intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm doanh nghiệp khoa học – công nghệ ở Việt Nam và đề xuất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của mô hình vườn ươm DN KHCN thông qua kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các vườn ươm khu vực TP.HCM và từ đó đưa ra nhận định về khả năng ứng dụng mô hình vườn ươm tại TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp, tạo cơ sở tham khảo cần thiết trong quá trình triển khai, đầu tư ứng dụng mô hình và gợi ý chính sách đối với hai địa phương này cũng như cho khu vực ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm doanh nghiệp khoa học – công nghệ ở Việt Nam và đề xuất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VÕ THỊ THU HƢƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VÕ THỊ THU HƢƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. DWIGHT H. PERKINS TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Võ Thị Thu Hƣơng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý và đội ngũ giảng viên, nhân viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi hoàn tất khóa học thạc sĩ. Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn Thầy Dwight Perkins, Thầy Phan Chánh Dưỡng, Thầy Vũ Thành Tự Anh, Thầy Đinh Công Khải đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Hans Georg Jonek, Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Ông Lê Minh Hiếu, Ông Mai Thanh Phong, Ông Nguyễn Tiến Thành đã cho tôi cơ hội tham quan vườn ươm và ý kiến trao đổi với chủ đề nghiên cứu của luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ nơi tôi công tác đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập tại Chương trình. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã chia sẻ và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Võ Thị Thu Hương
  5. iii TÓM TẮT Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ và đề xuất đối với khu vực ĐBSCL phân tích các nhân tố ảnh hưởng cụ thể như sự tham gia của nhà nước, năng lực trường, viện nghiên cứu và mức độ phát triển công nghiệp trong quá trình tham gia tạo nên sự thành công của mô hình vườn ươm. Luận văn lựa chọn tình huống Trung Quốc là một trong những quốc gia ứng dụng mô hình vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ thành công nhất khu vực Châu Á. Luận văn lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 3 mô hình vườn ươm gồm vườn ươm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung, vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ tại Đại học Nông lâm TP.HCM, vườn ươm Phú Thọ tại Đại học Bách khoa TP.HCM thuộc khu vực Đông Nam Bộ sát sườn khu vực ĐBSCL để có thể so sánh các điều kiện tương đồng và khác biệt trong quá trình ứng dụng mô hình vườn ươm tại khu vực ĐBSCL có thể gặp phải. Ứng dụng mô hình vườn ươm là có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, tuy nhiên các yếu tố cần thiết để mô hình vườn ươm phát huy tác dụng cần được các nhà quản lý và các tổ chức ứng dụng hiểu rất rõ.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ ix CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 4 2.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 4 2.2 Quá trình hình thành và phát triển............................................................................. 4 2.3. Vai trò và phân loại vƣờn ƣơm.................................................................................... 5 2.3.1. Vai trò của vườn ươm DN KHCN ....................................................................... 5 2.3.2. Phân loại vườn ươm: ............................................................................................ 6 2.4. Các dịnh vụ cung cấp của vƣờn ƣơm .......................................................................... 6 2.5. Đối tác tham gia quá trình ƣơm tạo ............................................................................ 7 2.6. So sánh mức độ hỗ trợ công nghệ với một số mô hình hỗ trợ DN khác .................. 7 CHƢƠNG 3. HỆ THỐNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG............... 8 3.1. Tổng thuật một số tài liệu nghiên cứu vƣờn ƣơm DN KHCN .................................. 8 3.2. Hệ thống các nhân tố tác động vƣờn ƣơm DN KHCN ở Việt Nam ....................... 10 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VƢỜN ƢƠM DN KHCN TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ................................................................................................................... 12
