intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang. Trên cơ sở đó, chỉ ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang. Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khảo cổ học: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- NGUYỄN BÌNH CÔNG DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG (BẮC GIANG) QUA HAI LẦN KHAI QUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC Hà Nội, năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn với đề tài: “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật”, được hình thành từ quan điểm của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Hà Nội, ngày 15/8/2019 Tác giả luận văn Nguyễn Bình Công I
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu về mọi mặt của những người thân trong gia đình. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy đủ và trách nhiệm của thầy hướng dẫn: TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản Bảo tàng tỉnh Bình Dương nơi tôi đang công tác. Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức, viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban quản lý Di tích thành Xương Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Điều đó đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình và qua đây cho phép tôi gửi tới Quý vị, Quý cơ quan niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc! II
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG .......... 10 1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang ....................................................... 10 1.2. Kết quả điều tra khảo sát ............................................................................ 17 CHƯƠNG 2. NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT .......... 21 2.1. Địa tầng ...................................................................................................... 21 2.2. Di tích ......................................................................................................... 23 2.3. Di vật .......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG.......................... 61 3.1. Quy mô, cấu trúc thành Xương Giang ....................................................... 61 3.2. Tính chất thành Xương Giang .................................................................... 64 3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang ................................... 68 3.4. Đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang ........................................................................................... 72 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 80 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 88 III
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT h Hình H Hố khai quật khảo cổ học M Mộ MH Mô hình NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục tk Thế kỷ tr Trang UBND Ủy ban nhân dân IV
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ, BẢN ẢNH I. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012 Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008 Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc Bảng 2.8. Thống kê đồ sành Bảng 2.9. Thống kê đồ đất nung Bảng 2.10. Thống kê hiện vật kim loại Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc Biểu đồ 2.7. Các loại hình đồ sành Biểu đồ 2.8. Các loại hình hiện vật đất nung Biểu đồ 2.10. Các loại hình hiện vật kim loại Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ V
  7. MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà MH3. Mô hình kho lương II. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH TRONG PHỤ LỤC 1. BẢNG THỐNG KÊ Phụ lục 1. Bảng tổng hợp phân loại và số lượng di cốt động vật, khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 2. Bảng thống kê thành phần loài và vị trí giải phẫu di cốt động vật, khai quật năm 2011 - 2012 Phụ lục 3. Bảng thống kê kích thước răng hàm trên bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011 - 2012 Phụ lục 4. Kích thước răng hàm dưới bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 5. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 6. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV Phụ lục 7. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV-XVI Phụ lục 8. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ VII-IX Phụ lục 9. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 10. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XV Phụ lục 11. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XIII-XIV Phụ lục 12. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XV-XVI VI
  8. 2. BẢN VẼ HIỆN TRƯỜNG Phụ lục 13. Mặt bằng hố H2 khai quật năm 2008 Phụ lục 14. Mặt bằng hố H3 khai quật năm 2008 Phụ lục 15. Mặt cắt vách bắc hố khai quật H3 năm 2008 Phụ lục 16. Mặt bằng hố H1L1 khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 17. Vách nam hố H1 khai quật năm 2011-2-12 3. BẢN ĐỒ Phụ lục 18. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Phụ lục 19. Sơ đồ toàn bộ diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang Phụ lục 20. Sơ đồ diễn biến trận Xương Giang Phụ lục 21. Sơ đồ thành Xương Giang và vị trí các hố điều tra, khai quật năm 2008 Phụ lục 22. Vị trí các hố khai quật năm 2011-2012 Phụ lục 23. Sơ đồ vị trí các hố khai quật khảo cổ học di tích thành Xương Giang (giai đoạn 1) 4. BẢN ẢNH HIỆN TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH Phụ lục 24. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 25. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 26. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật Phụ lục 27. Địa tầng hố khai quật Phụ lục 28. Địa tầng hố khai quật Phụ lục 29. Di tích kiến trúc Phụ lục 30. Di tích kiến trúc VII
