Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam (2002-2012)
lượt xem 10
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu những nhân tố vĩ mô tác động tới thâm hụt ngân sách như thế nào tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012? Ngoài ra bài nghiên cứu còn nghiên cứu trong môi trường nền kinh tế Việt Nam lạm phát tăng có nguy cơ làm thâm hụt ngân sách tăng cao không? Và thâm hụt ngân sách có là nguyên nhân gây ra lạm phát không?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam (2002-2012)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -o0o- LÊ TỰ THÀNH CÔNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (2002-2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TỀ TP.HCM - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -o0o- LÊ TỰ THÀNH CÔNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (2002-2012) Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân hàng Mã Số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TỀ Hướng Dẫn Khoa Học PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa TP.HCM - Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: a. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa. b. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và trung thực về tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. c. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Lê Tự Thành Công
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục Lục Danh Mục Các Bảng Biểu Lời mở đầu ............................................................................................................ 1 Chương 1: Giới Thiệu............................................................................................ 2 1.1 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Ý nghĩa và đóng góp của bài nghiên cứu ......................................................... 2 1.5 Kết cấu nghiên cứu .......................................................................................... 3 Chương 2: Tổng quan nghiên cứu ......................................................................... 5 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 5 2.1.1 Tác động của thâm hụt ngân sách ................................................................. 5 2.2 Các nghiên cứu có liên quan .......................................................................... 11 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 20 3.1 Dữ liệu thu thập ............................................................................................. 20 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 20 3.2.2 Xây dựng các giả thiết ................................................................................ 21 3.2.3 Quy trình thực hiện mô hình của bài nghiên cứu ......................................... 24 Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................ 25 4.1 Kiểm định tính dừng các biến trong mô hình ................................................. 25 4.2 Độ trễ tối đa mô hình nghiên cứu ................................................................... 25 4.3 Loại bỏ độ trễ không phù hợp ........................................................................ 25 4.4 Kiểm định tính đồng liên kết các chuỗi thời gian ........................................... 26 4.5 Mô Hình VECM ............................................................................................ 27 4.6 Kiểm định tính ổn định mô hình VECM ........................................................ 30
- 4.7 Hàm phản ứng xung lực ................................................................................. 31 4.8 Phân tích phân rã phương sai ......................................................................... 33 4.9 Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................... 35 4.10 Kết luận mô hình VECM ............................................................................. 35 Chương 5: Kết luận ............................................................................................. 37 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ Lục
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 2.1:Tổng kết các kết quả nghiên cứu 16 Bảng 4.1: Kết quả chọn độ trễ tối đa 25 Bảng 4.2: Kết quả loại bỏ độ trễ 25 Bảng 4.3: Kiểm định tính đồng liên kết 26 Bảng 4.4 Kết quả mô hình VECM 27 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính ổn định mô hình VECM 30 Hình 4.1 Vòng tròn đơn vị 31 Hình 4.2 Phản ứng của thâm hụt ngân sách trước những cú sốc 31 Hình 4.3 Phản ứng của lạm phát trước những cú sốc 33 Bảng 4.6 Kết quả phân tích phân rã phương sai của FD 33 Bảng 4.7 Kết quả phân tích phân rã phương sai của CPI. 34 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Granger 35
- 1 LỜI MỞ ĐẦU. Thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và kéo dài nhiều năm luôn là mối quan tâm của tất cả các nước. Việc xử lý thâm hụt ngân sách là vấn đề đau đầu và rất nhạy cảm do thâm hụt ngân sách không chỉ tác động tác động tức thời nền kinh tế mà còn tác động tới độ bền vững nền kinh tế. Hơn thế nữa thâm hụt ngân sách nhà nước là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nền kinh tế khác như: lạm phát cao, nợ quốc gia tăng cao có thể gây khủng hoảng nợ. Từ đó cho thấy, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và kéo dài nhiều năm nguy hại nhường nào cho phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và kéo dài nhiều năm đã và đang là mối quan tâm thường nhật của tất cả các Chính phủ ở các nước. Còn ở Việt Nam thì thâm hụt ngân sách liên tục cao qua các năm nên việc tìm ra nhân tố tác động đến thâm hụt ngân sách rất là quan trọng. Bài nghiên cứu của tôi sử dụng mối quan hệ nhân quả Granger và mô hình VECM theo bài nghiên cứu Aviral Kumar Tiwari, A. P. Tiwari (2012) để đo lường mối quan hệ thâm hụt ngân sách và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn (2002-2012). Theo kết quả nghiên cứu cho rằng chi tiêu chính phủ và lạm phát tác động thâm hụt ngân sách tại Việt Nam.
- 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THÂM HỤT NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM (2002-2012) Chương 1: Giới thiệu 1.1 Vấn đề nghiên cứu Khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự leo thang của nợ công, vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục cho thấy sự cần thiết phải hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời kỳ kinh tế thuận lợi, chủ động đối phó với thâm hụt ngân sách nhà nước bùng phát trong thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn. Đứng trước sự phục hồi kinh tế sẽ càng ngày gây áp lực lên ngân sách nhà nước. Trong khoảng 10 năm nay, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam liên tục kéo dài nên việc tìm rõ nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài liên tục là điều rất quan trọng. Nên việc nghiên cứu những nhân tố tác động tới thâm hụt ngân sách là rất quan trọng đối với việc quyết định điều hành chính sách tài khóa cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Hơn nữa bài nghiên cứu này còn tìm hiểu mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát tại Việt Nam 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu những nhân tố vĩ mô tác động tới thâm hụt ngân sách như thế nào tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012? Ngoài ra bài nghiên cứu còn nghiên cứu trong môi trường nền kinh tế Việt Nam lạm phát tăng có nguy cơ làm thâm hụt ngân sách tăng cao không? Và thâm hụt ngân sách có là nguyên nhân gây ra lạm phát không? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu chủ yếu là thâm hụt ngân sách chính phủ, chi tiêu chính phủ, lạm phát, cung tiền theo quý trong giai đoạn 2002-2012 tại Việt Nam. 1.4. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
- 3 Nếu tìm rõ nhân tố nào tác động thâm hụt ngân sách tại Việt Nam thì sẽ giúp các nhà kinh tế hoạch định rõ chi tiết các chính sách tài chính nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước hay nâng cao ngân sách nhà nước. Hơn thế nữa nhờ đó sẻ giảm được những vấn đề khác phát sinh thêm như nợ quốc gia hay lạm phát tăng cao. Có nhiều bài nghiên cứu tác động thâm hụt ngân sách nhà nước tới lạm phát cũng như tác động lạm phát lên thâm hụt ngân sách nhà nước. Nhưng có rất ít nghiên cứu quan tâm về mối quan hệ tác động hai chiều giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát. Bài nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm những nghiên cứu mối quan hệ hai tác động lạm phát và thâm hụt ngân sách. 1.5. Kết cấu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 1 cũng cung cấp cho người đọc về mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, và ý nghĩa hay đóng góp của nghiên cứu này. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Chương 2 cung cấp những nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động như thế nào tới thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt ngân sách sẽ tác động như thế tới các biến vĩ mô. Mỗi bài nghiên cứu sử dụng những loại mô hình khác nhau từ những mô hình đơn giản như OLS cho đến mô hình Panel Data hay mô hình VAR. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả và kiểm định mối quan hệ dài hạn của Aviral Kumar Tiwari, A. P. Tiwari (2012).
- 4 Chương 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu Chương 4 đưa ra từng bước thực hiện các mô hình bài nghiên cứu cũng như kết quả và thảo luận về kết quả những mô hình. Chương 5: Kết luận. Kết luận những nhân tố tác động tới thâm hụt ngân sách. Cũng như làm rõ mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát tại Việt Nam.
