Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam
lượt xem 56
download
Đề tài Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam nêu tổng quan về chính sách thương mại quốc tế của EU. Ảnh hưởng chính sách thương mại quốc tế của EU đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2006
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI- 2006 HÀ NỘI- 2005
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI- 2006
- DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 1.1 Thương mại hàng hoá của EU 7 Bảng 1.2 Tổng kim ngạch thương mại EU - châu á (ASEM) 2004 26 Bảng 1.3 Thương mại hàng hoá của EU - một số nước ASEAN năm 28 2004 Bảng 1.4 Thương mại hàng hoá của EU25 – Trung Quốc 29 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU qua các năm 55 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác chủ yếu 56 Bảng 2.3 Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU 57 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo thị 58 trường trong những năm gần đây Bảng 2.5 Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2000- 61 2004 Bảng 3.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 71 Bảng 3.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU qua các năm 55 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng dệt may sang EU của Việt 60 Nam năm 2004 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cấp độ ảnh hưởng của chính sách môi trường EU 47
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACP Africa, Caribe, Pacific Khối Phi, Caribê, Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á Nations APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương CAP Common Agricultural Policy Chính sách nông nghiệp chung CCP Common Commercial Policy Chính sách thương mại chung CEEC Central & Eastern European Countries Các nước Trung và Đông Âu CET Common External Tariff Biểu thuế quan ngoại khối chung EC European Community Cộng đồng Châu Âu ECSC European Coal & Steel Community Cộng đồng Than-Thép Châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về Thuế quan và Trade Thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn ISO International Standardization Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Organization MFN Most Favored Nations Quy chế tối huệ quốc
- OECD Organization of Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh Cooperation and Development tế UNCTAD United Nations Conference on Trade Hội nghị Thương mại và Phát triển and Development của Liên hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Liên minh châu Âu vừa thực hiện lần mở rộng thứ năm vào 01/05/2004. Đây là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử hình thành EU. Với 25 nước thành viên như hiện nay, EU đã trở thành một thể chế kinh tế-chính trị khu vực lớn nhất trên thế giới. EU cũng là đối tác thương mại quan trọng vào bậc nhất của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. EU là một thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, lại hứa hẹn có nhiều khởi sắc về kinh tế sau khi mở rộng. Chính sách thương mại quốc tế của EU đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ thương mại - đầu tư quốc tế. Đợt mở rộng vừa qua của EU đã tạo ra cả cơ hội và thách thức lớn đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU đang là một trong những chính sách trọng điểm của Việt Nam, góp phần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương cũng như tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, em đã chọn vấn đề “Chính sách thƣơng mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài của Luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu: Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về EU, về tầm quan trọng, triển vọng của thị trường EU đối với Việt Nam, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU, đặc biệt sau khi
- 2 EU mở rộng, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác nhưng lại có ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. 3. Mục đích nghiên cứu: Hiểu rõ chính sách thương mại quốc tế của EU và tác động của chính sách thương mại quốc tế của EU đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Làm rõ tác động của các chính sách đó đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU: thuận lợi, khó khăn và hạn chế. Kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU đối với một số nước và khu vực, chủ yếu là châu Á, Trung Quốc. Phân tích các tác động của chính sách đó đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chính sách thương mại quốc tế của EU đối với một số nước và khu vực, chủ yếu là châu Á, Trung Quốc có tác động, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ kinh tế, nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích các quy định liên quan đến chính sách thương mại hàng hoá. Về mặt thời gian, luận văn phân tích từ thời điểm Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với EU vào ngày 22/10/1990 đến nay. Luận văn chỉ tập trung
- 3 phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam để đánh giá những ảnh hưởng của chính sách thương mại của EU đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Cơ sở của phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, suy đoán và phương pháp tổng hợp. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, bản chỉ dẫn tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu như sau: Chương 1- Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế của EU Chương 2- Ảnh hưởng chính sách thương mại quốc tế của EU đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU Chương 3- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU
- 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU 1.1. VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của EU Liên minh Châu Âu (EU) từ 1/5/2004 là một tổ chức liên kết khu vực, với 25 nước thành viên độc lập về chính trị, bao gồm: 15 quốc gia ở Tây, Bắc và Nam Âu (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Hà Lan, Anh, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Đan Mạch, Áo, Thuỵ Điển, Hy Lạp, Phần Lan); 10 quốc gia Đông Âu và Địa Trung Hải – CEEC (Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia, Slovennia, Hungary, đảo Cyprus, Malta) liên kết với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Nó bắt đầu với việc tự do hoá mậu dịch giữa các nước thành viên và các chính sách kinh tế có liên quan. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU lúc đó là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09/05/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than và thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Do vậy, Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu được ký kết ngày 18/4/1951 là tổ chức tiền thân của EU. Nếu tính từ khi Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu (Paris 1951) thì đến nay Liên minh châu Âu đã bước vào năm thứ 55. Trong suốt thời gian qua, nhìn tổng quát, có thể thấy Liên minh châu Âu đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chủ yếu sau: Giai đoạn 1 (1951-1957), hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) gồm 6 nước Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc Xăm Bua. Giai đoạn 2 (1957-1992), phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và chính trị gồm 12 nước: 6 nước của ECSC cộng thêm Anh, Đan Mạch, Ai Len, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
- 5 Giai đoạn 3 (1992 đến nay), Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế cho cộng đồng châu Âu (EC). Đây là giai đoạn “đẩy mạnh nhất thể hoá” trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế-tiền tệ, ngoại giao, an ninh đến nội chính và tư pháp. Với việc kết nạp thêm Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan vào năm 1995, số thành viên của EU đã lên tới 15 và từ 1/5/2004 EU với 25 nước thành viên. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn phát triển về chất so với hai giai đoạn trước. Với việc mở rộng này, EU hy vọng sẽ ngày càng lớn mạnh với một thị trường 455 triệu dân, sản xuất hơn 20% lượng hàng hoá và dịch vụ thế giới, EU sẽ tăng mạnh tiềm lực của mình về lãnh thổ thêm 23%, dân số thêm 20% và GDP đạt 11,77 nghìn tỷ USD. EU hiện đang cạnh tranh với Mỹ để giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời củng cố vị trí của mình trong WTO, IMF và OECD. Tuy nhiên, con tàu EU chưa thể chạy với tốc độ “chóng mặt” ngay vì thành viên cũ và mới vẫn đang chạy trên 2 tốc độ. Có thể nói, EU đang tiến dần từng bước tới nhất thể hoá toàn diện. Hiện nay, EU đang thực hiện nhất thể hoá về kinh tế (hình thành thị trường chung châu Âu, đã cho ra đời đồng tiền chung Euro, xây dựng và hoàn thiện Liên minh kinh tế-tiền tệ (EMU)), tiến tới sẽ thực hiện nhất thể hoá về hoá về chính trị, an ninh và quốc phòng. 1.1.2 Nền kinh tế EU hiện nay và triển vọng 20 năm đầu thế kỷ 21 1.1.2.1. Nền kinh tế EU hiện nay Từ giữa những năm 1980 đến nay, nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, EU đã và đang điều chỉnh chính sách kinh tế của mình, theo các hướng chính sau đây: (1) Thúc đẩy tiến trình liên kết và mở rộng EU; (2) Thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường; (3) Xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định hoá; (4) Chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy bước chuyển sang nền kinh tế tri thức; (5) Củng cố và hiện đại hoá mô hình xã hội châu Âu, chú trọng bảo vệ môi
- 6 trường; (6) Kiên trì định hướng xây dựng nền kinh tế mở cửa, củng cố và tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Cho đến nay, EU đã có những thành công mang tính đột phá, như thực hiện chiến lược xây dựng Thị trường nội địa, xây dựng Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) với đồng tiền chung Euro, cải cách khá căn bản các thị trường theo hướng tự do hoá và cạnh tranh, điều chỉnh một bước mô hình nhà nước phúc lợi xã hội... EU hiện nay có những bước tiến vượt bậc so với EU trước đây một thập niên, xét về mức độ liên kết kinh tế và tính năng động. Sự lớn mạnh kinh tế qua quá trình nhất thể hoá và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế thể hiện ở lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế. * Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế: Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của EU. Với số dân 455 triệu người, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng của thế giới, đẩy mạnh thương mại giữa 25 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế so với Mỹ. EU đã có những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngày càng tăng lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ năm 1985-1996, tỷ trọng thương mại trong GDP thế giới đã tăng 3 lần so với thập kỷ trước và tăng 2 lần so với những năm 60. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của EU giai đoạn từ 1997 đến nay luôn chiếm từ 15-17% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn cầu, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ là 10-12%, Nhật Bản là 5-7%. Xuất khẩu dịch vụ của EU chiếm 42-44% xuất khẩu dịch vụ toàn cầu, con số đó của Hoa Kỳ là khoảng 16-18%, của Nhật Bản là 4-6% [22].
