intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Dự án Đường Xuân Diệu, TP. Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định được những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Từ đó đề xuất các giải pháp để họ tiếp cận tốt hơn, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sinh kế trong phát triển kinh tế một cách bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Dự án Đường Xuân Diệu, TP. Quy Nhơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- --- LƯU PHI HỔ LƯU PHI HỔ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ SAU KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG XUÂN DIỆU, TP. QUY NHƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- --- LƯU PHI HỔ LƯU PHI HỔ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ SAU KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG XUÂN DIỆU, TP. QUY NHƠN Ngành: Quản lý công LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này do tự tay tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu liên quan và thực hiện viết đề tài. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất nhiết phản ảnh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Lưu Phi Hổ
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin phép được gửi tới Thầy Trần Tiến Khai lời cảm ơn chân tình. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Trong quá trình hướng dẫn Thầy đã cung cấp rất nhiều tài liệu hữu ích, thông tin quan trọng, hướng dẫn cụ thể và chi tiết về khung phân tích, bố cục luận văn. Trong thời gian thực hiện đề tài này, Thầy thường xuyên quan tâm, động viên chia sẽ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luận văn. Những nhận xét, góp ý và phê bình chân thành của Thầy đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành gửi đến toàn thể quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học Quản lý công trong suốt 2 năm qua đã giúp tôi thu hoạch được nhiều kiến thức hữu ích. Tin xin được gửi lời cảm ơn các đoàn thể, ban ngành thành phố trong việc cung cấp số liệu liên quan đến nội dung thực hiện của đề tài. Tôi xin cảm ơn đến những hộ gia đình tại khu tái định cư Xóm Tiêu đã nhiệt tình hợp tác giúp đỡ tôi hoàn thành Phiếu điều tra khảo sát. Học viên Chương trình Quản lý công Bình Định Lưu Phi Hổ
  5. TÓM TẮT Thành phố Quy Nhơn đang phấn đấu trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Trong nhiều năm qua với sự quan tâm chỉ đạo từ phía chính quyền cấp tỉnh, thành phố đã huy động nhiều nguồn vốn để phục vụ cho công tác chỉnh trang đô thị và an sinh xã hội được tốt hơn. Việc hoàn thành tuyến đường ven biển đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn thì cần phải di dời gần 2.530 hộ gia đình với hơn 12.000 nhân khẩu nằm trong ranh giới quy hoạch giải tỏa thì đòi hỏi chính quyền cần bố trí nguồn vốn, nhân vật lực, quỹ đất tái định cư, chính sách đền bù, phương án di dời, chính sách hỗ trợ an sinh xã hội nhằm giúp ngư dân sớm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”. Điều trăn trở, lo lắng của người dân khi dọn về nơi ở mới sẽ gặp nhiều bất lợi: môi trường xã hội bị thay đổi nên họ phải tốn nhiều thời gian để thích ứng với cuộc sống mới, nơi ở mới cách xa khu neo đậu tàu thuyền nên việc đi lại và bảo vệ tài sản sinh kế gặp nhiều trở ngại. Nhiều hộ gia đình có ý định khi về nơi ở mới thì họ muốn chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề truyền thống (nghề biển) vốn bấp bênh để chuyển sang lao động phổ thông nhưng không biết mức thu nhập nghề mới có đủ chi phí để trang trải cho gia đình của họ hay không? Công việc mới liệu có gắn bó với họ được lâu dài? Doanh nghiệp sử dụng người lao động có muốn tiếp nhận họ vào làm việc khi họ chưa được qua đào tạo, trình độ học vấn bị hạn chế. Trải qua hơn 5 năm kể từ thời điểm các hộ gia đình di dời đến khu TĐC Xóm Tiêu thì đời sống ngư dân vẫn chưa có chuyển biến tích cực được thể hiện qua các mặt như: kinh tế gia đình bị sụt giảm do nghề biển đang đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, ngư trường khai thác; tình trạng thất nghiệp, buôn bán sang nhượng nhà trái phép, chuyện bỏ học giữa chừng của con em có xu hướng gia tăng. Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một
  6. sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Thông qua khung phân tích DFID nhằm xác định bối cảnh dễ bị tổn thương, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân, đánh giá mức độ tiếp nhận và sử dụng các tài sản kinh kế của hộ dân nhằm đưa ra các giải pháp để người dân vận dụng và tiệp cận một cách có hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển sinh kế của họ được ổn định bền vững. Do đó tôi chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Dự án Đường Xuân Diệu, TP. Quy Nhơn" làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công.
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt HTKT Hạ tầng kỹ thuật BT, HT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư KHH-GĐ Kế hoạch hóa gia đình UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã CSXH Chính sách xã hội MG-TH Mẫu giáo-Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TC Trung cấp CĐ-ĐH Cao đẳng-Đại học DFID UK Department For Bộ Phát triển Vương quốc Anh International Development SLA Sustainable Livelihoods Khung sinh kế bền vững Framework ADB Asian Development Bank
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI…………………………………………….1 1. Giới thiệu tổng quan dự án đường Xuân Diệu và bối cảnh dễ bị tổn thương: 1 1.1. Giới thiệu tổng quan dự án đường Xuân Diệu: ........................................3 1.1.1. Quy mô đầu tư:……………………………………………………3 1.1.2. Về thực hiện công tác BT, HT & bố trí đất tái định cư:…………3 1.1.3. Vấn đề nan giải cho các hộ dân tái định cư:……………………3-4 2.Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................4 2.1. Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................4 2.2. Mục tiêu cụ thể: .........................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................5 5. Cấu trúc đề tài:……………………………………………………………5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ .........................................6 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.......................................................6 1. Khái niệm:.............................................................................................................6 1.1. Khái niệm sinh kế: ........................................................................................6 1.2. Khái niệm sinh kế bền vững: ........................................................................7 1.3. khái niệm về nguồn vốn sinh kế: ............................................................ 7-10 1.4. Khái niệm chiến lược sinh kế: ....................................................................10 1.5. Khung phân tích sinh kế: ............................................................................10 1.5.1. Khái niệm khung sinh kế bền vững: .............................................. 10-12 1.5.2. Sơ đồ khung phân tích sinh kế DFID: ........................................... 13-15 1.5.3. khung phân tích ADB:……………………………………………15-16 2. Tổng quan các nghiên cứu trước: ................................................................. 17-21 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................22
  9. 3.1. Khung phân tích sinh kế các hộ ngư dân sau khi Nhà nước thu hồi đất ở để xây dựng dự án Đường Xuân Diệu: ..............................................................22 3.2. Thông tin dữ liệu nghiên cứu: ....................................................................22 3.2.1. Thông tin thứ cấp: .......................................................................... 22-23 3.2.2. Thông tin sơ cấp: ............................................................................ 23-25 3.2.3. Phương pháp chuyên gia:……………………………………………25 3.3. Chọn mẫu nghiên cứu: ................................................................................25 3.4. Phương pháp phân tích số liệu: ...................................................................26 3.4.1. Phương pháp so sánh: ..........................................................................26 3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả: ..............................................................26 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................27 4.1. Các nguồn vốn sinh kế của người dân: .......................................................27 4.1.1. Vốn con người:............................................................................... 27-38 4.1.2. Vốn tài chính: ................................................................................. 39-40 4.1.3. Vốn vật chất: .................................................................................. 40-41 4.1.4. Vốn xã hội: ...........................................................................................42 4.2. Đánh giá hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân: .......................42 4.2.1. Nghề nghiệp của ngư dân trước tái định cư: ................................. 42-43 4.2.2. Nghề nghiệp của ngư dân sau tái định cư:..................................... 43-44 4.2.3. Đánh giá sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân sau TĐC:…...44 4.3. Thu nhập của ngư dân: .......................................................................... 44-45 4.3.1. Thu nhập của ngư dân hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt xa bờ và chủ thu mua hải sản:........................................................................................ 46-49 4.3.2. Thu nhập của ngư dân có chồng tham gia đi bạn, đánh bắt gần bờ và vợ tham giam buôn bán cá: ...................................................................... 49-52 4.3.3. Thu nhập của hộ gia đình có vợ chồng làm việc trong cơ quan Nhà nước và tổ chức tư nhân (tầng lớp lao động trí thức): ...................................52 4.3.4. Thu nhập của hộ gia đình lao động phổ thông: ............................. 52-53
  10. 4.4. Các chính sách của chính quyền nhằm hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao mức sống cho ngư dân: .............................................53 4.4.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: ............................... 53-54 4.4.2. Chính sách đào tào nghề và chuyển đổi nghề nghiệp: ........................57 4.4.3. Chính sách cho vay tín dụng: ...............................................................57 4.4.4. Một số chính sách khác: ................................................................. 57-58 4.5. Phân tích các nhân tố thuận lợi và cản trở người dân trong tiếp cận các nguồn lực: ...........................................................................................................58 4.5.1. Những nhân tố thuận lợi: .....................................................................58 4.5.2. Những nhân tố cản trở: .................................................................. 58-60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................61 5.1. Kết luận……………………………………………………………….61-63 5.2. Giải pháp: ....................................................................................................63 5.2.1. Chính sách Kế hoạch hóa gia đình: .....................................................63 5.2.2. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngư dân: ..... 63-65 5.2.3. Chính sách khôi phục làng nghề thủ công truyền thống (nghề đan lưới, chế biến nước mắm nhĩ, chế biến thủy, hải sản khô): ...................................65 5.2.4. Đề án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố: .................... 65-66 5.2.5. Đề án thành lập Nghiệp đoàn nghề cá tại phường Quang Trung:.......66 5.3. Đề xuất: .......................................................................................................66 5.3.1. Đối với chính quyền: ...................................................................... 66-68 5.3.2. Đối với doanh nghiệp:.................................................................... 68-69 5.3.3. Đối với ngư dân: ............................................................................ 69-70
  11. DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP, PHỤ LỤC VÀ HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê giới tính nhân khẩu học........................................................27 Bảng 2: Bảng tổng hợp quy mô hộ gia đình ..............................................................28 Bảng 3: Trình độ học vấn của ngư dân ......................................................................29 Bảng 4: Thống kê thực trạng học vấn của con em trong độ tuổi đến trường ............30 Bảng 5: Bảng phân loại tỷ lệ nhóm tuổi của hộ dân ..................................................30 Bảng 6: Phân bố nghề nghiệp của 04 nhóm hộ .........................................................32 Bảng 7: Bảng điều tra tỷ lệ sinh đẻ của hộ gia đình ..................................................33 Bảng 8: Phân bố nghề nghiệp của 04 nhóm hộ .........................................................42 Bảng 9: Tỷ lệ phân bổ mức thu nhập giữa Chủ thuyền và đi bạn .............................50 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Phân tích khung sinh kế của ngư dân ...........................................................13 Hình 2: Tỷ lệ quy mô hộ gia đình ..............................................................................28 Hình 3: Tỷ lệ trình độ học vấn của 04 nhóm hộ ........................................................29 Hình 4: Tỷ lệ nhóm tuổi của nhân khẩu .....................................................................31 Hình 5: Tỷ lệ cơ cấu ngành nghề của ngư dân ..........................................................32 Hình 6: Tình hình sinh đẻ của hộ gia đình trước và sau TĐC...................................34 Hình 7: Tình hình di dân, di cư của hộ gia đình ........................................................37 Hình 8: Mức thu nhập hộ gia đình trước và sau tái định cư ......................................45 Hình 9: Mô hình liên kết 3 Bên ..................................................................................64 Hình 10: Mô hình liên kết phát triển làng nghề truyền thống ...................................65 DANH MỤC HỘP Hộp thông tin 1: Nan giải trong việc tìm kiếm việc làm và các vấn đề tiêu cực phát sinh khi thu nhập ngư dân bị giảm sút……………………………………...…….37 Hộp thông tin 2: Sự khan hiếm nhân công, bất ổn về ngư trường khai thác và giá cả thu mua đã ảnh hưởng đến công việc và nghề nghiệp của ngư dân ..........................47
  12. Hộp thông tin 3: Những ứng phó của ngư dân trong việc thích nghi cuộc sống khi biến cố xảy ra ..............................................................................................................48 Hộp thông tin 4: Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc làm ngư dân .......................55 Hộp thông tin 5: Những phấn khởi của ngư dân được tham gia khóa đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng .....................................................................................................56 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP, CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯ DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỜNG XUÂN DIỆU……….73-82 PHỤ LỤC THỐNG KÊ………………………………………………………..83-86 MỘT SỐ HÌNH ẢNH DO CÁ NHÂN TỰ CHỤP ĐỂ GHI LẠI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯ DÂN…………………………………………………………………..87 Hình ảnh 1: Khu dảy nhà tái định cư Xóm Tiêu tại phường Quang Trung……………………….....……………………………………………………87 Hình ảnh 2: Sự nhàn rỗi của ngư dân do đói việc làm ..............................................87 Hình ảnh 3: Bến phà chuyên chở hàng hóa, hành khách ...........................................88 Hình ảnh 4: Khu neo đậu tàu thuyền của ngư dân tại phường Trần Phú ..................88 Hình ảnh 5: Ngư dân chuẩn bị dụng cụ cho cuộc hành trình mưu sinh………….89 Hình ảnh 6: Người dân tại khu tái định cư Ghềnh Ráng thiếu trầm trọng nhu cầu nước sinh hoạt hằng ngày ...........................................................................................89 Hình ảnh 7: Ngư dân sống tại khu vực Hải Minh phải mua nước sinh hoạt từ đất liền vì khu vực này bao quanh là biển nên nguồn nước bị nhiểm mặn .....................90 Hình 8: Hệ thống thoát nước thải đi ngang qua khu TĐC bị ô nhiểm nặng do các xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ...........90 Hình 9: Khu chợ tạm Xóm Tiêu quá chật hẹp nên ngư dân phải lấn chiếm vỉa hè làm địa điểm kinh doanh mua bán gây mất cảnh quan đô thị ...................................91 Hình 10: Phụ nữ tham gia lĩnh vực buôn bán cá .......................................................91 Hình 11: Tiêu chí Doanh nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông ............................92
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.Giới thiệu tổng quan dự án đường Xuân Diệu và bối cảnh dễ bị tổn thương: Tỉnh Bình Định có hệ thống bãi biển trải dài trên 110km từ Phú Yên đến giáp ranh tỉnh Quãng Ngải. Chính điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo nên thế mạnh phát triển thương mại du lịch, kinh tế biển được chính quyền lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện cho ngư dân bám biển thông qua các chương trình, chính sách tài trợ, hỗ trợ vay vốn và kỹ thuật khai thác và nuôi trồng thủy sản để người dân có điều kiện mua sắm trang thiết bị cần thiết nhằm tăng nguồn thu nhập được cải thiện và bảo vệ chủ quyền của đất nước thông qua các hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Nắm bắt được lợi thế về điều kiện địa hình, địa lý thì trong nhiều năm qua tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đã từng bước chỉnh trang đô thị, ưu tiên chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu thu hút đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ du lịch biển. Để ngành du lịch phát triển bền vững theo thời gian thì yếu tố con người luôn được quan tâm thông qua việc tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó việc chú trọng đến môi trường là vấn đề cấp bách không chỉ người dân và lãnh đạo chính quyền thành phố trăn trở khi có trên 2.530 hộ dân và trên 12.000 nhân khẩu đang sinh sống trên tuyến đường ven biển trung tâm của thành phố đã phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: Vấn đề môi trường sống: Lượng rác thải rắn, lỏng thải trực tiếp ra môi trường và công tác vận chuyển thu gom rác thải gặp nhiều khó khăn do mật động dân cư đông, hệ thống đường giao thông chật hẹp. Nếu vấn đề thu gom rác thải bị ngưng trệ thì nơi đây có nhiều nguy cơ bùng nổ các ổ dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
  14. 2 Vấn đề an ninh xã hội: Nơi đây thường xuyên xảy ra các tệ nạn như tụ tập các điểm đánh bài, cá độ, số đề, ăn nhậu để phát sinh đến trộm cắp, gây rối an ninh trật trự địa phương. Vấn đề giáo dục, y tế: Việc học của con em bị gián đoạn (tỷ lệ bỏ học khi chưa học xong cấp III chiểm tỷ lệ cao) một phần do môi trường xã hội mang lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao (ước lượng khoảng 70% hộ gia đình) đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống người dân không được đảm bảo. Vấn đề mỹ quan đô thị: Việc tồn tại hàng ngàn căn nhà cấp 4, ổ chuột nằm san sát dọc theo đường biển gây thiện cảm không tốt cho người địa phương nói chung và du khách khi đến với thành phố Quy Nhơn. Phần lớn người dân lao động ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp thu kiến thức mới nên người dân không đáp ứng yêu cầu lao động chất lượng cao. Hàng ngàn hộ dân sống bám vào biển ở phường Trần Phú, nay tạm cư trong những căn nhà phân lô trên ba chục mét vuông, đậu ghe thuyền ở đâu, việc làm như thế nào… là chuyện nan giải. Thêm vào đó, khi bị mất đi những tư liệu sản xuất cũ mà lại chưa chuẩn bị đào tạo cho họ nghề mới, việc làm mới; tái định cư xong, đời sống của họ sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy việc làm thế nào để đảm bảo cho những hộ dân bị thu hồi đất ở khi được bố trí đất tái định cư ở những khu dân cư mới có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định là yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển của thành phố. Do đó tôi chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Dự án Đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn" làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công.
  15. 3 1.1. Giới thiệu tổng quan dự án đường Xuân Diệu: 1.1.1. Về Quy mô đầu tư: Việc xây dựng đường Xuân Diệu chạy dọc theo bờ biển Quy Nhơn xinh đẹp đã từng là mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Quy Nhơn. Theo thiết kế, đường Xuân Diệu sẽ được xây dưng với qui mô: chiều dài toàn bộ tuyến đường là 3.475m với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 200 tỷ đồng. Trong đó vốn xây lắp là 42 tỷ đồng, vốn bồi thường giải tỏa và hỗ trợ tái định cư 155 tỷ đồng. 1.1.2. Về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trơ và bố trí đất tái định cư: Để xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường này cần giải tỏa 2.530 nhà dân, với khoảng 12.000 nhân khẩu với giá trị bồi thường, hỗ trợ và TĐC trên 50 tỷ đồng. Ngày 22-3-2010 UBND thành phố Quy Nhơn đã tổ chức lễ khởi công xây dựng đường Xuân Diệu và tiến hành khởi công xây dựng 900 căn hộ tại Xóm Tiêu (khu vực 4 và 5 phường Quang Trung) với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng. Diện tích mỗi căn hộ rộng 30 - 40 m2, tường xây gạch, lợp tôn, trị giá 20-25 triệu đồng… mô hình các căn hộ này đã được nhân dân tham khảo nhất trí cao. Bố trí đất tái định cư: Được chính quyền bố trí nhà và đất tái định cư tại 4 khu dân cư: Xóm Tiêu, Bắc sông Hà Thành, Bông Hồng, Ghềnh Ráng. (Trích nguồn: đường Xuân Diệu, nét duyên mới cho thành phố biển quy Nhơn). 1.1.3. Vấn đề nan giải cho các hộ tái định cư: Theo ghi nhận của nhiều cơ quan chuyên trách công tác bồi thường - GPMB đều nhận định: "Bây giờ, nói đến xây dựng những công trình, là đụng đến chuyện giải tỏa. Giải tỏa đã khó, nhưng tái định cư cho những hộ dân này cũng khó khăn không kém". Xét riêng dự án đường Xuân Diệu đã thấy các nhà quản lý chật vật với bài toán tái định cư.
  16. 4 Do nguồn ngân sách địa phương eo hẹp nên chưa xây dựng cùng lúc các khu dân cư nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nhà, đất ở cho gần 2.530 hộ dân bị ảnh hưởng. Trước mắt thành phố chỉ bố trí khoảng 1.000 căn hộ tạm cư tại xóm Tiêu (khu vực 4 và 5 phường Quang Trung), số hộ còn lại sẽ được chính quyền hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian chờ đợi Nhà nước xây dựng hoàn thiện CSHT khu dân cư để bố trí đất, nhà tái định cư. Tái định cư là tất yếu của sự phát triển đô thị. Người dân có thể hy sinh nhiều thứ vì cái chung, tuy nhiên khi đụng đến những số phận cụ thể thì không thể quyết định một cách giản đơn. Các nhà đầu tư cần có một kế hoạch tái định cư được tính toán cụ thể, đầy đủ và phù hợp hơn trước khi khởi công một dự án. 2.Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định được những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Từ đó đề xuất các giải pháp để họ tiếp cận tốt hơn, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sinh kế trong phát triển kinh tế một cách bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của người dân sau khi tái định cư. 2) Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp và thu nhập của người dân sau khi tái định cư. 3. Câu hỏi nghiên cứu: 1) Sinh kế các hộ gia đình đã bị thu hồi đất và tái định cư thuộc dự án xây dựng Dự án đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn đang diễn ra như thế nào? 2) Các yếu tố nào ảnh hưởng thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp của họ? 3) Chính quyền địa phương nên có những chính sách, giải pháp gì để nâng cao mức thu nhập của họ được tốt hơn?
  17. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân tại khu tái định cư Xóm Tiêu thuộc dự án xây dựng dự án đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn. Đối tượng khảo sát của đề tài này là các hộ gia đình dân cư tại khu tái định cư Xóm Tiêu thuộc dự án xây dựng dự án đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân đang sinh sống tại các khu dân cư; ước lượng mẫu khảo sát 25 hộ gia đình. Hình thức câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng bao gồm những nội dung thông tin liên quan như: Giới tính, độ tuổi, tình trạng học vấn, quy mô hộ gia đình, tình hình di dân di cư, nghề nghiệp, mức thu nhập và các câu hỏi có liên quan đến đời sống như: công việc hiện tại, điều kiện cơ sở hạ tầng, tình hình an ninh, vấn đề môi trường, điều kiện sinh sống và học tập… để qua đó xác định được những thuận lợi và khó khăn của người dân để được chính quyền quan tâm hơn. 5. Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu đề tài Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu liên quan Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và kiến nghị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2