  9. Phụ lục 31. Di tích kiến trúc Phụ lục 32. Di tích ken dày gạch ngói và gạo cháy Phụ lục 33. Di tích hố đất đen Phụ lục 34: Di cốt động vật phát hiện tại di tích thành Xương Giang Phụ lục 35. Di tích mộ táng 5. BẢN ẢNH - BẢN VẼ HIỆN VẬT Phụ lục 36. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 37. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 38. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 40. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Giếng Phủ Phụ lục 41. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 42. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Phụ lục 43. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 44. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 45. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 46. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 47. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 48. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 49. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam Phụ lục 50. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc Phụ lục 51. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc Phụ lục 52. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc VIII
  10. Phụ lục 53. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 54. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 55. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 56. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 57. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 58. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 59. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 60. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 61. Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 62. Ảnh hiện vật đất nung Phụ lục 63. Ảnh - Bản vẽ hiện vật đá Phụ lục 64. Ảnh hiện vật kim loại IX
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành Xương Giang là một tòa thành do quân Minh xây dựng từ năm 1407, với mục đích sử dụng thành này để trấn giữ con đường thiên lý bắc - nam, không cho dân ta nổi dậy. Xưa kia, ngôi thành thuộc xã Thọ Xương, huyện Bảo Lộc; nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là thành lớn nhất của phủ Lạng Giang, có diện tích khoảng 27ha, thành hình chữ nhật. Tường thành dày và cao, được đắp bằng đất, bốn góc có 4 vọng gác. Phía ngoài có hào sâu bao bọc xung quanh, cách 3km về phía nam thành là dòng sông Thương, phía đông bắc là những đồi thấp. Thành Xương Giang là trị sở của chính quyền đô hộ phủ Lạng Giang đồng thời còn là một vị trí trọng yếu của địch, vừa có thể ứng cứu nhanh cho Đông Quan vừa có thể làm chỗ dựa cho viện binh tiến sang. Để bảo vệ vị trí quan trọng này, chính quyền đô hộ nhà Minh đã cử chỉ huy Lý Nhậm và những viên tướng như Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận chỉ huy 2000 quân đóng giữ, cùng với số quân đông đảo đó là bộ máy hành chính dưới sự điều hành của tri phủ Lưu Tử Phụ. Sở chỉ huy được đặt khu đất cao nằm ở giữa thành. Với quy mô to lớn, tường thành vững chắc, kiên cố, lại có hào sâu, binh lực mạnh nên quân giặc ở Xương Giang kiên quyết cố thủ. Tháng 9 năm 1427, bộ chỉ huy nghĩa quân thực sự lo lắng khi hai đạo quân tiếp viện nhà Minh đã áp sát biên giới nước ta. Trước tình thế đó, chủ tướng Lam Sơn Lê Lợi quyết định tăng cường lực lượng đánh chiếm bằng được thành Xương Giang. Đêm ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), cuộc tổng tiến công vào thành Xương Giang bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (3/11/1427), 1
  12. nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang. Toàn bộ tướng lĩnh chủ huy (trừ chủ sự Phan Hậu trốn thoát) từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung... cùng hàng vạn quân lính bị giết và bị bắt. Được tin này Vương Thông vô cùng hoảng hốt và phải chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước. Nếu như chiến thắng ở Chi Lăng là chiến thắng đầu tiên mở đầu thắng lợi cho đường lối “vây thành, diệt viện” thì chiến công Xương Giang đã kết thúc thắng lợi cho đường lối đúng đắn đó của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được giải phóng, nền độc lập dân tộc được giữ vững gần bốn thế kỷ. Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang” nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Chiến thắng Xương Giang và xây dựng khu di tích Chiến thắng Xương Giang thành điểm đến của du lịch Bắc Giang. Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng Hà Bắc (cũ), Bảo tàng Bắc Giang ngày nay tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu nhiều lần. Đặc biệt, năm 2008 và năm 2011-2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang, Ban quản lý dự án thành phố Bắc Giang, Phòng VHTT thành phố Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai lần địa điểm khảo cổ học 2
  13. này đã phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình hiện vật như: vật liệu xây dựng, vật liệu trang kiến trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, di cốt người và động vật… Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc vào công tác tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương với mong muốn được nghiên cứu về khảo cổ học Việt Nam. Đó là lý do tôi tham gia học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên ngành Khảo cổ học. Tuy nhiên, thời gian bảo vệ luận văn sắp đến mà tư liệu phục vụ viết luận văn gặp vô vàn khó khăn do tỉnh Bình Dương tiến hành khai quật khảo cổ học rất ít, hoặc nếu có thì đã có cán bộ sử dụng tư liệu viết luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ. Cho dù di tích đã được điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học nhưng chưa có một công trình tổng hợp nào về những kết quả nghiên cứu này. Được sự động viên và giúp đỡ của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong các bộ sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Việt thông sử, Việt Sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương mục tiết yếu, Việt Nam sử lược, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại cương Lịch Sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam… đều ít nhiều đề cập đến địa danh thành Xương Giang. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu trên không mô tả, khảo cứu cụ thể thành Xương Giang cũng như các công trình ở trong và ngoài thành ra sao mà những tư liệu đó chủ yếu là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử. Qua các tư liệu này, có thể thấy rằng thành Xương Giang ở phủ Lạng 3
  14. Giang được xây dựng trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta (1407-1427). Đây là nơi ghi dấu ấn sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ở thế kỷ XV, bao hàm hai sự kiện lớn: Một là, chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn trong chiến dịch tấn công giải phóng thành Xương Giang ngày 18/10/1427 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi). Hai là, chiến thắng Xương Giang là đỉnh cao thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang lịch sử ngày 3/11/1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi). Có thể nói, cho đến trước những năm 1970, hầu như chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, khoa học nào về di tích thành Xương Giang. Di tích thành Xương Giang chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XX. Bảo tàng Hà Bắc đã kết hợp với các giáo sư và sinh viên Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) nhiều lần điều tra khảo sát, khảo cổ học di tích thành Xương Giang. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ di tích tòa thành, tìm hiểu cấu trúc và kỹ thuật xây dựng thành, tập hợp các tài liệu hiện vật ở khu vực thành do nhân dân phát hiện và lưu giữ, các tài liệu địa danh, địa hình cảnh quan, các truyền thuyết lưu truyền trong nhân gian… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ khảo sát, điều tra, chưa được khai quật khảo cổ học để nghiên cứu một cách chi tiết về di tích cũng như di vật tại di tích thành Xương Giang. Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản sách Địa chí Bắc Giang, địa danh thành Xương Giang đã được đề cập đến, song cũng chỉ là những mô tả mang tính sơ lược: “Thành có diện tích 270.000m2, thành có hình chữ nhật chu vi 2.100m, 4 góc là 4 vọng lâu lớn có đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ”. Để thực hiện chương trình nghiên khảo cổ học tại Bắc Giang cũng như đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thành Xương Giang. 4
  15. Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật thành cổ Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hai lần. Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật 3 hố với tổng diện tích là 154,87m2. Hố khai quật H1 nằm cách tường bao Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố nằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc, vách tây hố H2 cách vách đông hố khai quật H1 83m. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khí tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, vách tây hố khai quật cách tường vườn Khí tượng 10,5m. Kết quả điều tra, thám sát đã khẳng định một cách chắc chắn về quy mô của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất nguyên vật liệu gạch, ngói… cho công trình này. Cùng với kết quả điều tra thì kết quả của các hố khai quật đã đưa ra những nhận thức như sau: Hố khai quật H1 nằm gần đỉnh Đồi Ngô về hướng đông nhưng trong hố khai quật không phát hiện được những bằng chứng về khảo cổ học, điều này cho thấy không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các công trình kiến trúc hay những công trình phục vụ khác. Cùng với kết quả điều tra ở khu vực Đồi Ngô và Giếng Phủ thì kết quả khai quật hố H2 đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những công trình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh. Hố khai quật H3 là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh. 5