  7. v 4.1. Trƣờng hợp vƣờn ƣơm Trung Quốc......................................................................... 12 4.1.1. Lựa chọn phân tích vườn ươm Trung Quốc ...................................................... 12 4.1.2. Tổng quát chung vườn ươm TQ ........................................................................ 12 4.1.3. Phân tích các nhân tố tác động thành công của vườn ươm TQ ......................... 13 4.1.3.1. Vai trò nhà nước đối với vườn ươm DN KHCN ........................................ 13 4.1.3.2. Công nghiệp và tư vấn hỗ trợ ..................................................................... 18 4.1.3.3. Chất lượng của trường, viện nghiên cứu trong mối tương tác .................... 20 4.1.3.4. Trường hợp vườn ươm DN quốc tế Bắc Kinh- Trung Quốc ...................... 21 4.1.3.5. Kết luận ....................................................................................................... 22 4.2. Trƣờng hợp vƣờn ƣơm Việt Nam ............................................................................. 23 4.2.1. Một số nét chính vườn ươm Việt Nam .............................................................. 23 4.2.2 Lựa chọn vườn ươm khu vực TP.HCM .............................................................. 23 4.2.3 Phân tích các nhân tố đối với sự thành công của vườn ươm tại khu vực ........... 24 4.2.3.1. Vai trò nhà nước đối với vườn ươm DN KHCN ........................................ 24 4.2.3.2. Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ .................................................................... 26 4.2.3.3. Chất lượng của trường, viện nghiên cứu trong mối tương tác với.............. 28 4.2.3.4. Hoạt động vườn ươm khu vực TP.HCM .................................................... 28 4.2.3.5. Đánh giá hoạt động vườn ươm khu vực TP.HCM...................................... 30 4.2.3.6. Kết luận ....................................................................................................... 33 CHƢƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO KHU VỰC ĐBSCL ....................................... 34 5.1. Khái quát vùng ĐBSCL ............................................................................................ 34 5.2. Đề xuất một số vấn đề trong ứng dụng mô hình vƣờn ƣơm DN KHCN ............... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 38 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 42
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ Thông tin CSES Centre for Strategy & : Trung tâm đánh giá và thẩm định Evaluation Services ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNXK : Doanh nghiệp xuất khẩu EU European Union : Cộng đồng các nước thành viên Châu Âu FDI Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GIZ Gesellschaft für : Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức Internationale Zusammenarbeit KHCN : Khoa học Công nghệ LĐ : Lao động NAFOSTED National Foundation for : Quỹ phát triển khoa học Công nghệ Quốc gia Science & Technology Development NĐ-CP : Nghị định Chính phủ NDT : Nhân dân Tệ NGO Non-Governmental : Tổ chức phi Chính phủ Organizations NLU-TBI Nong Lam University – : Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Technology Business trường Đại học Nông lâm Incubator NN : Nông nghiệp NSNN : Ngân sách Nhà nước PTNT : Phát triển Nông thôn S&T Science & Technology : Khoa học Công nghệ SBI Software Business : Vườn ươm Doanh nghiệp Phần mềm
  9. vii Incubator SHTT : Sở hữu Trí tuệ TORCH : Ngọn đuốc – Chương trình Phát triển Sáng tạo của Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TQ : Trung Quốc UBND : Ủy ban Nhân dân UNIDO United Nations Industrial : Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc Development Organization VEF Vietnam Education : Quỹ giáo dục Việt Nam Foundation VN : Việt Nam VND : Việt Nam đồng WEF World Economic Forum : Diễn đàn Kinh tế Thế giới WIPO World Intellectual : Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Property Organization WTO World Trade Organization : Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ hỗ trợ công nghệ của một số mô hình ................................................. 7 Bảng 4.1. Vƣờn ƣơm DN KHCN Trung Quốc (1994-2005) ........................................... 13 Bảng 4.2. Tỷ lệ gia tăng thƣơng hiệu, tài sản trí tuệ, GDP một số quốc gia ................. 15 Bảng 4.3. Các quỹ đầu tƣ góp phần vào phát triển KHCN TQ so sánh với VN .......... 15 Bảng 4.4. Giá trị gia tăng trong sản xuất và tỷ lệ gia tăng trong ngành công nghiệp giai đoạn năm 2005-2010 .................................................................................. 18 Bảng 4.5. Giá trị và tỷ lệ xuất khẩu công nghiệp, giai đoạn năm 2004-2009 ............... 19 Bảng 4.6. Chỉ tiêu năng lực viện/ trƣờng nghiên cứu TQ .............................................. 21 Bảng 4.7. Chỉ tiêu năng lực viện/ trƣờng nghiên cứu Việt Nam .................................... 28 Bảng 4.8. Tổng kết đánh giá hoạt động 3 vƣờn ƣơm mẫu khu vực TP.HCM ............. 31 Bảng 5.1. So sánh các chỉ tiêu cơ bản DN khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ (2002- 2008).................................................................................................................... 34
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Quá trình phát triển của vƣờn ƣơm doanh nghiệp .......................................... 4 Hình 2.2. Quá trình sàng lọc ý tƣởng kinh doanh đến thƣơng mại sản phẩm ............... 5 Hình 2.3. Các đối tác tham gia trong quá trình ƣơm tạo ................................................. 7 Hình 3.1. Hệ thống các nhân tố tác động vƣờn ƣơm DN KHCN .................................. 11 Hình 4.1. Tỷ lệ chi nghiên cứu % GDP (2000- 2008) ...................................................... 14 Hình 4.2. Năng lực nghiên cứu của nhân lực TQ ............................................................ 20 Hình 4.3. Tỷ lệ DN XK công nghệ cao (2002-2010) ........................................................ 27 Hình 5.1. So sánh tỷ lệ học sinh trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học giữa các vùng .............................................................................................................. 36
  12. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghệ (DN KHCN) trên thế giới hằng năm ươm tạo được hàng trăm DN khoa học công nghệ từ ý tưởng của các nhà khoa học. Vườn ươm cung cấp các yếu tố cần thiết để gia tăng khgả năng sống sót của DN, từ giai đoạn xuất hiện ý tưởng sản phẩm KHCN đến giai đoạn sản xuất và chính thực tham gia thị trường. Sự phát triển của mô hình vườn ươm tại Hàn Quốc, Trung Quốc (TQ), Châu Âu, Hoa Kỳ, Đài Loan… đã chứng minh vai trò của vườn ươm trong việc phát triển DN KHCN. Mô hình vườn ươm được Bộ khoa học công nghệ Việt Nam (VN) khuyến khích và thành lập, cho đến nay đã có trên 10 vườn ươm DN KHCN ở TP.HCM và Hà Nội nhằm thực hiện mục tiêu ươm tạo DN KHCN, gia tăng tỷ lệ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nặng về nông nghiệp và chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của ĐBSCL khá chậm. Kết quả phát triển DN có xu hướng sụt giảm theo thời gian. Vào năm 2000, số lượng DN ở ĐBSCL còn chiếm tới 23% tổng số DN của cả nước thì đến năm 2005, tỷ lệ này giảm xuống còn 13%, và đến nay chỉ còn 10%. Tỉ lệ tăng trung bình hàng năm của số lượng DN trong giai đoạn 2001- 2009 là 10%, chưa bằng ½ tỉ lệ tăng trung bình của cả nước (21.8%). Năm 2009 nhóm ngành công nghệ thấp chiếm trên 86% và có xu hướng tăng, đồng thời nhóm ngành công nghệ trung bình chiếm chưa đến 11%, còn lại chỉ khoảng 3% là công nghệ cao.1 Đứng trước áp lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế dựa vào DN KHCN, TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp ở ĐBSCL đã tiến hành học tập mô hình vườn ươm từ TP.HCM.2 Đại học Cần Thơ cũng đang xây dựng vườn ươm DN KHCN dưới sự tài trợ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Vườn ươm công nghệ TP Cần Thơ do Hàn Quốc tài trợ 1 Nhóm ngành công nghệ thấp: sản xuất đồ uống, thuốc lá, dệt, trang phục, da, giả da, gỗ. giấy, in , tủ bàn, ghế; Nhóm ngành công nghệ trung bình: sản xuất than cốc, hóa chất, cao su, plastic,chất khoáng, kim loại, tái chế, hóa dược liệu; Sản xuất máy móc thiết bị, văn phòng, máy tính, truyền thông, radio, ti vi, dụng cụ y tế chính xác, xe có động cơ, phương tiện vận tải khác. 2 Công văn số 8117/BCT- KHCN ngày 01/09/2011, Xác định ngành công nghiệp chiến lược để xây dựng vườn ươm công nghệ trong khuôn khổ hợp tác VN- Hàn Quốc; Công văn số 09/UBND-NN.PTNT ngày 07/11/2011, Lập đề án vườn ươm DN tỉnh Đồng Tháp; Quyết định 939/TTg ngày 19/07/2012, Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020.
  13. 2 sẽ khởi công xây dựng vào tháng 3/2013 và hoàn thành trong năm 2014 dự kiến sẽ ươm tạo DN phục vụ ngành chế biến nông thủy sản. Một vườn ươm DN CNTT cũng được dự kiến xây dựng tại TP Cần Thơ, cũng trong vùng ĐBSCL, vườn ươm DN KHCN tỉnh Đồng Tháp đang trong giai đoạn triển khai nghiên cứu tiền khả thi. Cho đến nay ở VN chỉ có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của vườn ươm hiện hữu trong việc hỗ trợ sự phát triển của các DN KHCN. Liệu mô hình vườn ươm DN KHCN có thể thực hiện thành công ở khu vực ĐBSCL, vốn có xuất phát điểm và tiềm lực KHCN thấp như hiện nay hay không? Luận văn này sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của mô hình vườn ươm DN KHCN thông qua kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các vườn ươm khu vực TP.HCM và từ đó đưa ra nhận định về khả năng ứng dụng mô hình vườn ươm tại TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp, tạo cơ sở tham khảo cần thiết trong quá trình triển khai, đầu tư ứng dụng mô hình và gợi ý chính sách đối với hai địa phương này cũng như cho khu vực ĐBSCL. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm KHCN là gì? - Mô hình vườn ươm có thực sự cần thiết cho sự phát triển DNNVV trong lĩnh vực KHCN ở VN hay không? - Mô hình vườn ươm DN KHCN liệu có thể áp dụng tại ĐBSCL hay không? - Khuyến nghị đối với ĐBSCL trong việc áp dụng mô hình vườn ươm KHCN là gì? 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính. Cụ thể là nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp, tập trung vào các mô hình vườn ươm trên thế giới, TQ, VN. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng DN và khoa học công nghệ VN, TP.HCM, khu vực ĐBSCL, cụ thể TP Cần Thơ và Đồng Tháp. Bên cạnh các thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát thực tế ba vườn ươm tại công viên phần mềm Quang Trung, Đại học Nông lâm TP.HCM và Đại học Bách khoa TP.HCM. Luận văn này cũng sử dụng phương pháp chuyên gia, trong đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn Ban quản lý của 3 vườn ươm mẫu được chọn là
  14. 3 ông Lê Minh Hiếu - Giám đốc Vườn ươm DN CNTT tại công viên phần mềm Quang Trung, tiến sĩ Mai Thanh Phong - Giám đốc vườn ươm DN KHCN Đại học Bách khoa TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc Vườn ươm KHCN Đại học Nông lâm TP.HCM và chuyên gia Hans Georg Jonek – Chuyên gia tư vấn cao cấp chương trình phát triển kinh tế tư nhân tại Cần Thơ và ĐBSCL thuộc Liên minh Châu Âu/Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật GIZ.
  15. 4 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm Vườn ươm DN là tổ chức liên kết giữa trung tâm/ viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền, các DN khởi sự (các nhóm, cá nhân có ý tưởng thành lập DN). Tổ chức này có mục đích như một lồng ấp, nuôi dưỡng DN khởi sự trong thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua các khó khăn ban đầu, khẳng định sự tồn tại và phát triển như những DN độc lập. (Bùi Nguyên Hùng và đ.t.g, 2006) 2.2 Quá trình hình thành và phát triển Vườn ươm ra đời trong bối cảnh suy thoái kinh tế của các nước công nghiệp phương tây cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Châu Âu và Mỹ đối mặt với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do sự sụp đổ công nghiệp truyền thống dẫn đến sự đổi mới chiến lược phát triển kinh tế dựa vào KHCN mới, tạo môi trường thực sự hỗ trợ cho tạo việc làm cho vùng bị khủng hoảng. Hình 2.1. Quá trình phát triển của vƣờn ƣơm doanh nghiệp Nguồn: CSES (2002)
  16. 5 Từ những năm 1990 trở đi số lượng vườn ươm tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trên thế giới có khoảng 4000 vườn ươm. Khu vực Bắc Mỹ có 1000 vườn ươm. Chi phí trung bình để tạo ra việc làm mới ở Mỹ khoảng 10000 USD, trong khi chi phí tạo việc làm trung bình của vườn ươm chỉ khoảng 1100 USD. Châu Âu có 1200 vườn ươm, mỗi vườn ươm tạo ra 17000 DN. Châu Á có 1152 vườn ươm, trong đó TQ chiếm số vườn ươm nhiều nhất. 2.3. Vai trò và phân loại vƣờn ƣơm 2.3.1. Vai trò của vườn ươm DN KHCN Quá trình từ ý tưởng kinh doanh đến sản phẩm tham gia thương mại trên thị trường có tỷ lệ thành công là 1/1750 (Bùi Nguyên Hùng & đ.t.g, 2006). Do đó nổ lực của vườn ươm cung cấp quá trình nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoặc DN trẻ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, giai đoạn dễ bị tổn thương nhất, thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN phát triển nhanh, giảm thiểu rủi ro kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hình 2.2. Quá trình sàng lọc ý tƣởng kinh doanh đến thƣơng mại sản phẩm Số lượng Ý tưởng Yêu cầu 2000 thị Ý tưởng 1750 trường thành Đặc công 1500 Tính 500 chức Đánh giá, Đặc năng thiết kế, 1000 Tính giới thiệu, sản 100 thử phẩm 500 0 nghiệm 25 10 1 0 0 Giai đoạn phát triển
  17. 6 Do đó vai trò vườn ươm DN KHCN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các nhà khoa học và các kỹ thuật viên thành các chủ DN có khả năng nghiên cứu sản phẩm công nghệ và có khả năng kinh doanh. Thị trường hóa hoạt động nghiên cứu gắn với sản xuất, phục vụ nền kinh tế. Thông qua đó các quốc gia thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa dựa vào DN KHCN. 2.3.2. Phân loại vườn ươm: Phân loại theo hình thức sở hữu: - Vườn ươm do khu vực công tạo ra với mục tiêu phát triển DN và tạo việc làm cho xã hội - Vườn ươm do khu vực tư nhân tạo ra với mục tiêu thu lợi nhuận. Thực tế trên thế giới chỉ có 10% vườn ươm thuộc loại này. - Vườn ươm hình thành từ hợp tác công tư. Phân loại theo lợi nhuận: - Vườn ươm phi lợi nhuận - Vườn ươm vì lợi nhuận. Phân theo thế hệ vườn ươm: - Thế hệ thứ I (những năm 1980) cung cấp không gian làm việc và chia sẻ tiện ích dùng chung cho các nhóm kinh doanh trong vườn ươm. - Thế hệ thứ II: Vườn ươm cung cấp thêm những dịch vị hỗ trợ phát triển kinh doanh và tiếp cận nguồn lực tài chính - Thế hệ thứ III: Áp dụng thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động. Hình thành mô hình vườn ươm ảo và có phương thức hoạt động khác biệt so với mô hình nguyên thủy, được tài trợ bởi các công ty đầu tư mạo hiểm và công ty tư vấn lớn. 2.4. Các dịnh vụ cung cấp của vƣờn ƣơm Mỗi vườn ươm có mục tiêu khác nhau sẽ cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm giảm rào cản gia nhập thị trường cho DN như đăng ký kinh doanh, cơ sở vật chất (văn phòng giá rẻ, phòng thí nghiệm, thiết bị văn phòng, internet, …), tư vấn xây dựng đội ngũ nhân sự, đào tạo toàn diện cho DN, tư vấn kinh doanh, thường được các quản lý (mentor) của DN có kinh nghiệm hướng dẫn. Đặc biệt vai trò vốn mạo hiểm, quỹ vay và
  18. 7 bảo lãnh tín dụng đối với tiếp cận vốn cho DN khởi sự; hỗ trợ tiếp thị thương mại, sở hữu trí tuệ. 2.5. Đối tác tham gia quá trình ƣơm tạo Một vườn ươm DN KHCN đòi hỏi thu hút được nhiều đối tác tham gia gồm viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, DN các ngành công nghiệp và dịch vụ tư vấn hỗ trợ. Hình 2.3. Các đối tác tham gia trong quá trình ƣơm tạo 2.6. So sánh mức độ hỗ trợ công nghệ với một số mô hình hỗ trợ DN khác Bảng 2.1. Mức độ hỗ trợ công nghệ của một số mô hình Mức độ công nghệ Thấp Trung bình Cao Thấp Khu công nghiệp Công viên DN Công viên khoa học Trung bình Khu văn phòng Trung tâm DN Trung tâm sáng tạo được quản lý Mức độ hỗ Cao Vườn ươm DN Trung tâm sáng Vườn ươm DN công trợ quản lý đa ngành tạo và DN nghệ Nguồn: Lâm Nguyễn Hải Long (2006)
  19. 8 CHƢƠNG 3. HỆ THỐNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CỦA VƢỜN ƢƠM DN KHCN 3.1. Tổng thuật một số tài liệu nghiên cứu vƣờn ƣơm DN KHCN Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vườn ươm VN được thực hiện bởi Edmund Malesky và Sara Feinstein (Hoa Kỳ) năm 1999 trong dự án thuộc Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội phối hợp Viện nghiên cứu William Davidson xác định rõ vai trò vườn ươm sẽ giảm được rào cản cho khu vực kinh tế tư nhân thông qua cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (1) Đối với chính sách đối với DN NVV không rõ ràng, vườn ươm cung cấp dịch vụ giúp khởi nghiệp vượt qua rào cản thể chế như bản quyền, đăng ký kinh doanh, …; (2) Tiếp cận đất đai như văn phòng hoạt động; (3) Tín dụng đối với SME thông qua cung cấp dịch vụ giảm chi phí kinh doanh và tiếp cận tín dụng trong trung và dài hạn; (4) Thuế đối với khu vực tư nhân bằng hoạt động tư vấn và câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm; (5) Mạng lưới của các tổ chức hỗ trợ khu vực tư nhân; (6) Tiếp cận dịch vụ tư vấn kinh doanh; (7) Tiếp cận thông tin thông qua cung cấp mạng lưới internet và tin tức KHCN mới; (8) Tiếp cận thị trường quốc tế bởi hỗ trợ DN thông tin thị trường quốc tế, hoạt động xúc tiến thương mại (9) Khoa học công nghệ là rào cản lớn nhất phải được vườn ươm đào tạo, cung cấp các chuyên gia tư vấn. Nghiên cứu trên 17 quốc gia Argentina, Brazil, Canada, China, Czech Republic, Egypt, Finland, Germany, India, Ireland, Israel, Italy, Nigeria, Phillipinies, Taiwan, United Kingdom, the United States of America (Pals, 2006) cho dự án đánh giá chất lượng đã rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của vườn ươm bao gồm: (1) Đầu tư cho vườn ươm tương xứng với mục tiêu kỳ vọng; (2) Chính sách nghiên cứu khoa học gắn liền với khu vực tư nhân hay nghiên cứu khoa học gắn liền với các ngành công nghiệp; (3) Hoạt động của vốn đầu tư mạo hiểm quan trọng do tính chất đặc thù của vườn ươm đa phần là phi lợi nhuận và mạo hiểm đối với sản phẩm công nghệ mới; (4) Văn hóa khởi nghiệp hay dịch vụ vườn ươm thu hút được nhu cầu khởi nghiệp; (5) Sự can thiệp của chính phủ, vấn đề nghiệm kỳ hay các vấn đề chính trị không cản trở tính năng động của vườn ươm; (6) Cung cấp dịch vụ phù hợp về cho thuê bất động sản, chú trọng đến dịch vụ tư vấn kinh doanh.
  20. 9 Đo lường các yếu tố tác động vườn ươm Châu Âu của Entrepreneurship research and Education Network of Central European Universities với các chuyên gia 12 quốc gia (Armenia, Croatia, Georgia, Hungary, Moldova, Poland, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Turkey, Ukraine) năm 2006 sử dụng hệ thống 11 tiêu chí để đánh giá các yếu tố tác động đến vườn ươm: (1) Thực hiện nghiên cứu tiền khả thi như một DN thực thụ nhằm xác định ngành ươm tạo, các nguồn lực hỗ trợ cũng như đánh giá rủi ro có thể, không xây dựng mô hình dựa vào chủ quan hay sao chép mô hình thành công nơi khác mà không xét đến đặc điểm địa phương; (2) Ảnh hưởng của chính sách kinh tế của vùng gồm cạnh tranh thị trường trong vùng, mức đa dạng hóa, tư nhân hóa, hỗ trợ thuế đối với khởi nghiệp, kinh tế năng động, nhu cầu vùng, mạng lưới tác động DN trong vùng, sáng tạo thị trường, quan hệ mật thiết với cộng đồng, tăng trưởng lao động, bất lợi của địa phương; (3) Các loại hình dịch vụ cung cấp bao gồm cơ sở vật chất, tư vấn kinh doanh, nhân lực dùng chung nhằm giảm chi phí kinh doanh; (4) Thời gian ươm tạo đối với khởi nghiệp thích hợp quy mô vườn ươm và ngành nghề , có chú ý đến chu kỳ ngành công nghiệp được ươm tạo; (5) Kích thước vườn ươm dao động từ 100 m2 lên đến 7000 m2 , đảm bảo tiện ích kinh doanh và trang thiết bị thí nghiệm cần thiết, có xét đến quy mô mở rộng trong tương lai; (6) Mạng lưới hỗ trợ (chính quyền địa phương, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, DN cộng tác, hiệp hội thương mại, hiệp hội DN, đại diện các quỹ đầu tư, tài chính, NGO…) ; (7) Khả năng tài chính của vườn ươm (giai đoạn ban đầu là hỗ trợ từ các tổ chức, giai đoạn vận hành phải đảm bảo cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đem lại tài chính bền vững); (8) Cụm ngành là điều kiện thuận lợi cho các DN khởi nghiệp, là sự chia sẻ nguồn lực, thông tin, kinh nghiệm, chính sách thuận lợi của địa phương đối với ngành do khả năng đóng góp lớn vào kinh tế địa phương, nhân lực, đặc biệt định hướng thị trường mục tiêu; (9) Ban quản trị vườn ươm (kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu kinh tế để xác định rõ được rào cản nào đang tồn tại ảnh hưởng sống còn của DN trong xác định ưu tiên dịch vụ cung cấp; (10) Tính bền vững (mạng lưới đối tác, hình ảnh vườn ươm trong cộng đồng và vùng; (11) Các khởi nghiệp và hoạt động của khởi nghiệp như thời gian tốt nghiệp, tốc độ tăng của các khởi nghiệp, số lượng việc làm tạo ra, khả năng độc lập của khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp. Đo lường hoạt động vườn ươm năm 2002 (Benchmaking Business Incubator) được thực hiện bởi Center for Strategy & Evaluation (CSES) thuộc European Commission’s Enterprise DG, nghiên cứu trên 77 vườn ươm các nước thành viên Châu Âu và Hoa Kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0