intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận có tính khoa học liên quan đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, vận dụng lý luận đó để phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2012– 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------- ĐẶNG VĂN LỘC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------- ĐẶNG VĂN LỘC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, số liệu nêu trong luận văn này là trung thực, được thu thập từ các nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của cơ quan nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Các giải pháp, kiến nghị là của các nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Người cam đoan Đặng Văn Lộc
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................3 6. Kết cấu luận văn.........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................4 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại................................................................4 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.................................................................4 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại..........................................................5 1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính.............................................................5 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán..........................................................6 1.1.2.3. Chức năng cung ứng các dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan............................................................................................................6 1.1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại....................................................7 1.1.3.1. Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản............................................7 1.1.3.2. Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản................................................10 1.2. Tín dụng ngân hàng........................................................................................10 1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng...............................................................10 1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng.....................................................................11 1.2.3. Vai trò tín dụng ngân hàng.........................................................................11 1.2.3.1. Đối với nền kinh tế.............................................................................11 1.2.3.2. Đối với khách hàng.............................................................................12 1.2.3.3. Đối với ngân hàng...............................................................................12 1.2.4. Hoạt động tín dụng.....................................................................................13 1.2.5. Quy trình tín dụng......................................................................................14 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng...........15 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn.......................16 1.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn vốn huy động...................................16 1.3.1.2. Hệ số giới hạn huy động vốn..............................................................17
  5. 1.3.1.3. Lãi suất huy động bình quân ..............................................................18 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng..........................................18 1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tín dụng......................................................18 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.................................................19 1.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng....................................21 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng..............................22 1.4.1. Các yếu tố bên ngoài..................................................................................22 1.4.1.1. Môi trường vĩ mô................................................................................22 1.4.1.2. Môi trường pháp lý.............................................................................22 1.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh...............................................................................23 1.4.2. Các yếu tố bên trong..................................................................................23 1.4.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng....................................................23 1.4.2.2. Quy trình tín dụng...............................................................................23 1.4.2.3. Chính sách tín dụng ...........................................................................23 1.4.2.4. Lãi suất...............................................................................................24 1.4.2.5. Sản phẩm............................................................................................24 1.4.2.6. Mạng lưới kinh doanh.........................................................................24 1.4.2.7. Hoạt động quảng bá, xúc tiến..............................................................24 1.4.2.8. Công nghệ thông tin............................................................................25 1.5. Một số bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của một số nước khu vực Châu Á.....................................................................................25 Kết luận Chương 1.....................................................................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.........................33 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...............................33 2.1.1. Lịch sử hình thành .....................................................................................33 2.1.2. Quá trình phát triển.....................................................................................33 2.1.3. Thành tích đạt được....................................................................................35 2.1.4. Quá trình tăng vốn điều lệ..........................................................................37 2.1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2008 - 2011........38 2.2. Tình hình hoạt động huy động vốn..................................................................40 2.2.1. Quy mô vốn huy động.................................................................................40 2.2.1.1. Số dư vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động.....................40 2.2.1.2. Cơ cấu huy động vốn...........................................................................41
  6. 2.2.2. Hệ số giới hạn huy động vốn .....................................................................43 2.2.3. Lãi suất bình quân đầu vào.........................................................................44 2.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng...........................................................................44 2.3.1. Quy mô tín dụng.........................................................................................44 2.3.1.1. Dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng...............................44 2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay..........................................................................46 2.3.2. Chất lượng tín dụng....................................................................................51 2.3.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn.........................................................................51 2.3.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số car)..................................................52 2.3.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu......................................................................52 2.3.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng.......................................................................54 2.3.3.1. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên ..........................................................54 2.3.3.2. Thu nhập lãi thuần, tỷ lệ sinh lời của tín dụng......................................55 2.3.3.3. Chênh lệch lãi suất bình quân..............................................................56 2.4. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...............................................................................................................56 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.......................................................................................57 2.6. Phân tích một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu...................................................59 2.6.1. Các yếu tố bên ngoài...................................................................................59 2.6.1.1. Môi trường vĩ mô.................................................................................59 2.6.1.2. Môi trường pháp lý..............................................................................60 2.6.1.3. Đối thủ cạnh tranh...............................................................................61 2.6.2. Các yếu tố bên trong..................................................................................62 2.6.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực tín dụng....................................................62 2.6.2.2. Quy trình tín dụng................................................................................62 2.6.2.3. Chính sách tín dụng ............................................................................63 2.6.2.4. Lãi suất................................................................................................63 2.6.2.5. Sản phẩm.............................................................................................64 2.6.2.6. Mạng lưới............................................................................................65 2.6.2.7. Hoạt động kiểm toán nội bộ.................................................................65 2.6.2.8. Công nghệ thông tin.............................................................................66 Kết luận chương 2.......................................................................................................67
  7. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ........................68 3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ..........................................................................................................68 3.1.1. Mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu giai đoạn 2012-2015 .............................................................................................................................68 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2012-2015................................68 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu........................................................................................................71 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng, triển khai áp dụng các thông lệ quốc tế về công tác quản lý rủi ro tín dụng.......................................................71 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng ..........................................73 3.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng tách chức năng kinh doanh với chức năng thẩm định khách hàng, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát tín dụng một cách độc lập...................................................................................................76 3.2.3.1. Tách chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng với chức năng thẩm định khách hàng một cách độc lập........................................................................................76 3.2.3.2. Xây dựng cơ chế kiểm soát hồ sơ tín dụng, kiểm tra, giám sát khách hàng sau cho vay độc lập và khách quan......................................................................77 3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ............................................78 3.2.5. Xây dựng chính sách phát triển khách hàng mục tiêu..................................79 3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng...................................................................81 3.2.7. Phát triển mạng lưới Kênh phân phối. ........................................................82 3.2.8. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ............................................82 3.2.9. Một số giải pháp khác ................................................................................83 3.2.9.1. Tăng vốn điều lệ..................................................................................83 3.2.9.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn...........................................................84 3.2.9.3. Gia tăng nguồn vốn huy động, nhất là nguồn vốn “giá rẻ”...................84 3.2.9.4. Đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ........................87 3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan...............................................88 3.3.1. Về phía Ngân hàng nhà nước Việt nam.......................................................88 3.3.2. Về phía chính phủ.......................................................................................89 3.3.3. Về phía Hiệp hội Ngân hàng Việt nam........................................................91 Kết luận Chương 3......................................................................................................92
  8. KẾT LUẬN.................................................................................................................93 Danh mục tài liệu tham khảo
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ACB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 2. ACBA: Công ty xử lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu 3. AREV: Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu 4. CIC: Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước 5. HĐQT: Hội đồng quản trị 6. KHCN: Khách hàng cá nhân 7. KHDN: Khách hàng doanh nghiệp 8. KPP: Kênh phân phối 9. KTNB: Kiểm toán nội bộ 10. NHNN: Ngân hàng nhà nước 11. NHTM: Ngân hàng thương mại 12. NQH: nợ quá hạn 13. TCTD: Tổ chức tín dụng 14. TMCP: Thương mại cổ phần 15. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 16. TSĐB: Tài sản đảm bảo
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Các thành tích ACB đạt được qua các năm 36 2.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB 37 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ACB giai đoạn 2008- 38 2011 2.4 Tổng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB 40 giai đoạn 2008-2011 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ACB giai 42 đoạn 2008-2011 2.6 Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB giai đoạn 2008-2011 43 2.7 Lãi suất bình quân đầu vào giai đoạn 2008-2011 44 2.8 Dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của ACB giai 45 đoạn 2008-2011 2.9 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình cho vay của ACB giai đoạn 46 2008-2011 2.10 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn và theo tiền tệ của ACB giai 47 đoạn 2008-2011 2.11 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của ACB giai 48 đoạn 2008-2011 2.12 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khu vực của ACB giai đoạn 2008-2011 49 2.13 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của ACB giai đoạn 50 2008-2011 2.14 Hiệu suất sử dụng vốn của ACB giai đoạn 2008-2011 51 2.15 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ACB giai đoạn 2008-2011 52 2.16 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ACB giai đoạn năm 2008-2011 52 2.17 Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên của ACB giai đoạn 2008-2011 54 2.18 Thu nhập lãi thuần, tỷ suất sinh lời tín dụng của ACB giai đoạn 55 2008-2011 2.19 Chênh lệch lãi suất bình quân của ACB giai đoạn 2008-2011 56
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Quy mô hoạt động của ACB giai đoạn 2008 – 2011 38 2.2 Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2008 – 2011 39 2.3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB giai đoạn 41 2008 -2011 2.4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của ACB giai đoạn 45 2008 -2011 2.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo khu vực qua các năm 49 (2008-2011) 2.6 Hiệu suất sử dụng vốn của ACB giai đoạn 2008-2011 51 2.7 Tỷ lệ NQH, nợ xấu của ACB giai đoạn của ACB 2008- 53 2011
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nổ ra năm 2008 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, thị trường sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản ảm đạm, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, chính phủ phải chi hàng tỷ đôla để kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Khi những khó khăn trên dần được khắc phục và nền kinh tế đang trên đà phục hồi thì lại phải đối mặt với hàng loạt biến động khó lường về thị trường ngoại hối, thị trường vàng, lãi suất,... và đặc biệt lạm phát gia tăng, tác động xấu đến đà hồi phục kinh tế của đất nước. Và ngân hàng - một lĩnh vực kinh tế hết sức nhạy cảm ở Việt Nam, không nằm ngoài khó khăn kinh tế chung của đất nước, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nổ ra năm 2008 đến nay, các NHTM đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, về định hướng chính sách tiền tệ của NHNN, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM. Bên cạnh đó trong xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày càng có nhiều các Ngân hàng nước ngoài, đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm du nhập vào Việt nam, cùng với hàng trăm Ngân hàng hiện hữu trong nước tạo nên một sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay thì hoạt động tín dụng vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yêu cầu thật sự cấp bách đang được đặt ra. Các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng,
  13. 2 trong giai đoạn khó khăn và cạnh tranh gay gắt hiện nay, không phải là một ngoại lệ, để tồn tại và phát triển bền vững thì một trong những nhiệm vụ đầu tiên và trọng tâm là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu” làm luận văn tốt nghiệp Cao học Kinh tế - chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, với mong muốn đề xuất được một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu và xây dựng Ngân hàng TMCP Á Châu ngày càng vững mạnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu nhằm vào ba vấn đề chính sau: − Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về NHTM và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. − Phản ánh, đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu. − Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mặt hoạt động của NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng trong giai đoạn 2008-2011. Qua đó nêu ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008-2011 và giải pháp cho giai đoạn 2012 – 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu. Kết hợp phương pháp Thống kê, phương pháp Phân tích để làm rõ thực trạng, hạn chế và đưa ra giải pháp “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong hoạt động NHTM.
  14. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Qua nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận có tính khoa học liên quan đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, vận dụng lý luận đó để phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2012– 2015. 6. Kết cấu luận văn Luận văn được trình bày bao gồm 03 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Cơ sở lý luận làm căn cứ khoa học nhằm xác lập các tiêu chí nghiên cứu nền tảng về hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Thông qua hoạt động thực tiễn, tác giả nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ACB. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Vận dụng kết quả nghiên cứu ở chương 2 kết hợp các mục tiêu chiến lược, định hướng hoạt động giai đoạn 2011 - 2015 tại Ngân hàng TMCP Á Châu để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển tín dụng một cách hợp lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  15. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Theo từ điển kinh kinh tế tài chính của Việt Nam, NHTM là loại Ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. NHTM rất phổ biến trong nền kinh tế, sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại. Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo khoản 2, điều 4 của Luật các Tổ chức Tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) ban hành ngày 16/6/2010 và có hiệu lực vào ngày 01/1/2011. Ngân hàng được định nghĩa như sau: “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động tín dụng, các loại hình ngân hàng bao gồm: NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. Luật NHTM của các nước khác trên thế giới đều khẳng định rằng: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường, với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác và sử dụng nguồn lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
  16. 5 Như vậy, có thể nói rằng NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính Trung gian tài chính là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM. Với chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, …) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Chức năng trung gian tài chính được minh họa qua sơ đồ sau đây: Thu nhận Cấp tiền gửi, tiết kiệm - Công ty - Công ty Ngân tín - Xí nghiệp - Xí nghiệp hàng - Tổ chức kinh tế - Tổ chức kinh tế Phát hành thương - Hộ gia đình - Cá nhân kỳ phiếu, mại dụng - Cá nhân trái phiếu Chức năng trung gian tài chính của NHTM có vai trò và tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế xã hội: − Trước hết, nhờ thực hiện chức năng này, NHTM huy động và tập trung hầu hết nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. − Kế đến, nhờ thực hiện chức năng này, NHTM cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế và nguồn vốn này không ngừng luân chuyển tạo quá trình tuần hoàn để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh này đến quá
  17. 6 trình sản xuất kinh doanh khác, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Đây là chức năng quan trọng của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán,…. để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Lệnh Giấy - Người trả tiền - Người thụ hưởng trả tiền Ngân báo - Người mua (công ty, hàng - Người bán (công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh thương xí nghiệp, tổ chức kinh qua tài khoản có mại tế, cá nhân) tế, cá nhân) Chức năng trung gian thanh toán cũng có vai trò rất to lớn: − Nhờ thực hiện chức năng này đã làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản, giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán,... − Cũng nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền - Hàng. Giao dịch thanh toán qua ngân hàng thường có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong khu vực, địa phương, mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển ra phạm vi thế giới. Điều này không những góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước phát triển, mà còn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. 1.1.2.3. Chức năng cung ứng các dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Với ưu thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp, không những trong nước mà còn ở nước ngoài, có quan hệ với nhiều công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế,..., có trang bị hệ thống thông tin hiện đại, thu nhận và nắm bắt được thông tin về tình hình kinh tế,
  18. 7 tài chính, tiền tệ, tỷ giá,..., các NHTM còn đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đó chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng như: Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội; Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế; Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ,…); Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin,...; Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking),.... Các dịch vụ này không chỉ thuần túy để hưởng hoa hồng và dịch vụ phí, yếu tố làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng mà các dịch vụ này còn có tác dụng hỗ trợ các hoạt động chính của NHTM và trước hết là hoạt động tín dụng. 1.1.3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ) Là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn vốn của NHTM bao gồm:  Vốn điều lệ và các quỹ: Vốn điều lệ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng (tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi),... Ngoài ra, còn có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro,.... Ở Việt Nam, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 04 năm 2005 thì: Vốn tự có của NHTM bao gồm: − Vốn tự có cơ bản (Vốn cấp 1): Vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. − Vốn tự có bổ sung (Vốn cấp 2): Phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và
  19. 8 của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn dài.  Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: − Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán); − Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể; − Tiền gửi tiết kiệm của dân cư; − Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.  Nguồn vốn đi vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn của các chủ thể sau: − Vay của NHNN dưới hình thức được tái cấp vốn như chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay lại theo hợp đồng tín dụng,... − Vay lại các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại,... − Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế,....  Nguồn vốn khác: Vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn tiếp nhận để cho vay ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,... Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có) Với nguồn vốn có được, ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau:  Thiết lập dự trữ: Các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà
  20. 9 phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu sau: − Duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN; − Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng; − Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi; − Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng; − Thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng.  Cấp tín dụng: Bao gồm các nghiệp vụ cho vay (ngắn, trung và dài hạn); chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá; cho thuê tài chính; bao thanh toán....  Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Các hình thức đầu tư tài chính bao gồm: − Gốp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các TCTD khác. − Mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị để hưởng lợi tức và chênh lệch giá.  Sử dụng vốn cho các mục đích khác như: mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác. Nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác): Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các hoa hồng và lệ phí như: − Dịch vụ ngân quỹ; − Dịch vụ ủy thác; − Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng; − Nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu cầu khách hàng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2