  16. Kết quả khai quật lần thứ nhất thành Xương Giang năm 2008 đã phác họa bước đầu về các công trình kiến trúc của thành Xương Giang trong lịch sử và đây sẽ là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di tích này. Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2. Các hố khai quật được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thành phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (H7; H8; H9) nằm ở khu vực trồng cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô. Kết quả khai quật năm 2011-2012 cho chúng ta biết toàn bộ các hố khai quật gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngoài Đồi Ngô về phía tây nam không có dấu tích về công trình kiến trúc, mà nơi đây chỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nát lẫn than tro và tàn tích thức ăn... Vấn đề nghiên cứu về di tích thành Xương Giang từ sau hai cuộc khai quật được đề cập trong một số bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và NPHMVKCH như: - Năm 2008: Kết quả điều tra khảo cổ học tại thành Xương Giang (Bắc Giang) [19]. - Năm 2009: Di cốt người cổ thành Xương Giang (Bắc Giang) [66]. - Năm 2013: Kết quả khai quật di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) [68]. - Năm 2013: Di cốt động vật ở di chỉ thành Xương Giang khai quật năm 2011 [74]. - Năm 2017: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua tư liệu khai quật 6
  17. khảo cổ học [10]. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử cũng như đặc trưng di tích, di vật phát hiện qua các cuộc điều tra khảo sát và hai cuộc khai quật khảo cổ học, có thể thấy thành Xương Giang là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng hợp tư liệu một cách đầy đủ về hệ thống di tích và di vật đã được phát hiện tại di tích thành Xương Giang qua hai cuộc khai quật. Do đó, đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” hoàn thành sẽ giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về di tích thành Xương Giang, góp phần đưa ra những hướng nghiên cứu nhất định về di tích này cũng như việc mở rộng quy mô nghiên cứu trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang. Trên cơ sở đó, chỉ ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang. Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính của đề tài luận văn là di tích thành Xương Giang qua hai lần khai quật khảo cổ học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn sử liệu, hiện vật điều tra khảo sát ở di tích thành Xương Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các loại hình di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở di tích thành Xương Giang 7
  18. qua hai lần khai quật. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa tầng... Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình di vật, cấu trúc mặt bằng... Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học, địa lý học, nhân chủng học, động vật học… Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh bằng chương trình Autocad, Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình khác cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học, về hệ thống di tích, di vật ở di tích thành Xương Giang, từng bước phục dựng lại quy mô cũng như cấu trúc thành Xương Giang trong lịch sử, góp phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học, Văn hóa học và Lịch sử. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu khẳng định thành Xương Giang là một di tích lịch sử quan trọng, là nơi ghi dấu tích tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh liệt 10 năm chiến thắng quân Minh của dân tộc. Giai đoạn 1407 - 1427 là thời kỳ 8
  19. nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại người Việt kiên cường chống trả để bảo vệ nền văn hóa bản địa. Tuy nhiên, những chứng tích vật chất về thời kỳ này còn khan hiếm và không rõ ràng. Trong khi đó, thành Xương Giang là dấu tích rõ ràng của giai đoạn lịch sử này. Vì vậy, di tích thành Xương Giang là khu di tích tiêu biểu lưu giữ các chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạn lịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích thành Xương Giang góp phần định hướng cho người dân cũng như giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về di tích thành Xương Giang Chương 2. Những tư liệu mới qua hai lần khai quật Chương 3. Nhận thức về thành Xương Giang 9
  20. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG 1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang Thành Xương Giang ngày nay thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Phía bắc giáp làng Thành, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang; phía nam giáp phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang; phía đông giáp xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang; phía tây giáp phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang. Thành Xương Giang nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 1km về phía đông bắc, cách Hà Nội 50km, cách tỉnh Lạng Sơn 100km, có đường quốc lộ 1 (cũ) chạy qua. Theo các tài liệu và thư tịch cũ, đến đầu thế kỷ XV, đất nước ta trải qua nhiều biến động sâu sắc. Nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang đứng trước nhiều thử thách nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội ấy, nhà Minh (Trung Quốc) với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” đã tiến hành xâm lược nước ta. “Tháng 9 năm 1406, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần Húc , đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy cứ một một toán mai phục, một toán hành quân, thay phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ núi, chặt cây, mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn” [37, tr 214]. Sau nhiều lần tấn công xâm lược, đến giữa năm 1407, quân Minh đã bắt được cha con Hồ Quý Ly, quan lại triều Hồ cũng dần dần bị bắt hết. Sự nghiệp kháng chiến của nhà Hồ đến đây hoàn toàn thất bại. Dưới ách thống trị của 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2