít, chỉ thấy từ lớp mặt cho đến lớp 3 của hố đào. Đây là gốm của văn hoá Đông Sơn, tuy nhiên, sự có mặt của đồ gốm Đường Cồ ở đây là do bị xáo trộn ở lớp trên đã bị xâm hại mất. Kết quả thám sát cho thấy di chỉ có hai giai đoạn phát triển liên tục: giai đoạn sớm từ lớp đất III đến lớp dưới lớp đất I ở độ sâu 90cm đến 40cm. Giai đoạn sớm hoàn toàn thuộc văn hóa Đồng Đậu. Giai đoạn muộn từ độ sâu 40cm trở lên, gồm phần lớn lớp đất I. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa Đồng Đậu sang văn hóa Gò Mun với tính chất Đồng Đậu là chủ yếu. Đồ gốm di chỉ Đại Trạch có nhiều nét giống với di chỉ quanh vùng như Từ Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh), Đình Tràng (Đông Anh, Hà Nội) [66: tr.170-174]. 14
- Từ ngày 6/11 đến ngày 1/12/2001, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Bắc Ninh và nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari tiến hành khai quật lần thứ nhất di chỉ Đại Trạch với diện tích 60m2 (10m x 6m) (ảnh 1 - 2)[67]. Tầng văn hóa được chia thành hai lớp: Lớp trên ký hiệu LI, dày 30cm - 50cm, đất màu đen (ảnh 5-8). Lớp dưới ký hiệu LII, đất màu hơi xanh vàng, ẩm ướt, dày 2,5cm - 3cm. Sinh thổ là đất sét màu nâu đỏ sẫm. Di tích phát hiện được là mộ táng, hố cột, vết tích lò. Mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn có 3 mộ và 1 mộ thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu. Mộ táng giai đoạn Đông Sơn ở di chỉ Đại Trạch là những mộ giàu có. Hiện vật trong mộ đều là những hiện vật Đông Sơn điển hình, bóng dáng của những hiện vật Hán trong những ngôi mộ này mờ nhạt hoặc không có. Ngoài những hiện vật được chôn làm đồ tùy táng, còn phát hiện được những mảnh vỡ của những đồ đồng khác, những mảnh đồng này được chôn một cách có chủ ý. Liên hệ với hiện tượng phát hiện trong trống đồng Cổ Loa I, có thể những hiện vật này là nguyên liệu để đúc đồ đồng. Như vậy, phải chăng chủ nhân của những ngôi mộ này cũng là những người thợ đúc đồng? Hiện vật văn hóa Đông Sơn: Đồ đồng (1 họng giáo, 4 giáo, 8 rìu, 2 đục). Ngoài ra còn có dùi, lưỡi câu và nhiều mảnh đồng vỡ. Đồ đá (2 chiếc khuyên tai); đồ gốm: ngoài đồ gốm tìm được trong mộ, trong tầng văn hóa cũng tìm được nhiều mảnh gốm thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, số lượng rất ít và chỉ tồn tại ở những lớp đất trên (LI-1, 2, 3). Đó là những mảnh gốm Đường Cồ phân biệt dễ dàng với đồ gốm giai đoạn văn hóa Đồng Đậu. Hiện vật giai đoạn văn hóa Đồng Đậu: + Đồ đồng 68 hiện vật gồm 4 búa tán, 4 đục, 2 dao xén, 6 lưỡi câu, 10 mũi khoan, 5 mũi tên, 2 giáo/lao, 2 rìu và nhiều hiện vật khác dựa vào hình dáng được gọi là dao, nạo, chuôi vũ khí, vũ khí, đục vũm... + Đồ đá gồm 2 bôn tứ giác, 1 chì lưới, 12 mảnh khuôn đúc đồng. Ngoài ra còn có bàn mài, hòn ghè, chày nghiền, đá nguyên liệu..,và đồ trang sức (2 vòng tay, 2 hạt chuỗi). + Đồ xương: 2 chiếc bùa đeo 15
- + Đồ gốm gồm 81 bi gốm, 3 dọi xe chỉ, 1 bàn đập, 1 nồi, 5 mảnh nồi nấu và rót đồng cùng nhiều mảnh gốm vỡ mang đặc trưng văn hóa Đồng Đậu. Ở lớp trên (LI) có một số mảnh mang đặc trưng của đồ gốm văn hóa Gò Mun. Các tác giả báo cáo kết quả khai quật di chỉ Đại Trạch năm 2001 đã đưa ra nhận xét như sau: + Đại Trạch là một di chỉ thuộc văn hoá Đồng Đậu rất điển hình. Văn hoá Đồng Đậu ở đây có thể chia thành hai giai đoạn phát triển. - Giai đoạn 1 biểu hiện những đặc trưng nổi trội nhất của văn hoá Đồng Đậu. Kỹ thuật đúc đồng phát triển, các khuôn đúc đồng, mảnh nồi nấu đồng đều phát hiện được ở lớp văn hoá LII. Bộ đồ đồng đặc trưng cho văn hoá Đồng Đậu đã định hình, đó là búa tán, mũi tên cánh én, lao hình lá, dao khắc, nạo? Về đồ gốm nét nổi bật nhất là những mô típ hoa văn đẹp nhất của kỹ thuật tạo hoa văn băng que nhiều răng xuất hiện ở giai đoạn này. - Giai đoạn 2 có sự phát triển vượt trội về số lượng đồ đồng, cũng như số lượng đồ gốm được biểu hiện bởi số mảnh gốm thu được. Giai đoạn 2 đánh dấu một sự chuyển biến về nhiều mặt. Một số loại miệng đồ gốm chỉ thấy ở lớp văn hoá LI, màu sắc của đồ gốm cũng thay đổi, tiêu biểu là nhóm miệng gốm đỏ cứng. Số lượng hiện vật nhiều, biểu hiện cho đời sống kinh tế phong phú. Ở giai đoạn này cũng thấy những yếu tố của sự giao lưu với những vùng xa xôi như vùng sông Mã, sông Chu ở Thanh Hoá được biểu hiện ở một số kiểu dáng đồ gốm cùng hoa văn trang trí. - Trong giai đoạn 2 cũng có thể phân thành hai giai đoạn nhỏ, giai đoạn 2a có thể tính từ lớp LI-6 đến lớp LI-4, giai đoạn 2b là ba lớp đất trên cùng. Ở giai đoạn 2b bắt đầu manh nha xuất hiện những yếu tố của giai đoạn văn hoá muộn hơn - văn hoá Gò Mun. Những mảnh gốm kiểu Gò Mun xuất hiện, màu sắc của loại gốm đỏ cứng sẽ là đặc trưng sau này của đồ gốm Gò Mun. Đây là một trong những minh chứng cho sự ra đời của văn hoá Gò Mun là từ trong lòng văn hoá Đồng Đậu [67: tr.167 - 171]. + Cư dân Đồng Đậu ở di chỉ Đại Trạch cư trú trên nhà sàn, với những hố dày đặc trong tất cả các lớp đất là minh chứng cho điều này. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa cũng cho thấy với môi trường đầm lầy ẩm ướt người thời đó phải chọn cách cư trú trên nhà sàn. Với những tài liệu hiện biết, chúng ta chưa có tài liệu về kỹ thuật làm nhà sàn ở đây, nhưng với những bằng chứng của các hố cột thì có thể nhận thấy nhà sàn được sửa chữa nhiều lần với các hố cột 16
- chằng chịt. Khu vực này hiếm đá nên người ta phải chèn cột bằng những cục đất nung hoặc đất sét. Để tăng sức bền người ta chôn hai ba cột chụm lại một chỗ. + Nhiều hiện tượng có liên quan đến lò hay bếp lò đã được phát hiện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa xác định được chức năng của những di tích này. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cư dân giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở Đại Trạch nói riêng hay cư dân Đồng Đậu nói chung đã có những hoạt động kinh tế khá phong phú, hiểu được những hiện tượng khảo cổ học này sẽ giúp chúng ta đánh giá được trình độ kinh tế xã hội của giai đoạn văn hoá Đồng Đậu. + Ở di tích Đại Trạch là những ngôi mộ táng F8 và F13 thuộc về giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Nhìn lại những ngôi mộ do nhân dân phát hiện ngẫu nhiên và các ngôi mộ khai quật được chúng ta đều nhận thấy đây là những ngôi mộ Đông Sơn giàu có, có những ngôi mộ rất giàu như ngôi mộ F8. Những hiện vật thu được trong mộ đều là những hiện vật Đông Sơn rất điển hình, bóng dáng của những hiện vật Hán trong những ngôi mộ này mờ nhạt hoặc hầu như không có. Ở hai ngôi mộ F8 và F13, ngoài những hiện vật được chôn làm đồ tuỳ táng, chúng tôi còn tìm được những mảnh vỡ của những đồ đồng khác, những mảnh này được chôn một cách có chủ ý. Liên hệ với hiện tượng phát hiện trong trống Cổ Loa I, có thể cho rằng những mảnh đồng này là nguyên liệu để đúc đồ đồng. Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cuộc khai quật năm 2001 đã cung cấp cho giới khảo cổ học 2 mẫu niên đại tuyệt đối về lớp văn hoá Đồng Đậu. Tuổi của 2 mẫu niên đại rất phù hợp với các di tích Đồng Đậu phát hiện ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ [67: tr.167 - 171]. Với mục đích tiếp tục tìm hiểu về tính chất văn hóa, diện phân bố các di chỉ khảo cổ học thuộc giai đoạn đồng thau - sắt sớm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện Quyết định số 108/QĐ-SVHTTDL, ngày 15/05/2013 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc cho phép Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khẩn cấp di chỉ Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật lần thứ 2 di chỉ Đại Trạch theo với diện tích 135m2 (18m x 7,5m) [63] (ảnh 3 - 4). 17
- Kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa dày từ 40cm đến 60cm, đất mềm màu đen ken dày đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, xương răng động vật và than tro... Sinh thổ là đất sét màu nâu đỏ sẫm, màu vàng xám (ảnh 9 - 12). Đợt khai quật năm 2013 đã thu được một số lượng hiện vật khá phong phú, bao gồm: + Đồ đá: 79 hiện vật gồm 2 rìu, 1 vòng, 2 hạt chuỗi, 1 đục?, 1 lưỡi cưa, 51 bàn mài, 23 hòn nghiền... + Đồ gốm gồm 3 chì lưới, 3 tượng đất nung, 91 thỏi đất nung, 3 dọi xe chỉ, 34 bi gốm, 8.762 cục đất nung, 13 bàn xoa, 313 khuôn đúc đồng?... và 34.798 mảnh gốm. + Đồ đồng có 1 lưỡi câu, 4 dây đồng, 80 cục xỉ đồng. + Đồ sắt với 1 tiêu bản. Ngoài số hiện vật trên, các nhà khảo cổ còn thu được nhiều xương động vật và vỏ nhuyễn thể, trong đó có 345 mảnh xương động vật gồm các loài họ mèo, hươu, nai, trâu, bò v.v.. Cùng với kết quả đợt khai quật năm 2001 thì lần khai quật thứ hai năm 2013 đã góp thêm tư liệu, khẳng định di chỉ Đại Trạch thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu, lớp trên của di chỉ đã bắt đầu có sự chuyển biến sang giai đoạn văn hóa Gò Mun. - Giai đoạn 1: là giai đoạn biểu hiện những đặc trưng nổi trội nhất của văn hóa Đồng Đậu. Kỹ thuật đúc đồng phát triển, các mảnh khuôn đúc đồng, mảnh nồi nấu đồng đều phát hiện được ở lớp văn hóa sớm. Về đồ gốm nổi nét nhất là những mô típ hoa văn đẹp nhất của kỹ thuật tạo hoa văn băng que nhiều răng xuất hiện ở giai đoạn này. - Giai đoạn 2: có sự phát triển vượt trội về số lượng mảnh xỉ đồng, cũng như số lượng đồ gốm thu được. Giai đoạn này xuất hiện những yếu tố của giai đoạn văn hóa Gò Mun. Những mảnh gốm kiểu Gò Mun xuất hiện với những loại hình miệng và hoa văn trang trí mang đặc trưng của đồ gốm Gò Mun. Đây là một trong những minh chứng cho sự ra đời của văn hóa Gò Mun từ trong lòng văn hóa Đồng Đậu. Yếu tố văn hóa Đông Sơn, giai đoạn Đường Cồ ở lần khai quật này được phát hiện tuy số lượng không nhiều, nhưng góp phần khẳng định cư dân 18
- Đại Trạch xưa đã cư tụ tại đây từ giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, phát triển qua giai đoạn Gò Mun đến văn hoá Đông Sơn [59,tr.140 - 141; 63]. Tóm lại, qua các đợt đào thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số lượng di tích, di vật rất phong phú. Căn cứ vào kết quả khai quật và nghiên cứu, bước đầu các nhà nhận định Đại Trạch là một di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu điển hình có giai đoạn chuyển tiếp lên văn hóa Gò Mun và có sự hiện diện của khu mộ táng thuộc văn hóa Đông Sơn. Kết quả nghiên cứu di chỉ Đại Trạch đã bước đầu được công bố trong một số Hội nghị thông báo Khảo cổ học thường niên của Ngành Khảo cổ học và được in trong Kỷ yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999, 2002, 2013. Ngoài ra, 2 báo cáo kết quả khai quật di chỉ Đại Trạch năm 2001 và 2013 được lưu giữ tại Thư viện Viện Khảo cổ học. Điều đáng lưu ý là trong các công bố nói trên, việc nghiên cứu về chủ nhân, đời sống, về mối quan hệ văn hoá của cư dân Đại Trạch xưa với các cư dân lân cận ít được đề cập đến. Trong bản luận văn này, ngoài việc hệ thống hoá tài liệu khảo cổ học, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập đến vấn đề nêu trên. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Di chỉ khảo cổ học Đại Trạch là di chỉ cư trú - mộ táng thuộc thời đại Kim khí ở Việt Nam, nằm tại thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Di chỉ phát hiện năm 1990, năm 1999 di tích được thám sát, năm 2001 là cuộc khai quật lần thứ nhất; năm 2013, di chỉ được khai quật lần thứ 2. Tổng diện tích thám sát và khai quật là 203m2.. Qua các đợt đào thám sát và khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số lượng di tích, di vật rất phong phú và đã được công bố bước đầu trên các ấn phẩm chuyên ngành. Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận định đây là một di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu điển hình có giai đoạn chuyển tiếp lên văn hóa Gò Mun và có sự hiện diện của khu mộ táng thuộc văn hóa Đông Sơn. 19
- Những di tích, di vật phát hiện ở di chỉ Đại Trạch đã góp phần làm sáng tỏ hơn không gian văn hóa của văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun và văn hóa Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2226 | 509
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu suy diễn và ứng dụng xây dựng hệ thống tìm đường đi
15 p | 235 | 32
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Gốm Chu Đậu (Hải Dương) - Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014
92 p | 68 | 17
-
Phụ lục Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát ngôn ngữ bảng hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh
291 p | 105 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 201 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm sứ thời Trần – Hồ ở khu vực Thành Tây Đô
219 p | 37 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng)
231 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích bến Cống Cái trong hệ thống thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)
161 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật
164 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long) qua tài liệu khai quật năm 2017-2019
165 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội
189 p | 53 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn