intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan đến kế toán giá trị hợp lý và ảnh hưởng của nó đến hai đặc điểm chất lượng trên báo cáo tài chính là tính thích hợp và độ tin cậy. Để thực hiện điều này, luận văn sẽ tiến hành khảo sát báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM 2012 về mức độ sử dụng kế toán giá trị hợp lý trên các BCTC. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ---------------------------- LÊ THỊ MỘNG LOAN GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------------- LÊ THỊ MỘNG LOAN GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các Anh/Chị đã đóng góp ý kiến và giúp tôi thu thập tài liệu cho luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn Mẹ và cảm ơn Gia đình đã hết sức ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2013 Lê Thị Mộng Loan
  4. 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trình bày đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Lê Thị Mộng Loan
  5. 5 MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................... 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý .............................................. 11 1.1 .Các mô hình định giá ........................................................................ 11 1.1.1 .Kế toán giá gốc ........................................................................... 11 1.1.2 Kế toán giá theo mức giá chung ................................................... 12 1.1.3 Kế toán giá hiện hành ................................................................... 13 1.1.4 Kế toán giá đầu ra......................................................................... 13 1.1. Sự hình thành giá trị hợp lý .............................................................. 14 1.2.1. Sự hình thành kế toán giá trị hợp lý .............................................. 14 1.2.2. Khái niệm giá trị hợp lý ................................................................ 16 1.2. Những nội dung liên quan đến giá trị hợp lý ......................................... 18 1.3.1. Xác định giá trị hợp lý .................................................................. 18 1.3.1.1 Đối tượng định giá ................................................................. 19 1.3.1.2 Thị trường giao dịch............................................................... 22 1.3.1.3 Các bên tham gia thị trường ................................................... 23 1.3.1.4 Dữ liệu đầu vào ...................................................................... 23 1.3.1.5 Các phương pháp định giá...................................................... 25 1.3.2. Vấn đề áp dụng kế toán giá trị hợp lý ........................................... 27 1.3.3. Công bố thông tin ......................................................................... 28 1.3.4. Tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRs 13- Đo lường giá trị hợp lý đến các chuẩn mực đã ban hành. ................................................. 30 1.4. Các trường hợp sử dụng giá trị hợp lý ................................................... 30 1.5. Các yêu cầu đặc điểm chất lượng đối với báo cáo tài chính ................... 32 1.6. Lý thuyết tổ chức và thông tin bất cân xứng.......................................... 35 1.7. Kinh nghiệm của một số nước khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý ......... 35 1.7.1. Kinh nghiệm của Mỹ .................................................................... 35 1.7.2. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................... 40 1.8. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................. 42
  6. 6 Chương 2: Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam và ảnh hưởng của kế toán giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính ......................................................................................... 44 2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam ............ 44 2.1.1. Quá trình phát triển và vai trò của giá trị hợp lý tại Việt Nam ....... 44 2.1.2. So sánh những qui định về kế toán giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý ............... 47 2.2. Thực trạng sử dụng kế giá trị hợp lý tại Việt Nam................................. 48 2.3. Ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính ................................................ 51 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự cân bằng của hai đặc điểm chất lượng: độ tin cậy và thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính............. 53 2.4.1. Mục đích ...................................................................................... 53 2.4.2. Phương pháp thực hiện ................................................................. 53 2.4.3. Kết quả khảo sát ........................................................................... 54 2.4.4. Đánh giá kết quả khảo sát ............................................................. 57 2.5. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam ............................................................................................................ 58 2.5.1. Thuận lợi ...................................................................................... 58 2.5.2. Khó khăn ...................................................................................... 59 Chương 3: Một số kiến nghị định hướng việc sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam64 3.1. Mục đích kiến nghị ............................................................................... 64 3.2.1. Mở rộng phạm vi sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam................... 64 3.2.2. Phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới ............................... 64 3.2. Nội dung kiến nghị ............................................................................... 65 3.2.1. Về ngắn hạn ................................................................................. 66 3.2.1.1. Sửa đổi Luật kế toán .................................................... 66 3.2.1.2. Giáo dục về nhận thức ................................................. 66 3.2.1.3. Giải thích rõ các thuật ngữ liên quan đến giá trị hợp lý 66 3.2.1.2.1. Thuật ngữ giá trị hợp lý..................................... 66
  7. 7 3.2.1.2.2. Các khái niệm liên quan đến giá trị hợp lý ........ 66 3.2.1.2.3. Phương pháp xác định giá trị hợp lý .................. 68 3.2.1.4. Công bố thông tin về giá trị hợp lý .............................. 68 3.2.1.5. Bổ sung giá trị hợp lý vào chuẩn mực chung (VAS 01)69 3.2.1.6. Điều chỉnh các chuẩn mực hiện hành ........................... 70 3.2.2. Về lâu dài ..................................................................................... 71 3.2.2.1. Ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính .............................. 71 3.2.2.2. Hoàn thiện chuẩn mực bất động sản đầu tư ........................... 78 3.2.2.3. Ban hành chuẩn mực kế toán giá trị hợp lý ............................. 79 3.2.2.4. Minh bạch thông tin kinh doanh ............................................. 80 Kết luận ............................................................................................................. 82
  8. 8 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APB: Acounting Principles Board Ủy Ban nguyên tắc kế toán IAS: International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế FAS: Financial Accounting Standard Chuẩn mực kế toán tài chính FASB: Financial Accounting System Board Hội đồng chuẩn mực kế toán IASB: International Accounting Standard Board Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRs: International Financial Reporting Standard Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế FRS: Financial Reporting Standard Chuẩn mực báo cáo tài chính SEC: Securities and Exchange Commission Ủy ban chứng khoán
  9. 9 DANH MỤC BẢNG BIỀU Bảng 1.1: Các bước đo lường giá trị hợp lý Bảng 1.2: Cách thức công ty xác định giá trị hợp lý cho nợ phải trả và công cụ tài chính mà công ty sở hữu Bảng 1.3: Xác định giá trị hợp lý dựa vào dữ liệu đầu vào Bảng 1.4: Phương pháp chọn kỹ thuật định giá Bảng 1.5: Công bố thông tin đo lường giá trị hợp lý Bảng 1.6: Khuôn mẫu lý thuyết chung IASB những đặc điểm chất lượng tác động đến thông tin hữu ích Bảng 2.1: Kiểm tra mức độ tương quan trong tổng thể Bảng 2.2: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhà đầu tư Bảng 2.3: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên kế toán Bảng 2.4: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên kiểm toán Bảng 2.5: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên ngân hàng
  10. 10 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các công ty Phụ lục 2: Bảng khảo sát mức độ tin cậy và thích hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính đo lường theo giá trị hợp lý Phụ lục 3: Kiểm tra tính cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp của các khoản mục đo lường theo giá trị hợp lý
  11. 11 MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Nhiều năm qua, thế giới đã chứng kiến sự hội nhập quốc tế cao trong tất cả lĩnh vực. Các nhà đầu tư không chỉ đầu tư trong nước mà đã vươn đầu tư ra các nước khác trên toàn thế giới. Ngoài khó khăn về rào cản pháp lý khi đầu tư ra nước ngoài thì họ cũng đối mặt với khó khăn về những qui định trong kế toán. Chính sự trở ngại này làm cho các nhà đầu tư khó tiếp cận với báo cáo tài của nước sở tại. Nắm bắt những vướng mắc trên thì hệ thống kế toán các nước dần hội tụ tiến đến sử dụng một hệ thống chung của quốc tế. Các chuẩn mực báo cáo tài chính kế toán hiện nay ban hành chuyển theo khuynh hướng sử dụng giá trị hợp lý nhiều hơn trong các chuẩn mực. Thuật ngữ “giá trị hợp lý” xuất hiện rất lâu trong các chuẩn mực quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán riêng của các nước. Mặc dù, tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng được qui định trong chuẩn mực kế toán nhiều năm qua. Tuy nhiên, nó vẫn còn khá mới mẻ đối với cả người làm kế toán lẫn nhà đầu tư. Chính lí do này mà tôi chọn đề tài: “GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu Thông qua tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về giá trị hợp lý, từ đó luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng việc sử dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan đến kế toán giá trị hợp lý và ảnh hưởng của nó đến hai đặc điểm chất lượng trên báo cáo tài chính là tính thích hợp và độ tin cậy. Để thực hiện điều này, luận văn sẽ tiến hành khảo sát báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM 2012 về mức độ sử dụng kế toán giá trị hợp lý trên các BCTC. Đồng thời, phát phiếu khảo sát để khảo sát nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà cho vay và cả kế
  12. 12 toán (người lập báo cáo tài chính) có tin tưởng rằng các khoản mục trên báo cáo tài chính trình bày theo giá trị hợp lý có độ tin cậy và thích hợp cho việc ra các quyết định không. 4. Tổng quan và điểm mới của luận văn Kế toán giá trị hợp lý: Lời cảnh báo từ vụ Enron George J. Benston cho rằng: Enron mở rộng sử dụng dữ liệu cấp độ 3 và cấp độ 2 ước tính trong một số trường hợp cho cả báo cáo tài chính sử dụng nội bộ lẫn bên ngoài. Đồng thời, mô tả các trường hợp Enron sử dụng và sử dụng sai giá trị hợp lý để giúp kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, đặc biệt là trường hợp công ty sử dụng dữ liệu cấp 2 và 3. Những kế toán và kiểm toán độc lập có ít kinh nghiệm với dữ liệu cấp độ 3 thì thường sử dụng chiết khấu dòng tiền và kỹ thuật định giá khác được tạo ra bởi các nhà quản lý hơn là tham chiếu đến những mức giá của thị trường. Giá thị trường, đặc biệt là dữ liệu đầu vào cấp độ 2 được Enron sử dụng để định giá các cổ phiếu bị giới hạn, mặc dù trong nhiều trường hợp họ không được điều chỉnh sự khác nhau giữa cổ phiếu mà họ đang nắm giữ với cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường theo FASB. Giá thị trường còn được sử dụng bởi các thương nhân Enron trong các mô hình định giá tài chính của họ theo xu hướng thổi phồng tài sản và thu nhập. Bài báo mô tả việc Enron sử dụng và lạm dụng dữ liệu cấp 3 trong các hợp đồng năng lượng, hợp đồng hàng hóa. Đồng thời, lý do tại sao hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập không phát hiện được. Thông qua những phân tích trên cho thấy quan điểm của Benston: Báo cáo tài chính có thể bị phản ánh không đúng thực trạng công ty nếu như công ty sử dụng giá trị hợp lý để định giá tài sản công ty mà lạm dụng việc sử dụng dữ liệu cấp 3. Đồng thời, cũng chỉ ra rằng với hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém không phát hiện ra các sai sót trọng yếu hoặc là có sự thông đồng với các kiểm toán độc lập đã lờ đi các thông tin có “rủi ro cao”.
  13. 13 Mặc dù, ông cho rằng việc xác định kế toán giá trị hợp lý có nguồn gốc nội bộ dựa trên các kỹ thuật định giá và các ước tính không đáng tin cậy. Nhưng chưa đưa các giải pháp nhằm hạn chế hoặc cải thiện tình huống trên. Quan điểm thứ 2: Sự dịch chuyển hợp lý: Khuynh hướng dịch chuyển đến giá trị hợp lý Nishan Perera nghiên cứu và nhận xét: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho nội bộ của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Nó chính là bức ảnh của doanh nghiệp nhưng đôi khi bức ảnh này quá phức tạp đối với người sử dụng. Bài báo dự đoán xu hướng sử dụng giá trị hợp lý. Tác giả cho rằng: minh bạch thông tin không phải là ý tưởng hoàn toàn mới nhưng ảnh hưởng của nó sẽ chỉ phát triển trong tương lai. Mặt khác, bài viết cũng trình bày khái niệm của giá trị hợp lý và chỉ ra sự mơ hồ trong định nghĩa cùng với sự phức tạp của các phương pháp đo lường. Những nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung cho rằng khi có những tài sản giảm giá trong thời gian dài thì công ty sẽ ghi giảm gía trị tài sản, còn khi gia tăng giá trị thì công ty không ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, điều này có nghĩa là công ty có cơ sở để nhận thấy tài sản gia tăng giá trị nhưng người khác kể cả nhà đầu tư lại không nhìn thấy vấn đề này. Một sự di chuyển đến giá trị hợp lý: Người làm kế toán nhận thấy việc làm trên là hoàn toàn không hợp lý. Làm như vậy tình hình tài chính công ty không minh bạch. Vì vậy, FASB đã phát hành các chuẩn mực có liên quan đến giá trị hợp lý để ghi nhận các khoản mục theo giá trị hợp lý dựa trên dữ liệu quan sát được. Điều này, cũng yêu cầu các nhà quản lý phải làm quen với khái niệm giá trị hợp lý. Mặc dù việc sử dụng giá trị hợp lý là một sự chọn lựa cho nhiều khoản mục, nhưng giá trị hợp lý ngày càng được sử dụng nhiều hơn giá gốc. Vậy thì điều gì là quan trọng cho các doanh nghiệp trong tương lai: các công ty sẽ đo lường tài sản tài chính kể cả nợ và tài sản theo giá trị hợp lý. Chúng sẽ không còn giữ một mức giá trong thời gian dài. Mà chúng phải phản ánh theo giá thị trường khi các báo cáo tài chính được cập nhật. Điều này phù hợp hơn bởi vì phản ánh giá trị thực sự mà công ty đang có. Đây chính là sự khác biệt giữa giá gốc và
  14. 14 giá trị hợp lý. Nhà đầu tư sẽ nhìn thấy sự thay đổi trong tài sản của công ty. Công ty sẽ phải kiểm tra lại tất cả các tài sản mà nó đang nắm giữ để ghi nhận theo giá trị thị trường. Việc làm này phải làm cẩn thận vì tất cả các quyết định này sẽ trình bày trên báo cáo tài chính và qua đó sẽ nhìn thấy phản ứng của các bên liên quan. Vậy thì đã sẵn sàng hay chưa khi sử dụng giá trị hợp lý? Kế toán là xương sống của công ty, nhân viên kế toán chính là người phân loại các hoạt động của doanh nghiệp. Họ sẽ phải phân loại cái gì mà công ty đang sở hữu và đang nợ để định giá theo giá trị hợp lý. Nhưng không có cái gì tồn tại độc lập trong doanh nghiệp, kế toán giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi nó có hiệu lực. Nó sẽ làm thay đổi tất cả những gì mà một giáo sư dạy ở trường nổi tiếng nhất nước dạy. Các giám đốc tài chính phải suy nghĩ kế toán giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến dự toán ngân sách; công ty cần một cấu trúc vốn với bao nhiêu nợ là đủ, hàng ngày tình hình tài chính này ảnh hưởng đến hoạt động công ty trong tương lai như thế nào. Các giám đốc điều hành phải lược qua tất cả các chi tiết tốt của hoạt động công ty để nhìn thấy ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của công ty trong tương lai. Đây chỉ là 2 ví dụ quan trọng khi chuyển sang kế toán giá trị hợp lý. Với những lập luận trên: Bài báo chỉ ra xu hướng tất yếu của kế toán giá trị hợp lý. Đồng thời, những thay đổi khi sử dụng kế toán giá trị hợp lý cho cả nhà đầu tư cũng như người sử dụng báo cáo tài chính nói chung. Có rất nhiều điều lo lắng khi sử dụng kế toán giá trị hợp lý: Các ước tính rất là khó đạt được, các giả thuyết hành vi thị trường có thể tác động đến công ty, giá trị thay đổi liên tục yêu cầu phải tái định giá cùng với tuân thủ các quy định có thể là áp lực lên các nguồn lực của công ty. Báo cáo tài chính phải liên tục thay đổi để phản ánh tình hình tài chính của công ty, phản ánh giá trị thực sự. Người sử dụng báo cáo tài chính phải đọc chi tiết hơn trước đây chỉ xem thu nhập ròng, các tỷ số. Vì các nghiên cứu liên quan sẽ đánh giá sức mạnh công ty trong tương lai dài. Và phản ứng nhà đầu tư sẽ dựa trên sự thay đổi giá trị hợp lý của các tài sản.
  15. 15 Nói chung, tác giả bài báo đưa ra những ưu điểm cũng như những thách thức đối với kế toán giá trị hợp lý nhưng chưa có những đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn và thách thức này. Quan điểm thứ 3: Khủng hoảng kế toán giá trị hợp lý: Góc nhìn rõ ràng hơn những tranh cãi gần đây về giá trị hợp lý Christian Laux và Leuz tóm lược có 4 vấn đề gây tranh cãi gần đây về kế toán giá trị hợp lý:  Thứ nhất, có quá nhiều tranh cãi về giá trị hợp lý chẳng hạn, giá trị hợp lý có gì mới và khác với giá gốc cũng như những quan điểm khác nhau về mục đích của giá trị hợp lý.  Thứ hai, có mối quan tâm lớn về việc ghi nhận giá trị của các tài sản theo giá thị trường trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Bởi vì, chúng tôi thấy rằng có mối quan hệ giữa nguyên tắc và những quy định cũng như những nhà quản lý và các nhà đầu tư quan tâm đến phản ứng của thị trường trong ngắn hạn. Vấn đề này không thể giải quyết thông qua hệ thống kế toán. Chúng có thể giải quyết một cách hợp lý hơn thông qua điều những quy ước trong hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý theo GAAP US và IFRs không nhất quán mới là mối quan tâm lớn. Cả hai chuẩn mực này cho phép có những sai lệch với giá thị trường trong những tình huống không chắc chắn, chẳng hạn như bán tháo. Chính điều này là nguồn gốc của mọi tranh cãi.  Thứ ba, vấn đề thực hiện giá trị hợp lý trong thực tế. Ví dụ, có thể là nhà quản lý phải đối mặt vụ kiện tụng về giá trị hợp lý cho dù nó có thể xác định phù hợp. Cũng như SEC rất quan tâm khi cho phép các nhà quản lý có đối xử linh hoạt trong các tình huống tiềm năng (như khủng hoảng tài chính), họ có thể lợi dụng giá trị hợp lý để tránh các khoản lỗ và tổn thất tài sản. Chính điều này, gây cho các nhà lập pháp cũng như tổ chức thực thi pháp
  16. 16 luật đối mặt với sự cân bằng giữa hiệu ứng lây lan và những suy giảm tức thời.  Thứ tư, vậy sự quay trở lại sử dụng giá gốc có thể khắc phục vấn đề không? Bản thân giá gốc cũng có nhiều vấn đề chẳng hạn như khuyến khích cái gọi là lãi đã thực hiện hay chứng khoán hóa hay bán các tài sản. Câu trả lời là sự thiếu minh bạch thông tin khi sử dụng giá gốc có thể làm cho tình hình tài chính của công ty ngày càng tồi tệ hơn. Quan điểm ủng hộ cho rằng giá trị hợp lý phản ánh những điều kiện hiện tại của thị trường và cung cấp thông tin kịp thời. Vì vậy, giá trị hợp lý thể hiện sự minh bạch và có những hành động kịp thời. Quan điểm phản đối giá trị hợp lý cho rằng: tính minh bạch do giá trị hợp lý cung cấp có thực sự quan trọng?. Họ cho rằng giá trị hợp lý có thật sự cung cấp thông tin hữu ích hay làm phát sinh những hành vi sai lệch không mong muốn của các hãng và ngân hàng. Giá trị hợp lý không phù hợp và tiềm ẩn những sai lệch đối với những tài sản do công ty nắm giữ lâu dài; chẳng hạn giữ đến ngày đáo hạn, mức giá có thể bị bóp méo do thị trường không hiệu quả, bởi kỹ thuật định giá không đáng tin cậy. Và giá trị hợp lý góp phần vào khủng hoảng tài chính mang tính chu kỳ. Thông qua bài phân tích, Christian Laux và Leuz giúp người đọc khái quát về giá trị hợp lý: khái niệm, dữ liệu dùng để đo lường giá trị hợp lý. Bên cạnh đó, bài báo cũng nhận thấy sự không nhất quán khi sử dụng giá trị hợp lý cả IFRs và GAAP US. Hai nhà phân tích cũng bàn luận về những nhược điểm của giá gốc và giá hợp lý và cho rằng cần có giải pháp thay thế; giải pháp thay thế sẽ phụ thuộc vào tài sản. Bài viết cũng nhận ra khó khăn trong thực tế khi sử dụng dữ liệu ở mức 3; mặc dù chuẩn mực có quy định cụ thể nhưng thật là khó khăn để xác định tình huống nào cho phép có những sai lệch so với giá thị trường; tình huống nào nó bị lợi dụng bởi chính người quản lý nhằm giảm tổn thất. Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá những khó khăn cho các nhà lập pháp: Bất cân xứng thông tin làm cho người quản lý có thông tin tốt hơn nhân viên kiểm toán và SEC. Do đó, người làm luật không biết khi nào cần có những phản ứng linh hoạt và tình huống nào hạn chế những phản ứng linh
  17. 17 hoạt. Giá thị trường dù xác định dễ dàng nhưng rất khó để thực thi. Do đó, giá trị hợp lý coi như là một giải pháp nhằm giảm bớt bất cân xứng thông tin. Sự khủng hoảng tài chính có thể do các ngân hàng không đưa các tài sản vào định giá theo cấp độ 3 nên dẫn đến hiệu ứng lây lan. Và khi nào còn kiện tụng về giá trị hợp lý thì khi đó các nhà lập pháp sẽ không ngừng phải hoàn thiện khung pháp lý. Những tranh cãi liên quan đến kế toán giá trị hợp lý theo 2 ông thì có thể giải quyết bằng cách minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính. Nhưng câu hỏi đặt ra thì liệu công bố thông tin hay minh bạch thông tin có lợi hay có hại?. Bởi vì, một nghiên cứu của KPMG khi một số ngân hàng công bố các công cụ tài chính vào năm 2007 là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng 2008. Nhà đầu tư phản ứng như thế nào với những thông tin khi minh bạch, họ phản ứng ra sao thì vẫn chưa được giải quyết. Quan điểm thứ 4: Tính thích hợp và đáng tin cậy của kế toán giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế TS. Nguyễn Thế Lộc tóm lược lại quá trình hình thành định nghĩa kế toán giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể, để đi đến một định nghĩa thống nhất. Kế toán giá trị hợp lý đã chứng tỏ thích hợp trong thông tin nhưng việc sử dụng các kỹ thuật định giá theo mô hình toán học làm cho thông tin không đáng tin cậy và đôi lúc gây khó hiểu. Bài viết mở ra hướng nghiên cứu cho độc giả về việc sử dụng kế toán giá trị hợp lý có đảm bảo yêu cầu các đặc điểm chất lượng thông tin hay không. Quan điểm thứ 5: Dự đoán giá trị hợp lý là cơ hội tốt nhất cho nhà đầu tư Richard nghiên cứu và cho rằng: Sự khó khăn khi tất cả các công ty chuyển sang sử dụng giá trị hợp lý. Một vài ví dụ mà Richard đưa ra về tình trạng hỗn loạn khi sử dụng giá trị hợp lý: các ngân hàng đối xử với khoản lỗ do sự sụt giảm giá trị hợp lý như là thu nhập đối với kế toán. Bởi vì những quy tắc kế toán giá trị hợp lý cho phép xử lý các sụt giảm giá trị thị trường của các khoản nợ như là khoản thu nhập.
  18. 18 Tuy nhiên, theo quy định của kế toán hiện hành thì giá trị hợp lý của các tài sản ngân hàng dường như bị bỏ qua. Ví dụ, danh mục cho vay là danh mục tài sản lớn của ngân hàng ghi nhận theo giá gốc. Tồi tệ hơn sự sụt giảm giá trị hợp lý của những tài sản của các ngân hàng lại gia tăng doanh thu, thu nhập và giá trị sổ sách. Kế toán giá trị hợp lý đang là cây cầu thu hẹp khoản cách giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của các tài sản mà công ty đang nắm giữ. Nhưng giá trị hợp lý có hợp lý hay không hợp lý. Việc ước tính giá trị hợp lý dựa trên những giả định khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau. Có lẽ đây cũng là lý do giải thích tại sao những nguyên tắc kế toán dần rời bỏ những ước tính kế toán không chắc chắn về giá trị hợp lý khi cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Kế toán theo giá gốc ghi nhận doanh thu phù hợp với chi phí tạo ra doanh thu, phản ánh được các giao dịch xảy ra trong quá khứ. Nhà đầu tư sử dụng những thông tin xem như điểm bắt đầu để dự đoán dòng tiền cũng như dự đoán thu nhập. Với những quan sát trên, ông cho kết luận: Kế toán hiện hành quy định không nhất quán giữa 2 mô hình: kế toán giá gốc và kế toán giá trị hợp lý. Họ trung thành với kế toán giá gốc trong ghi nhận doanh thu và chi phí trong khi đó cho phép ghi nhận giá hợp lý cho một số điều chỉnh. Kết quả là bảng cân đối kế toán khó mà phản ánh giá trị tài sản, nợ theo giá trị hợp lý, cũng như báo cáo thu nhập cũng khó phản ánh khoản thu nhập chắc chắn khi có những điều chỉnh theo giá trị hợp lý. Mục tiêu quan trọng của kế toán giá trị hợp lý là cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư. Hệ thống kế toán hiện hành đang thu hẹp khoảng cách mong đợi. Nhà thiết lập luật pháp nên gắn với mô hình truyền thống nhưng phải giảm bớt các ước tính không chắc về giá trị hợp lý. Các dữ liệu quan sát và các thông tin tốt nhất nên công bố. Trong khi đó các nhà đầu tư khôn ngoan khi sử dụng báo cáo tài chính để quyết định cần có sự thận trọng cao. Với quan điểm kế thừa các nghiên cứu trên, luận văn sẽ trình bày các vấn đề:  Quá trình hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý.  Kinh nghiệm của một số nước khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý.
  19. 19  Tìm hiểu lý thuyết tổ chức dẫn đến thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân hình thành nên giá trị hợp lý nhằm giảm bất cân xứng thông tin.  Các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính cụ thể, là tính thích hợp và đáng tin cậy.  Giá trị hợp lý hình thành ở Việt Nam.  Xem xét giá trị hợp lý đã ban hành trong một số chuẩn mực kế toán Việt Nam.  Khảo sát mức độ sử dụng kế toán giá trị hợp lý ở Việt Nam thông qua thu thập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch TP. HCM năm 2012.  Đồng thời, khảo sát nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà cho vay và cả kế toán (người lập báo cáo tài chính) về tính đáng tin cậy và thích hợp của những khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý.  Trên cơ sở các đánh giá trên luận văn sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm sử dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam hiệu quả hơn. 5.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng. Tổng quan quá trình hình thành kế toán giá trị hợp lý thông qua phân tích định tính để đưa ra cái nhìn khái quát về giá trị hợp lý cũng như xem xét các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính. Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng để khảo sát việc vận dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam. 6.Bố cục của luận văn: Luận văn có kết cấu như sau: - Lời cảm ơn - Lời cam đoan - Mục lục - Mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý
  20. 20 Chương 2: Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Tp.Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của kế toán giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính Chương 3: Một số kiến nghị định hướng việc sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2