intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng - Trường hợp nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

53
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta nhận biết được tác động của thực hiện CSR đến sự hài lòng và cam kết tổ chức của người lao động trong các DN dệt may tại Long An. Qua đó giúp các DN điều chỉnh và xây dựng chính sách về thu hút, đào tạo nhân viên, duy trì nguồn lực lao động cho doanh nghiệp mình nhằm hướng tới sự phát triển có chiến lược trong trung và dài hạn tạo ra một giá trị chung cho DN và cho toàn xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng - Trường hợp nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO NGUYỄN XUÂN THU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THIẾT BỊ GIA DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO NGUYỄN XUÂN THU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THIẾT BỊ GIA DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh” được TS. Nguyễn Thị Bích Châm hướng dẫn, là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Mọi số liệu, thông tin trong bài nghiên cứu đều được thu thập và phân tích trung thực, nguồn gốc rõ ràng. Người thực hiện luận văn Đào Nguyễn Xuân Thu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài. ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. .....................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. .......................................................................................3 1.4. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu. ..............................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................4 1.7. Kết cấu luận văn. ...........................................................................................4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ...................... 6 2.1. Khái niệm về ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. ................6 2.1.1. Khái niệm ý định mua................................................................................ 6 2.1.2. Thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng và ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. ............................................................................................ 6
  5. 2.2. Các lý thuyết nền tảng về ý định hành vi mua sản phẩm: .............................8 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA): .............. 8 2.2.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) 10 2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan: ..........................................................12 2.3.1. Nghiên cứu tại Malaysia. ......................................................................... 12 2.3.2. Nghiên cứu tại Trung Quốc. .................................................................... 13 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: ..........................................16 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ................................................................... 16 2.4.2. Các giả thuyết của mô hình: .................................................................... 18 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 25 3.1. Quy trình nghiên cứu: ..................................................................................25 3.2. Xây dựng thang đo. .....................................................................................26 3.2.1. Thang đo gốc. .......................................................................................... 26 3.2.2. Điều chỉnh thang đo. ................................................................................ 31 3.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. ...................................................37 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng. ................................................................................................................. 37 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin. .............................................................. 37 3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu....................................................................... 38 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 42 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu. ...............................................................................42 4.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. ................................................44 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA. ...............................................................47 4.3.1. Phân tích EFA đối với các biến độc lập. ................................................. 48
  6. 4.3.2. Phân tích EFA lần thứ hai. ....................................................................... 51 4.3.3. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc..................................................... 54 4.4. Kiểm định các hệ số tương quan. ................................................................58 4.5. Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình. ..........................59 4.5.1. Kết quả phân tích hồi quy. ....................................................................... 59 4.5.2. Dò tìm vi phạm trong các giả định của hồi quy tuyến tính. .................... 62 4.5.3. Kiểm định các giả thuyết. ........................................................................ 66 4.6. Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng. .............................................69 4.6.1. Kiểm định sự khác nhau về giới tính. ...................................................... 69 4.6.2. Kiểm định sự khác nhau về độ tuổi. ........................................................ 70 4.6.3. Kiểm định sự khác nhau về thu nhập....................................................... 71 4.6.4. Kiểm định sự khác nhau về trình độ học vấn. ......................................... 71 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ. ............................................... 74 5.1. Kết luận. .......................................................................................................74 5.2. Hàm ý quản trị. ............................................................................................75 5.2.1. Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi. ...................................................... 75 5.2.2. Yếu tố Thái độ đối với thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. .............. 77 5.2.3. Yếu tố Chuẩn mực đạo đức. .................................................................... 78 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. NTD: người tiêu dùng. VNEEP: Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. TRA: Lý thuyết hành vi hợp lý. TPB: Lý thuyết hành động có kế hoạch. EFA: Phân tích nhân tố khám phá. VIF: Hệ số phóng đại phương sai. TBGDTKNL: Thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng trong các nghiên cứu trước đây. ....................................16 Bảng 3.1. Thang đo Kiến thức môi trường. ..............................................................27 Bảng 3.2. Thang đo Mối quan tâm về môi trường. ...................................................28 Bảng 3.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi. ...................................................28 Bảng 3.4. Thang đo Thái độ. .....................................................................................29 Bảng 3.5.Thang đo Tiêu chuẩn chủ quan..................................................................30 Bảng 3.6. Thang đo Chuẩn mực đạo đức. .................................................................30 Bảng 3.7.Thang đo Ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng...................31 Bảng 3.8.Thang đo Kiến thức môi trường chính thức. .............................................32 Bảng 3.9. Thang đo Mối quan tâm về môi trường chính thức. .................................33 Bảng 3.10. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi chính thức. ...............................34 Bảng 3.11. Thang đo Thái độ chính thức. .................................................................35 Bảng 3.12.Thang đo Tiêu chuẩn chủ quan chính thức..............................................35 Bảng 3.13. Thang đo Chuẩn mực đạo đức chính thức. .............................................36 Bảng 3.14. Thang đo ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng chính thức. ...................................................................................................................................36 Bảng 4.1. Cơ cấu giới tính của người tham gia khảo sát. .........................................42 Bảng 4.2. Cơ cấu nhóm độ tuổi của người tham gia khảo sát. .................................42 Bảng 4.3. Cơ cấu nhóm thu nhập của người tham gia khảo sát. ...............................43 Bảng 4.4. Cơ cấu nhóm trình độ học vấn của người tham gia khảo sát. ..................43 Bảng 4.5.Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Tiêu chuẩn chủ quan. ...................44 Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Thái độ của người tiêu dùng......44 Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi. ....45 Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Mối quan tâm về môi trường. ....45 Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Kiến thức môi trường. ...............46 Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Chuẩn mực đạo đức. ................46
  9. Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha của Thang đo Ý định mua thiết bị tiết kiệm năng lượng. ................................................................................................................47 Bảng 4.12. Kiểm định KMO và Barlett đối với các biến độc lập lần thứ nhất. ........48 Bảng 4.13. Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần thứ nhất. ......................48 Bảng 4.14. Ma trận xoay nhân tố đối với các biến độc lập lần thứ nhất. ..................50 Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Barlett đối với các biến độc lập lần thứ hai. ..........51 Bảng 4.16. Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần thứ hai. ........................52 Bảng 4.17. Ma trận xoay nhân tố đối với các biến độc lập lần thứ hai. ....................53 Bảng 4.18. Kiểm định KMO và Barlett đối với biến phụ thuộc. ..............................54 Bảng 4.19. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc. ............................................55 Bảng 4.20. Ma trận nhân tố đối với biến phụ thuộc. .................................................55 Bảng 4.21. Kết quả phân tích tương quan. ................................................................58 Bảng 4.22. Hệ số R2 hiệu chỉnh lần 1. ......................................................................60 Bảng 4.23. Bảng ANOVA cho hồi quy lần 1............................................................60 Bảng 4.24. Kết quả phân tích hồi quy lần 1. .............................................................60 Bảng 4.25. Hệ số R2 hiệu chỉnh lần 2. ......................................................................61 Bảng 4.26. Bảng ANOVA cho hồi quy lần 2............................................................61 Bảng 4.27. Kết quả phân tích hồi quy lần 2. .............................................................62 Bảng 4.28.Kết quả phân tích các giả thuyết. .............................................................69 Bảng 4.29. Kết quả kiểm định T-test về giới tính. ....................................................70 Bảng 4.30. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm độ tuổi. .....................................70 Bảng 4.31. Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm thu nhập. ..................................71 Bảng 4.32. Kết quả kiểm định ANOVA của trình độ học vấn. ................................72 Bảng 5.1. Giá trị trung bình của biến Nhận thức kiểm soát hành vi. ........................75 Bảng 5.2. Giá trị trung bình của biến Thái độ...........................................................77 Bảng 5.3. Giá trị trung bình của biến Chuẩn mực đạo đức.......................................78
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý...................................................................10 Hình 2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch. ......................................................... 11 Hình 2.3.Mô hình nghiên cứu về ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng Malaysia (2017) .................................................... 12 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng đến ý định mua thiết bị tiết kiệm năng lượng của người dân. ...14 Hình 2.5. Mô hình nghên cứu ảnh hưởng của chính sách liên quan đến ý định mua thiết bị tiết kiệm năng lượng của người dân Trung Quốc. ....................... 15 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng. ..............................................17 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu. .......................................................................25 Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa. ............................................63 Hình 4.2. Biểu đồ tần số Q-Q Plot....................................................................64 Hình 4.3. Biểu đồ phân tán của phần dư. ......................................................... 65
  11. TÓM TẮT Sự phát triển kinh tế và dân số nhanh chóng đã làm cho Việt Nam đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Trong nhiều năm qua, tiết kiệm năng lượng luôn thu hút được sự quan tâm của xã hội vì đây là một trong những nỗ lực làm giảm tác động tiêu cực của con người đến môi trường. Nhằm mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn, tác giả thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng: Nghiên cứu trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh”. Đề tài này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng, bao gồm sáu yếu tố: tiêu chuẩn chủ quan, thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, mối quan tâm về môi trường, kiến thức môi trường và chuẩn mực đạo đức. Sau khi khảo sát 239 người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh và phân tích dữ liệu thu được, ba yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng là thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực đạo đức. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những chiến lược nhằm thu hút khách hàng, tăng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Từ khóa: ý định mua, tiết kiệm năng lượng, thiết bị gia dụng.
  12. ABSTRACT The rapid economic and population development has caused Vietnam to face serious environmental consequences. For many years, energy saving has always attracted the attention of the society because this is one of the efforts to reduce the negative impact of humans on the environment. In order to support businesses producing and trading energy-efficient products to better understand consumers' needs, the author conducted the study "Factors affecting consumers’ purchase intention for energy-efficient household appliances: A case study in Ho Chi Minh City". This topic analyzes the factors that influence consumers' intention to purchase energy-efficient appliances, including six factors: subjective norm, attitude, perceived behavioral control, environmental concern, environmental knowledge and moral norm. In the survey of 239 consumers in Ho Chi Minh City and data analysis, three factors that positively influence consumers' purchase intention for energy-efficient household appliances are attitude, perceived behavioral control and moral norm. The results of this research will help managers to offer strategies to attract customers, increase market share and improve their competitiveness. Keywords: purchase intention, energy saving, household appliance.
  13. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, Việt Nam với dân số hơn 97 triệu người là một thị trường Đông Nam Á nhiều tiềm năng. Với tỷ lệ tăng dân số hàng năm là hơn 1%, nước ta đã thải ra gấp đôi lượng khí thải carbon dioxide trong thập kỷ qua (Ngân hàng Thế giới, 2016). Sự phát triển kinh tế và dân số nhanh chóng đã làm cho nước ta đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Theo báo cáo của Văn phòng bảo tồn và tiết kiệm năng lượng Việt Nam, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp ba trong mười năm tiếp theo, trong đó điện chiếm khoảng 25% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2025 (VNEEP, 2012). Từ năm 2006, sử dụng hiệu quả và bảo tồn năng lượng đã được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của Việt Nam, với việc ban hành kế hoạch hiệu quả năng lượng toàn diện đầu tiên (Taylor và cộng sự, 2010). Mục tiêu chính của việc này là nhằm gia tăng nhu cầu về các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng (TBGDTKNL). Do đó, chương trình dán nhãn và tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng quốc gia đã được triển khai vào năm 2013, yêu cầu tất cả các thiết bị gia dụng chiếu sáng và được chọn như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí, nồi cơm điện và quạt làm mát, để mang nhãn hiệu quả năng lượng. Luật này đã thúc đẩy các nhà sản xuất thiết bị gia dụng tập trung vào phát triển và tiếp thị các sản phẩm hiệu quả năng lượng hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam có nhận thức về môi trường tương đối thấp và nhìn chung đất nước vẫn đang trong giai đoạn non trẻ của phong trào xanh (Nguyen và cộng sự, 2016). Trong ba năm liên tiếp từ năm 2016 đến năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng kinh tế hơn 8% và trở thành thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm liền. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo mức tiêu thụ năng lượng tại thành phố này tăng nhanh qua các năm. Cụ thể là mức tiêu thụ điện năng cao nhất trong một ngày năm 2019 là 90.04 triệu kWh, cao hơn gần hai lần so với năm 2010. Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng, thành phố đã có những
  14. 2 chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất thiết bị tiết kiệm năng lượng cùng những chương trình tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới sử dụng các thiết bị này. Trong đó thiết bị gia dụng là thiết bị chính để tiêu thụ năng lượng của người dân và việc sử dụng rộng rãi các thiết bị tiết kiệm năng lượng là một cách quan trọng để người dân tiết kiệm năng lượng (Zhao và cộng sự, 2019). Ngoài ra, với dân số gần 9 triệu người, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có dân số đông nhất cả nước. Do đó, đây là một thị trường rất lớn và đầy triển vọng. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về ý định mua và hành vi mua thiết bị tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng được tiến hành trong và ngoài nước. Tại Malaysia, nghiên cứu của Tan và cộng sự (2017) xác định ba yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định mua TBGDTKNL của người dân nơi đây là thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực đạo đức. Trong nghiên cứu về tác động của chính sách đến ý định mua thiết bị tiết kiệm năng lượng, Wang và cộng sự (2017) đã chỉ ra môi trường chính sách và tuyên truyền truyền thông ở Trung Quốc không có tác động đáng kể đối với sự sẵn sàng chi trả cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng người dân. Thay vào đó, nhận thức về môi trường, kinh nghiệm mua hàng trong quá khứ, các mối quan hệ xã hội, tuổi tác và trình độ học vấn đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua hàng của họ. Nghiên cứu trong nước của Nguyen và cộng sự (2017) cho thấy tác động của giá trị vị tha có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến các chuẩn mực cá nhân, thái độ môi trường, tiêu chuẩn chủ quan và giảm thiểu các rào cản nhận thức của NTD liên quan đến việc mua các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả thấy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sản phẩm này tại Việt Nam dù NTD đang có xu hướng chuyển qua sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng: Nghiên cứu trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh” với mục đích nhằm khám phá những yếu tố tác động đến ý định
  15. 3 mua TBGDTKNL của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh và đóng góp thêm tri thức cho lĩnh vực này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng.  Xác định tác động của các yếu tố này đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng.  Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiểu biết về TBGDTKNL và làm tăng nhu cầu mua TBGDTKNL của người tiêu dùng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.  Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng?  Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng?  Có những kiến nghị nào để nâng cao hiểu biết về TBGDTKNL và làm tăng nhu cầu mua TBGDTKNL của người tiêu dùng? 1.4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng có ý định mua các TBGDTKNL đang sinh sống, học tập hoặc làm việc tại TP. Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: trong TP. Hồ Chí Minh 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện tại thị trường TP. Hồ Chí Minh thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành với 8 người nhằm xây dựng và điều chỉnh các thang đo để phù hợp với bối cảnh TP.
  16. 4 Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, sử dụng kĩ thuật khảo sát ý kiến người tiêu dùng trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua mạng Internet. Số liệu sau khi thu thập sẽ dùng các công cụ: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết của mô hình lý thuyết và kiểm định t-test, ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân giữa các nhóm người tiêu dùng. Việc xử lý dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20 để xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến ý định mua TBGDTKNL của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Mục đích của đề tài là góp phần kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua TBGDTKNL của người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh và xác định mức độ tác động của các yếu tố này. Kết quả thu được nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh các sản phẩm gia dụng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển sản phẩm phù hợp xu hướng tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra, đề tài góp phần nâng cao ý thức sử dụng và mua sắm của người dân trong việc tiêu dùng TBGDTKNL. 1.7. Kết cấu luận văn. Bài luận văn này có 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh.
  17. 5 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kích thước mẫu và xây dựng thang đo. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TBGDTKNL. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Tóm tắt chương 1. Nội dung chương 1 gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, kết cấu luận văn. Chương tiếp theo sẽ đề cập đến cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
  18. 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 2.1. Khái niệm về ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. 2.1.1. Khái niệm ý định mua. Ý định tiêu dùng (ý định mua sắm) phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo Ajzen (1985), ý định tiêu dùng được mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch/quyết định của người tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể. Hầu hết các hành vi của con người có thể dự đoán được dựa trên những ý định bởi vì những hành vi tuân theo ý chí và chịu sự kiểm soát của ý định (Han và cộng sự, 2010). Kotler cho rằng các yếu tố tiếp thị (sản phẩm, giá cả, địa điểm, chiêu thị) cùng với những yếu tố bên ngoài (kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa) tác động và đi vào ý thức của người tiêu dùng kết hợp với các đặc điểm của người tiêu dùng (văn hóa, xã hội, các đặc tính cá nhân, tâm lý) thông qua quá trình quyết định của người tiêu dùng (xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án…) dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. Người tiếp thị phải hiểu được điều gì đang xảy ra trong ý thức của người tiêu dùng giữa lúc các kích thích bên ngoài tác động và lúc quyết định mua sắm. Kotler cũng đưa ra mô hình năm giai đoạn của quy trình mua hàng tiêu dùng bao gồm: nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua hàng và hành vi sau mua hàng. Có thể thấy, ý định tiêu dùng là quá trình xảy ra trước hành vi tiêu dùng, do đó các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng. Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì ý định mua của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. 2.1.2. Thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng và ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. Năng
  19. 7 lượng tái tạo là nguồn năng lượng vô tận như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, sức thủy triều, thủy điện hay một số nguồn năng lượng sinh học từ thực vật khác. Những nguồn năng lượng này có thể tái tạo lại sau khi sử dụng, vì thế được gọi là năng lượng tái tạo. Năng lượng không tái tạo dùng để định nghĩa các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu này được hình thành từ các điều kiện khắc nghiệt và thời gian hàng trăm triệu năm tuy nhiên hiện tại đang dần cạn kiệt do bị khai thác quá độ. Năng lượng là một yếu tố quan trọng trong xây dựng quốc gia vì nó đóng vai trò là nền tảng hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia (Tan và cộng sự, 2017). Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống. Việc tiết kiệm năng lượng được chia thành 2 loại hình cơ bản là: - Tiết kiệm năng lượng chủ động là việc thông qua sự đo lường, giám sát và kiểm soát mức độ sử dụng năng lượng để thực hiện những thay đổi thường xuyên mang tính chủ động để tiết kiệm năng lượng. Loại hình này thường sử dụng ở những khu vực quy mô lớn như các nhà máy, công xưởng,... Việc tiết kiệm năng lượng sẽ giúp các đơn vị giảm tải khá nhiều chi phí phải chi trả. - Tiết kiệm năng lượng thụ động là việc triển khai các biện pháp tiết kiệm như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tắt điện khi không sử dụng,... Đây là loại hình thường được sử dụng ở các hộ gia đình, khi con người có ý thức cần tiết kiệm điện cũng như tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Như vậy, TBGDTKNL có thể được hiểu là các thiết bị gia dụng sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng là cách thức mà một cá nhân thể hiện yêu cầu của mình đối với thiết bị gia dụng sao cho sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Để giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm tiết kiệm
  20. 8 năng lượng, nhãn năng lượng đã được ra đời. Nhãn năng lượng là một loại tem dán cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị điện. Các loại thiết bị gia dụng bắt buộc dán nhãn năng lượng hiện nay gồm: các thiết bị chiếu sáng, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, máy thu hình và quạt điện. Với định nghĩa trên, TBGDTKNL cũng là một loại sản phẩm xanh. Sản phẩm xanh còn được gọi là sản phẩm sinh thái hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường. Đã có nhiều nhà nghiên cứu xây dựng định nghĩa về sản phẩm xanh, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Terra Choice (2010) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm cung cấp lợi ích cho môi trường, Shamdasani và cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho Trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn. Elkington và Makower (1988) và Wasik (1996) cho rằng sản phẩm có nguyên liệu hoặc bao bì ít tác động tới môi trường cũng có thể được xem là sản phẩm xanh. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các nghiên cứu đã có về thiết bị tiết kiệm năng lượng, tác giả sẽ sử dụng các nghiên cứu trước đây liên quan đến sản phẩm xanh để trích dẫn, làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu này. 2.2. Các lý thuyết nền tảng về ý định hành vi mua sản phẩm: 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA): Thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng từ năm 1975 bởi Ajzen và Fishbein và được cho là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2