Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính bất ổn tài chính. Trong đó bao hàm cả tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số làm công cụ đánh giá mức độ tự do hóa tài chính. Nghiên cứu các nhân tố tác động, tác giả sẽ xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động của tự do hóa đến bất ổn tài chính ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN NGỌC YẾN TRANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT ỔN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN NGỌC YẾN TRANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH ĐẾN BẤT ỔN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HDKH: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là TS g y n h c c o. Các nội dung nghiên cứu và kết qu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công b trong bất cứ công trình nào. Những s liệ trong các b ng biể phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác gi thu thập từ các ng ồn khác nhau có ghi trong phần tài liệ tham kh o. Nế phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chị trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết q l ận văn của mình. TP. HCM, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Ngọc Yến Trang
- MỤC LỤC CHƯƠ G 1 – GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1. Tổng q an ......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiê nghiên cứ .......................................................................................... 2 1.3. ết cấ đề tài ..................................................................................................... 3 CHƯƠ G 2 – TỔ G UA CÁC GHIÊ CỨU .............................................. 4 2.1. an điểm tích cực về tự do hóa tài chính ........................................................ 4 2.2. Các công trình nghiên cứ về m i q an hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính ............................................................................................................... 5 2.2.1. Công trình nghiên cứ của Min ahad r Shrestha (2005) ..................... 5 2.2.2. Công trình nghiên cứ của Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache (1998) ........................................................................................................ 6 2.2.3. Công trình nghiên cứ của một s tác gi khác ..................................... 9 CHƯƠ G 3 – PHƯƠ G PHÁP GHIÊ CỨU ................................................. 14 3.1. Phương pháp nghiên cứ ................................................................................. 14 3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính .............................. 14 3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ......................................................................................................... 14 3.2. Mô hình nghiên cứ ........................................................................................ 15 3.2.1. Mô hình đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ...................................... 15 3.2.2. Mô hình kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt am ................................................................................................ 15 3.3. g ồn s liệ và phương pháp th thập s liệ .............................................. 16 CHƯƠ G 4 – ỘI DU G VÀ ẾT UẢ GHIÊ CỨU ................................ 17 4.1. Xây dựng các biến dự kiến sẽ đưa vào mô hình ............................................. 17 4.1.1. iến phụ th ộc – Chỉ s bất ổn tài chính (Financial Instability - FIS) 17
- 4.1.2. Biến độc lập – Chỉ s tự do hóa tài chính (Financial Liberalization Index - FLI) ........................................................................................................ 18 4.1.3. iến độc lập – Lãi s ất cho vay thực (Real Lending Rate – LRR) ...... 18 4.2. Tập hợp mẫ nghiên cứ ................................................................................. 18 4.3. ết q nghiên cứ ......................................................................................... 20 4.3.1. Đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt am ................................ 20 4.3.2. iểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam ........................................................................................................... 21 4.3.2.1. iểm định tính dừng của ch ỗi s liệ .................................... 21 4.3.2.2. iểm định m i q an hệ đồng tích hợp ..................................... 22 4.3.2.3. iểm định m i q an hệ nhân q Engle-Granger ................... 