Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá NLCT của DNNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của DNNN ở Việt Nam trong môi trường WTO.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU Hà Nội – 2013
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Dậu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được ai công bố. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học của nhà trường, dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của Cô giáo, TS. Vũ thị Dậu. Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của đơn vị nơi em công tác, của các thầy, cô trong Khoa Kinh tế chính trị - Trường Đại học kinh tế và của cô giáo hướng dẫn. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo, TS. Vũ Thị Dậu, là người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, trực tiếp giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy, cô trong Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn khoa học, và những góp ý khoa học quý báu, sâu sắc cho chúng em trong suốt thời gian chúng em học tại đây. Em cũng xin được cảm ơn sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa đã dành cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Qua đây, em cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới đơn vị công tác – Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em tiếp tục nghiên cứu khoa học, những bạn học cùng lớp, những đồng nghiệp tốt bụng đã có những thảo luận khoa học và đóng góp quý báu, chân thành góp ý cho em trong thời gian hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 201 Học viên Nguyễn Thị Hạnh
- MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ......................................................................... i Danh mục các bảng ......................................................................................... ii Danh mục các hình vẽ ..................................................................................... iii Danh mục các hộp ........................................................................................... iv Mở đầu ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp trong điều hiện hội nhập WTO .............................................................................. 9 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp................................................. 9 1.1.1. Khái niêm và các yếu tố cấu thành ....................................................... 9 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng .................................................................... 19 1.1.3. Tiêu chí đánh giá................................................................................... 28 1.2. Tác động của hội nhập WTO tới NLCT của doanh nghiệp.................. 35 1.2.1. Tăng khả năng duy trì và mở rộng thị phần.......................................... 36 1.2.2. Tác động tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ........................ 38 1.2.3. Tăng hiệu suất các yếu tố sản xuất ....................................................... 38 1.2.4. Tăng khả năng cạnh tanh của sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường ........................................................................................ 39 1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao NLCT của DNNN trong môi trường WTO .................................................................................................... 40 1.3.1 Nâng cao NLCT của DNNN Trung Quốc trong điều kiện hội nhập WTO ......................................................................................................................... 40 1.3.2Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .................................................. 45 Chƣơng 2: Thực trạng NLCT của DNNN Việt Nam trong môi trƣờng WTO ............................................................................................................... 50 2.1. Những cam kết WTO – cơ hội và thách thức đối với DNNN Việt Nam. 50 2.1.1. Tổng quan về DNNN Việt Nam khi hội nhập WTO ........................... 50
- 2.1.2. Những cam kết WTO đối với DNNN Việt Nam .................................. 56 2.1.3. Cơ hội và thách thức của hội nhập WTO đối với DNNN Việt Nam .... 61 2.2. Thực trạng NLCT của DNNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO giai đoạn 2007 – nay ....................................................................................... 67 2.2.1. Mức độ duy trì và mở rộng thị phần của DNNN .................................. 68 2.2.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm ................................................................ 73 2.2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN ............................................ 77 2.2.4. Năng suất các yếu tố sản xuất ............................................................... 80 2.2.5. Chất lượng môi trường sinh thái và giá trị vô hình............................... 92 2.3. Đánh giá chung về NLCT của DNNN trong điều kiện hội nhập WTO .. 95 2.3.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 95 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 97 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam trong môi trƣờng WTO ..................................................................... 103 3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng nâng cao NLCT của DNNN ở Việt Nam ............................................................................................................... 103 3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới NLCT của DNNN ..................... 103 3.1.2. Định hướng nâng cao NLCT cho DNNN ........................................... 108 3.2. Giải pháp nâng cao NLCT của DNNN trong môi trường WTO ........... 111 3.2.1. Nhóm các giải pháp vi mô: Nhóm các giải pháp nâng cao NLCT thông qua phát huy nội lực trong các DNNN trong điều kiện WTO ...................... 111 3.2.2. Nhóm các giải pháp vĩ mô .................................................................. 126 3.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 131 3.3.1. Kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan ................................ 131 3.3.2. Kiến nghị các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ...................... 133 Kết luận ........................................................................................................ 135 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 138
- Phụ lục .......................................................................................................... 145
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CEO Giám đốc điều hành (Chief Executuve Office) 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CPH Cổ phần hóa 5 CTCP Công ty cổ phần 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNTMNN Doanh nghiệp thương mại nhà nước 8 HHDN Hiệp hội doanh nghiệp 9 KHCN Khoa học công nghệ 10 KTQT Kinh tế quốc tế 11 KT – XH Kinh tế - xã hội 12 KTTT Kinh tế thị trường 13 NLCT Năng lực cạnh tranh 14 NSLĐ Năng suất lao động 15 NHNN Ngân hàng nhà nước 16 TCH Toàn cầu hóa 17 TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước 18 TMĐT Thương mại điện tử 19 TMQT Thương mại quốc tế 20 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 21 XHCN Xã hội chủ nghĩa 22 WTO Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization) i
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với 56 WTO 2 2.2 Tổng dư nợ của một số tập đoàn lớn tại Việt 79 Nam 3 2.3 NSLĐ xã hội bình quân theo tỷ giá hiện hành 82 phân theo thành phần kinh tế (USD/người) 4 2.4 Lao động từ 15 tuổi trở lên trong các thành 83 phần kinh tế từ 2006 – 2012 (%) 5 2.5 Vốn đầu tư xã hội cho các thành phần kinh tế 85 (nghìn tỷ đồng) 6 2.6 Số DNNN phân theo quy mô nguồn vốn 87 7 2.7 Đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn của DNNN 88 8 2.8 Số liệu đầu tư ra ngoài ngành của các tập đoàn, 91 tổng công ty nhà nước (tỷ đồng) 9 2.9 Bảng xếp hàng top 10 doanh nghiệp Việt Nam 93 có lãi 10 2.10 Top 10 bảng xếp hạng VNR500 – 500 doanh 94 nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số hiệu Tên hình vẽ Trang 1 2.1 Tổng mức bán lẻ/GDP qua một số năm (%) 73 2 2.2 Cơ cấu tổng mức bán lẻ theo loại hình kinh tế (%) 74 3 2.3 Đóng góp GDP của các thành phần kinh tế (tỷ 78 đồng) 4 2.4 NSLĐ của Việt Nam qua các năm (USD/người) 81 5 2.5 Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế (%) 84 6 2.6 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư (%) 86 iii
- DANH MỤC CÁC HỘP STT Số hiệu Tên hộp Trang 1 1.1 10 Tiêu chí để chọn CEO tài năng 23 2 1.2 Hệ thống một số bộ tiêu chuẩn chất lượng quôc tế 33 ISO 3 1.3 WTO và Đối xử MFN tại Hoa Kỳ 37 4 2.1 CTCP bóng đèn – phích nước Rạng Đông 71 5 2.2 Xuất nhập khẩu một số thủy sản năm 2013 75 i
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) và phát triển kinh tế thị trường (KTTT). Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các hình thức cạnh tranh cũng được mở rộng và phong phú đòi hỏi các doanh nghiệp, các chủ thể trong nền kinh tế tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của mình. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò đặc biệt quan trọng. Hơn 20 năm tiến hành đổi mới kinh tế, cải cách DNNN đã từng bước đưa khu vực doanh nghiệp này hội nhập và phát triển. Hiện nay, các DNNN đã có sự phát triển về quy mô, mở rộng và đa dạng các ngành nghề, sự cải thiện về NLCT và sự thích ứng hơn với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Điều đó đã mang lại những thành tựu, đóng góp quan trọng của DNNN vào sự phát triển chung của nền kinh tế: sự tăng trưởng trong ngân sách nhà nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khối DNNN vẫn chưa thực sự có được hiệu quả hoạt động cao về mặt kinh tế, đặc biệt là các hoạt động nâng cao NLCT của mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới vị thế của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam. Dưới tác động của WTO và việc thực hiện các cam kết WTO buộc các DNNN ở Việt Nam phải không ngừng đổi mới cả về quy mô lẫn hiệu quả hoạt động của mình để trở thành một chủ thể bình đẳng trong một sân chơi chung. Điều đó càng đòi hỏi những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DNNN phải thực sự hiệu quả. 1
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa IX năm 2001 nêu rõ: “Doanh DNNN giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng XHCN, là chủ lực trong hội nhập KTQT”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Điều đó càng chứng tỏ sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này, nâng cao NLCT của các DNNN. Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã quyết định thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc DNNN là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất. Do vậy cần phải phân tích, đánh giá một cách cụ thể về sự phát triển của DNNN, cụ thể là NLCT của khối doanh nghiệp này đề tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho việc nâng cao NLCT của khối doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập WTO. Vậy, trong môi trường WTO NLCT của DNNN đã được cải thiện như thế nào? Những gì là thành công và đâu là hạn chế trong hoạt động này? Cần có những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam? Trên ý nghĩa ấy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của Việt Nam” được chọn làm luận văn cao học của tác giả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
- Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về DNNN được công bố. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về sự phát triển của DNNN như: *Nghiên cứu DNNN và cải cách DNNN Công trình nghiên cứu của Nguyễn Cúc - Kim Văn Chính (2006):“Sở hữu nhà nước và DNNN trong nền K TTT định hướng XHCN ở Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về sở hữu nhà nước và DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN; đánh giá quá trình đổi mới và đề xuất chính sách, giải pháp đối với sở hữu nhà nước và DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; vấn đề đổi mới quản lý đối với sở hữu nhà nước và DNNN ở Việt Nam. - Tác giả Ngô Thắng Lợi(2004), DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã đề cập tới những lý luận về DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; những kinh nghiệm phát triển của DNNN ở nước ngoài để vận dụng cho Việt Nam. *Những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TĐKTNN Có rất nhiều công trình nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn về TĐKTNN, nhưng đáng chú ý là những bài viết tham gia Hội thảo “Tập đoàn kinh tế - Lý luận và thực tiễn” tháng 4/2009, trong đó nổi bật là những công trình sau : - TS Nguyễn Quang A (Viện nghiên cứu phát triển IDS), Địa vị và vai trò của các TĐKTNN. - Trần Xuân Lịch, phó Viện trưởng viện nghiên cứu quả lý kinh tế TW, TĐKT Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - TS Trần Du Lịch (Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội), Một vài suy nghĩ về mô hình tổ chức TĐKTNN ở nước ta. 3
- - PGS.TS Bùi Tất Thắng (Viện chiến lược phát triển), TĐKT dưới góc nhìn của kinh tế chính trị học. Nhìn chung các bài tham viết tham gia hội thảo “Tập đoàn kinh tế- Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ vai trò quan trọng của các TĐKTNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua. * Nghiên cứu về DNNN hội nhập và phát triển có các công trìnhsau: Chuyên đề nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008) : “Doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập. Những vấn đề đặt ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO”. Các tác giả của công trình này đã phân tích quá trình hội nhập và phát triển của các loại hình doanh nghiệp, trong đó có DNNN.HNKTQT của Việt Nam đã có những tác động lớn tới các doanh nghiệp, trong đó có những cơ hội mới, nhưng cũng có những thách thức mới khi tham gia vào sân chơi chung của toàn cầu, WTO. Đặc biệt công trình đã phân tích thực trạng hiệu quả của CPH DNNN sau 02 năm gia nhập WTO, nguyên nhân của việc CPH chậm trễ về thời gian và số lượng. CIEM, VNEP: “Cải cách nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của DNNN trong quá trình hội nhập KTQT”(tháng 8/ 2006). Chuyên đề làm rõ hơn vai trò của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN; phân tích tiến trình sáp xếp, đổi mới và năng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DNNN; đưa ra các hướng cơ bản trong sắp xếp đổi mới DNNN đến 2010. Tác giả Vũ Thị Dậu (2010), Phát triển DNNN trong môi trường WTO, Đề tài QK 08.02 – Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên cứu lý thuyết phát triển doanh nghiệp nói chung, trong đó có DNNN, trên cơ sở đó tác giả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 và giải pháp phát triển giai đoạn 2011 - 2015. Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập KTQT, NXB Chính trị quốc gia. Trên cơ sở 4
- phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về NLCT của doanh nghiệp và kinh nghiệm trong nước, quốc tế về nâng cao NLCT của doanh nghiệp, tác giả đánh giá về thực trạng cạnh tranh và môi trường pháp lý của cạnh tranh Việt Nam nói chung, thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Tác giả Trần Sửu (2006), NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện TCH, NXB Lao động. Tác giả đã phân tích và làm rõ hơn những lý luận về NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện TCH; các nhân tố ảnh hưởng và các nhân tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp. Luận văn thạc sỹ của tác giả Hà Thị Cẩm Vân (2011), Phát triển DNNN Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và giải pháp, phân tích những vấn đề đặt ra trong sự phát triển DNNN Việt Nam cần được tháo gỡ và những giải pháp cần thiết cho quá trình. *Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cải cách, phát triển, hội nhập của DNNN Công trình của Phạm Sỹ Thành (2005): “Con đường phát triển DNNN Trung Quốc từ 1949 đến 2004”, NXB Thế Giới viết về: Hệ thống DNNN ở Trung Quốc trước năm 1978. Sự trói buộc của thể chế kinh tế truyền thống; hành trình tìm con đường phát triển hiệu quả DNNN - Những biện pháp cải cách vi mô là vĩ mô; nhận thức về những nhân tố tạo nên thành công của cải cách DNNN ở Trung Quốc: bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc (2002): “Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc” đã đi sâu phân tích, lý giải những cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề cải cách DNNN ở Trung quốc từ năm 1978 – 2001, vấn đề được tổng kết theo lộ trình thực hiện trên phượng diện so sánh với công cuộc cải cách DNNN Việt Nam. 5
- Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác về các vấn đề DNNN trong thời gian qua. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên chưa nghiên cứu tới NLCT của DNNN Việt Nam một cách độc lập từ khung lý thuyết đến thực tiễn phát triển. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá NLCT của DNNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của DNNN ở Việt Nam trong môi trường WTO. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích và đánh giá NLCT của DNNN Việt Nam từ năm 2007 - nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao NLCT của DNNN ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu NLCT của DNNN là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị. Bằng các tác động kinh tế, chính trị, xã hội phù hợp với các cam kết với WTO, NLCT của DNNN Việt Nam đã được cải thiện, từng bước hội nhập hiệu quả vào môi trường WTO. 4.2. Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian: Nghiên cứu NLCT của DNNN ở Việt Nam. *Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2007 đến nay và tầm nhìn đến năm 2020. 6
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp logic – lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh…Cụ thể: Phương pháp lô gích, tổng hợp được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về NLCT của doanh nghiệp và tác động của hội nhập KTQT tới NLCT của DNNN. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Sử dụng kết hợp phương pháp lô gích và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu chương 1. Để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của DNNN Việt Nam trong môi trường WTO ở chương 2, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các số liệu, tài liệu, tình hình thực tế tại Tổng cục thống kê, Ban Đổi mới và Phát triển DNNN, các Bộ, Ban, ngành… Phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh được sử dụng trong việc đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam. Ở chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao NLCTcủa DNNN Việt Nam, cũng như việc đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao NLCT của DNNN Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Luận văn sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, mô hình kinh tế, biểu đồ để minh họa và phân tích nội dung. 6. Những đóng góp mới của đề tài 7
- - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCT và nâng cao NLCT của doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng trong điều kiện hội nhập WTO. - Phân tích, đánh giá NLCT của DNNN; phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của tình hình. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DNNN ở Việt Nam tới năm 2020. 7. Bố cục nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao NLCT của doanh nghiệptrong điều kiện hội nhập WTO Chương 2: Thực trạng NLCT của DNNN Việt Nam trong môi trường WTO Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh NLCT của DNNN ở Việt Nam trong môi trường WTO 8
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO 1.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành 1.1.1.1. Khái niệm *Cạnh tranh Có nhiều cách định nghĩa về cạnh tranh, tùy theo từng giác độ nghiên cứu. Ở phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh nhằm mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” [18, 60]. Nghiên cứu về quá trình sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra kết quả của cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, từ đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường và giá cả sản xuất. Theo cách định nghĩa của Đại từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) thì: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền KTTT, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”. Theo quan niệm này, các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của cạnh tranh là giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng vẫn là theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối đa. Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt định nghĩa rằng: “Cạnh tranh là sự đối nghịch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn