intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Malaysia, Đài Loan, Thái Lan) về việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh để rút ra những bài học kinh nghiệm ứng dụng vào điều kiện Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ DNNVV ở VN tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******* LÊ BẢO THU GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******* LÊ BẢO THU GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  3. 3 MỤC LỤC TRANG Trang bìa phụ lục. Mục lục. Danh mục các cụm từ viết tắt. Danh mục các bảng số liệu. LỜI MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích của đề tài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn. Chương 1: Tổng quan về DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV. 1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm DNNVV…………………………………….. 11 1.1.1 Khái niệm……………………………………………………………………... 11 1.1.2 Phân loại DNNVV……………………………………………………………. 13 1.1.3 Đặc điểm DNNVV…………………………………………………………….. 15 1.2 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế………………………………………... 18 1.2.1 DNNVV đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế………………... 19 1.2.2 DNNVV góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế………………………………... 20 1.2.3 DNNVV làm tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế………………………. 20 1.2.4 DNNVV đóng góp vào ngân sách nhà nước………………………………….. 21 1.2.5 Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội……….. 21 1.3 Nguồn vốn kinh doanh và các hình thức huy động vốn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường…………………………………………………………………….. 22 1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh………………………………………………………… 22 1.3.2 Các hình thức huy động vốn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường……… 23
  4. 4 1.4 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh………………………………………... 28 1.4.1 Malaysia………………………………………………………………………. 28 1.4.2 Đài Loan………………………………………………………………………. 30 1.4.3 Thái Lan……………………………………………………………………….. 33 1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam……………………………………...36 Kết luận chương 1…………………………………………………………………… 37 Chương 2: Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn để phát triền sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam. 2.1 Khái quát thực trạng về hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………………………… 38 2.2 Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam hiện nay………………………………………… 42 2.2.1 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại…………………….. 42 2.2.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ cho thuê tài chính…………………………. 46 2.2.3 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ bảo lãnh tín dụng…………………….. 47 2.2.4 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ tín dụng xanh dành cho DNNVV…….. 50 2.2.5 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ đầu tư mạo hiểm……………………... 51 2.2.6 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường chứng khoán……………………. 54 Kết luận chương 2…………………………………………………………………… 59 Chương 3: Một số giải pháp hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 3.1 Kiên nghị đôi với DNNVV……………………………………………………… 60 3.1.1 Nâng cao chât lượng báo cáo kê toán………………………………………….. 60 3.1.2 Thay đổi tư duy trong quản trị doanh nghiệp ở các DNNVV………………… 62 3.1.3 Tham gia các hiệp hội ngành nghê…………………………………………….. 63 3.2 Kiến nghị các trung gian tài chính………………………………………………..64 3.2.1 Kiên nghị đôi với các công ty cho thuê tài chính……………………………… 64 3.2.2 Quỹ đâu tư mạo hiêm…………………………………………………………. 65
  5. 5 3.2.3 Kiến nghị phát triển thị trường chứng khoán………………………………….. 66 3.2.4 Kiên nghị đôi với ngân hàng thương mại……………………………………… 68 3.3 Kiên nghị đôi với quy bao lanh tin dung………………………………………… 74 3.3.1 Kiên nghị đôi với quy bao lanh tin dung DNNVV……………………………. 74 3.3.2 Kiên nghị đôi với quy bao lanh tin dung DNNVV do VDB làm đâu môi…….. 76 3.4 Kiến nghị đối với chính phủ…………………………………………………….. 80 Kết luận chương 3…………………………………………………………………… 85 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. 6 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNP Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Product) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for economic co- operation and Development) CIEM Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước VCCI Phòng thương mại công nghiệp Việt nam HSBC Ngân hàng Hồng Kong Thượng Hải ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu CTTC Cho thuê tài chính ĐTMH Đầu tư mạo hiểm DN Doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SCIC Tổng công ty đầu tư kinh doanh và vốn nhà nước NH Ngân hàng FCI Hiệp hội bao thanh toán thế giới (Factors Chain International) VDB ngân hàng phát triển Việt nam TTTD thông tin tín dụng
  7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt nam ………………………………….. 12 Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia…………………………… 15 Bảng 1.3. Đóng góp của khu vực DNNVV vào lao động và GDP ở các nước……… 19 Bảng 2.1. Thống kê về số lượng DNNVV giai đoạn 2000-2008……………………. 38 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV………………………………………….. 42 Bảng 2.3. Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…………………… 43 Bảng 2.4. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp…………………… 43
  8. 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt nam từ 1991-2006……………. 53 Biểu đồ 3.1: Doanh thu bao thanh toán tại Việt nam…………………………………70
  9. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự thành công của các DNNVV là động lực chính cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay DNNVV đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Chính vì lý do đó mà nhiệm vụ phát triển khu vực DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tư, chỉ thị về các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV đã làm cho DNNVV có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Việc phát triển DNNVV góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn như: nguồn vốn hoạt động còn hạn chế, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,… Chính điều này đã kềm hãm sự phát triển của DNNVV làm cho DNNVV không thể hiện hết tiềm năng của nó. Trong các nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của DNNVV thì vấn đề nguồn vốn hoạt động của các DNNVV là vấn đề được đánh giá là quan trọng và cấp thiết nhất. Do đó, việc lựa chọn đề tài “giải pháp hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh” nhằm góp phần mở ra nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn chính thức để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. 2. Mục đích của đề tài:
  10. 10 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV (khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nguồn tài trợ cho sự phát triển của DNNVV). - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Malaysia, Đài Loan, Thái Lan) về việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh để rút ra những bài học kinh nghiệm ứng dụng vào điều kiện Việt Nam. - Đánh giá đúng thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV ở VN trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ DNNVV ở VN tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: + Các nguồn tài trợ và vai trò của chúng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tế. + Thực trạng tiếp cận các nguồn tài trợ của các DNNVV. + Các giải pháp giúp cho các DNNVV tiếp cận các nguồn tài trợ. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này thì người viết chỉ tập trung xem xét kỹ về khả năng tiếp cận các nguồn vốn và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của các DNNVV đối với từng nguồn vốn vay cụ thể. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu sử dụng được vận dụng tổng hợp từ các phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic. - Nguồn thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn như từ các khảo sát, nghiên cứu khoa học về DNNVV của các nhà nghiên cứu, các dữ liệu từ Tổng cục thống kê,Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Niên giám thống kê, các kết quả khảo sát về DNNVV của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của DNNVV,… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
  11. 11 - Việc nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. - Để phát huy vai trò của DNNVV trong sự phát triển chung của nền kinh tế cần phải có giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía, nhiều cơ quan hữu quan, trong đó giải pháp hỗ trợ các DNNVV tiếp vận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD đóng vai trò hết sức quan trọng, đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn được kết cấu thành ba chương: - Chương 1: Tổng quan về DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV. - Chương 2: Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam. - Chương 3: Một số giải pháp hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh.
  12. 12 CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm DNNVV. 1.1.1 Khái niệm DNNVV. DNNVV chính là đối tượng của đề tài nghiên cứu này nên việc đưa ra một khái niệm chính xác về DNNVV có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp cho việc phân loại, xác định tính chất, đặc điểm, vai trò cũng như hướng hỗ trợ đối với đối tượng này ở các phần sau. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trên thế giới không có khái niệm chuẩn mực về doanh nghiệp vừa và nhỏ chung cho tất các nước. Việc xác lập khái niệm về DNNVV được dựa trên một số tiêu chí, nhưng việc lựa chọn tiêu chí nào và thước đo của các tiêu chí đó lại có sự khác biệt tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội, của từng thời kỳ, ngành nghề, vùng lãnh thổ.v.v.. Sự khác biệt này có thể xảy ra giữa các quốc gia, khu vực kinh tế với nhau và cũng có thể xảy ra trong chính bản thân một quốc gia nào đó. Các tiêu chí được sử dụng trong việc xây dựng khái niệm về DNNVV chủ yếu tập trung vào hai nhóm tiêu chí lớn: tiêu chí mang tính định tính và tiêu chí mang tính định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: mức độ chuyên môn hóa, mức độ phức tạp của quản lý, số đầu mối quản lý..v.v.. Các tiêu chí này về mặt định tính được cho là phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng lại khó xác định trên thực tế vì việc thực hiện những đo lường nói trên là rất khó khăn. Cũng chính bởi lý do này mà nhóm tiêu chí định tính chỉ được sử dụng mang tính chất tham khảo. Nhóm tiêu chí thứ hai là tiêu chí định lượng, thường sử dụng những tiêu chí như số lượng lao động, vốn (hoặc giá trị tài sản), doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể hơn: - Số lượng lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách, số lao động thường xuyên, số lao động thực tế. - Vốn (hoặc giá trị tài sản) có thể là tổng vốn (hoặc giá trị tài sản), vốn (hoặc giá trị tài sản) cố định.
  13. 13 - Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay tiêu chí này có xu hướng được sử dụng nhiều). Theo Liên minh Châu Âu, DNNVV là doanh nghiệp có số lượng công nhân không vượt quá 250. Ở Mỹ và Canada các doanh nghiệp có ít hơn 500 lao động được xem là DNNVV. Ở Nhật Bản thì tùy ngành nghề, với các ngành sản xuất thì tối đa 300 người và nguồn vốn tối đa là 300 triệu Yên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán (wholesale) thì qui mô là 100 người và 100 triệu Yên, còn ngành bán lẻ, dịch vụ thì số lao động nằm ở mức 50-100 người, nguồn vốn là 50 triệu Yên. Tại Ôxtraylia DNNVV là doanh nghiệp có số lượng công nhân tối đa không vượt quá 300. Hiện nay, ở nước ta cơ sở pháp lý để xác định DNNVV hiện nay là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) cụ thể như sau: Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt nam Quy Doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa mô nghiệp siêu nhỏ Tổng Tổng nguồn Khu vực Số lao động nguồn vốn Số lao động vốn Số lao động I.Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 nghiệp trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến và thuỷ sản 200 người tỷ đồng 300 người II. Công nghiệp 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 và xây dựng trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến 200 người tỷ đồng 300 người III. Thương mại 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 50
  14. 14 và dịch vụ trở xuống trở xuống người đến 50 đồng đến 50 tỷ người đến người đồng 100 người Nghị định này so với nghị định số số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển với doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số điểm thay đổi. Nếu như Nghị định số 90/2001/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người thì nghị định mới phân chia các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành ba mức là: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa theo từng khu vực ngành nghề khác nhau như: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, Công nghiệp và xây dựng, Thương mại và dịch vụ. Cách phân chia theo quy định mới sẽ chính xác hơn vì đã chú ý đến tính chất, đặc điểm của từng ngành nghề. Và việc phân loại DNNVV ra thành ba cấp giúp cho việc trợ giúp cho từng đối tượng được thuận lợi hơn. 1.1.2 Phân loại DNNVV Việc lựa chọn các tiêu chí để xây dựng khái niệm về DNNVV thực chất chính là việc phân loại doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí được xác định đó (nhóm tiêu chí về quy mô). (Việc phân loại doanh nghiệp còn có thể dựa vào những tiêu chí khác ví dụ như ngành nghề hoạt động, hình thức tổ chức v.v…) Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc xem xét các yếu tố tác động đến phân loại DNNVV. - Trình độ phát triển kinh tế: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ở đây được hiểu là giữa các quốc gia với nhau, và trong chính một quốc gia qua những thời kỳ khác nhau. Một điều dễ nhận thấy là trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì thì trị số của các tiêu chí xếp loại cũng khác nhau. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp những trị số dùng để xác định doanh nghiệp nhỏ ở nước này lại tương đương với trị số để xác định doanh nghiệp vừa ở nước khác. Hoặc trong một quốc gia ở các thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau cũng có sự khác nhau trong tiêu chí để xếp loại ví dụ
  15. 15 như ở Việt nam giai đoạn trước đây, trị số về số lao động ở DNNVV là 200 gần đây đã nâng lên 300. - Tính chất ngành nghề: do tính chất ngành nghề khác nhau mà dẫn đến hệ quả sự thâm dụng vốn và lao động cũng khác nhau. Có ngành sẽ sử dụng nhiều lao động (như giày da, dệt may), cũng có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn (như hóa chất, điện). Vì vậy cần có tính chất này để có sự so sánh trong việc phân loại giữa các DNNVV với nhau. Trên thực tế, việc phân loại theo tính chất ngành nghề thường được chia thành 2 nhóm: nhóm sản xuất, nhóm dịch vụ; hoặc cũng có một cách phân chia khác như là nhóm sản xuất và dịch vụ, nhóm buôn bán sỉ, nhóm buôn bán lẻ. vv.. Ngoài ra trong tính toán kỹ thuật cũng có thể sử dụng hệ số ngành để so sánh, đối chứng giữa các ngành với nhau. - Vùng lãnh thổ: Vùng lãnh thổ được hiểu là giữa các khu vực kinh tế với nhau, giữa các vùng trong một quốc gia. Lý do vùng lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân loại doanh nghiệp là do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ phát triển giữa các vùng không đồng đều. Một doanh nghiệp được coi là nhỏ ở khu vực thành thị nhưng cũng cùng qui mô đó lại là doanh nghiệp vừa ở vùng nông thôn. Trong tính toán kỹ thuật, hệ số vùng cũng thường được sử dụng. - Mục đích phân loại: đây là một yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc xác định DNNVV, khái niệm về DNNVV sẽ khác nhau khi mục đích phân loại khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm DNNVV với mục đích phân loại là để hỗ trợ các doanh nghiệp yếu, mới thành lập, sẽ khác với khái niệm DNNVV với mục đích giảm thuế cho các doanh nghiệp có công nghệ sạch, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế, mục đích, quan điểm của người phân loại DNNVV là hết sức quan trọng, lấy ví dụ như trường hợp ở Việt Nam, việc xác định DNNVV trong nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV cũng được dựa trên một trong hai tiêu chí, số vốn đăng ký hoặc số lao động trung bình hằng năm. Nhìn chung, ở hầu hết các quốc gia thực hiện sự phân loại DNNVV đều tiếp tục áp dụng các tiêu chí về số lượng lao động, nguồn vốn, ở một số quốc gia có sự phân loại cụ thể hơn, những tiêu chí này được áp dụng trong một khoảng thời gian xác
  16. 16 định, được áp dụng tùy theo nhóm ngành nghề, (tuy nhiên, sự khác biệt về vùng lãnh thổ trong phạm vi một quốc gia thường ít được xem xét đến). Rõ ràng, việc phân loại các DNNVV là hết sức khó khăn, tuy nhiên lại là việc cần được thực hiện vì việc phân loại sẽ được lấy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, hay áp dụng các ưu tiên, hỗ trợ v.v.. Tùy theo mục đích phân loại mà ta sẽ có các tiêu chí và cách thức xác định khác nhau, việc tiến hành cần phải hết sức linh hoạt và khách quan. 1.1.3 Đặc điểm các DNNVV. Phân tích đặc điểm của DNNVV rất quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của DNNVV vì nó có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối với các doanh nghiệp này. Dưới đây là một số đặc điểm của DNNVV: + Qui mô vốn và lao động nhỏ: đây là đặc trưng chủ yếu của DNNVV, đặc trưng này có ở hầu hết các DNNVV ở các quốc gia trên thế giới cho dù đó là DNNVV ở một nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay DNNVV ở một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam. Sau đây là tiêu chí về vốn và số lao động của DNNVV ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới tại điểm vào năm 2002 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia 2002. STT Nước Phân loại Số lao Số vốn Doanh thu động I. Các nước phát triển 1 Mỹ Tất cả các ngành 0 - 500 Không quan Không quan trọng trọng 2 Nhật Bản Chế tác 1 - 300 300 triệu Yên Bán buôn 1 - 100 0 – 100 triệu Yên Bán lẻ 1 – 50 0 – 50 Dịch vụ 1 - 100 1 – 100 3 EU DN cực nhỏ < 10 Không quan trọng DN nhỏ < 50 7 triệu Ecu DN vừa < 250 27 triệu Ecu
  17. 17 4 Australia Chế tác nhỏ < 100 Không quan Không quan trọng trọng Chế tác vừa 100 – 199 Dịch vụ nhỏ < 20 Dịch vụ vừa 20 - 199 5 Hàn Quốc Chế tác 0 - 300 20 - 80 tỷ Won K mỏ & vận tải 0 - 300 Không quan Không quan trọng trọng Xây dựng 0 - 200 TM & DV 0 - 20 II. Các nước đang phát triển 1 Thái Lan Sản xuất nhỏ Không quan 0 – 50 tr Baht trọng Sản xuất vừa 51 - 200 Không quan trọng Bán buôn nhỏ 0 - 50 Bán buôn vừa 51 - 100 Bán lẻ nhỏ 0 – 30 Bán lẻ vừa 31 - 60 2 Indônêxia DN nhỏ Không quan 0 – 20.000$ 0 – 100.000$ trọng DN vừa 20.000 100.000 – 500.000 – 100.000$ 3 Philippine DN nhỏ 10 – 99 1,5 – 15 tr Pêxo DN vừa 100 - 199 10 – 60 tr 4 Malaysia Chế tác 0 - 150 Không quan 0 – 25 RM trọng 5 Mêxico DN cực nhỏ 0 - 15 Không quan Không quan trọng trọng DN nhỏ 16 – 100 DN vừa 101 - 250 III. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi. 1 Nga DN nhỏ 1 – 249 Không quan Không quan trọng trọng DN vừa 250 – 999
  18. 18 2 Trung DN nhỏ 50 – 100 Quốc DN vừa 101 - 500 3 Hungary DN cực nhỏ 1 – 10 DN nhỏ 10 - 50 DN vừa 50 - 250 4 Ba Lan DN nhỏ < 50 DN vừa 51 - 200 5 Rumani DN nhỏ 1 – 20 6 Bungary DN nhỏ < 50 20 tr BGL Nguồn: Hồ sơ các DNNVV của APEC, 2003; Tổng quan các DNNVV của OECD, 2002 + Trình độ công nghệ thấp, năng suất lao động kém: Đây cũng là một đặc điểm chung các DNNVV. Do đa số DNNVV được thành lập với số vốn ban đầu rất hạn chế nên trang bị máy móc thiết bị lạc hậu. Hơn nữa chi phí đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thường vượt quá khả năng của các DNNVV. Chính vì ít đầu tư máy móc thiết bị hoặc không có đủ vốn để đầu tư vào máy móc hiện đại đã làm cho năng suất lao của DNNVV thấp. Cũng bắt nguồn từ qui mô nhỏ, nguồn vốn ít nên không có khả năng để đầu tư trang thiết bị hiện đại, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém từ đó dẫn đến không có khả năng vay vốn để nâng cấp, mua mới các trang thiết bị hiện đại. Điều này làm cho DNNVV rơi vào vòng luẩn quẩn gây trở ngại lớn cho sự phát triển của các DNNVV. + Về chất lượng nguồn nhân lực: Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa cao. Đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu. Khả năng quản lý của chủ DNNVV được đánh giá chung là yếu và còn hạn chế. + Về năng lực tiếp cận thị trường: DNNVV thiếu thông tin tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Điều này một phần bắt nguồn từ trình độ của chính doanh nghiệp. Đa phần các DNNVV thiếu chiến lược dài hạn, thiếu tầm nhìn. Rất nhiều doanh nghiệp chưa có ý định vươn xa ra các thị trường khác trong nước, vươn ra thị trường quốc tế.
  19. 19 + Về sự linh hoạt với sự thay đổi của thị trường: các DNNVV được xem là rất linh hoạt để thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều này chính là do và cấu trúc tổ chức gọn nhẹ của các doanh nghiệp này. Người chủ doanh nghiệp hầu như làm tất cả mọi việc và người lao động được thuê mướn để đảm đương nhiều công việc khác nhau do đó không có tính chuyên môn hóa. Nhưng nếu nhìn nhận từ một khía cạnh mang tính dài hạn hơn, các DNNVV từ chỗ linh hoạt cũng rất dễ chuyển thành dễ bị tổn thương khi phát triển trong một môi trường kinh doanh nhiều biến động lớn, đặc biệt là bất kỳ thay đổi nào về công nghệ hay chính sách của chính phủ, hoặc thay đổi các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát tăng cao cũng có thể có một tác động mạnh lên hoạt động của các doanh nghiệp này bởi vì những thay đổi tức thì, trực tiếp thường yêu cầu sự gia tăng về vốn và nguồn lực. Điều này có thể trở thành một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp này trong cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của chính mình. 1.2 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế. Tại các nước phát triển nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản..., Chính phủ các nước này cũng xác định vai trò quan trọng, lâu dài của các DNNVV là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp bổ trợ (supporting industries) và mạng lưới phân phối sản phẩm. Ở nước ta, thành phần kinh tế dân doanh, trong đó chủ yếu là các DNNVV ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Chiếm trên 96% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động, các DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2.1 DNNVV đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế: DNNVV là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNNVV đã khơi dậy một sức sản xuất rất lớn. Năng lực sản xuất hàng hóa của thành phần này tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP.
  20. 20 Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, các xí nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang chiếm khoảng 60% GDP và 70% lực lượng lao động tại những nước có tổng thu nhập quốc dân (GNP) từ 100-500 USD/năm/người, đóng góp 50% GDP và chiếm 65% lực lượng lao động tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hãy xem xét biểu đồ sau về đóng góp của các DNNVV vào GDP ở các nhóm quốc gia trên thế giới (năm 2003). Bang 1.3 Đong gop cua khu vưc DNNVV vao lao đông va GDP ơ cac nươc Trên biểu đồ cột màu đen biểu thị cho tỉ lệ đóng góp của các DNNVV vào GDP của các quốc gia, tức là các DNNVV đóng góp 15.6% vào GDP ở các quốc gia có thu nhập thấp, 39,5% GDP ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình và khoảng 51,5% ở các nước có thu nhập cao. Nhìn chung vào những năm gần đây, sự đóng góp của các DNNVV vào GDP của các nước nằm ở khoảng 40-50%. Riêng ở Việt Nam, theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính (năm 2008), các DNNVV đã đóng góp hơn 40% vào GDP. 1.2.2 DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Các DNNVV hầu hết hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với số lượng vào khoảng 90% tổng số lượng doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này cũng có những đóng góp hết sức quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế ở các nước đang phát triển nói chung cũng như ở Việt nam nói riêng. Theo thống kê của bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào năm 2008 các DNNVV đóng góp khoảng 78% mức bán lẻ, 33% giá trị sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0