- 5 Chương 2: Tổng quan nghiên cứu. 2.1 Cơ sở lý thuyết. 2.1.1 Tác động thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách nhà nước là phổ biến và trong giới hạn nhất định, thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thâm hụt ngân sách nhà nước tương ứng với chi lớn hơn thu sẽ có tác động trực tiếp tới tổng cầu, tới đầu tư và tăng trưởng kinh tế thông qua số nhân chi tiêu của chính phủ. Số nhân chi tiêu của chính phủ thể hiện tương quan giữa chi tiêu của chính phủ và sản lượng nền kinh tế, nó cho biết tăng một đồng chi tiêu của chính phủ thì thu nhập và sản lượng sẽ tăng lên bao nhiêu lần. Cũng như vậy, nếu giảm thuế một đồng thì thu nhập và sản lượng sẽ tăng lên bao nhiêu là vì khuynh hướng tiêu dùng cận biên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1. Đây cũng chính là luận cứ của các chính sách kích cầu, hỗ trợ nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu hoặc ở giai đoạn suy thoái, dưới mức tiềm năng. Thâm hụt ngân sách nhà nước và việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cũng là nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu quốc gia. Thâm hụt ngân sách nhà nước mang lại một số mặt tích cực, nhưng khi vượt qua một ngưỡng nào đó, tùy vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế xã hội, thì sẽ có tác động tiêu cực tới tất cả các khía cạnh cơ bản của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại và tỉ giá hối đoái và vấn đề ổn định vĩ mô.
- 6 2.1.1.1 Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước tới lãi suất và đầu tư Khi không chịu các ràng buộc hành chính thì lãi suất sẽ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường vốn vay. Tổng của tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm tư nhân, hay còn gọi là tiết kiệm quốc gia, sẽ phản ánh cung còn đầu tư đại diện cho phía cầu của thị trường vốn vay. Thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, giảm cung trên thị trường vốn, trong khi nhu cầu vay để tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước lại làm tăng cầu, do vậy làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân của chi tiêu ngân sách nhà nước. Hay nói cách khác, khi chi tiêu ngân sách nhà nước quá mức sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách, buộc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu và làm giảm lượng vốn vay trên thị trường mà đáng lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận được với giá thấp hơn. 2.1.1.2 Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế. Ngân sách nhà nước có thể tác động đến tăng trưởng sản lượng của một nền kinh tế thông qua hai kênh truyền dẫn. Thứ nhất, nó có thể làm thay đổi tiết kiệm và đầu tư, thay đổi năng lực sản xuất trong dài hạn của một quốc gia. Thứ hai, nó có thể làm thay đổi hiệu quả sử dụng nguồn lực, thay đổi cả sản lượng hiện tại lẫn tăng trưởng trong tương lai. Trong thời kì suy thoái kinh tế, tăng chi tiêu ngân sách nhà nước hoặc giảm thuế, chấp nhận thâm hụt ngân sách ở một mức độ nhất định, có thể giúp sản lượng trong nước tăng trở lại nhờ kích thích tổng cầu. Chính sách này đặc biệt hiệu quả ở những nền kinh tế trước đó theo đuổi chính sách tài khóa cân bằng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đã ở gần mức sản lượng tiềm năng và trước đó
- 7 nền kinh tế liên tục có thâm hụt tài khóa thì hiệu quả của chính sách là rất hạn chế. Sự mở rộng tài khóa lúc đó thậm chí sẽ nhanh chóng dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao, thâm hụt vãng lai và bất ổn tài chính. 2.1.1.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước gây ra lạm phát: Khi ngân sách thâm hụt lớn, chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Mà tác hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngâu nhiên, gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế. Như vậy, nghĩa là thâm hụt ngân sách nhà nước gián tiếp gây ra các tác động trên làm tổn hại đến nền kinh tế. Tuy nhiên lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt ngân sách nhà nước. Với tác động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát cũng làm dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng mực nhất định: + Chính phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm phát. + Chính phủ có thể lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng ít hơn bản than của lạm phát. Vậy bản thân mức thâm hụt ngân sách nhà nước có thể giảm. 2.1.1.4 Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước tới cán cân thương mại và tỉ giá Một nước có thể chi tiêu vượt mức giá trị hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra thông qua nhập khẩu hàng hóa từ nước khác. Do vậy, nếu chính phủ tăng chi tiêu mà không đồng thời sử dụng các chính sách hạn chế chi tiêu của khu vực tư nhân thì sẽ làm tăng cầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại. Mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và cán cân thương mại có thể được biểu diễn đơn giản qua mối quan hệ hạch toán thu nhập quốc dân sau:
- 8 Y = C + I + G + NX Trong đó Y là tổng sản phẩm quốc nội (GDP); C là tiêu dùng tư nhân; I là đầu tư tư nhân; G là chi tiêu công; NX là cán cân thương mại. Tiết kiệm quốc gia được xác định bằng tổng của tiết kiệm tư nhân (Y-T-C) và tiết kiệm chính phủ (T-G), trong đó T là tổng thu thuế. Do vậy, tiết kiệm quốc gia có thể được viết lại dưới dạng: S= Y-C-G Như vậy, mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại như sau: S = I + NX Phương trình hạch toán này cho biết tiết kiệm quốc gia sẽ bằng với tổng của đầu tư tư nhân và cán cân thương mại. Thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia ở vế trái và do vậy làm giảm đầu tư tư nhân cũng như làm gi ảm xuất khẩu ròng ở vế phải. Sự giảm sút đầu tư tư nhân gây ra bởi thâm hụt ngân sách có thể dễ dàng hiểu được thông qua hiệu ứng lấn át đầu tư. Còn sự giảm sút của xuất khẩu ròng có thể được giải thích thông qua tác động của việc gia tăng chi tiêu chính phủ đối với nhập khẩu. Sự gia tăng chi tiêu ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách, sẽ ngay lập tức làm cho tổng chi tiêu trong nước lớn hơn sản lượng trong nước. Để đáp ứng lượng chi tiêu tăng thêm này, bên cạnh sản xuất trong nước tăng, thì
- 9 nhập khẩu cũng sẽ tăng và gây thâm hụt thương mại. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với thâm hụt thương mại cũng sẽ đặc biệt nghiệm trọng ở những nước có sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với thâm hụt thương mại không chỉ dừng lại ở đó. Việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển ngược của dòng tài sản ra nước ngoài. Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, ban đầu tôi phải trả ngoại tệ cho người nước ngoài. Sau đó, lượng ngoại tệ này có thể được người nước ngoài sử dụng để mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ hoặc bất động sản. Do vậy, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là nước xuất khẩu ròng tài sản. Lượng tài sản trong nước nắm giữ bởi người nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn. Thâm hụt ngân sách làm giảm lượng cung vốn vay đối với khu vực tư nhân và do vậy làm tăng lãi suất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng lãi suất có thể thu hút dòng vốn quốc tế chảy vào trong nước. Cung ngoại tệ tăng và đồng nội tệ có thể lên giá, có tác động tiêu cực tới xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ vào nhiều cũng gây áp lực lớn đối với vấn đề quản lý tiền tệ. 2.1.1.5 Tác động lạm phát tới thâm hụt ngân sách nhà nước. Nhìn chung, lạm phát có ảnh hưởng tăng đến thâm hụt ngân sách thông qua làm tăng lãi suất danh nghĩa. Theo hiệu ứng Fischer, lãi suất danh nghĩa bao gồm lãi suất thực và lạm phát kỳ vọng. Nếu lạm phát kỳ vọng gia tăng, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng dẫn tới nợ công tăng. Tiền lãi phải trả chiếm phần lớn tổng thanh toán công của các nước đang phát triển. Nếu lãi suất tăng do lạm phát, lãi phải trả cũng như thâm hụt ngân sách sẽ tăng bởi tỷ lệ Nợ/ GDP gia tăng và do đó làm gia tăng thâm hụt tài chính. Có nhiều kênh khác mà thông qua đó lạm
- 10 phát làm ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách thực. Kênh thông thường nhất là “ảnh hưởng của Olivera_Tazin” (Olivera 1967, Tazin 1977), kênh mà làm giảm nguồn thu ngân sách thực thông qua độ trễ thuế. 2.1.1.6 Tác động cung tiền tới thâm hụt ngân sách. Mức độ tín nhiệm của chính sách tiền tệ là một yếu tố quan trọng để xác định vị thế tài chính. Ví như một chính sách tiền tệ đáng tin cậy ngụ ý là một ngân hàng Trung ương độc lập, nó ngăn cản việc in tiền trả nợ Chính phủ tới một mức độ nhất định. Nghiên cứu của Dahan (1998) tóm tắt tác động của chính sách tiền tệ trên quan điểm tài chính. Đầu tiên là ảnh hưởng lên doanh thu. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ thắt chặt có thể dẫn tới tăng trưởng sản lượng thấp hơn và do đó, thu nhập từ thuế có thể bị giảm dẫn tới gia tăng thâm hụt ngân sách. Thứ hai là ảnh hưởng lên nợ công. Một chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn tới lãi suất tăng cao, do đó lãi phải trả từ nợ công trở nên cao hơn. Cần chú ý rằng tác động tổng thể sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng của các nhà kinh tế cũng như mức độ tin cậy của chính sách tiền tệ. Có hai khả năng: (i) công chúng mong đợi chính sách tiền tệ sẽ không đạt được mức lạm phát kì vọng và cuối cùng sẽ từ bỏ chính sách tiền tệ thắt chặt (ii) Một khi chính sách thắt chặt tiền tệ được công bố sẽ làm giảm lạm phát (và lạm phát kỳ vọng). Trong kịch bản đầu tiên, chính sách tiền tệ thắt chặt có thể dẫn tới lạm phát và lãi suất danh nghĩa cao hơn. Trong kịch bản thứ hai, phản ứng kỳ vọng lên lạm phát có xu hướng làm giảm lãi suất danh nghĩa và do đó ảnh hưởng của nợ khó xác định. Hơn nữa dấu hiệu của ảnh hưởng từ nợ công là tích cực nếu Chính phủ là người đi vay và tiêu cực nếu Chính phủ là người cho vay. Tầm quan trọng của những ảnh hưởng từ nợ công phụ thuộc vào mức độ nợ, ngày đáo hạn của trái phiếu Chính phủ và lãi suất linh hoạt của trái phiếu, độ nhạy cảm của các loại lãi suất khác nhau. Kịch bản thứ ba
- 11 là sự ảnh hưởng do in tiền. Một sự giảm số nhân tiền (thông qua nghiệp vụ thị trường mở) dẫn đến một sự tăng nợ vay, kết quả là thâm hụt ngân sách cao hơn trong thời gian tiếp theo. 2.1.1.7 Tác động của chi tiêu chính phủ lên thâm hụt ngân sách Nhìn chung, sự gia tăng trong chi tiêu Chính phủ (hoặc bởi vì sự vận hành Luật của Wagner hoặc vì lý do khác) sẽ tăng thâm hụt tài chính nếu thu nhập của Chính phủ không đươc tạo ra với cùng tỷ lệ. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác dẫn tới việc chi tiêu Chính phủ có thể tăng thâm hụt tài chính ngay cả khi tăng thuế bởi vì Tanzi (2000) đã nhận thấy rằng ở các nước Mỹ La tinh thâm hụt ngân sách và thâm hụt công tăng lên ngay cả khi có sự thiếu hụt và chính sách công không hiệu quả. Egeli ( 2000) cũng khẳng định rằng sự gia tăng chi tiêu công dẫn đến tăng trong thâm hụt ngân sách. Egeli (2000) kết luận rằng sự mất cân bằng này xuất phát từ các chính sách sai lầm của Chính phủ chẳng hạn như dùng tiền vay mượn để bù lại sư thâm hụt. 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan về các nhân tố tác động thâm hụt ngân sách. - Mối quan hệ thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát thường là đề tài bàn luận của những bài nghiên cứu kinh tế. Rất nhiều nhà nghiên cứu khám phá ra mối quan hệ của các biến trên qua nhiều năm qua nhiều đất nước khác nhau, nhiều phương pháp và nhiều giai đoạn thời gian khác nhau. Hầu hết nhiều bài nghiên cứu thâm hụt ngân sách và cung tiền tác động như thế nào tới lạm phát. Ít bài nghiên cứu phân tích tác động 2 chiều ( lạm phát tác động thâm hụt ngân sách như thế nào và thâm hụt ngân sách tác động như thế nào tới lạm phát). - Shabbir and Ahmed (1994) sử dụng phương pháp OLS để kiểm định mối quan hệ thâm hụt ngân sách và lạm phát của Pakistan trong giai đoạn 1971-1988. Ông cho rằng thâm hụt ngân sách có một ảnh hưởng tích cực và đáng kể lên lạm
- 12 phát, độc lập với ảnh hưởng gián tiếp của nó thông qua cung tiền mà trong trường hợp này rất ít hoặc không đáng kể. Tức là thâm hụt ngân sách tăng lên 1% thì mức giá cả chung tăng lên 6-7%. Hơn nữa thâm hụt ngân sách còn tác động tới hình thành mức giá dự kiến. - Chaudhary và Ahmad (1995) sử dụng phương pháp OLS trong 3 giai đoạn: 1973-1992,1973-1982, 1982-1992 của Pakistan nhận thấy ra rằng việc huy động vốn trong nước bù đắp thâm hụt ngân sách, đặc biệt là từ hệ thống ngân hàng, sẽ gây lạm phát về lâu dài. Dựa các kết quả OLS các ông đưa ra một mối tương quan dương giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong suốt giai đoạn lạm phát cao của thập kỷ 17. Các ông còn chỉ ra rằng cung tiền không còn là biến ngoại sinh nữa mà nó phụ thuộc vào vị thế dự trữ quốc tế và thâm hụt ngân sách, và nó nổi bật lên như là một biến nội sinh. Kết luận tổng quát là sự thực hiện chính sách tiền tệ phụ thuộc rất lớn từ các quyết định tài chính của Chính phủ. Để hạn chế áp lực lạm phát, Chính phủ cần phải cắt giảm thâm hụt ngân sách. -Kivilcim (1998) đã sử dụng mô hình đồng liên kết và ECM để phân tích sự tương quan trong dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1950-1987. Ông thấy rằng một sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách gây ra sự thay đổi trong lạm phát theo cùng hướng. - Solomon và Wet (2004) sử dụng ECM để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách, lạm phát, tỷ giá và GDP của Tanazia trong giai đoạn 1967-2001. Tác giả đưa ra rằng thâm hụt ngân sách tác động mạnh tới lạm phát có mức ý nghĩa không thể bác bỏ với điều kiện tiền tệ trung tính dài hạn. Ngoài ra, tác giả đưa ra kết luận rằng đối với đất nước phát triển không hiệu quả và dưới hệ thống tài chính phát triển thấp thì lạm phát có xu hướng bị ảnh hưởng bởi nhiều cú sốc thâm hụt ngân sách lớn cũng như là GDP. Bởi vì chính phủ những đất nước này rất coi trọng độ nhạy cảm của giá cả lên chính sách tài
- 13 chính. Hơn nữa, nền kinh tế đất nước này phụ thuộc vào ngành nông nghiệp và người sản xuất dựa trên điều kiện thời tiết. Nên bất kỳ cú sốc nào lên khu vực nông nghiệp đều có ảnh hưởng lớn lên giá cả tiêu dùng thông qua giảm GDP. Bởi vậy nền kinh tế phát triển dựa trên chủ yếu là khu vực nông nghiệp thì những cú sốc kéo dài dai dẳng. - Vieira (2000) sử dụng kiểm định đồng liên kết và mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát của 6 nước Châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và vương quốc Anh). Tác giả cho rằng nghiên cứu của tác giả ít hỗ trợ cho nhận định thâm hụt ngân sách là nhân tố quan trọng tác động tới lạm phát đối với những nước này qua 45 năm. Trái ngược, có bằng chứng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, bằng chứng càng vững chắc rằng lạm phát góp phần thâm hụt ngân sách hơn dự trữ quốc gia. - Cevdet và những cộng sự (2001) đã sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách và tỷ lệ tăng trưởng đầu ra thực của Thỗ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1970-2000. Tác giả kết luận rằng những thay đổi trong thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng dài hạn lên tỷ lệ lạm phát tức là sự thay đổi của thâm hụt ngân sách liên tục thì không có tác động thường xuyên tới tỷ lệ lạm phát. Nhưng những thay đổi nhu cầu vay của khu vực công (PSBR) có mối quan hệ đồng liên kết với lạm phát. - CaTao và Terrones (2003) sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với khoảng 107 quốc gia trong giai đoạn 1960-2001 để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát . Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ thâm hụt ngần sách và lạm phát là mối quan hệ phi tuyến. Hơn thế nữa mối quan hệ này có sự khác nhau rõ rệt phân theo trình độ phát triển và mức độ lạm phát của từng quốc gia. Cụ thể mối quan hệ sẽ mạnh cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát qua nhóm những đất nước phát triển và lạm phát cao. Nhưng
- 14 không có mối quan hệ với những nước mới nổi và lạm phát thấp. Tác giả chỉ ra rằng giảm 1% tỷ lệ thâm hụt ngân sách /GDP làm giảm lạm phát dài hạn từ 1.5 đến 6% phụ thuộc quy mô thuế lạm phát cơ sở. - Sen (2003) phân tích mối quan hệ giữa thu nhập thuế và lạm phát. Sen (2003) đưa ra rằng lạm phát cao gây ra giảm thu nhập thuế trong thời gian khủng hoảng và một mức thuế thấp gây ra thâm hụt nguồn thu thuế dẫn tới thâm hụt ngân sách. Tác giả kiểm định chéo vai trò thời gian trong quá trình thu thuế. Tác giả kết luận rằng nguồn thu thuế ngắn hạn tốt hơn nguồn thu thuế dài hạn. Giá trị thực nguồn thu thuế dài hạn có xu hướng giảm do lạm phát cao. - Fatih Sahan (2010) bằng việc sử dụng mô hình đồng liên kết dữ liệu bảng thông qua kiểm định Pedroni Test và kiểm định Larsson et. al. Test cho 16 nước Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1990-2008. Trong đó kiểm định Pedroni Test cho rằng không có mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát . Ngoài ra, kiểm định Larsson et. al. test cho rằng có sự khác biệt kết quả giữa quốc gia đang phát triển và quốc gia đã phát triển. Đối với các nước đã phát triển không có mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Còn với các nước đang phát triển thì hầu hết các nước đang phát triển có mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Ông kết luận rằng không có một tiêu chuẩn hóa cho mối quan hệ thâm hụt ngân sách và lạm phát. Mà mối quan hệ thay đổi dựa trên mức độ phát triển của quốc hay cấu trúc đặc trưng nền kinh tế. - Muzafar Shah Habibullah (2011) bằng sử dụng mô hình ECM cho 13 nước Châu Á Indonesia, Malaysia, the Philippines, Myanmar, Singapore, Thailand, India, South Korea, Pakistan, Sri Lanka, Taiwan, Nepal and Bangladesh trong giai đoạn 1950-1999. Ông cho rằng với mô hình ECM ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Do vậy, ông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn