intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế, để đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHYT, hướng tới thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn Quận, để góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN TRỌNG KIM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN, GÓP PHẦN THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh -Năm 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------- LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN GÓP PHẦN THỰC HIỆN AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 8310102 Người hướng dẫn khoa học: GVCC. TS. PHẠM THĂNG Học viên th c hi n: TRẦN TRỌNG KIM Lớp: K27 TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “ Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 ”, là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, những nội dung trong luận văn được tổng hợp từ quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trên địa bàn Quận Phú Nhuận. Số liệu và tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy GVCC.TS. Phạm Thăng. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy GVCC.TS. Phạm Thăng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trận trọng. Tác giả TRẦN TRỌNG KIM
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 01 1. Lý do thực hiện đề tài ..................................................................................... 01 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan .......................................... 02 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 07 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 08 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 08 6. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................. 09 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 09 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ......................................................................................................... 11 1.1. Một số khái niệm và vai trò của bảo hiểm y tế toàn dân .......................... 11 1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 11 1.1.2. Vai trò của BHYT toàn dân ................................................................... 15 1.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến BHYT toàn dân.................. 16 1.2.1. Nội dung cơ bản của BHYT toàn dân ................................................... 16 1.2.1.1. Đối tượng tham gia BHYT toàn dân ............................................ 16 1.2.1.2. Mức đóng – Mức hỗ trợ BHYT toàn dân ..................................... 18 1.2.1.3. Thủ tục tham gia BHYT ................................................................ 19 1.2.1.4. Điều kiện hưởng và mức hưởng BHYT ........................................ 19 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến BHYT toàn dân.................................... 22 1.3. Các loại hình thanh toán và phương thức chi trả BHYT........................ 24 1.3.1. Các loại hình thanh toán BHYT ............................................................ 24 1.3.2. Sự hình thành và sử dụng quỹ BHYT ................................................... 26 1.4. Đặc trưng của hoạt động BHYT ................................................................ 27 1.5. Quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam ...................... 31 1.6. Kinh nghiệm công tác BHYT toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội tại một số quận, huyện TP.HCM ...................................................................... 34 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2015-2019 ........................................................... 44
  5. 2.1. Quá trình hình thành và chức năng của BHYT quận Phú Nhuận TP.HCM ............................................................................................................... 44 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của BHYT quận Phú Nhuận ......................................................................................................................... 44 2.1.2. Chức năng của BHYT quận Phú Nhuận ............................................... 44 2.2. Thực trạng hoạt động BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận .................. 45 2.2.1. Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận .............................................................................................................. 45 2.2.2. Thực trạng công tác phối hợp tuyên truyền, triển khai chính sách, pháp luật về BHYT .................................................................................................. 61 2.2.3. Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động BHYT trên địa bàn Quận ................................................................................. 63 2.2.4. Thực trạng hoạt động của các đại lý BHYT trên địa bàn Quận ............ 64 2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra công tác BHYT trên địa bàn Quận ................................................................................................................. 66 2.3. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của công tác BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận............................................................................ 66 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 66 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế ...................................................................... 68 2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận trong thời gian tới ................................................................ 70 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN, NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN TP.HCM............................................................. 73 3.1. Định hướng phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM ............................................................................................................... 73 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM .................................................................................................. 77 3.2.1. Phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn Quận....................... 77
  6. 3.2.2. Khắc phục tình trạng “rủi ro đạo đức” trong tham gia BHYT trên địa bàn Quận ................................................................................................................ 83 3.2.3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT.............................. 84 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn Quận ................................................... 87 3.3. Kiến nghị đối với Trung ương và các Bộ, ngành liên quan ..................... 89 3.3.1. Đối với Trung ương ............................................................................... 89 3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Thành phố có liên quan ................... 90 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 93 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế BHYTTD: Bảo hiểm y tế toàn dân BHYTTN: Bảo hiểm y tế tự nguyện BYT-BTC: Bộ Y tế, Bộ Tài chính HRK: đơn vị tiền tệ của Croatia HTX: Hợp tác xã ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo KCB: Khám chữa bệnh NQ/TW: Nghị quyết/Trung ương NQ-CP: Nghị quyết Chính phủ QĐ-TTg: Quyết định Thủ tướng TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Uỷ ban nhân dân WHO: Tổ chức y tế thế giới WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1.1: Mức thanh toán BHYT đúng tuyến ............................................................. 19 Bảng 1.2: Mức thanh toán BHYT trái tuyến ................................................................ 20 Bảng 1.3: Mức thanh toán BHYT tại cơ sở không đăng ký chữa bệnh BHYT ............. 20 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BHYT quận Phú Nhuận .................................................. 43 Bảng 2.1: Tổng số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2009 – 2019 ........................................................................................................ 46 Bảng 2.2: Số liệu các đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn Quận ............................ 47 Bảng 2.3: Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đến tháng 12/2019.......................... 49 Bảng 2.4: Tỷ lệ tham gia BHYT HSSV trên địa bàn Quận đến năm học 2018 - 2019.. 51 Bảng 2.5: Tỷ lệ tham gia BHYT HSSV trên địa bàn Quận giai đoạn 2013 – 2015 ...... 53 Bảng 2.6: Kết quả thực hiện BHYT HSSV tại Quận năm học 2015-2016 ................... 54 Bảng 2.7: Kết quả thực hiện BHYT HSSV tại Quận năm học 2016-2017 ................... 55 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện BHYT HSSV tại Quận năm học 2017-2018 ................... 56 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện BHYT HSSV tại Quận năm học 2018-2019 ................... 57
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Chính sách bảo hiểm y tế hướng tới toàn dân của Việt Nam do Chính phủ thực hiện là chính sách nhân đạo, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đồng thời có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Trong thời gian qua Quận uỷ, Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM luôn quan tâm đến công tác Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế, hướng tới thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận. Cụ thể là Kế hoạch số 588/KH-UBND ngày 17/11/2014 của Ủy ban nhân dân Quận về thực hiện Chương trình số 38-CTr/QU ngày 28/3/2014 của Quận ủy. Ủy ban nhân dân Quận ban hành Quyết định số 527/QĐ- UBND ngày 12/5/2016, về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Quận, nhằm tiếp tục thực hiện việc tăng tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm y tế góp phần ổn định chính sách an sinh xã hội và qua đó người dân trên địa bàn Quận được hưởng các quyền lợi, khi tham gia bảo hiểm y tế và được tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Quận đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân khi tham gia, Bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hướng tới việc thực hiện tốt mục tiêu tham gia bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận; Quận uỷ, UBND Quận đã tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm, đồng thời ngăn chặn tình trạng trốn đóng, chiếm dụng, nợ đọng quỹ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế và lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế, từng bước nâng cao chất lượng trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách bảo hiếm y tế trên địa bàn Quận Với việc thực hiện nhiều giải pháp nêu trên công tác bảo hiểm y tế trên địa bàn Quận đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoạt động bảo hiểm y tế đã được nhiều người dân trên địa bàn quan tâm tham gia, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của
  10. 2 công tác BHYT toàn dân, số lượng người tham gia BHYT trên địa bàn tăng dần, hiện đã đạt trên 70%, chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT dần được nâng cao… Cùng với những kết quả đạt được, thì BHYT trên địa bàn Quận vẫn còn nhiều bất cập như đối tượng tham gia bảo hiểm y tế còn thấp, chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn hạn chế làm giảm sức hút đối với người dân, công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả cao, còn thiếu sự phối hợp giữa các ban, ngành trên địa bàn Quận trong công tác bảo hiểm y tế …dẫn đến việc thực hiện chính sách BHYT toàn dân trên địa bàn Quận chưa đạt được kết quả như mong muốn. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, ở góc độ của nhà quản lý trên địa bàn quận Phú Nhuận, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”, thông qua đó nhằm phân tích rõ thực trạng công tác BHYT trên địa bàn Quận, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế hướng tới thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại quận Phú Nhuận, TP.HCM trong thời gian tới. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Lammers & Wamerdam (2010) “Adverse selection in voluntary micro health insurance in Nigeria” về hiện tượng “lựa chọn ngược” trong bảo hiểm y tế tự nguyện ở Nigeria. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logic, biến phụ thuộc là biến giả nhận giá trị 1 nếu người mua bảo hiểm y tế và nhận giá trị 0 nếu không mua bảo hiểm y tế, ở mức ý nghĩa 1 %, biến “nguy cơ xảy ra rủi ro” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm y tế. Nếu bệnh xảy ra trước thời gian điều tra, làm tăng xu hướng tham gia BHYT tự nguyện, điều này có nghĩa là tồn tại tình trạng “lựa chọn ngược” trong BHYT tự nguyện ở Nigeria. Các biến kiểm soát có ý nghĩa thống kê bao gồm: biến “sắc tộc”, biến “quy mô hộ”, biến “thu nhập”, biến “kiến thức về sản phẩm bảo hiểm trên thị trường‟, biến “mức độ ưa thích rủi ro”, biến “nhận thức rủi ro”, biến “trình độ giáo dục của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT tự nguyện.
  11. 3 Nghiên cứu của Yamada & cộng sự (2009) “Private Health Insurance and Hospitalization under Japanese National Health Insurance” về các yếu tố ảnh hưởng đến mua bảo hiểm y tế tư nhân ở Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit, biến phụ thuộc là một biến giả, nó đo lường quyết định mua bảo hiếm hay không mua bảo hiểm y tế tư nhân, bằng 1 nếu mua và bằng 0 nếu không mua. Kết quả cho thấy các biến có tác động bao gồm: biến “thu nhập của hộ gia đình”, biến “tổng tài sản của hộ gia đình”, biến “thế chấp”, biến “nghề nghiệp của chủ hộ”, biến “tuổi của chủ hộ”, biến “tình trạng hôn nhân của chủ hộ”, biến “tổng số con trong hộ gia đình”. Tình trạng bội chi quỹ chăm sóc sức khỏe diễn ra tại Croatia trong thời gian một thập kỷ là mục tiêu nghiên cứu thông tin bất cân xứng của Vukina và Nestic (2008). Giả định của nghiên cứu là hiện tượng lựa chọn ngược trong việc mua bảo hiểm bổ sung tồn tại trong thị trường. Bảo hiểm bổ sung được người dân mua hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Theo Vukina và Nestic (2008), các nhân tố đó là giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân đã kết hôn hay sống độc thân, khu vực sinh sống ở nông thôn hay thành thị, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng sức khỏe của người mua tiềm năng. Tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến việc mua hay không mua bảo hiểm bổ sung, được sử dụng làm các biến độc lập trong mô hình probit dùng kiểm định có hay không hiện tượng lựa chọn bất lợi. Nghiên cứu hành vi gây bất lợi cho nhà cung cấp bảo hiểm (rủi ro đạo đức) của người tiêu dùng sau khi mua bảo hiểm y tế bổ sung ở Croatia của Vukina và Nestic (2008) cho rằng bên bảo hiểm (principal) không thể kiểm tra một cách đầy đủ những hành động của người mua bảo hiểm (agent), người có bảo hiểm sẽ có những hành vi theo khuynh hướng khác đi so với khi anh ta, hay cô ta không mua bảo hiểm, người có BHYT sẽ có xu hướng đi đến bác sĩ để khám bệnh nhiều hơn so với người không có BHYT. Để có chính sách giá hợp lý thì các công ty BHYT cần nhìn trước được sự thay đổi trong hành vi của người được bảo hiểm, nếu không thì tổng chi phí phải trả sẽ lớn hơn tổng số tiền thu được từ việc bán bảo hiểm. Vukina và Nestic (2008) đã so sánh số lần khám chữa bệnh ban đầu và số lần được bác sĩ giới thiệu đến cơ sở y tế giữa người có BHYT bổ sung và người được miễn phí mua BHYT với người có BHYT bắt buộc.
  12. 4 Kết quả cho thấy số lần đi bác sĩ và số lần đến cơ sở y tế của người có BHYT bổ sung đều cao hơn người chỉ có BHYT bắt buộc. Kết quả: Ở mức ý nghĩa 1%, tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê và dấu của hệ số ước lượng đều phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Đối với người nam, xác suất mua bảo hiểm bổ sung tăng 4,8% so với người nữ. Người độc thân do góa bụa, do ly dị, ly thân thì khả năng mua bảo hiểm tăng 6%. Người đã lập gia đình, khả năng mua bảo hiểm tăng tương đương 6% nhưng có cao hơn một chút so với người độc thân, ở góa hay đã ly dị. Người dân thành thị và người có học vấn cao có thể mua BHYT bổ sung nhiều hơn người dân nông thôn, người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Mức thu nhập của người dân tăng lên 1000 HRK (đơn vị tiền tệ của Croatia) thì khả năng mua bảo hiểm bổ sung tăng lên khoảng 3%. Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa “tự đánh giá sức khỏe” (SAHS), được định nghĩa như là sự “ rủi ro của sức khỏe biết trước” và nhu cầu của BHYT của Yong-Woo Lee (2012), trong Asymmetric Information and the Demand for Private Health Insurance in Korea. Tác giả đã sử dụng mô hình probit và chạy mô hình từ đơn giản đến phức tạp. Mô hình 1 chỉ gồm biến SAHS, mô hình 2 thêm vào biến đánh giá rủi ro sức khỏe (Health and Risk), mô hình 3 thêm vào biến nhân khẩu học gồm: Giới tính, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, giáo dục, nghề nghiệp và tổng tài sản Kết quả nghiên cứu: Ở mức ý nghĩa 1%, biến “tình trạng sức khoẻ” có ý nghĩa thống kê và tác động tiêu cực đến nhu cầu mua BHYT. Ở mức ý nghĩa 5%, biến sức khỏe là “bình thường” có ý nghĩa thống kê và tác động tiêu cực lên nhu cầu mua BHYT. Ở mức ý nghĩa 1%, biến “Khu vực sinh sống” có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực lên nhu cầu mua BHYT, những ngừơi sống ở nông thôn có nhu cầu cao trong việc mua BHYT ở Hàn Quốc. Nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm và sử dụng mô hình probit của Heckman để lượng hóa tác động của các nhân tố này đến việc mua bảo hiểm của Bhat và Jain (2006): Factoring affecting the Demand for Health Insurance in a Micro Insurance Scheme. Kết quả nghiên cứu: Ở mức ý nghĩa 10%, các biến “thu nhập của hộ gia đình”, “chi phí y tế trên tổng chi phí của hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến quyết định mua bảo hiểm. Ở mức ý nghĩa 5%, các biến “tuổi”,
  13. 5 “chi phí điều trị bệnh”, “kiến thức về bảo hiểm” đều có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm. Những người có tuổi thì mua bảo hiểm nhiều hơn người ít tuổi, chi phí chữa bệnh càng cao làm cho người bệnh cảm thấy nên mua bảo hiểm để hưởng quyền lợi mà bảo hiểm mang lại, người càng có nhiều kiến thức về lợi ích khi tham gia bảo hiểm thì họ càng quyết định mua bảo hiểm. Ở mức ý nghĩa 1%, biến “chi phí bệnh tật kỳ vọng” có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm. Nghiên cứu sử dụng mô hình probit để đo lường các nhân tố ảnh hưởng lên nhu cầu mua BHYT ở châu Âu và so sánh tương quan hệ số các nhân tố ở thị trường Mỹ của Bolin et al (2010): Asymmetric Information and the Demand for Voluntary Health Insurance in Europe. Ở mức ý nghĩa 5%, biến “tuổi” có ý nghĩa thống kê và có tác động tiêu cực đến quyết định mua BHYT, người càng lớn tuổi thì càng ít mua BHYT. Ở mức ý nghĩa 10%, biến “nơi sinh” có ý nghĩa thống kê và tác động tiêu cực đến quyết định mua BHYT, nếu là người sinh ra ở nước ngoài thì khả năng mua BHYT sẽ thấp. Ở mức ý nghĩa 10%, biến “trình độ giáo dục”, “giới tính”, “tình trạng hôn nhân”, biến “nghề nghiệp” có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực lên việc mua BHYT. Nếu trình độ học vấn trên trung học cơ sở thì xác suất mua BHYT cao hơn hẳn so với chỉ có trình độ trung học cơ sở. Nữ sẽ có xác suất mua BHYT cao hơn nam, người đã kết hôn mua nhiều hơn người chưa kết hôn. Biến “thất nghiệp” có ý nghĩa thống kê và tác động tiêu cực đến quyết định mua BHYT, người không có việc làm hay chưa tìm được việc làm thường ít quan tâm đến BHYT do họ không có thu nhập ổn định. Nghiên cứu trong nước Hà Nguyen (2010) nghiên cứu BHYT tự nguyện của học sinh Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit. Biến phụ thuộc là BHYT học sinh, là một biến giả nhận giá trị 1 nếu người được khảo sát có bảo hiểm y tế học sinh và nhận giá trị 0 nếu không có. Kết quả hồi quy cho thấy ở mức ý nghĩa 1 %, biến “trình độ giáo dục của người dân được khảo sát” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT học sinh. Biến “tuổi” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT. Biến “thu nhập” có nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT. Biến “giới
  14. 6 tính chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT. Biến “số trẻ em đi học trong hộ gia đình” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT. Biến “khoảng cách đến bệnh viện tỉnh” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT. Biến “chất lượng của bệnh viện” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm y tế. Ở mức ý nghĩa 5%, biến “trình độ giáo dục của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm y tế. Biến “giới tính” có ý nghiã thống kê tác động tích cực lên quyết định mua bảo hiểm y tế. Biến “dân tộc” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT, nếu người được khảo sát là dân tộc thiểu số thì xác suất mua bảo hiểm y tế thấp hơn các dân tộc khác. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là tình trạng sức khỏe của một đứa trẻ tốt hay xấu không ảnh hưởng đến xác suất mua bảo hiểm y tế. Kết quả này cho thấy, không tìm thấy dấu hiệu tồn tại lựa chọn ngược trong BHYT tự nguyện của học sinh. Tác giả Nguyễn Văn Minh (2012) nghiên cứu tác động của thông tin bất cân xứng trong BHYT của Việt Nam. Tác giả sử dụng sử dụng phương pháp PSM để nghiên cứu bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008. Tác giả căn cứ vào biến tình trạng sức khỏe kết luận là có sự lựa chọn ngược trong chương trình BHYT tự nguyện. Đối với kiểm định rủi ro đạo đức, kết quả tìm thấy tồn tại rủi ro đạo đức trong khám bệnh ngoại trú, còn đối với KCB nội trú thì không. Tác giả cho rằng điều này phù hợp với thực tế là vì mọi người đi đến bệnh viện để điều trị nội trú chỉ khi nó thực sự cần thiết và sẽ ở lại trong bệnh viện rất đông đúc không phải là một lựa chọn, trừ khi điều đó là cần thiết. Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2012) đã thực hiện nghiên cứu hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường BHYTTN tỉnh Đồng Tháp với phương pháp định lượng bằng mô hình probit để kiểm định sự tồn tại của hiện tượng này. Tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua, quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên tục bị bội chi, đặc biệt trong năm 2010, số lượng thẻ bảo hiểm y tế giảm xuống một nửa so với năm 2009 nhưng số tiền chi trả bảo hiểm tăng nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do
  15. 7 những người có sức khỏe không tốt mua bảo hiểm y tế chiếm phần lớn trong tổng số người tham gia. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau như: Thứ nhất, nghiên cứu về bảo hiểu y tế tư nhân; nghiên cứu BHYT tự nguyện. Thứ hai, nghiên cứu về nhưng rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế. Thứ ba, nghiên cứu tác động thông tin bất cân xứng trong hoạt động bảo hiểm y tế. Thứ tư, nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm y tế. Qua đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm y tế toàn dân trên một địa bàn cụ thể. Đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu đến công tác bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM, đây được xem là khoảng trống trong khoa học, vì vậy việc nghiên cứu của tác giả là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Muốn đẩy mạnh công tác bảo hiềm y tế toàn dân, góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM đền năm 2025 thì phải trả lời được nhóm câu hỏi sau: thứ nhất, làm thế nào để phát triển đối tượng thanm gia bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận?. Thứ hai, Giải pháp nào để khắc phục tình trạng “rủi ro đạo đức” trong tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận?. Thứ ba, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế?. Đó là những câu hỏi đặt ra mà luận văn cần nghiên cứu chuyên sâu để trả lời câu hỏi một cách khoa học và có thể ứng dụng vào thực tiễn tốt nhất. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế, để đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHYT, hướng tới thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn Quận, để góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về BHYT và BHYT toàn dân
  16. 8 - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM giai đoạn 2015 – 2019. Rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế, làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn Quận. - Đưa ra những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác BHYT toàn dân trên địa bàn quận Phú Nhuận. Phạm vi, thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực bảo hiểm y tế và các lĩnh vực có liên quan đến công tác BHYT trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM Thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng giai đoạn 2015 – 2019. Xác định phương hướng giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp: - Trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng vào nghiên cứu hoạt động bảo hiểm trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM sẽ được tiếp cận để loại bỏ những nhân tố không thuộc bản chất, đánh giá chính xác, khẳng định bản chất đúng đắn, những vấn đề cần giải quyết, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận. - Logic kết hợp với lịch sử: sử dụng phương pháp này cho phép nghiên cứu, tiếp cận bản chất, các xu hướng và quy luật vận động của bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM. Việc áp dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử cho phép rút ra những kết quả nghiên cứu mang tính logic từ trong tiến trình lịch sử vận động của hoạt động bản hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận . - Phân tích và tổng hợp: sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm phân tích - tức là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những
  17. 9 yếu tố cấu thành để nghiên cứu, để phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố. Đồng thời tổng hợp để tìm ra cái chung, khái quát của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp quy nạp, diễn giải: quy nạp giúp cho nghiên cứu đi từ những hiện tượng riêng lẻ, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất tất nhiên, quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, diễn giải giúp đi từ bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, trong sự vận động của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: nhằm sử dụng trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia đã từng nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạch định chính sách về bảo hiểm y tế toàn dân. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu: Ý nghĩa lý luận: Tổng quan lại các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tổng hợp cơ sở lý luận nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế. Góp phần bổ sung lý thuyết nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giả thực trạng lĩnh vực bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Quận, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, để nâng cao hiệu quả công tác bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng, biểu, tài liệu tham khảo. Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thực hiện công tác bảo bảo hiểm y tế toàn dân Chƣơng 2: Thực trạng bảo hiểm y tế trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM giai đoạn 2015- 2019
  18. 10 Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, TP.HCM.
  19. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN 1.1. Một số khái niệm và vai trò của bảo hiểm y tế toàn dân 1.1.1. Một số khái niệm Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với cách tiếp cận coi BHYT là một nội dung thuộc lĩnh vực an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật. Khái niệm bảo hiểm y tế (BHYT), theo Từ điển bách khoa Việt Nam “là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân". Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật. Về cơ bản, đó là một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế khi người tham gia không may bị ốm đau, bệnh tật phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả các chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT. Bảo hiểm y tế: theo Luật BHYT Việt Nam (2008) BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm y tế bắt buộc: Là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia. Loại hình bảo hiểm này bắt buộc những người tham gia phải trích một phần từ thu nhập được trả từ đơn vị mà họ làm việc, hoặc được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hay một phần chi phí bằng Ngân sách Nhà nước để mua thẻ BHYT. Do đó,
  20. 12 trong loại hình BHYT bắt buộc, bao gồm cả người khỏe mạnh và người bệnh tật cùng tham gia nên rủi ro bội chi quỹ BHYT là thấp. Bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN): Là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người dân không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc sẽ được mua thẻ BHYTTN theo mức phí được quy định riêng cho loại hình này. Mỗi người trong hộ gia đình đều được quyền mua thẻ BHYTTN với mức phí giảm dần từ người thứ hai trở đi nếu những người này có cùng chung hộ khẩu. Tuy mức cung về thẻ BHYTTN luôn đáp ứng cho cầu, nhưng do nhu cầu còn hạn chế nên tình trạng người mua đa số là người có bệnh, thậm chí khi mắc bệnh phải nằm viện mới mua thẻ BHYTTN. Bảo hiểm y tế tự nguyện là một dạng hàng hóa được Chính phủ cung cấp cho người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, nhằm mục đích đảm bảo an sinh xã hội. Chính sách này được Chính phủ chính thức triển khai từ giữa năm 2005 thông qua việc ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP với những quy định khuyến khích người dân mua BHYTTN. Ngày 24/8/2006, liên bộ Tài chính -Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT - BYT- BTC hướng dẫn BHYTTN cho hộ gia đình. BHYTTN là một loại hàng hoá, nên nó cũng vận động theo những quy luật của thị trường giống như các loại hàng hoá khác. Trong thị trường hàng hóa nói chung, giao dịch mua bán giữa người mua và người bán trở nên dễ dàng và bình đẳng hơn khi họ nắm rõ thông tin về nhau. Một thông tin đầy đủ về kiểu dáng, tính năng, công nghệ, còn mới hay đã qua sử dụng của sản phẩm giúp người mua đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch mua bán của mình. Ngược lại, một sự bưng bít thông tin có thể dẫn tới quyết định sai lầm, khi đó, người mua sẽ phải mua nhầm những sản phẩm kém chất lượng với giá không tương xứng. Về phía người bán, việc bưng bít thông tin trong giao dịch giúp họ bán được sản phẩm với mức giá cao nhất có thể trong khi chất sản phẩm thực tế không tương xứng, việc này trong một giai đoạn nào đó sẽ mang lại lợi nhuận cao nhưng một khi người mua biết rõ thông tin về sản phẩm mà họ đã phải mua nhầm, thì hậu quả tất yếu là sản phẩm sẽ bị tất cả người tiêu dùng từ chối. Tuy nhiên, đối với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2