22 4.3.2.4. Kết q kiểm định mô hình hồi q y.......................................... 22 CHƯƠ G 5 – ẾT LUẬ .................................................................................... 23 5.1. Tóm t t những điểm chính của đề tài .............................................................. 23 5.2. Gợi ý những biện pháp giúp ổn định nền kinh tế tài chính khi hội nhập vào nền kinh tế q c tế ........................................................................................................ 24 5.2.1. Cơ chế giám sát an toàn và hiệ q .................................................... 24 5.2.2. Lành mạnh hóa nền tài chính q c gia ................................................. 25 5.2.3. Lành mạnh hóa hệ th ng ngân hàng ..................................................... 26 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứ tiếp theo .......................................................... 28 DA H MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM HẢO ...................................................... 30 PHỤ LỤC 1 – TÍ H TOÁ CHỈ SỐ FLI ............................................................. 32 PHỤ LỤC 2 – Ả G SỐ LIỆU CỦA CÁC IẾ TRO G GIAI ĐOẠ TỪ UÝ 01/1996 ĐẾ UÝ 04/2012 .................................................................................. 46 PHỤ LỤC 3 – ẾT UẢ IỂM ĐỊ H CỦA MÔ HÌ H .................................... 50
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ng 4.1 – Th ng kê mô t các biến trong mô hình nghiên cứ ........................... 18 ng 4.2 – Ma trận tương q an giữa các biến trong mô hình nghiên cứ ............. 19 ng 4.3 – iến và ký hiệ sử dụng trong mô hình kiểm định ............................. 20 ng 4.4 – ết q kiểm định tính dừng của ch ỗi dữ liệ .................................. 21 ng PL1.1 – ng chấm điểm các nhân t tự do hóa tài chính ở Việt am từ năm 1996 đến năm 2012 ................................................................................................ 39 ng PL1.2 – Giá trị riêng và véc-tơ riêng của ma trận tương q an các nhân t tự do hóa tài chính ở Việt am ....................................................................................... 42 ng PL1.3 – Chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996-2012 .................... 43 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ iể đồ 4.1: iể đồ chỉ s FLI của Việt am trong giai đoạn 1996 đến 2012 .... 20
- -1- CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1. Tổng quan Từ thập niên 1970 các quốc gia đang phát triển đã tiến hành cải cách nhằm phát triển nền kinh tế của mình. Những cải cách này chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng vì các quốc gia đang phát triển tin rằng cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút được khu vực tư nhân đầu tư vào đất nước. Trái lại với những mong đợi của Chính phủ, sự tham gia của khu vực tư nhân không tăng lên chủ yếu do sự khan hiếm nguồn lực. Cho dù nguồn lực có đầy đủ thì vẫn không thể được sử dụng hiệu quả nguyên nhân là do nền kinh tế còn kém phát triển và bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển đã chuyển từ phát triển cơ sở hạ tầng sang phát triển kinh tế. Tuy nhiên do Chính phủ nắm giữ nền kinh tế nên khu vực tư nhân không thể có điều kiện tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế như mong đợi. Chính phủ kiểm soát lãi suất và trần tín dụng, sở hữu ngân hàng và các định chế tài chính cũng như điều hành đất nước bằng những luật lệ cứng nhắc. Do lãi suất danh nghĩa bị kiểm soát và lãi suất thực hầu như vẫn ở mức âm nên tiết kiệm không thể gia tăng. Kết quả là đầu tư không đạt được như mong đợi. Điều này làm cho nền kinh tế chậm phát triển. McKinnon (1973) và Shaw (1973) đã nhận định đây là hiện tượng áp chế tài chính và đã đề xuất việc tự do hóa hệ thống tài chính cho các quốc gia này. Vì vậy từ giữa những năm 1980, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tiền tệ thế giới đã bắt đầu xem tự do hóa tài chính là công cụ để các quốc gia đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng (Ngân hàng thế giới, 2005). Từ đó, kỷ nguyên tự do hóa tài chính bắt đầu tại các quốc gia đang phát triển với sự hỗ trợ về công cụ và tài chính của Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tiền tệ thế giới. Một số chính sách tự do hóa đầu tiên được vài quốc gia đang phát triển thực hiện từ đầu những năm 1980 đã đem đến những kết quả ấn tượng. Điều này là động lực để những quốc gia đang phát triển khác thực hiện tự do hóa nền tài chính của đất nước mình. Tuy nhiên tự do hóa tài chính không chỉ đem lại những triển vọng cho các quốc gia đang phát triển mà còn là nguyên nhân của tình trạng bất ổn tài chính.
- -2- Khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 chính là kết quả của tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, tự do hóa tài chính vẫn là quá trình đang diễn ra ở những quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc thực thi các chính sách tự do hóa tài chính ở Việt Nam chỉ thực sự diễn ra từ năm 1996. Và trải qua thời gian dài thực hiện, quá trình thực thi các chính sách tự do hóa tài chính ở Việt Nam đang ở mức độ nào, đã hoàn toàn tự do hóa chưa hay chỉ là tự do hóa từng phần; nền kinh tế tài chính của Việt Nam có ổn định không? Căn cứ vào những lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mặc dù, đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Tuy nhiên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến này ở quy mô một quốc gia là rất ít và liệu việc áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam có phù hợp không? Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây hầu như xem xét quá trình tự do hóa tài chính sau khi quá trình này đã được hoàn thành. Việc này vô tình đã bỏ sót việc đánh giá quá trình tự do hóa ngay từ khi quốc gia đó bắt đầu thực thi chính sách. Trên cơ sở này, mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài sẽ bao gồm: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính bất ổn tài chính. Trong đó bao hàm cả tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ số làm công cụ đánh giá mức độ tự do hóa tài chính. Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động, tác giả sẽ xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động của tự do hóa đến bất ổn tài chính ở Việt Nam. Dựa vào những phân tích và nhận định, tác giả sẽ trình bày về những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
- -3- 1.3. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 05 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu. Phần này sẽ tập trung trình bày về lý do thực hiện đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu. Nội dung chính của chương này là trình bày các kết quả thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được xác đinh, tác giả sẽ trình bày phương pháp thực hiện, mô hình nghiên cứu cũng như nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu. Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày chi tiết các kết quả thực nghiệm dựa trên nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu đã xác định ở chương 3. Chương 5: Kết luận. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4, tác giả sẽ đưa ra những nhận định, giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong phần này tác giả sẽ trình bày về những mặt hạn chế và hướng phát triển tiếp theo cho đề tài.
- -4- CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm tích cực về tự do hóa tài chính Xu hướng thiên về tự do hóa tài chính là một phần của xu hướng lớn hơn hướng tới giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đang phát triển, tự do hóa tài chính cũng là một nỗ lực nhằm thoát khỏi “sự áp chế tài chính”. Việc đi từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính được cổ vũ bởi các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng của McKinnon và Shaw (1973). Theo McKinnon và Shaw, áp chế tài chính thông qua cơ chế buộc các tổ chức tài chính chi trả lãi suất thực thấp và thường có giá trị âm sẽ làm giảm tiết kiệm tư nhân và qua đó sẽ làm giảm các nguồn lực dành để tích lũy vốn. Xét theo góc độ này, tự do hóa tài chính có thể giúp các quốc gia đang phát triển kích thích tiết kiệm trong nước và tăng trưởng, đồng thời giảm sự phụ thuộc quá mức vào các dòng vốn nước ngoài. Nghiên cứu của McKinnon và Shaw đã khơi dậy một dòng nghiên cứu đang lớn mạnh nhằm phân tích tác động tích cực của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất thay vì huy động tiết kiệm (Levine 1997). Nghiên cứu này bao gồm một số công trình thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng; hầu hết các nghiên cứu nhận thấy các đại lượng khác nhau đo lường sự phát triển tài chính có tương quan đồng biến với cả tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại và tương lai. Từ đó cho thấy rằng tự do hóa tài chính, bằng cách tăng cường phát triển tài chính, có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế (King và Levine 1993). Tuy nhiên quan điểm tích cực của tự do hóa tài chính phần nào bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng rõ rệt tình trạng mỏng manh về tài chính mà cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển đều trải qua trong những năm 80 và 90. Phần tiếp theo luận văn sẽ trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính.
- -5- 2.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính 2.2.1. Công trình nghiên cứu của Min Bahadur Shrestha (2005) Nghiên cứu có thể đánh giá là có mối tương quan nhiều với Việt Nam là công trình nghiên cứu thực nghiệm của Min Bahadur Shrestha (2005) về “Mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính của Nepal”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương bé nhất dựa trên mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để xem xét tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2003 tại Nepal. Để phục vụ cho việc kiểm định mối quan hệ này, Shrestha đã xây dựng chỉ số tự do hóa tài chính (financial liberalization index – FLI) cho Nepal bằng phương pháp thành phần chính. Chỉ số này còn thể hiện mức độ tự do hóa tài chính tại một thời điểm, là công cụ để xem xét tình trạng tự do hóa tài chính và đánh giá ảnh hưởng của chính sách đối với các khía cạnh của nền kinh tế. Shrestha sử dụng hàm logit đa biến để kiểm định xem liệu tự do hóa tài chính có gây ra bất ổn tài chính cho Nepal không. Tập hợp các biến trong mô hình hồi quy bao gồm: Tỷ lệ giữa các khoản vốn huy động và cho vay của ngân hàng – LnCDR (đại diện cho tính bất ổn tài chính), lãi suất thực – LnLRR, chỉ số tự do hóa tài chính – FLI. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mặc dù Nepal đã tiến hành tự do hóa tài chính từ năm 1970 nhưng giai đoạn từ năm 1984 đến 1994 là thời kỳ Nepal sử dụng nhiều chính sách tự do hóa tài chính nhất. Kiểm định ARDL cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số tự do hóa tài chính và tính bất ổn tài chính. Mối quan hệ này được xác định với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy một sự gia tăng trong chỉ số tự do hóa tài chính có liên quan đến một sự gia tăng của tỷ lệ giữa các khoản vốn huy động và cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ giữa các khoản vốn huy động và cho vay của ngân hàng cao hơn có liên quan đến các khoản nợ
- -6- xấu cao hơn, và điều này có thể gây ảnh hưởng ngược đối với sự ổn định trong lĩnh vực tài chính. Từ quan điểm này, kết quả trên cho thấy tổng hợp các chính sách tự do hóa tài chính có thể gây ra tính bất ổn trong lĩnh vực tài chính. 2.2.2. Công trình nghiên cứu của Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache (1998) Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache (1998) đã thiết lập một biến giả cho tự do hóa tài chính của một số lớn các quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1980-1995. Để xác định tự do hóa, Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache chọn một thay đổi chính sách có thể quan sát được, đó là việc bãi bỏ quy định về lãi suất ngân hàng, vì các trường hợp nghiên cứu cho thấy rằng chính sách thường là trung tâm của quá trình tự do hóa chung. Hệ thống số liệu nghiên cứu bao gồm những quốc gia đã tự do hóa các thị trường tài chính trước thập niên 80 cũng như những quốc gia đã tự do hóa ở những thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian nói trên. Asli Demirgüç-Kunt and Enrica Detragiache đã dùng hàm logit đa biến để kiểm định xem các cuộc khủng hoảng ngân hàng có khả năng xảy ra nhiều hơn trong các hệ thống tài chính tự do hơn hay không khi các yếu tố khác có thể làm tăng xác suất xảy ra khủng hoảng đều đã được kiểm soát. Tập hợp các biến kiểm soát bao gồm các biến kinh tế vĩ mô, các đặc điểm của khu vực ngân hàng và các biến về thể chế. Hai tác giả cũng kiểm định xem liệu các cuộc khủng hoảng có khả năng xảy ra nhiều hơn trong quá trình chuyển đổi sang một hệ thống tài chính ít được kiểm soát hơn, hay thực ra thì tình trạng mỏng manh về tài chính là một đặc điểm luôn tồn tại của tự do hóa tài chính. Một vấn đề khác thường phát sinh trong tranh luận về tự do hóa tài chính là liệu có phải những mối nguy hiểm của tự do hóa cao hơn tại những nước mà các thể chế cần thiết để hỗ trợ sự vận hành hiệu quả của các hệ thống tài chính không được phát triển đầy đủ. Những thể chế này bao gồm quy định kinh doanh cẩn trọng, giám sát các trung gian tài chính và các thị trường chứng khoán có tổ chức và một cơ chế
- -7- vận hành tốt để cưỡng chế thi hành các hợp đồng và các quy định điều tiết. Hai tác giả đã khảo sát vấn đề này thông qua việc kiểm định xem mối quan hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và tự do hóa tài chính có mạnh hơn tại những nước có môi trường thể chế yếu kém hơn hay không. Thước đo được sử dụng là GDP đầu người và các chỉ số khác nhau đại diện cho chất lượng thể chế. Hai tác giả sử dụng các phương pháp kiểm tra để chứng minh tính vững mạnh của kết quả. Kết quả chung là: khủng hoảng ngân hàng quả thật có khả năng xảy ra nhiều hơn tại những nước có khu vực tài chính tự do hóa, ngay cả khi các yếu tố khác (bao gồm lãi suất thực) đã được kiểm soát; ngoài ra, tình trạng mỏng manh của hệ thống ngân hàng gia tăng không phải là một đặc trưng của kết quả tức thời của việc tự do hóa; mà đúng hơn, nó có xu hướng xuất hiện một vài năm sau khi quá trình tự do hóa bắt đầu. Số liệu cũng ủng hộ cho sự phỏng đoán là một môi trường thể chế yếu kém sẽ làm cho việc tự do hóa có khả năng dẫn đến khủng hoảng ngân hàng nhiều hơn; đặc biệt, tại những quốc gia có thể chế luật pháp yếu kém, tham nhũng lan tràn, hoạt động quản lý nhà nước không hiệu quả và cơ chế cưỡng chế thi hành hợp đồng không hữu hiệu, tự do hóa tài chính có xu hướng gây ra một tác động đặc biệt lớn đối với xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Như vậy, có những bằng chứng rõ ràng rằng tự do hóa tài chính làm tăng tình trạng mỏng manh về tài chính tại những quốc gia đang phát triển, nơi mà những thể chế cần thiết để hỗ trợ cho một hệ thống tài chính vận hành trôi chảy vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh. Để tìm hiểu một kênh khả dĩ qua đó tự do hóa có thể ảnh hưởng đến tình trạng mỏng manh của ngân hàng, hai tác giả sử dụng số liệu ở cấp độ ngân hàng để xem xét mối tương quan giữa các biến đại diện cho giá trị giấy phép hoạt động ngân hàng và biến giả về tự do hóa tài chính. Họ tìm thấy bằng chứng rằng giá trị giấy phép hoạt động đặc quyền của ngân hàng (franchise value) có xu hướng thấp hơn khi các thị trường tài chính được tự do hóa, có lẽ bởi vì sức mạnh độc quyền của ngân hàng bị xói mòn. Điều này cho thấy rằng những lý thuyết giải thích tâm lý ỷ lại gia tăng là do giá trị đặc quyền ngân hàng thấp có thể giúp chúng ta giải thích lý do tại sao tự do hóa tài chính có xu hướng làm cho khủng hoảng ngân hàng có khả
- -8- năng xảy ra nhiều hơn (Caprio và Summers, 1993 và Hellman, Murdoch và Stiglitz, 1994). Những phát hiện này làm phát sinh câu hỏi: phải chăng những lợi ích của tự do hóa tài chính như vẫn được chứng minh trong tư liệu sẽ không đủ để bù đắp cho cái giá phải trả của tình trạng dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng ngân hàng? Mặc dù câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi phức tạp này vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu của hai tác giả. Tuy nhiên, sử dụng tập hợp số liệu của mình, hai tác giả cũng đã cố gắng làm sáng tỏ đôi chút một khía cạnh cụ thể của vấn đề, đó là ảnh hưởng của tự do hóa tài chính và khủng hoảng ngân hàng đối với phát triển tài chính và tăng trưởng. Thứ nhất, họ chứng minh rằng phát triển tài chính có tương quan đồng biến với tăng trưởng sản lượng trong mẫu của chúng tôi, khẳng định các kết quả của King và Levine (1993). Thứ hai, họ nhận thấy rằng, dựa trên điều kiện là không có khủng hoảng ngân hàng, những quốc gia (hay những thời đoạn) mà ở đó các thị trường tài chính được tự do hóa sẽ có sự phát triển tài chính cao hơn so với những quốc gia (hay những thời đoạn) mà thị trường bị kiểm soát. Tuy nhiên, những quốc gia (hay những thời đoạn) vừa có tự do hóa tài chính vừa có khủng hoảng ngân hàng thì sẽ có mức độ phát triển tài chính gần như không khác với những quốc gia (hay những thời đoạn) không tự do hóa tài chính đồng thời cũng không có khủng hoảng ngân hàng. Như vậy, ảnh hưởng ròng đối với tăng trưởng thông qua phát triển tài chính trong trường hợp trên sẽ không khác 0 về mặt ý nghĩa thống kê. Để tìm hiểu vấn đề này một cách sâu hơn, hai tác giả chia mẫu phân tích ra thành những nước bị áp chế tài chính mạnh vào thời điểm tự do hóa và những nước bị áp chế tài chính yếu. Trong đó, tình trạng áp chế tài chính mạnh được nhận diện bởi lãi suất thực âm, còn tình trạng áp chế tài chính yếu được nhận diện bởi lãi suất thực dương trong giai đoạn trước khi tự do hóa. Sau đó hai tác giả thực hiện những kiểm định giống như mô tả trên đây cho hai mẫu này. Đối với nhóm nước bị áp chế tài chính yếu, kết quả tương tự như kết quả của nguyên mẫu trước khi chia làm hai. Ngược lại, đối với những nước bị áp chế tài chính mạnh, tự do hóa tài chính sẽ đi
- -9- kèm với phát triển tài chính cao hơn ngay cả khi có một cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra. Những phát hiện này cho thấy rằng tự do hóa tài chính có thể có một ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng thông qua phát triển tài chính tại những nước được đặc trưng bởi sự áp chế tài chính mạnh, ngay cả khi nó làm tăng tình trạng mỏng manh về tài chính. 2.2.3. Công trình nghiên cứu của một số tác giả khác Weller (1999) cho rằng các quốc gia mới nổi đang trở nên dễ tổn thương đối với khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ sau tự do hóa tài chính. Bà đã sử dụng số liệu của 27 nền kinh tế mới nổi từ năm 1973 đến 1998. Nghiên cứu của bà chỉ ra rằng tính hợp lý của khủng hoảng tiền tệ có thể làm gia tăng các phản ứng mạnh mẽ đối với các biến tài chính hơn là các biến thương mại thực hoặc biến thương mại nội bộ. Tương tự, do tự do hóa tài chính tạo ra áp lực cạnh tranh đối với ngân hàng trong nước thì tính dễ đổ vỡ của tài chính có thể là kết quả của việc gia tăng cạnh tranh tài chính quốc tế. Điều này có thể tạo ra một cái nhìn lạc quan đối với “trạng thái phởn phơ loại bỏ” mà chính điều này làm gia tăng quy mô tín dụng đối với các dự án kém chất lượng (trang 69). Weller (1999) kiến nghị rằng các nền kinh tế tự do hóa nên tập trung vào xây dựng các định chế ổn định cần thiết trước khi mở cửa kinh tế vì họ dường như đã trải qua một sự gia tăng trong khả năng khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng mà không có những biện pháp phản ứng lại (trang 76). Arphasil (2001) xác nhận rằng tự do hóa tài chính làm lộ rõ đe dọa đối với sự ổn định tài chính thông qua việc di chuyển dòng vốn. Tự do hóa tài chính cho phép các trung gian tài chính dễ dãi hơn đối với đầu tư nguy cơ và sự phân bổ sai nguồn lực. Tự do hóa lãi suất và các giao dịch tài khoản vốn dẫn đến sự đổ vỡ tín dụng, hầu hết được tài trợ bởi các khoản cho vay ngắn hạn ở nước ngoài. Bùng nổ này tạo ra nền tảng không ổn định làm cho khủng hoảng tài chính xảy ra, thể hiện qua cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Nam Á giai đoạn 1997-1998. Arestis và Demetriades (1999) cho rằng gia tăng dòng chảy vốn ngắn hạn có vô số các hệ quả mất ổn định. Thứ nhất, đây chính là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đối với sự bất ổn kinh tế vĩ mô bằng việc tạo ra áp lực đối với tỷ giá ở các quốc gia này.
- -10- Thứ hai, dòng chảy vốn thổi phồng giá trị tài sản và do đó tạo ra những ảnh hưởng giàu có tích cực, điều này đã đóng góp vào sự gia tăng của xuất khẩu và lạm phát (trang 450). Chin và Jomo (2001) và Arestis và Demetriades (1999) ủng hộ quan điểm rằng tự do hóa tài chính làm gia tăng tính dễ đổ vỡ của tài chính ngay cả khi tự do hóa tài chính được thực hiện sau khi ổn định kinh tế vĩ mô. Khủng hoảng ở các nước Đông Nam Á, mà trước đó điều kiện kinh tế vĩ mô rất thuận lợi, vẫn cho thấy một điều rằng ngay cả trong điều kiện tốt nhất, tự do hóa tài chính vẫn gây ra nguy hiểm cho các chính sách. Tự do hóa tài chính làm suy yếu các tổ chức tài chính, ở cấp độ quốc tế và quốc nội, làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Wyplosz (2002) sử dụng số liệu của 27 quốc gia đã và đang phát triển trong giai đoạn 1977-1999 để kiểm định liệu tự do hóa tài chính có mạo hiểm không? Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng tự do hóa tài chính gây ra sự mất ổn định ở các quốc gia đang phát triển nhiều hơn ở các quốc gia đã phát triển. Theo sau tự do hóa tài chính, các quốc gia đang phát triển có xu hướng đi vào chu kỳ tăng trưởng – đổ vỡ (trang 3). Wyplosz xem tự do hóa tài chính là nguyên nhân gây ra mất ổn định kinh tế vĩ mô vì nó làm gia tăng tính bất ổn của tỷ giá. Ông cho rằng nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Á đã tăng trưởng nhanh hơn qua nhiều thập niên trong khi vẫn duy trì sự kiềm chế tài chính còn nặng về chỉ đạo. Điều này cho thấy rằng không cấp bách trong việc thực hiện tự do hóa tài chính. Và khi thực hiện, thì cần phải thực thi với sự cẩn trọng (trang 22). Mishkin (1999) cho rằng tự do hóa tài chính thường gây ra đổ vỡ trong cho vay, nguyên nhân là do sự gia tăng cơ hội cho vay của ngân hàng và do độ sâu tài chính khiến cho nhiều nguồn ngân quỹ đổ vào hệ thống ngân hàng. Mặc dù tự do hóa và độ sâu tài chính là những phát triển tích cực đối với nền kinh tế trong dài hạn, thì trong ngắn hạn, khủng hoảng cho vay có thể bỏ xa thông tin nguồn lực có sẵn trong hệ thống ngân hàng, điều này làm gia tăng sự đổ vỡ tài chính trong tương
- -11- lai. Khủng hoảng cho vay là đặc trưng của tự do hóa tài chính ở nhiều quốc gia và thường tiếp theo sau đó là khủng hoảng ngân hàng (trang 1530-31). Crotty và Lee (2002) cho rằng nhận thức sai lầm về tự do hóa tài chính gần như là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á vào năm 1997. Hệ thống tài chính truyền thống trên cơ sở ngân hàng có sự điều tiết của nhà nước, vốn cách ly khỏi thị trường tài chính quốc tế thông qua việc quản lý vốn chặt chẽ, dường như các định chế tài chính hầu hết chịu trách nhiệm đối với “phép màu” kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Tái cấu trúc tài chính, lao động và thị trường sản phẩm đã thất bại trong việc tạo ra điều kiện tiên quyết đối với việc làm mới tăng trưởng theo chủ nghĩa quân bình dài hạn. Do đó, tự do hóa tài chính nên loại bỏ vì lợi ích của “mô hình tăng trưởng có sự chỉ đạo của nhà nước theo chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa hiện đại” (trang 328). Bascom (1994) cho rằng lãi suất cao và không ổn định có liên quan đến cải cách tài chính có thể gây ra những ảnh hưởng thanh khoản và khả năng thanh toán đối với các công ty quen với việc tài trợ cho hoạt động và tạo vốn từ vay ngân hàng. Việc ứng dụng các chính sách cải cách tài chính trở nên khó khăn khi hệ thống ngân hàng trong tình trạng khủng hoảng. Việc tự do hóa lãi suất và loại bỏ những rào cản đối với các ngân hàng mới, vốn được mong đợi ở những điều kiện bình thường, có thể không phù hợp khi hệ thống ngân hàng đang ở tình trạng kiệt quệ tài chính. Kết quả của các chính sách tự do hóa tài chính đó là người sáng lập các định chế tài chính mới có thể bị thúc đẩy bởi sự cần thiết của việc tiếp cận đầu tư dễ dàng cho công việc làm ăn của họ. Điều này có thể tạo ra sự tập trung tín dụng nhiều hơn trong hệ thống ngân hàng và làm trầm trọng thêm khủng hoảng tài chính (trang 174). McLeod (1998) cho rằng thế giới đã tiến vào kỷ nguyên mới của tình trạng mỏng manh tài chính. Kỷ nguyên mới này đã được mở ra bởi vốn chung lớn của nguồn vốn tài chính lưu động cao – bao gồm các quỹ được huy động bởi sự gia tăng nhanh chóng của những hệ thống tài chính và ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển – và bởi xu hướng toàn cầu trong việc mở cửa cho dòng chảy vốn (trang 348- 49).
- -12- Jackson (1999) gọi việc chuyển đổi tài khoản vốn, tỷ giá cố định, gia tăng quá mức của cho vay nội địa kèm theo sự phân bổ đầu tư thuần sai của khu vực tư nhân, và sự thiếu vắng khả năng điều hành và giám sát để kiểm soát sự quá mức trong lĩnh vực tài chính chính là những nhân tố chính của khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á năm 1997. Việc cho vay nước ngoài quá mức, phần lớn ở khu vực tư nhân, là nguyên nhân của khủng hoảng này. Năm năm trước khủng hoảng, việc cho vay của ngân hàng và phi ngân hàng ở những quốc gia bị khủng hoảng tài chính gia tăng rất nhanh. Cụ thể, ngân hàng ở từng quốc gia gia tăng tài sản ròng ở nước ngoài với tỷ lệ lớn trong suốt bốn năm trước khi xảy ra khủng hoảng. Tại thời điểm khủng hoảng xảy ra vào giữ tháng 07/1997, tổng số nợ nước ngoài đã đạt tỷ lệ lớn, chiếm 50% GDP ở các quốc gia như Thái Lan, Indonesia và Philippine (trang 3). Mặc dù các khía cạnh bên ngoài (tỷ giá cố định, lãi suất cao, và gia tăng quá mức các khoản cho vay ở nước ngoài) thuộc những nhân tố quan trọng gây ra khủng hoảng, thì khủng hoảng cũng sẽ không xảy ra nếu không có sự yếu kém ở bên trong như: các tổ chức giám sát không phù hợp, ngân hàng hoạt động theo phương thức truyền thống, và trên tất cả, các quyết định đầu tư sai của khu vực tư nhân ở các quốc gia này (Jackson 1999, trang 5). Wade (2001) cho rằng tự do hóa lĩnh vực tài chính và mở cửa tài khoản vốn là nguy hiểm khi các ngân hàng có rất ít kinh nghiệm đối với thị trường tài chính quốc tế, và khi các tổ chức phi ngân hàng cũng vay mượn ở nước ngoài. Điều này là nguy hiểm gấp hai lần trong bối cảnh hệ thống tài chính dựa trên cơ sở ngân hàng và khu vực doanh nghiệp có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Và là nguy hiểm gấp ba lần trong cơ chế neo tỷ giá. Ngoài ra, khi các ngân hàng và phi ngân hàng không cần thiết bị giám sát, khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng chỉ chờ đợi để xảy ra (trang 67). Tự do hóa tài chính được xem là nguồn gốc của khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều hành thị trường tài chính hiệu quả để thị trường có thể chuyển vốn đến những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất. Chuyển vốn đến những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất đặc biệt quan trọng đối với các thị trường mới nổi vì những đầu tư này có thể có suất sinh lợi cao, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì
- -13- vậy, những nguy cơ có liên quan đến tự do hóa tài chính không có nghĩa là các quốc gia không nên theo đuổi chiến lược tự do hóa. Tuy nhiên, những biện pháp mạnh có thể áp dụng để ngăn chặn hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng. Những biện pháp này bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và điều hành kinh tế vĩ mô tốt, điều hành các chính sách khôn ngoan và khung giám sát mạnh.
- -14- CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Như đã trình bày ở trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá mức độ tự do hóa và tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính ở Việt Nam. Do đó, phương pháp nghiên cứu sẽ bao gồm hai phần như sau: 3.1.1. Phương pháp đánh giá mức độ tự do hóa tài chính Để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính, tác giả sẽ xây dựng chỉ số FLI bằng phương pháp thành phần chính (Principal Component Analysis) của Bandiera Caprio et al. (2000) và Laeven (2003). Phương pháp này dựa trên tiêu chí chấm điểm cho các chính sách tự do hóa tài chính1. Các chính sách tự do hóa được tập hợp để tính toán chỉ số FLI bao gồm: (1) Tự do hóa lãi suất – IRD. (2) Gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động ngân hàng – REB (3) Giảm dự trữ bắt buộc – RRR (4) Xóa bỏ kiểm soát tín dụng – ECC (5) Ban hành các quy tắc thận trọng – IPR (6) Cải cách thị trường chứng khoán – SMR (7) Tư nhân hóa các ngân hàng do Nhà nước sở hữu – PSB (8) Tự do hóa tài khoản vốn nước ngoài – EAL Căn cứ kết quả tính toán chỉ số FLI, tác giả sẽ sử dụng đồ thị để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam. 3.1.2. Phương pháp kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính Trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng mô hình VAR hoặc VECM (véc-tơ hiệu chỉnh sai số) để kiểm định tác động của tự do hóa tài chính đến bất ổn tài chính. Các bước thực hiện như sau: 1 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn