intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phúc lợi người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này tập trung phân tích thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA và vai trò của vốn ODA đối với phúc lợi của người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017. Bằng phương pháp chuyên gia và kinh nghiệm cá nhân, với hy vọng đưa ra giải pháp cứu cánh nhằm nâng cao hơn nữa những tác động tích cực của vốn ODA đối với tỉnh Đồng Tháp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phúc lợi người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Trần Dzũng Phong LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐịnhCẢM hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÁC ngành nông ĐỘNG CỦAnghiệp NGUỒN tỉnh VỐNLong VIỆNAn giai TRỢ PHÁT đoạn 2016 TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) ĐỐI VỚI - 2020 PHÚC LỢI NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 - 2017 Người thực hiện: Tạ Văn Nguyễn Hoàng Lớp: Cao học Quản lý kinh tế (Cần Thơ) Giáo viên hướng dẫn: PGS – TS Nguyễn Quốc Tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9/2017 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Trần Dzũng Phong LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐịnhCẢM hướng chuyển NHẬN dịch cơ CỦA NGƯỜI cấuVỀ DÂN kinh TÁCtế ĐỘNG ngành CỦA nông NGUỒN nghiệp VỐN tỉnh VIỆNAn Long TRỢ PHÁT giai TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) ĐỐI VỚI đoạn 2016 - 2020 PHÚC LỢI NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 - 2017 Người thực hiện: Tạ Văn Nguyễn Hoàng Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Lớp: Cao học Quản lý kinh tế (Cần Thơ) Mã số: 8340410 Giáo viên hướng dẫn: PGS – TS Nguyễn Quốc Tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoàng Bảo TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9/2017 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đồng Tháp, ngày 30 tháng 01 năm 2019 Tác giả Trần Dzũng Phong
  4. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TPHCM đã dành nhiều tâm huyết và thời gian giảng dạy tôi trong suốt chương trình cao học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Bảo, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các anh/chị đồng nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và công tác để tôi hoàn thành chương trình cao học. Xin cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Đồng Tháp đã giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đồng Tháp, ngày 30 tháng 01 năm 2019 Tác giả Trần Dzũng Phong
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................... ix Chương 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3 Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................. 5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 5 2.1.1. Các khái niệm ..................................................................................... 5 2.1.2. Các chủ thể của vốn ODA ................................................................ 14 2.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA ............................................................... 15 2.1.4. Mục đích chính của vốn ODA .......................................................... 18 2.1.5. Đặc trưng của vốn ODA ................................................................... 19 2.1.6. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA .................................................. 21 2.1.7. Vai trò của ODA đối với các nước đang phát triển .......................... 21 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VỐN ODA ................................................. 23 2.2.1. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam........................... 23 2.2.2. Một số đối tác tài trợ ODA chủ yếu cho Việt Nam.......................... 30 2.2.3. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam ....... 34
  6. 2.2.4. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu................................................ 39 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................... 40 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 43 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................... 43 3.1.1. Khung phân tích ............................................................................... 43 3.1.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 44 3.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA .... 44 3.2.1. Chỉ tiêu tiến độ giải ngân vốn ODA ................................................. 44 3.2.2. Chỉ tiêu vốn ODA phân theo ngành ................................................. 45 3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ODA…………………………………..……………………………45 3.3.1. Chỉ tiêu ............................................................................................. 45 3.3.2. Đánh giá tác động ............................................................................. 46 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 47 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................. 47 3.4.2. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................... 47 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 48 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 49 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................. 49 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 49 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 49 4.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................. 49 4.1.4. Tình hình chung về ODA khu vực ĐBSCL ..................................... 50 4.1.5. Đặc điểm hộ gia đình được phỏng vấn ............................................. 50 4.2. THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 - 2017................................................... 52 4.2.1. Thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA ............................................. 52 4.2.2. Hạn chế việc huy động, sử dụng vốn ODA ở tỉnh Đồng Tháp ........ 61
  7. 4.2.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................... 64 4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ODA TỈNH ĐỒNG THÁP .... 67 4.3.1. Tác động đối với phúc lợi của người dân tỉnh Đồng Tháp .............. 67 4.3.2. Tác động đối với kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp ........................... 79 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 84 5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................... 84 5.1.1. Thu hút và sử dụng vốn .................................................................... 84 5.1.2. Tác động đối với phúc lợi hộ gia đình ............................................. 84 5.1.3. Tác động đối với kinh tế xã hội tỉnh ................................................ 85 5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................................ 85 5.2.1. Nhóm các giải pháp về tăng cường năng lực vận động thu hút, quản lý và sử dụng ODA ............................................................................ 85 5.2.2. Nhóm giải pháp cải thiện tiến độ các dự án và thúc đẩy giải ngân ............................................................................................................ 86 5.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường khai thác, sử dụng bền vững dự án ODA để nâng cao phúc lợi cho người dân ................................................. 87 5.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá .............................................................................................................. 87 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ ix PHỤ LỤC ................................................................................................... xi Phụ lục 2.1: Các khái niệm ODA Phụ lục 4.1: Bảng câu hỏi phỏng vấn Phụ lục 4.1.1: Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đồng Tháp Phụ lục 4.1.2: Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp Phụ lục 4.1.3: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnhĐồng Tháp
  8. CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Từ bảng 4.1 đến bảng 4.14: phụ lục 4.1.1; phụ lục 4.1.2; phụ lục 4.1.3. Bảng 4.15: Đặc điểm cơ bản của hộ trả lời phỏng vấn…………………………..…..51 Bảng 4.16: Tình hình thu hút vốn ODA theo nhà tài trợ thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp ………………………………………………..……….……………......52 Bảng 4.17: Tình hình thu hút vốn ODA theo quy mô dự án thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp …………………………………..……….……….……………54 Bảng 4.18: Tình hình phân bổ vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp…54 Bảng 4.19: Tình hình phân bổ vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành……………………………………………………………….…...56 Bảng 4.20: Tình hình giải ngân vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp…57 Bảng 4.21: Tình hình giải ngân vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành….……………………………………………………….………..60 Bảng 4.22: Tình hình giải ngân vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp theo nhà tài trợ .... ……………………………………………………………………61 Bảng 4.23: Tần suất sử dụng các dự án ODA của người dân..……….…...…………67 Bảng 4.24: Hình thức khai thác công trình của người dân…………………………..67 Bảng 4.25: Cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn ODA đối với phúc lợi người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007- 2018……………………………......70 Bảng 4.26: Tổng hợp số liệu đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2007 - 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp…………………………………………...76 Bảng 4.27: Tổng hợp số liệu đăng ký dự án đầu tư trong nước giai đoạn 2007 - 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp …………………….……………………………….....78 Bảng 4.28: Đánh giá tác động của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007- 2018 ......................................………… ……………….80 Bảng 4.29: Đánh giá tác động của nguồn vốn ODA đối với hiệu quả xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007- 2018………….............................………… ……………..….81 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
  10. Hình 2.1: Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993-2012 ................ 24 Hình 2.2: Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA thời kỳ 1993-2012............ 24 Hình 2.3: Cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA thời kỳ 1993-2012 ........................ 25 Hình 2.4: ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 .............................. 25 Hình 2.5: ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 .............................. 26 Hình 2.6: ODA ký kết phân theo vùng thời kỳ 1993-2012 ...................................... 27 Hình 2.7: Tỷ lệ ODA vùng so với cả nước thời kỳ 1993-2012 ................................ 27 Hình 2.8: Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 ....................... 28 Hình 3.1. Khung phân tích do tác giả đề xuất .......................................................... 43 Hình 3.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 44 Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp.......................................................... 49 Hình 4.2. Tình hình thu hút vốn ODA theo nhà tài trợ thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp ......................................................................................................... 53 Hình 4.3. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA thời kỳ 2007-2017 tại tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành..................................................................................... 60 Hình 4.4. Đánh giá của người dân về hiệu quả kinh tế của công trình .................... 68 Hình 4.5. Đánh giá của người dân về hiệu quả xã hội của công trình ..................... 69
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), một số nhà tài trợ chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam. [2] Bùi Xuân Phong, 2006. Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. [3] Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp. Niên giám thống kê 2007 - 2017. [4] Các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Tài chính phát triển phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình. [5] Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF), 2010. Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ. [6] Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, 2014. [7] 1 Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ). [8] Ngân hàng thế giới, 2013. Đánh giá viện trợ, khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao. Báo cáo nghiên cứu chính sách, Người dịch Nguyễn Thị Thanh Minh và nhóm cộng sự. [9] Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản lý dự án: áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 02/2010, tr. 1-10. [10] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, 2017. Số liệu tổng hợp các dự án ODA tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017. [11] Tài liệu phục vụ Diễn đàn hiệu quả viện trợ lần thứ nhất và Hội nghị nhóm tư vấn không chính thức giữa kỳ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG) năm 2010. [12] UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Tháp đến 2020 (điều chỉnh 2018). [13] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2013. Thu hút và sử dụng tốt nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
  12. [14] Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2010). Nâng cao hiệu quả của nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam. Thông tin chuyên đề. II. Tài liệu tiếng Anh [1] Griffin, Keith (1970), “ Foreign Capital, Domestic savings and Economic Development” Bulletin of the Oxford University Institute of Economics and Statistics 32 99-112. [2] Griffin, Keith (1991), “Foreign aid after the Cold War”, Development and Change, Vol 22, No.4, pp. 645-658. [3] Kitchen, R.L. (1986), Finance for developing countries, University of Brandford. [4] Padayachee, Vishnu (1991), The IMF and World Bank inpost-apartheid South Africa: Prospects and dangers”, Working Pager No. 6 (Cape town: Economic Trens Group. [5] Peason, at al. 1964: 4.
  13. Chương 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, ODA) đã trở thành một nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta kể từ năm 1993. Nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao nguồn nhân lực. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư, đến năm 2010 Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình thấp. Mức tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc nhóm cao và là một trong số ít các nước nhanh chóng vươt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều đó đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư và tiếp nhận vốn tài trợ ODA. “Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười (3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp). Địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền (đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài 124 km), sông Hậu (đoạn sông Hậu chảy qua tỉnh dài khoảng 30 km); cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 115 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017 là 3.383,9 km2, chiếm 1,02% diện tích cả nước, đứng thứ 5/13 của vùng ĐBSCL. Tỉnh được chia thành 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành; với trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thành phố Cao Lãnh”1. Tỉnh Đồng Tháp tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội hiện nay thì vốn là một yếu tố quan trọng, trong điều kiện nguồn vốn từ ngân 1 Nguồn: điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ). 1
  14. sách của tỉnh còn thiếu trầm trọng và đầu tư từ lĩnh vực tư nhân còn quá thấp thì bổ sung nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, chủ yếu là vốn ODA và FDI. Trong đó, ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với tỉnh Đồng Tháp, là một giải pháp cứu cánh để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn vừa tạo ra cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp FDI, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư để tạo ra nhiều phúc lợi cho người dân và tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh”. Với bối cảnh đó, nhận thấy cần thiết phải có nghiên cứu về tác động của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, cần phải có những giải pháp để nâng cao những tác động tích cực nguồn vốn ODA, góp phần quan trọng để tạo ra nhiều phúc lợi cho người dân và thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Từ lý do trên đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Cảm nhận của người dân về tác động của nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phúc lợi người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017” để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA và vai trò của vốn ODA đối với phúc lợi của người dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017. Bằng phương pháp chuyên gia và kinh nghiệm cá nhân, với hy vọng đưa ra giải pháp cứu cánh nhằm nâng cao hơn nữa những tác động tích cực của vốn ODA đối với tỉnh Đồng Tháp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Một là đánh giá tác động vốn ODA đến phúc lợi của người dân và hoạt động kinh tế của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017. Hai là trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bằng phương pháp chuyên gia và kinh nghiệm cá nhân, với hy vọng đưa ra giải pháp cứu cánh nhằm nâng cao hơn nữa những tác động tích cực của vốn ODA đối với hoạt động kinh tế tỉnh Đồng Tháp. 2
  15. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi số một là các dự án sử dụng vốn ODA tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007 - 2017 cải thiện phúc lợi của người dân (i) tăng phúc lợi trực tiếp; (ii) tăng phúc lợi gián tiếp tiếp ra sao?; Câu hỏi số hai là vốn ODA có tác động gì đến hoạt động kinh tế chung (GDP, việc làm, thị trường mở rộng) tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2007 - 2017? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sử dụng vốn ODA và người dân được hưởng lợi từ vốn ODA đối tượng nghiên cứu của đề tài. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian trong giai đoạn 2007 - 2017; về không gian toàn bộ vốn ODA chuyển giao (dispursement ODA) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; tác động của vốn ODA là một vấn đề rộng, đề tài chỉ đi sâu vào một số vấn đề chính như: đối với phúc lợi của người dân gồm cải thiện thu nhập, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, an ninh trật tự; tác động của vốn ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tác động tới hoạt động kinh tế tỉnh Đồng Tháp. 1.5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Chương một là trình bày vấn đề nghiên cứu, sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chương hai là trình bày tổng quan lý thuyết, giới thiệu cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vốn đối với tăng trưởng kinh tế và vai trò của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế; tình hình thu hút sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 3
  16. Chương ba là trình bày từ lý thuyết và thực tiễn các nước ở chương hai, tiếp theo xây dựng khung phân tích; các chỉ tiêu đánh giá thu hút, sử dụng vốn ODA; phương pháp nghiên cứu dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Chương bốn là trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, khái quát thông tin về kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp, tình hình thu hút vốn ODA của khu vực ĐBSCL. Tiếp theo, là kết quả thống kê về mẫu khảo sát người dân. Chương này tập trung đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA, tác động của vốn ODA đối với phúc lợi của người dân trong vùng dự án và tác động của vốn ODA đối với hoạt động kinh tế của tỉnh Đồng Tháp. Chương năm là trình bày kết luận và hàm ý chính sách, trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu các phát hiện để cho các cơ quan hữu quan (tỉnh, địa phương, ngành) trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra; khuyến nghị một số chính sách để nâng cao tác động tích cực của vốn ODA đối với phúc lợi của người dân và hoạt động kinh tế tỉnh Đồng Tháp; đồng thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 4
  17. Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Chương này giới thiệu khái niệm về vốn ODA và đặc trưng của vốn ODA cũng như vai trò của vốn ODA đối với các nước đang phát triển. Đồng thời, giới thiệu tổng quan về tình hình thu hút vốn ODA tại Việt Nam cũng như tầm quan trọng của vốn ODA đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam và lược khảo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Các khái niệm Cơ sở lý thuyết về vốn ODA Khái niệm vốn ODA2 Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODA) đã ra đời và hình thành trong một thời gian dài và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (1999) định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức ODA là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài; đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức vì thường cho chính phủ của một quốc gia vay. Tại Việt Nam, theo quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của chính phủ thì ODA được định nghĩa là “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước 2 Phụ lục 2.1: Khái niệm vốn ODA. 5
  18. ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, viện trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi của chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức của liên hợp quốc, các tổ chức liên quốc gia dành cho nước nhận viện trợ nhằm hỗ trợ sự phát triển của nước này. Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển và chậm phát triển gồm có: viện trợ ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn vốn FDI cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA. Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau: Một là được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hai là mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: xóa đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, 6
  19. phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế. Ba là thành tố hỗ trợ phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Khái niệm phúc lợi xã hội Ngân hàng Thế giới (1999), phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhập theo lao động. Phúc lợi hộ gia đình là phần phúc lợi xã hội mà các thành viên hộ gia đình được hưởng. Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội chủ yếu sau: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu vui chơi, giải trí công cộng không thu tiền (hoặc thu ít), các công trình công cộng phục vụ chung cho mọi người nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là đối với những người có công đối với đất nước, những người nghèo, vùng nghèo, những đối tượng yếu thế, gặp rủi ro. Vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế Khái niệm về đầu tư Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế (Sach-Larrain, 1993). Sản lượng ở đây có thể do nền kinh tế tự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài, có thể là các sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị hay là các sản phẩm vô hình như bằng phát minh, sáng chế. Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm đò, khai thác, chế biến, sản xuất kinh doanh, dịch vụ) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn, đem lại lợi 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1