- 7 Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và thương mại dịch vụ của EU cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, từ 13-15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá toàn cầu, Hoa Kỳ là 17-19%, Nhật Bản là 5-7%. Nhập khẩu thương mại dịch vụ chiếm từ 42-44% kim ngạch nhập khẩu thương mại dịch vụ toàn cầu, con số đó của Hoa Kỳ là 14- 16%, của Nhật Bản là 6-8% [22]. Nếu tính cả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU25 sẽ gần 1800 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU25 khoảng 1800 tỷ USD, bằng 21,9% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn thế giới. Với vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế, EU có một danh sách bạn hàng lớn mạnh. Đứng vị trí số 1 là Mỹ. Năm 2004, buôn bán giữa hai bên đạt 391 tỷ Euro, chiếm 19,7% giá trị thương mại của EU, trong đó Mỹ chiếm 15,3% kim ngạch nhập khẩu của EU, và 24,3% kim ngạch xuất khẩu của EU. Tiếp sau là Trung Quốc- một bạn hàng lớn thứ hai của EU và ngược lại EU cũng là bạn hàng đứng vị trí số hai của Trung Quốc. Năm 2004, kim ngạch giữa hai bên khoảng 175 tỷ Euro, chiếm 8,8% kim ngạch ngoại thương của EU [41] (xem bảng 1.1). Bảng 1.1. Thƣơng mại hàng hoá của EU (2004) Các đối tác nhập khẩu chính của EU Các đối tác xuất khẩu chính của EU Nhập khẩu hàng hoá của EU Xuất khẩu hàng hoá của EU Thứ tự Các đối tác Triệu Euro % Thứ tự Các đối tác Triệu Euro % Thế giới 1.027 .580 100,0 Thế giới 962.305 100,0 1 Hoa Kỳ 157.386 15,3 1 Hoa Kỳ 233.803 24,3 2 Trung Quốc 126.712 12,3 2 Thuỵ Sỹ 74.957 7,8 3 Nga 80.538 7,8 3 Trung Quỗc 48.033 5,0 4 Nhật Bản 73.505 7,2 4 Nga 45.662 4,7 5 Thuỵ Sỹ 61.398 6,0 5 Nhật Bản 43.053 4,5
- 8 Các sản Các sản Nông sản Nông sản phẩm thô phẩm thô 6.1% 7.7% Năng khác khác lượng 9.1% 6.5% 2.9% Năng lượng 17.6% Sản phẩm Sản phẩm chế tạo chế tạo 65.6% 84.5% Qua bảng 1.1 trên ta thấy, cơ cấu nhập khẩu của EU bao gồm: sản phẩm chế tạo chiếm trên 65,6%, năng lượng 17,6%, nông sản 7,7%, các sản phẩm thô khác chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004. Các thị trường nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, ASEAN. Một số mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu cao trong năm 2004 mà Việt Nam có lợi thế là giày dép 12,5 tỷ Euro, dệt may 69,7 tỷ Euro, nông sản 79,3 tỷ Euro và thủ công mỹ nghệ 13 tỷ Euro [41]. Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), EU là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới. * Đối với lĩnh vực đầu tư quốc tế: EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹ mà còn là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Nguồn vốn FDI của EU chiếm 45,7% tổng vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 27,1% và 6,7%. Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, v.v... tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ XVIII). Vì vậy, khi các ngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao, nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng, để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã tiến hành di chuyển các ngành công nghiệp
- 9 cạnh tranh kém (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động) sang những nơi gần nguồn lao động và nhiều nguyên vật liệu, cụ thể là Mỹ, Nhật Bản, v.v... Chính vì thế, đầu tư nước ngoài đã ra đời. Chúng ta có thể khẳng định rằng các nước châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và cho đến tận bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này. Ngày nay, các nước thành viên EU15 đều là các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, như điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, v.v... FDI của EU tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, cụ thể: Mỹ chiếm 39,7%, Nhật Bản chiếm 32,1%, ASEAN chiếm 12,6% và 15,6% FDI còn lại của EU đầu tư vào các nước thành viên mới của EU, Trung Cận Đông và châu Phi [17]. 1.1.2.2. Triển vọng kinh tế EU 20 năm đầu thế kỷ XXI Hiện nay, có các đánh giá rất khác nhau về tương lai của EU trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Một số đánh giá cho rằng, EU đang ở trong tình thế khủng hoảng, mắc phải nhiều căn bệnh kinh niên và không bền vững về dài hạn, do vậy EU đứng trước một tương lai ảm đạm. Song theo một số đánh giá khác, EU đang trong tiến trình điều chỉnh các mặt mất cân đối. Martin Hufner, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Hypo Vereins (Đức) nói “châu Âu là khu vực năng động nhất thế giới trong thập niên 1990”. Kết luận logic rút ra từ đây là, tại sao thế kỷ XXI lại không phải là thế kỷ của châu Âu? Trong những năm đầu khi mở rộng, các nhà lãnh đạo EU không tham vọng nhiều trong việc cải thiện tình trạng kinh tế trì trệ của họ, vì các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cải cách thể chế của Liên minh vốn đang rất quan liêu và cồng kềnh, cho phù hợp với một Liên minh gồm 25 hoặc 30 thành viên. Hơn nữa, các thành viên cũ phải tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho các thành viên mới, để cải cách cơ cấu kinh tế của các thành viên mới cho đồng nhất với cơ cấu kinh tế của thành viên cũ, để nâng mức sống của cộng đồng dân cư khu vực các thành viên mới do mức GDP đầu người trung bình ở các thành viên mới chỉ bằng 24% mức
- 10 GDP đầu người trung bình ở các thành viên cũ. Tuy nhiên, khi lượng người tiêu dùng tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ kích thích kinh tế phát triển. Việc châu Âu liên minh lại với nhau sẽ đưa đến một châu lục mạnh hơn và ổn định hơn, bổ sung cho nhau về nhiều lĩnh vực như thị trường tiêu thụ sản phẩm, lao động, đầu tư, v.v..., như vậy có thể giúp châu Âu tận dụng được những lợi thế trong một thị trường nội địa thống nhất. Sau thời gian từ 7-10 năm, khi thể chế chính trị của EU ổn định, các thành viên mới hoà nhập hoàn toàn vào EU, sẽ là lúc EU trở thành một thực thể và một trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới với sức mua của gần nửa tỷ người tiêu dùng. Một thị trường lớn như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm cho công dân trong khối, tăng cường sự thịnh vượng cho cả thành viên cũ và mới. Khi vai trò, vị trí của EU trong nền kinh tế trên thế giới được tăng cường và cải thiện hơn thì sẽ tác động rất lớn đến chính trị, an ninh, thương mại và các lĩnh vực quản lý toàn cầu khác của EU trên trường quốc tế [7]. Trên thực tế, triển vọng phát triển kinh tế của EU trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nổi bật là tiến trình cải cách kinh tế tại EU. Triển vọng kinh tế EU không thể tách rời triển vọng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, tiến trình cải cách kinh tế của EU là nhân tố chính quy định triển vọng EU sẽ là khán giả hay diễn viên chính của cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Có thể thấy rằng trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế EU sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, phát triển bền vững, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực sẽ là các động lực chính của kinh tế EU. Nhà nước vẫn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, song phương thức tác động trong nhiều trường hợp được điều chỉnh theo hướng “thân thiện hơn với thị trường”. Đổi mới nền quản lý công (cấp EU cũng như cấp quốc gia) đã và đang được điều chỉnh theo hướng trong sáng hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn. Tính “xã hội” vẫn là một đặc trưng của mô hình châu Âu, tuy nhiên, các chế độ phúc lợi xã hội ở EU sẽ dần dần được cải cách và hiện đại hoá theo hướng gắn chặt hơn với thành quả kinh tế và định
- 11 hướng vào nâng cao tiềm năng kinh tế. Nền kinh tế EU vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế đi đầu trên thế giới xét từ khía cạnh thân thiện với môi trường. Mặc dù đưa ra nhiều kịch bản khác nhau, song hiện nay, phần lớn các dự báo nhận định khá tập trung rằng, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, kinh tế EU sẽ tăng trưởng bằng hoặc cao hơn chút ít so với thập kỷ 1990. EU sẽ không xảy ra thụt lùi hoặc trì trệ như Nhật Bản trong thập niên 1990, chủ yếu do các nền kinh tế và các xã hội EU mở cửa hơn. Tuy nhiên, xét bối cảnh cạnh trạnh toàn cầu hiện nay, với tiến bộ nhanh của đổi mới và R&D, có thể nói, cho đến năm 2020, EU khó có thể vượt Mỹ về tiềm lực và hiệu năng kinh tế, về tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, thông qua các cải cách kinh tế và tăng cường liên kết kinh tế và chính trị, có nhiều khả năng EU sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, vị thế quốc tế của EU sẽ được nâng cao do có các nhân tố thuận lợi chính sau: - Với tư cách là một trong ba trung tâm kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển của thế giới hiện nay, EU đã có sự chuẩn bị để có thể tác động nhất định đến tiến triển của kinh tế thế giới và có khả năng góp phần khuôn định nó. Các cải cách được EU thực hiện trong hai thập niên qua nhằm vào mục tiêu chiến lược tham vọng là nâng cao ảnh hưởng đến luật chơi toàn cầu. - Quy mô kinh tế và trình độ phát triển của khoa học- công nghệ vẫn là nhân tố quan trọng quy định vị thế của một quốc gia. Nhiều nước trong EU đã có tốc độ phát triển rất cao trong những năm 1990. Các nước Bắc Âu hiện đang đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng toàn cầu về năng lực cạnh tranh do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện. Đây cũng là thế mạnh của EU. - Về mô hình liên kết kinh tế khu vực, chủ nghĩa khu vực đang nổi lên mạnh mẽ, là câu trả lời, đồng thời là sự bổ sung, cho xu thế toàn cầu hoá kinh tế được tổ chức kém, gây nhiều tác động xấu đến các quốc gia. EU hiện nay đang đi đầu về mặt này và có thể cung cấp các kinh nghiệm cho các khu vực khác. - Về quan hệ kinh tế quốc tế, mô hình thương mại quốc tế có quản lý của EU phù hợp nhất định với lợi ích của nhiều nước đang phát triển. Với các thoả thuận
- 12 song phương EU ký với các nước đang phát triển, các nước đang phát triển có điều kiện chuẩn bị nhất định cho hội nhập kinh tế quốc tế. - Về văn hoá: trong khi “lò luyện” Mỹ bị chi phối bởi văn hoá Ănglô-xắc xông, EU đang trở thành xã hội đa văn hoá thực sự. EU đã học được cách đối phó với những khác biệt văn hoá, cách vượt qua những rạn nứt lịch sử, và cách dùng hợp tác để xoa dịu sự thù địch. Các kỹ năng này cung cấp giải pháp đối với bất ổn định văn hoá-xã hội đang nổi lên hiện nay do quá trình toàn cầu hoá, cũng như có thể cung cấp kinh nghiệm về giữ gìn bản sắc văn hoá. - Về bảo vệ môi trường: Các giá trị thân thiết môi trường của châu Âu hiện nay có thể coi là ưu việt. - Về chính trị quốc tế: Sự phát triển của EU sẽ góp phần định hình cục diện đa cực của nền kinh tế và chính trị thế giới. Chủ nghĩa đa phương mà EU theo đuổi có lợi cho hoà bình thế giới. Nếu thực hiện thành công, cải cách sẽ đem lại xung lực mới cho nền kinh tế EU, từ đó sẽ góp phần xây dựng EU thành một cực phát triển vững mạnh của thế giới, đủ sức đương đầu với các siêu cường Mỹ và Nhật Bản, xây dựng nền kinh tế thế giới đa cực. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu mọi việc trôi chảy, châu Âu sẽ đóng vai trò hoàn toàn khác trên thế giới trong khoảng 50 năm tới. 1.2. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU 1.2.1. Chính sách thƣơng mại trong nội khối EU Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan), cho tự do lưu thông hàng hoá lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Thị trường chung châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do di chuyển 4 yếu tố cơ bản: hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn.
- 13 1.2.1.1 Tự do lưu thông hàng hoá và dịch vụ *Tự do lưu thông hàng hoá Theo Điều khoản 9-37, Hiệp ước về Liên minh châu Âu, để hàng hoá được tự do lưu thông trong thị trường chung, các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau đây: (1) Xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. (2) Xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối (3) Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng (các biện pháp hạn chế dưới mọi hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật). (4) Xoá bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên Để thực hiện được biện pháp thứ ba, EU phải vận dụng hai nguyên tắc: điều hoà và công nhận lẫn nhau. Nguyên tắc điều hoà có nghĩa là sự kết hợp các nguyên tắc quốc gia theo một chuẩn mực thống nhất. Nguyên tắc công nhận lẫn nhau có nghĩa là một nước thành viên này chấp nhận tiêu chuẩn của một nước khác tiêu chuẩn đó đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu nhất định về an toàn và sức khoẻ do Liên minh châu Âu đề ra. Theo quy định của Uỷ ban châu Âu năm 1996, đối với việc thực hiện biện pháp thứ tư, EU trực tiếp xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên, thực chất là việc đổi mới thủ tục thu thuế; chuyển các chức năng kiểm soát thuế từ biên giới tới các hãng. * Tự do lưu chuyển dịch vụ: Theo Điều khoản 59-66, Hiệp ước Liên minh châu Âu, việc lưu chuyển dịch vụ có thể được thực hiện theo những cách sau: (1) Tự do cung cấp dịch vụ (2) Tự do hưởng các dịch vụ (3) Tự do chuyển tiền bằng điện tín (4) Công nhận lẫn nhau các văn bằng
- 14 1.2.1.2. Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ EU Để đảm bảo việc tự do đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất trí đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ. (1) Tự do đi lại về mặt địa lý (2) Tự do di chuyển vì nghề nghiệp (3) Nhất thể hoá về xã hội (4) Tự do cư trú (Điều 48-58 Hiệp ước về Liên minh Châu Âu) 1.2.1.3. Tự do lưu chuyển vốn Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng hoá và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Di chuyển tự do về vốn được đề cập tới trong Điều khoản 67-70, Hiệp ước Liên minh châu Âu. Để thực hiện được việc tự do lưu chuyển vốn trong nội bộ khối, EU đã áp dụng các chính sách chủ yếu như: - Tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối - Thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước thành viên - Thanh toán tự do có thể được thực hiện bằng bất cứ đồng tiền quốc gia của một nước thành viên nào. Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung châu Âu nói trên bảo đảm tạo ra các cơ hội kinh doanh thương mại như nhau cho mọi người trong thị trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh không bình đẳng. Thị trường chung sẽ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu như không thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh tự do trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn