Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu - Trường hợp ngành dệt may Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam; xác định tác động của năng suất các yếu tố tổng hợp đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may; kiến nghị một số gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động tham gia thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu - Trường hợp ngành dệt may Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN LÊ DIỆU LINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐẾN XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN LÊ DIỆU LINH ẢNH HƢỞNG CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐẾN XUẤT KHẨU: TRƢỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Trần Lê Diệu Linh TP.Hồ Chí Minh,ngày 31 tháng 10 năm 2014
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Các từ viết tắt Tóm tắt CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................1 1.2 Bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam.................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA XUẤT KHẨU .........................................................5 2.1 Khái niệm và nhân tố tác động đến năng suất.................................................5 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................5 2.1.2 Những nhân tố tác động đến TFP ............................................................6 2.2 Mối quan hệ giữa năng suất và xuất khẩu .......................................................8 2.3 Mô hình tổng quát .........................................................................................14 2.3.1 Mô hình tính toán TFP ...........................................................................14 2.3.2 Đặc trưng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: ...........................15
- 2.4 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan: .............................................................20 2.5 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu: ....................................................22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23 3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................23 3.2 Mô hình tính toán tăng trưởng TFP ..............................................................23 3.3 Mô hình phân tích hồi quy ............................................................................24 3.4 Giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến xuất khẩu trong mô hình hồi quy...........................................................................................................26 3.4.1 Biến phụ thuộc ........................................................................................26 3.4.2 Biến độc lập.............................................................................................26 CHƢƠNG 4: HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM................................................32 4.1 Đánh giá hiện trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam .............................32 4.2 Kết quả tính toán TFP ...................................................................................37 4.3 Kết quả hồi quy tác động của TFP đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp ...............................................................................................................................43 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................50 5.1 Kết luận .........................................................................................................50 5.2 Hàm ý chính sách ..........................................................................................51 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................54 5.3.1 Giới hạn nghiên cứu ...............................................................................54 5.3.1 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56 PHỤ LỤC .................................................................................................................60
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hành vi xuất khẩu xác định sự thay đổi trong năng suất ..........................12 Hình 2.2: Hành vi xuất khẩu không xác định sự thay đổi trong năng suất ...............13 Hình 2.3 Khung phân tích của nghiên cứu ................................................................22 Hình 4.1: Nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu dệt may ..........................................36 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cấu trúc ngành .............................................................................................3 Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu liên quan .........................................................20 Bảng 3.1 Tóm tắt và định nghĩa các biến ..................................................................31 Bảng 4.1 Tỷ trọng các nhóm ngành trong ngành dệt may ........................................37 Bảng 4.2 Thống kê mô tả giữa doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu ..........39 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các DN theo ngành năm 2009 .........................................40 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các DN theo ngành năm 2010 .........................................42 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình probit .................................................................44 Bảng 4.6 Ước tính xác suất tham gia thị trường xuất khẩu cho biết xác suất ban đầu ...................................................................................................................................44
- CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DN :Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment :Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GSO General Statistics Office :Tổng cục thống kê TFP Total factor productivity :Năng suất các nhân tố tổng hợp TPP Trans-Pacific Strategic :Hiệp định đối tác Kinh tế chiến Economic Partnership lược xuyên Thái Bình Dương Agreement R&D Research & Development :Nghiên cứu và phát triển VITAS Vietnam Textile and Apparel :Hiệp hội dệt may Việt Nam Society VES Viet Nam Enterprise survey :Khảo sát doanh nghiệp Việt Nam
- TÓM TẮT Là quốc gia đang phát triển với ngành dệt may có bề dày lịch sử, những năm gần đây Việt Nam trở thành một nước xuất siêu trong lĩnh vực ngành dệt may. Điều này có lẽ là một tin mừng cho ngành công nghiệp vốn thâm dụng nhiều lao động ở nước nhà. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vẫn còn hạn chế trong một số nhóm ngành có ưu thế về vốn, lao động cũng như vị trí thuận lợi tạo cho họ một năng suất cao hơn các doanh nghiệp khác. Từ thực trạng này, nghiên cứu dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng để ước tính năng suất các nhân tố tổng hợp TFP và sử dụng mô hình hồi quy probit để đo lường tác động của nhân tố năng suất các nhân tố tổng hợp và một số biến liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp đến khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP thường cao hơn ở các doanh nghiệp xuất khẩu và có tác động mạnh mẽ đến việc tham gia thị trường xuất khẩu. Qua đó tác giả đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách để góp phần thúc đẩy tăng trưởng TFP và tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham vào thị trường xuất khẩu hơn nữa.
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới từ năm 2003 đến nay là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Sau các bài báo tiên phong của Melitz (2004), Melitz & Ottaviano (2003) và Bernard & cộng sự (2003) đã đưa ra các giả định về doanh nghiệp đại diện cho các ngành và lý thuyết nền về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm không đồng nhất và sự cân bằng trong thương mại quốc tế. Giả định quan trọng trong lý thuyết này đó chính là những doanh nghiệp có năng suất các nhân tố tổng hợp cao sẽ tự đưa ra quyết định của họ về việc có tham gia vào thị trường xuất khẩu hay không. Giả định này cung cấp cho chúng ta kết quả đó là tồn tại một mối quan hệ nhân quả từ năng suất doanh nghiệp và khả năng tham gia xuất khẩu. Theo kết quả trong báo cáo điều tra về năng lực cạnh tranh công nghệ ở Việt Nam (2011) thì 28% doanh nghiệp được hỏi cho biết lãi suất cao là khó khăn chính của họ, 19% nói rằng lạm phát cao và biến động ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh của họ, 17,5% trong số trên 10 nghìn doanh nghiệp cho biết họ khó tiếp cận vốn vay và 7% nói rằng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguồn điện cung cấp không ổn định và chính sách kinh tế vĩ mô không thể dự đoán được. Có thể vì lý do này mà doanh nghiệp Việt Nam khó lòng đầu tư nâng cao năng suất sản xuất của họ để hướng ra thị trường xuất khẩu nếu không có sự trợ giúp từ phía chính phủ. Ở bài luận văn này, tác giả sẽ tập trung ở một cấp độ vi mô hơn và chọn ngành dệt may làm đối tượng để nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng suất doanh nghiệp và việc quyết định tham gia
- 2 vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực trong ngành dệt may đó là: sản xuất sợi, ngành dệt và sản xuất trang phục. 1.2 Bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam: Ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho ngành Dệt may Việt Nam những cơ hội rất lớn về thị trường, về đầu tư, và trên khía cạnh hội nhập quốc tế về chính sách, pháp luật và đàm phán. Nhìn chung nhà nước ta cũng có sự quan tâm các vấn đề về chính sách cũng như về toàn cầu hóa, định hướng ngành dệt may theo hướng xuất khẩu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập về nguồn nguyên vật liệu, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, các chính sách vi mô để có thể thúc đẩy ngành phát triển hơn. Ngoài ra, ngành Dệt may nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, trình độ người lao động chưa cao, nguồn vốn chưa dồi dào, nên năng suất các yếu tố tổng hợp vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, qua bảng 1.1 về cấu trúc của ngành cho chúng ta thấy, ngành dệt may có chu kỳ ngành tương đối phát triển, có những biến động về doanh thu thấp nên cũng có một sự hấp dẫn tương đối đối với các doanh nghiệp ngoài ngành. Tuy vậy, đối với ngành dệt may ở nước ta thì mức độ hỗ trợ, mức độ tập trung và mức độ toàn cầu hóa tương đối thấp. Đặc biệt, khả năng gia nhập vào thị trường xuất khẩu tỏ ra rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ các yếu tố trên đã đặt ra câu hỏi liệu việc khó khăn trong gia nhập vào thị trường xuất khẩu có liên quan tới năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may hay không?
- 3 Bảng 1.1 Cấu trúc ngành Chu kỳ ngành Phát triển Rào cản gia nhập ngành Thấp/Cao* Biến động doanh thu Thấp Mức độ toàn cầu hóa Thấp Hỗ trợ ngành Thấp Mức độ cạnh tranh Cao Mức độ tập trung Thấp Mức độ quy định Trung bình * Rào cản gia nhập ngành Thấp đối với kinh doanh nội địa, Cao đối với kinh doanh xuất khẩu Nguồn: VITAS 2014 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Xác định tác động của năng suất các yếu tố tổng hợp đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. Kiến nghị một số gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động tham gia thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Bài viết nỗ lực trả lời câu hỏi trọng tâm: “ Phải chăng các doanh nghiệp có năng suất nhân tố tổng hợp cao sẽ có xu hướng tham gia vào thị trường xuất khẩu ?” thông qua việc lần lượt trả lời các câu hỏi cụ thể: Năng suất các nhân tố tổng hợp tác động như thế nào đến hành vi tham gia vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam? Chính sách nhằm cải thiện và thúc đẩy năng suất nhân tố tổng hợp cho ngành dệt may ở nước ta như thế nào để khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu ? 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo ở cấp độ ngành với ngành được chọn là ngành dệt may Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2010. Dữ liệu tính toán chủ yếu lấy từ Niên giám thống kê hàng năm và trên trang web của Tổng cục thống kê. Nghiên
- 4 cứu sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng của Solow (1956) để tính toán tăng trưởng TFP và sử dụng phương pháp ước lượng hàm phân phối tích lũy CDF hồi quy phương trình probit để đánh giá tác động năng suất nhân tố tổng hợp TFP lên khả năng tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu nhằm kiểm định lại các kết quả của các nghiên cứu trước về mối liên hệ giữa TFP và khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may Việt Nam. Sau đó, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý về mặc chính sách để nâng cao năng suất, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tham gia vào thị trường xuất khẩu. 1.6 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 5 chương, tiếp sau chương giới thiệu là chương 2, chương này trình bày cơ sở lý thuyết sử dụng để đánh giá tác động của TFP đến tỷ lệ tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua các mô hình. Trong chương này cũng sẽ nêu ra một số nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu này. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm mô tả số liệu và mô hình phân tích. Phần kết quả và thảo luận về chỉ số TFP và tác động của nó đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ được trình bày ở chương 4. Chương 5 sẽ là phần kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA XUẤT KHẨU Trong phần này, đầu tiên tác giả sẽ khái quát về TFP và những nhân tố tác động đến TFP sau đó sẽ tìm mối quan hệ giữa khả năng tham gia thị trường xuất khẩu và năng suất nhân tố tổng hợp và cuối cùng là tóm tắt một số nghiên cứu liên quan. Đối với nghiên cứu này, năng suất nhân tố tổng hợp TFP sẽ được tác giả sử dụng như là năng suất của doanh nghiệp và xuất khẩu của doanh nghiệp ở đây chính là hành vi tham gia vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đó. 2.1 Khái niệm và nhân tố tác động đến năng suất 2.1.1 Khái niệm Năng suất nhân tố tổng hợp TFP hay còn được gọi là phần dư Solow được đưa ra lần đầu tiên bởi Robert Solow trong nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng kinh tế của mình năm 1956. Khái niệm TFP ban đầu được dùng trong phân tích vĩ mô, nhưng sau đó nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các phân tích vi mô ở cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Theo Solow (1956) hàm sản xuất được viết dưới dạng: Y = A(t)F(K,L) , A(t) chính là TFP. (2.1) Nhiều nghiên cứu cho rằng TFP thể hiện một phần của đầu ra còn lại không giải thích được sự đóng góp trong các yếu tố đầu vào. Cụ thể, TFP đo lường đóng góp cho đầu ra của nền kinh tế vượt ra ngoài đóng góp bởi số lượng lao động, máy móc và vốn sử dụng. Như vậy, TFP phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, của vốn và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực này. Do đó, việc tăng TFP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khi mà nền kinh tế hiện nay đang chuyển sang hướng phát triển mới. Nâng cao
- 6 TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất cùng với đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng mức lương thuởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. TFP có thể tăng vì nhiều lý do: chất lượng của lao động tăng lên, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng giúp họ làm việc có năng suất hơn; thay đổi về thành phần hay chất lượng của vốn khiến cho vốn sử dụng có hiệu quả cao hơn như là đầu tư vào các dây chuyền thiết bị hiện đại, sử dụng nhân công tay nghề cao, tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm…; áp dụng tiến bộ, kỹ thuật quản lý thông qua các quá trình học tập, sáng tạo, vay mượn từ tri thức toàn cầu, hay chỉ đơn giản là rút kinh nghiệm từ thực tế làm việc,.. ; tái cơ cấu lại nền kinh tế hay còn gọi là tái phân bổ nguồn lực; phát triển thị trường để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động; ngoài ra những thay đổi ngắn hạn về cầu cũng có thể làm thay đổi TFP. 2.1.2 Những nhân tố tác động đến TFP: Chất lượng nguồn lao động: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động, nâng cao trình độ học vấn làm tăng khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ; nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động. Đầu vào có chất lượng của nguồn lao động làm tăng năng lực sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao- yếu tố rất quan trọng làm tăng TFP. Ở các quốc gia đang phát triển, vai trò của vốn nhân lực là để hấp thu các công nghệ hiện đại từ các quốc gia phát triển. Ở quốc gia phát triển, vai trò nguồn vốn nhân lực là để thực hiện các đổi mới công nghệ. Yếu tố tác động tới chất lượng lao động là đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chất lượng nền giáo dục đào tạo, tác động FDI (Haacker, 1999) và học tập bằng cách thực hành -learning by doing (Arrow, 1962). Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: Khi có thay đổi về nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ có tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- 7 về sản phẩm, hàng hóa, đây chính là cơ sở và điều kiện quan trọng để sử dụng tối ưu và phát huy tối đa các nguồn lực. Melitz (2003) cho rằng nhu cầu xuất khẩu tăng doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, thực hiện chuyên môn hóa, mở rộng sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động (Hiệu quả kinh tế theo quy mô). Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư: tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng cao, có lợi thế so sánh, có công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại, tự động hóa. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế. Đầu tư vào công nghệ mới sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất. Thông qua cơ cấu lại vốn, các ngành sẽ hoạch định tốt hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thay đổi cơ cấu kinh tế: Thay đổi cơ cấu kinh tế các ngành và thành phần kinh tế, phân bổ nhiều hơn các nguồn lực phát triển cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, tận dụng tốt lợi thế so sánh từ đó đóng góp vào việc tăng TFP. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ: Trong các yếu tố kể trên, yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng góp vào tăng TFP được được cho là quan trọng hơn cả (Hall và Jones, 1999). Thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu và phát triển sản phẩm; cải tiến quy trình sản xuất; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến…) để tác động nâng cao năng suất. Theo lý thuyết tân cổ điển của Solow (1956) đã chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ là nguồn gốc của tăng trưởng trong dài hạn và nó là nhân tố quyết định đến tăng trưởng TFP. Như vậy, trong các yếu tố cần tác động để có thể gia tăng TFP, những nội dung về KH&CN cần phải tập trung là nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động; tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, phát triển tài sản trí tuệ….
- 8 2.2 Mối quan hệ giữa năng suất và xuất khẩu Ý tưởng cho rằng hoạt động tham gia xuất khẩu có liên quan đến tăng trưởng kinh tế đã được công nhận trong các tài liệu trong nhiều năm (Beckerman 1962; Kaldor 1970; Caves 1971; Balassa 1988), nhưng mối quan hệ nhân quả về hai khái niệm này vẫn còn chưa rõ ràng. Một mặt, các tài liệu tăng trưởng xuất khẩu dự đoán rằng tham gia xuất khẩu tạo ra một sự gia tăng sản lượng và năng suất của đất nước. Mặt khác, các học giả cho rằng có sự tác động trực tiếp từ tăng trưởng năng suất đến việc tham gia xuất khẩu. Nhiều lập luận ủng hộ giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đưa ra trong những năm qua. Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu là một thành phần quan trọng của nhu cầu tự định và xác định một hiệu ứng số nhân trên đầu tư và hiệu quả (Beckerm 1962; Kaldor 1970; Thirlwall 1980) cả trong xuất khẩu (tác động trực tiếp) và trong ngành liên quan trong nền kinh tế nội địa (hiệu ứng liên kết) (Khan và Khanum 1997). Thứ hai, tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu thúc đẩy việc phân bổ lại nguồn lực từ các ngành phi thương mại và cho ngành xuất khẩu của chính nó, làm gia tăng tương đối năng suất tổng thể của đất nước (Bernard and Jensen 1999b; Giles and Williams 2000). Thứ ba, xuất khẩu là một phương tiện để tạo ra dòng vốn ngoại tệ, cần thiết để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu (Thirlwall 1980). Cuối cùng, định hướng ra bên ngoài có thể dẫn đến hiệu quả đạt được cho các doanh nghiệp do phát triển kinh tế theo quy mô và sự học hỏi kết hợp với phổ biến kiến thức từ các quan hệ quốc tế (Ngân hàng Thế giới 1993). Theo quan điểm của Caves (1971) và một số nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng có mối quan hệ nhân quả từ tăng trưởng năng suất để tham gia xuất khẩu. Đặc biệt, họ cho rằng tăng trưởng kinh tế giúp nâng cao kĩ năng sản xuất và công nghệ tạo ra cơ sở cho việc có lợi thế trong cạnh tranh quốc tế và lần lượt xác định kim ngạch xuất khẩu (Krugman 1984). Hơn nữa, người ta lập luận rằng các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu phải chịu chi phí chìm do việc phải thành lập một kênh phân phối quốc tế hoặc các thích ứng của sản phẩm với các tiêu chuẩn nước ngoài trong đó xác định rằng chỉ có các doanh nghiệp lớn hơn và hiệu quả hơn sẽ bắt đầu tham gia xuất khẩu ( Roberts và Tybout 1997; Bernard và cộng sự 2000).
- 9 Bên cạnh đó, những nghiên cứu này còn tập trung vào các dữ liệu kinh tế vĩ mô, một số các công trình gần đây đã cố gắng đi đến cấp độ vi mô, nhìn vào hướng quan hệ nhân quả giữa hoạt động tham gia xuất khẩu và tăng trưởng năng suất tại mức độ cấp doanh nghiệp. Đây là một bộ phận mới của lý thuyết khai thác ngày càng tăng tính sẵn có của các bộ dữ liệu cấp doanh nghiệp, cho phép tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiệu quả đạt được từ hành vi xuất khẩu của doanh nghiệp đó là một trong những kênh mà qua đó hoạt động xuất khẩu xác định tăng trưởng kinh tế. Có hai câu hỏi quan trọng của lý thuyết này là: “Các doanh nghiệp hiệu quả hơn do tham gia xuất khẩu?” và “Có phải những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thì hiệu quả hơn ?”. Thực tế, sự tương quan giữa năng suất và xuất khẩu có thể là kết quả của hai yếu tố khác nhau, nhưng không loại trừ lẫn nhau. Một mặt, các doanh nghiệp kinh doanh tốt trở thành nhà xuất khẩu bởi vì xuất khẩu đòi hỏi một số chi phí bổ sung chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí liên quan đến việc thiết lập một kênh phân phối hoặc chi phí sản xuất để thay đổi sản phẩm cho thị trường quốc tế. Sự thay đổi này ngụ ý rằng chỉ có các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn mong đợi mới có thể trang trải các chi phí bổ sung hợp lý và sẽ thâm nhập vào thị trường xuất khẩu. Do đó, mối tương quan giữa năng suất và xuất khẩu có thể phát sinh như là sự tự lựa chọn tốt hơn của các doanh nghiệp để đi vào thị trường xuất khẩu. Mặt khác, các nhà xuất khẩu có thể học hỏi từ sự hiện diện của họ trong thị trường quốc tế vì hai lý do chính. Đầu tiên, quan hệ quốc tế với người mua và khách hàng có khả năng bồi dưỡng kiến thức và lan tỏa công nghệ chẳng hạn như tiếp cận được chuyên môn kỹ thuật bao gồm sản phẩm mới thiết kế và phương pháp sản xuất mới. Thứ hai nhu cầu quốc tế, xác định một năng suất sử dụng cao hơn và cho phép khai thác kinh tế theo quy mô. Đầu tiên ở câu hỏi thứ nhất, đối với Đài Loan, Aw và cộng sự (2000) tìm thấy các doanh nghiệp mới được xuất khẩu tốt hơn các công ty khác trước khi gia nhập thị trường xuất khẩu, và trong một số ngành công nghiệp mà họ học được cách cải thiện năng suất sau nhập cảnh. Theo nghiên cứu của Kraay (1999), ông ước tính một phương trình bảng năng động duy nhất của ba chỉ số về năng suất và hiệu quả
- 10 (TFP, năng suất lao động, chi phí đơn vị) vào độ trễ của kết quả và cường độ xuất khẩu, đo bằng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu và trong một mẫu của các doanh nghiệp Trung Quốc, ông tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ giả thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu. Bleaney và cộng sự (2000) ước tính một hiệu ứng ngẫu nhiên bằng phương trình bảng động để làm việc trong một mẫu của các doanh nghiệp đến từ Belarus, Nga và Ukraine và thấy rằng việc làm hiện nay là tích cực liên quan đến các thị phần xuất khẩu đầu ra trong giai đoạn trước. Họ giải thích phát hiện này là phù hợp với lý thuyết học tập, mặc dù, nói đúng ra, họ đã không nhìn vào bất kỳ thay đổi hiệu quả của doanh nghiệp Giai đoạn tiếp theo các học giả đã nhắm vào câu hỏi thứ hai, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các doanh nghiệp sẽ trở thành nhà xuất khẩu thì trước đó họ sẽ có một số lợi thế tương đối phong phú và rõ ràng. Một số nghiên cứu nhấn mạnh lợi thế sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu (Roberts và Tycơn.,1997; Bernard và Jensen 1999b, 2001; Bernard và Wagner năm 1997, năm 2001; Aw và cộng sự 1998). Những người khác tập trung vào vai trò của sự năng động trong sáng tạo (Wakelin năm 1998; Sterlacchini năm 1999; Basile 2001), quy mô doanh nghiệp (Sterlacchini 2001; Bernard và Jensen 1999a , 2001) và quan hệ với nước ngoài (Aitken và cộng sự 1997; Sjoholm 1999) trong hành vi xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ở đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy năng suất như là một “nhân” mạnh mẽ tác động đến “quả” là xuất khẩu. Clerides và cộng sự (1998) đã thận trọng hơn và nỗ lực để sắp xếp ra sự chỉ đạo của quan hệ nhân giữa năng suất và tham gia xuất khẩu. Họ ước tính một hệ thống gồm hai phương trình, một là sự lựa chọn vào thị trường xuất khẩu, hai là quá trình điều chỉnh các chi phí có liên quan đến việc xuất khẩu. Các vấn đề trước được mô tả thông qua mô hình probit được dùng để kiểm tra quyết định tự lựa chọn vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có năng suất cao hơn khi tham gia xuất khẩu. Kinh nghiệm xuất khẩu được đại diện bởi một biến giả (tình trạng xuất khẩu) dùng để nhận dạng các doanh nghiệp trở thành nhà xuất khẩu hoặc không. Sử dụng
- 11 dữ liệu từ các doanh nghiệp từ Colombia, Mexico và Morocco họ tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ của sự lựa chọn, tức là các doanh nghiệp có năng suất cao sẽ tự quyết định mình có tham gia vào thị trường xuất khẩu hay không và không có bằng chứng về học tập. Bernard và Jensen ( 1999) và Bernard và Wagner (1997) theo một chiến lược thực nghiệm khác nhau để trả lời các câu hỏi về quan hệ nhân quả giữa tham gia xuất khẩu và năng suất. Họ hồi quy mô hình dữ liệu chéo của tỷ lệ tăng trưởng năng suất và chỉ số hoạt động khác như là một chức năng của tình trạng xuất khẩu, được đo bằng một biến nhị phân, biến lấy giá trị 1 nếu một doanh nghiệp được xuất khẩu trong năm đầu tiên và các biến giải thích khác như: đặc trưng doanh nghiệp, một số biến giả cho ngành và khu vực địa phương. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Clerides và cộng sự (1998). Họ nhận ra rằng, không có mối quan hệ nhân quả theo chiều từ xuất khẩu đến năng suất trong một mẫu các doanh nghiệp của Mỹ và các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất của Đức, tình trạng xuất khẩu tốt nhất không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về năng suất và trong một số trường hợp thậm chí còn tác động tiêu cực. Tuy nhiên, họ tìm thấy xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đối với khả năng sống còn của doanh nghiệp cũng như tăng trưởng về quy mô và đặc biệt là trong việc làm. Trong một bài báo khác, Bernard và Jensen (1999b) cũng cho thấy điều này gây ra một sự tăng trưởng tổng năng suất do hiệu ứng thành phần: các nhà xuất khẩu tăng quy mô doanh nghiệp, thị phần của họ trong năng suất tổng hợp tăng và kể từ khi họ có kết quả thực hiện tốt hơn trước khi gia nhập thị trường xuất khẩu, tổng hợp về năng suất đã tăng lên đáng kể. Aw và cộng sự (1998) so sánh giá trị năng suất trung bình của nhóm các doanh nghiệp đã trải qua những mô hình khác nhau của quá trình chuyển đổi vào và ra khỏi thị trường xuất khẩu, để xác định tầm quan trọng của tự lựa chọn và học tập thông qua xuất khẩu. Họ xác định 4 trạng thái khác nhau cho mẫu của họ: ở ngoài (doanh nghiệp không xuất khẩu trong thời gian t và t+1), gia nhập (doanh nghiệp không xuất khẩu trong thời gian t nhưng tham gia xuất khẩu trong thời gian t+1), đi ra (doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian t nhưng không xuất khẩu trong thời gian
- 12 t+1), tồn tại (doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian t và t+1). Họ nhận thấy sự khác biệt giữa các doanh nghiệp của Đài Loan và Hàn Quốc trong tầm quan trọng của quyết định tự lựa chọn và học tập. Như vậy, đối với các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ phù hợp với sự tự lựa chọn và trong một số lĩnh vực lại xuất hiện bằng chứng ủng hộ giả thuyết học tập thông qua xuất khẩu. Việc xem xét ngắn gọn về các tài liệu cho thấy, mặc dù thực tế rằng chỉ có trong những năm gần đây các học giả đã bắt đầu nhắm đến những câu hỏi về quan hệ nhân quả giữa tham gia xuất khẩu và năng suất tại cấp độ vi mô, một số công trình thực nghiệm đã phát triển mạnh mẽ, sử dụng một loạt các phương pháp thực nghiệm trên các quốc gia khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Đáng chú ý, một trong những quy luật trong các nghiên cứu dường như là nghiên cứu sử dụng tình trạng xuất khẩu như một biện pháp đo lường kinh nghiệm xuất khẩu có xu hướng là không tìm thấy có tác dụng học tập trong xuất khẩu, trong khi các nghiên cứu bằng cách sử dụng phần xuất khẩu trên tổng doanh thu (cường độ xuất khẩu) thì có xu hướng tìm hiệu ứng học tập tích cực. Log(productivity) Exporter A Exporter B 0 x T Time Nguồn: Castellani(2002) Hình 2.1: Hành vi xuất khẩu xác định sự thay đổi trong năng suất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn