intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hoạt động Tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tài trợ thương mại của NHTM; Chương 2 - Hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7; Chương 3 - Một số biện pháp phát triển hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hoạt động Tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………..……….. PHẠM THỊ MINH HÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THÀNH LÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊP̣ VỤ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . ................................................................................. 1 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động TTTM ......................................................... 1 1.1.1. Khái niệm TTTM .................................................................................. 1 1.1.2. Vai trò của TTTM đối với Ngân hàng thƣơng mại ............................... 1 1.2.2 Các công cụ thanh toán dùng trong hoạt độ ...................................................... 3 1.2.1. Séc (cheque, check) ............................................................................... 3 1.2.2. Hối phiếu (bill of exchange) .................................................................. 4 1.2.3. Lệnh phiếu-kỳ phiếu (promissory note) ................................................ 5 1.2.4. Thẻ nhựa ................................................................................................ 5 1.3. Các phƣơng thức TTTM thông dụng hiện nay .................................................... 6 1.3.1. Phƣơng thức chuyển tiền (remittance) .................................................. 6 1.3.2. Phƣơng thức ghi sổ (open account) ....................................................... 8 1.3.3. Phƣơng thức giao chứng từ nhận tiền (CAD hoặc COD) (Cash against documents – Cash on delivery) ................................................ 9 1.3.4. Phƣơng thức ủy thác mua (Authority to purchase - A/P) ...................... 10 1.3.5. Phƣơng thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) .................... 10 1.3.6. Phƣơng thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) ......................... 13 1.3.6.1. Khái niệm ...................................................................................... 13 1.3.6.2. Quy trình thực hiện phƣơng thức tín dụng chứng từ .................... 13 1.3.6.3. Các loại thƣ tín dụng ..................................................................... 13 1.3.6.4. Lợi ích và rủi ro của các bên tham gia L/C .................................. 17 1.3.7. Thƣ bảo lãnh (Guarantee) ...................................................................... 21 1.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTM ......................................................... 24 1.4.1. Luật và công ƣớc quốc tế ...................................................................... 24 1.4.2. Luật pháp quốc gia ................................................................................ 25 1.4.3. Thông lệ và tập quán quốc tế................................................................. 25 Kết luận chƣơng I ........................................................................................................ 25
  3. CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TTTM TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 TPHCM (VIETINBANK CN 7) ................................. 27 2.1. Giới thiệu về Vietinbank và Vietinbank CN 7 ..................................................... 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank và Vietinbank CN 7 27 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank......................... 27 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank CN 7 ............... 29 2.1.2. Các nghiệp vụ TTTM và kết quả đạt đƣợc tại Vietinbank CN 7 .......... 31 2.1.3. Quá trình triển khai hoạt động TTTM ................................................... 34 2.1.3.1. Hoạt động TTQT/TTTM tại Vietinbank ..................................... 34 2.1.3.2. Hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7 ....................................... 36 2.1.4. Quy trình nghiệp vụ của các phƣơng thức TTTM tại Vietinbank CN 7 .............................................................................................. 37 2.1.4.1. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ ....................................... 37 2.1.4.2. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu ....................................................... 39 2.1.4.3. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ...................................................... 40 2.1.4.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền (T/T)...................... 41 2.2. Một số hạn chế trong việc xử lý tập trung hoạt động TTTM tại Vietinbank ................................................................................................................... 41 2.2.1. Bất cập trong cơ cấu, tổ chức ................................................................ 41 2.2.2. Bất cập trong quy trình nghiệp vụ ......................................................... 42 2.2.3. Bất cập nội tại khác ............................................................................... 44 2.2.3.1. Bất cập trong quy định hiện hành của Vietinbank ...................... 44 2.2.3.2. Bất cập về sản phẩm TTTM ........................................................ 46 2.2.3.3. Quy mô hoạt động TTTM còn nhỏ bé chƣa tƣơng xứng với tiềm năng .................................................................................................. 47 2.2.3.4. Mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu ................................................................................................. 48 2.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7 ................. 48 2.3.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 48 2.3.1.1. Tác động từ yếu tố vĩ mô ............................................................. 48 2.3.1.2. Sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nƣớc trên địa bàn hoạt động .............................................................................. 49
  4. 2.3.1.3. Hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng ..... 50 2.3.1.4. Chính sách chung của Vietinbank ............................................... 50 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 53 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 53 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TTTM TẠI VIETINBANK CN 7 TPHCM ................................................................................... 55 3.1. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ TTTM ............................................................. 55 3.1.1. Định hƣớng phát triển hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam và của Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 55 3.1.1.1. Định hƣớng phát triển hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam .................................................................................................. 55 3.1.1.2. Định hƣớng phát triển hoạt động ngoại thƣơng của Tp. Hồ Chí Minh ...................................................................................... 56 3.1.2. Định hƣớng phát triển hoạt động TTTM của Vietinbank ..................... 58 3.1.3. Định hƣớng phát triển hoạt động TTTM của Vietinbank CN 7 ............ 60 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTTM tại Vietinbank CN7 ở tầm vĩ mô............ 61 3.2.1 Về phía Chính phủ và các bộ ngành có liên quan ................................. 61 3.2.2. Về phía Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam............................................... 63 3.2.3. Về phía Vietinbank ................................................................................ 65 3.2.3.1. Hoàn thiện cơ chế và quy định hiện hành theo hƣớng thoáng hơn ................................................................................................ 65 3.2.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình nghiệp vụ ...................... 66 3.2.3.3. Hoàn thiện và phát triển và các sản phẩm hổ trợ và các phƣơng thức thanh toán, mở rộng các sản phẩm dịch vụ TTQT.............. 69 3.2.3.4. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với ngân hàng nƣớc ngoài và mở rộng quan hệ thƣơng mại quốc tế .................................................. 71 3.2.3.5. Nâng cao tính tự chủ cho các Chi nhánh ..................................... 72 3.2.3.6. Áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến theo kịp thời đại ............. 73 3.2.3.7. Củng cố nguồn ngoại tệ ............................................................... 74 3.3.4. Nâng cao trình độ nhân sự trong nghiệp vụ TTTM .............................. 75 3.3. Giải pháp ở tầm vi mô tại Vietinbank CN 7 ....................................................... 76 3.3.1. Xây dựng chiến lƣợt hoạt động TTTM hiệu quả lâu dài ....................... 76
  5. 3.3.2. Xây dựng chính sách khách hàng và đẩy mạnh công tác Marketing ... 76 3.3.3. Hoàn thiện mô hình và chất lƣợng của các phòng ban nghiệp vụ......... 76 3.3.3.1. Nâng cao chất lƣợng chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp của các phòng ban .................................................................................... 78 3.3.3.2. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả kiểm tra kiểm soát nội bộ để phòng ngừa rủi ro ..................................................................................... 79 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................... 80 KẾT LUẬN
  6. DANH MUÏC CAÙC TÖØ VIEÁT TAÉT NHNN : Ngaân haøng Nhaø nöôùc NHNN : Ngaân haøng Nhaø nöôùc Viê ̣t Nam NHTM : Ngaân haøng thöông maïi NHCTVN : Ngân hàng Công thương Viê ̣t Nam NH : Ngân hàng Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank CN 7: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 7 TPHCM ICC : International Chamber of Commerce (Phoøng Thöông maïi Quoác teá) UCP : Uniform Customs and Practice for Documentary Credit (Quy taéc vaø thöïc haønh thoáng nhaát veà tín duïng chöùng töø) L/C : Letter of Credit (Thö tín duïng) T/T : Telegraphic transfer TF : Trade Finance NHPH : Ngân hàng phát hành NHXN : Ngân hàng xác nhận NHTB : Ngân hàng thông báo TTTM : Tài trợ thương mại TTQT : Thanh toaùn quoác teá XNK : Xuaát nhaäp khaåu TTXNK : Thanh toaùn xuaát nhaäp khaåu TDCT : Tín du ̣ng chứng từ NK : Nhập khẩu XK : Xuất khẩu TSC : Trụ sở chính SGD : Sở giao dịch
  7. CN : Chi nhaùnh Phòng KHDN: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng KDNT: Phòng Kinh doanh ngoại tệ CBKH : Cán bộ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro DN : Doanh nghiệp
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn. Trong xu hướng toàn cầu hoá hiê ̣n nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu, rộng hơn vào thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại luôn có hoạt động thương mại, đầu tư của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng đồ ng thời phát triển hết sức đa da ̣ng, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các NHTM đóng vai trò cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. TTXNK là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán XNK của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và cả ngành ngoại thương Việt Nam vươn lên. Hoạt động thanh toán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn phát triển liên hoàn được các mặt nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấ n, tài trợ vố n, bảo lãnh quốc tế... Bên cạnh đó, từ ngày 01/04/2007, thực hiện lộ trình theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Điều này đặt các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhà nước trước thách thức lớn về cạnh tranh ngay tại Việt Nam. Áp lực cạnh tranh đối với khối NHTM Nhà nước không chỉ từ các Ngân hàng nước ngoài mà cả từ các NHTM cổ phần. Vì vậy, tuy thị phần của khối NHTM Nhà nước vẫn áp đảo trên thị trường nhưng sự sụt giảm thị phần của khối này là một sự chuyển dịch tất yếu. Để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nền tài chính, Vietinbank - một trong những NHTM lớn mà sở hữu nhà nước còn chi phối
  9. đã xem việc phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới. Vietinbank CN 7 tham gia thanh toán quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 90 và đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, Vietinbank CN 7 mới chỉ chính thức nâng cấ p hoạt động TTTM thành P hòng từ năm 2000. Chính vì vậy, hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7 vẫn còn mới mẻ và gặp không ít khó khăn. Quy mô TTTM tại Vietinbank CN 7 chưa tương xứng với tiềm năng thực tế, chất lượng chưa cao, các sản phẩm dịch vụ TTTM chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống, nhiều nghiệp vụ hiện đại chưa được áp dụng. Việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTTM của Vietinbank CN 7 là một nhu cầu bức thiết. Với những lý do trên, trong quá trình công tác và nghiên cứu tại Vietinbank CN 7, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động Tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 7 TPHCM’’ làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Trình bày khái niệm, vai trò của hoạt động TTTM, nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động TTTM bao gồm các phương thức thanh toán và văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTTM của Vietinbank CN 7, kết quả đạt được và một số hạn chế trong việc xử lý tập trung hoạt động TTTM tại Vietinbank và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7 từ năm 2008 đến hết năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh;
  10. đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta và rút ra kết luận. 5. Đóng góp của đề tài - Phân tích rõ kết quả và hạn chế của hoạt động TTTM tại Vietibank CN 7 trong thời gian qua. - Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động TTTM tại Vietibank CN 7. - Đóng góp một số giải pháp nâng cao hoạt động TTTM phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước và đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tài trợ thương mại của NHTM Chương 2: Hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7 Chương 3: Một số biện pháp phát triển hoạt động TTTM tại Vietinbank CN 7
  11. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động TTTM 1.1.1. Khái niệm TTTM Một số nhà nghiên cứu cho rằng tài trợ thương mại là việc quản lý tiền, các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư và các tài sản có của NH sử dụng vào những giao dịch thương mại. TTTM (mà trong phạm vi nghiờn cứu của đề tài là TTTM quốc tế, chủ yếu là TTQT) là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia trong lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lời. Nếu xét về mặt hình thức thức tài trợ thì TTTM trong hoạt động thương mại quốc tế đựoc thực hiệndưới hai hình thức là: - TTTM trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của DN thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn, trung, dài hạn để tài trợ cho hoạt động XNK nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị, hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch vụ tiền tệ, tín dụng, NH như các dịch vụ TTQT (tín dụng chứng từ, nhờ thu), bảo lãnh, bao thanh toán tương đối (Factoring), bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting), thuê mua (Leasing). - TTTM gián tiếp là tập hợp các biện pháp hình thức hữu hiệu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN như: chính sách thuế XNK; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trường pháp lý ổn định phù hợp với thực tiễn; chính sách lãi suất. 1.1.2. Vai trò của TTTM đối với Ngân hàng thương mại Tài trợ thương mại đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhìn chung có những rủi ro liên quan khi một nhà xuất khẩu chất hàng hóa lên tàu để gửi ra nước ngoài. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu cũng là rủi ro đối với nhà nhập -1-
  12. khẩu ở vị thế đối lại trong cùng giao dịch. Nhưng thông thường, những khoản tài trợ giúp các bên liên quan quản lý và vượt qua được những rủi ro một cách hài hòa hơn thay vì nghiêng về một bên cụ thể. Tài trợ xuất nhập khẩu gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ từ lúc nhà xuất khẩu nhập nguyên vật liệu về sản xuất chế biến rồi xuất đi cho đến khi nhà nhập khẩu nhận hàng đem tiêu thụ và thu tiền. Vốn tài trợ thường được thanh toán trực tiếp, đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Chu chuyển của vốn được khép kín trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo độ an toàn cao. Nhờ những kỹ thuật đặc thù về thương mại và tài chính quốc tế như phương thức tín dụng chứng từ, phương thức giao nhận, hệ thống thanh toán liên ngân hàng được chuẩn hóa ở tầm quốc tế... , hai bên mua bán dù cách xa nhau vạn dặm nhưng quyền lợi của họ vẫn được bảo vệ khá chắc chắn. Vốn tài trợ phải được sử dụng một cách tối ưu, tiết kiệm chi phí: tiền chỉ được phát ra vào lúc cần thanh toán, còn trước đó, chỉ dùng hình thức bảo lãnh, cam kết bằng chữ ký của ngân hàng trung gian có nhiều uy tín. Phương thức tín dụng chứng từ với sự tham gia chủ động của ngân hàng, từ đầu đến cuối là một điều kiện kỹ thuật để thực hiện tài trợ thương mại một cách hoàn hảo. Thông qua tài trợ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp thực hiện được trôi chảy những thương vụ lớn, quan hệ được với khách hàng lớn và tốt, từ đó nâng cao doanh số, hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Tài trợ thương mại thúc đẩy ngoại thương và nội thương phát triển, góp phần xây dựng đất nước cường thịnh. Trước mắt, tài trợ thương mại kết hợp với phương thức tín dụng chứng từ, giúp ngân hàng mở rộng hoạt động và quan hệ, đồng thời tạo nguồn thu dịch vụ trên mỗi công đoạn thực hiện cho khách hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tài trợ thương mại chỉ phát huy đầy đủ tác dụng và ý nghĩa của nó trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, có sự liên thông giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài chính tiền tệ, tức là có sự đồng hành giữa “tiền” và “hàng”. -2-
  13. 1.2. Các công cụ thanh toán dùng trong hoạt động TTQT 1.2.1. Séc (cheque, check) Séc là một phương tiện thanh toán hết sức phổ biến đến nỗi các nhà kinh tế thường dùng tiêu chí sử dụng phổ biến séc hay không để phân chia các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của một nước. Ở các nước phương Tây trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa, người ta gọi là nền kinh tế tiền mặt (cash society). Khi nền kinh tế phát triển cao hơn, đó là nền kinh tế dùng séc (check society) và hiện nay lại chuyển sang nền kinh tế dùng thẻ nhựa. Dù vậy, séc vẫn là một phương tiện thanh toán quen thuộc, phổ biến ở phần lớn các nước trên thế giới. Theo công ước Geneva, séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản mở tại ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc. Séc có ba chủ thể tham gia vào quá trình hình thành và lưu thông : - Người ký phát (drawer) – người chủ tài khoản - Người thụ lệnh (drawee) – ngân hàng giữ tài khoản - Người thụ hưởng (beneficiary) – có thể là người ký phát hoặc một người thứ ba nào đó. - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có: + Séc vô danh hay còn gọi là séc cho người cầm séc (nameless check or bearer check – trả cho người cầm phiếu), không ghi tên người thụ hưởng, chỉ cần ghi mệnh đề “Pay to bearer”, tức là ai cầm séc thì đó là người thụ hưởng, mất séc coi như mất tiền, loại này được dùng để nhận tiền mặt. + Séc theo lệnh là loại séc có ghi mệnh đề trả theo lệnh (pay to order – trả theo lệnh) của người thụ hưởng, được chuyển nhượng bằng cách ký hậu (endorsement). + Séc đích danh (nominal check) có ghi chú “pay to...”, ít thông dụng vì hiện nay, séc đều mặc định ghi “pay to order…” -3-
  14. + Séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng là loại séc có ghi tên người thụ hưởng nhưng ghi thêm điều kiện là không theo lệnh của người thụ hưởng này. Đối với loại séc này, việc chuyển giao cho người khác phải thông qua văn bản xác nhận chuyển nhượng được công chứng kèm theo. - Căn cứ vào cách thanh toán, có: + Séc tiền mặt, được ngân hàng thanh toán bằng tiền mặt, dễ bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền. + Séc chuyển khoản, được ngân hàng thanh toán bằng cách ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng. Muốn vậy, người phát hành séc hoặc người hưởng gạch 2 đường song song ở góc trên bên trái tờ séc, ở giữa 2 đường có thể ghi “chỉ thanh toán qua tài khoản” (“account payee only”) hay chỉ định một ngân hàng thay mặt nhận tiền, còn được gọi là séc có gạch chéo (crossed check). - Căn cứ vào người phát hành séc: + Séc cá nhân, được sử dụng để nhận tiền tại ngân hàng của nhà nhập khẩu. Khi người ta nói đến séc cá nhân thường ngụ ý để nói séc cầm tay hay séc tiền mặt, vì séc cá nhân sử dụng trong thanh toán quốc tế không được an toàn. + Séc bảo chi của ngân hàng hay còn gọi là séc xác nhận (certified check). Để đảm bảo an toàn trong thanh toán đối ngoại, séc bảo chi của ngân hàng tiện dụng hơn séc cá nhân. - Các loại séc đặc biệt: + Séc du lịch (traveller’s check) + Ngân phiếu thanh toán (banker’s draft) 1.2.2. Hối phiếu (bill of exchange) Hối phiếu là một lệnh viết đòi tiền vô điều kiện của người ký phát hối phiếu cho người khác (người trả tiền hối phiếu), yêu cầu người này phải trả ngay hoặc vào một thời điểm đã xác định, hoặc có thể xác định trong tương lai, một số tiền nhất định, cho hay theo lệnh của người ký phát hoặc một người cụ thể hoặc người cầm hối phiếu. Liên quan đến việc lập và thanh toán hối phiếu, có: -4-
  15. - Người ký phát (drawer) là người bán hàng (nhà xuất khẩu) - Người trả tiền (drawee) là người mua hàng (nhà nhập khẩu) - Người thứ ba (beneficiary – người thụ hưởng) theo chỉ định của nhà nhập khẩu. 1.2.3. Lệnh phiếu (promissory note) Dù lệnh phiếu ra đời trước hối phiếu (vào thế kỷ thứ 14) nhưng hối phiếu ngày càng giữ vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế, như là một phương tiện thanh toán chủ yếu nhờ tính chuyển nhượng (lưu thông thương mại). Nếu, hối phiếu được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế, thì lệnh phiếu lại có vị trí quan trọng trong thương mại trong nước, đặt biệt là trong thanh toán dân sự. Lệnh phiếu là một chứng từ tài chính, trong đó, người ký phát cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho một người thụ hưởng nhất định có ghi trên lệnh phiếu, hoặc cho một người nào khác, hoặc theo lệnh của người thụ hưởng. Đối với lệnh phiếu, người ký phát (drawer) đồng thời là người chấp nhận lệnh phiếu, với tư cách là người mắc nợ, do vậy không có nghiệp vụ chấp nhận (acceptance) như đối với hối phiếu. 1.2.4. Thẻ nhựa Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. - Theo công nghệ sản xuất, có 3 loại: + Thẻ khắc chữ nổi (embossing card) + Thẻ băng từ (magnetic stripe) + Thẻ thông minh (smartcard) - Theo chủ thể phát hành thẻ, có 2 loại: + Thẻ do ngân hàng phát hành (bank card) + Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành - Theo tính chất thanh toán của thẻ, có 3 loại: -5-
  16. + Thẻ tín dụng (credit card) + Thẻ ghi nợ (debit card) + Thẻ rút tiền mặt (cash card) - Theo phạm vi lãnh thổ, có 2 loại: + Thẻ trong nước + Thẻ quốc tế - Theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, có 4 loại: + Thẻ kinh doanh (business card) + Thẻ du lịch và giải trí (travel and entertainment card hay T & E) + Thẻ vàng (gold card) + Thẻ chuẩn (standard card) 1.3. Các phƣơng thức TTQT thông dụng hiện nay 1.3.1. Phương thức chuyển tiền – remittance Là phương thức thanh toán đơn giản nhất, theo đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người bán, người xuất khẩu, người nhập khẩu tiền) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Các chủ thể tham gia quy trình gồm: - Người phát hành lệnh chuyển tiền (người mua, nhà nhập khẩu…) - Ngân hàng trả, chuyển tiền (Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền) - Người nhận chuyển tiền (người bán, tổ chức xuất khẩu…) Quy trình thanh toán như sau: -6-
  17. (4) T/T Ngân hàng Ngân hàng phục vụ NK phục vụ XK (3) Báo nợ (2) Lệnh chi (5) Báo có (1) Hàng hóa Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Bộ chứng từ - Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu giao hàng hóa, dịch vụ cho nhà nhập khẩu kèm theo toàn bộ hóa đơn, vận đơn, và chứng từ khác có liên quan. - Bước 2: Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến Ngân hàng phục vụ mình, trong đó phải ghi rõ ràng và đầy đủ những chi tiết sau: + Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền; + Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản; + Số tiền chuyển; + Tên và địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng của người thụ hưởng; + Lý do chuyển tiền; + Đồng thời kèm theo các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan,… - Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán Ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đi, rồi báo nợ cho nhà nhập khẩu. - Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người nhận hưởng. - Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người thụ hưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và báo có cho họ. 1.3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) -7-
  18. Là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ghi nợ các giá trị đã giao cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện theo định kỳ tháng, quý... Khi thực hiện phương thức này, nhà xuất khẩu đã cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu trong khoảng thời gian từ khi giao hàng đến lúc nhận được tiền. Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau. 1.3.3. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD hoặc COD) (Cash against documents-Cash on delivery) CAD là phương thức thanh toán theo đó, đơn vị nhập khẩu, trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác (trust account) để thanh toán tiền cho đơn vị xuất khẩu khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ thỏa thuận. Hợp đồng thương mại (3) HH XK NK (5) (4) (2) (6) (1) Bộ chứng từ NH - (1) Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác. Với số dư bằng 100% giá trị hợp đồng, để sẵn sàng thanh toán cho tổ chức xuất khẩu theo đúng thỏa thuận (memorandum) giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng. - (2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu việc đã mở tài khoản tín thác. - (3) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng hợp đồng ngoại thương có đại diện nhà nhập khẩu giám sát. - (4) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng của mình. -8-
  19. - (5) Ngân hàng kiểm tra chứng từ, dựa theo bản ghi nhớ trước đây, nếu đúng thì trả tiền cho nhà xuất khẩu từ tài khoản tín thác đã mở. - (6) Ngân hàng giao bộ chứng từ và quyết toán với nhà nhập khẩu. Phương thức này được áp dụng khi nhà nhập khẩu tin tưởng nhà xuất khẩu và có văn phòng đại diện tại nước xuất khẩu. 1.3.4. Phương thức ủy thác mua (Authority to purchase – A/P) Là phương thức thanh toán, theo đó, ngân hàng bên nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà xuất khẩu, viết thư cho ngân hàng đại lý tại nước xuất khẩu yêu cầu ngân hàng này thay mặt họ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng đại lý căn cứ vào thư ủy thác, thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, tức là mua hối phiếu. Thông thường nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân hàng, ngân hàng bên nhập khẩu phải có tài khoản NOSTRO hoặc tài khoản ký quỹ tại ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu. 1.3.5. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, bản sửa đổi 1995, phiên bản 522 do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ấn hành áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu, buộc các bên có liên quan phải thực hiện, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với quy tắc nhà nước và luật pháp quốc gia. Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng có nghĩa vụ phải xử lý nhờ thu hoặc bất kỳ chỉ dẫn có liên quan. Nếu vì một lý do nào đó, không xử lý nhờ thu hoặc bất kỳ chỉ thị nhờ thu nào nhận được, Ngân hàng buộc phải thông báo ngay cho người gởi nhờ thu bằng phương tiện nhanh nhất. Các nhờ thu đều phải qua ngân hàng và liên quan ít nhất đến ba đối tác: ngân hàng, người ủy thác và người trả tiền. Mọi thủ tục đều được điều chỉnh không phải trên cơ sở Luật Thương mại hay Luật Ngân hàng mà theo Quy tắc nhờ thu. Có 2 loại nhờ thu: - Nhờ thu trơn – clean collection -9-
  20. Nhờ thu trơn là một phương thức thanh toán, ngày nay được dùng để thu tiền các chứng từ tài chính (séc, hối phiếu…) tiếp nhận qua các nghiệp vụ. Trước kia, trong quy trình nhờ thu trả chậm (D/A), sau khi giao bộ chứng từ đổi lấy việc chấp nhận hối phiếu, Ngân hàng thu hộ gởi trả hối phiếu lại cho nhà nhập khẩu. Khi đến hạn, người sau cùng giữ hối phiếu phải gởi đi thu tiền (lúc này không còn chứng từ kèm). Ngày nay, Ngân hàng thu hộ thường giữ lại hối phiếu đã chấp nhận và chỉ điện thông báo về Ngân hàng chuyển chứng từ. Ngân hàng gởi nhờ thu séc hay hối phiếu chỉ thanh toán cho người ủy nhiệm sau khi được ghi có tài khoản NOSTRO mở tại Ngân hàng thu hộ. - Nhờ thu kèm chứng từ - documentary collection Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu, phát hành hối phiếu đòi tiền kèm toàn bộ chứng từ liên quan, nhờ hệ thống Ngân hàng thông báo đến nhà nhập khẩu. Tùy thời hạn của hối phiếu, người ta phân ra nhờ thu trả ngay (D/P) hay trả chậm (D/A). Chỉ thị nhờ thu được Ngân hàng chuyển chứng từ lập theo ý muốn của nhà xuất khẩu. Ngân hàng thu hộ chỉ giao bộ chứng từ khi nhà nhập khẩu đã thực hiện đầy đủ chỉ thị nhờ thu. Nghiệp vụ ủy thác thu được thực hiện trên sự tín nhiệm của nhà xuất khẩu vào khả năng và thiện chí thanh toán của nhà nhập khẩu. Các ngân hàng tham gia không đảm nhận trách nhiệm thanh toán này thay nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu, nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro là hàng hóa của mình bị lưu kho bãi ở nước nhập khẩu, phát sinh thêm chi phí thu hồi hay bán cho người khác. Trong phương thức nhờ thu trả ngay (document against payment D/P)  Người mua chỉ đánh giá việc thực hiện hợp đồng ngoại thương qua bộ chứng từ tham khảo tại quầy của Ngân hàng thu hộ, chưa tiếp cận được hàng hóa khi chưa trả đủ tiền.  Người xuất khẩu tin chắc là Ngân hàng thu hộ chỉ giao bộ chứng từ khi người mua trả đủ tiền và rồi mình sẽ được Ngân hàng thu hộ thanh toán. Nếu chứng từ bị từ chối thì mới tốn thêm chi phí thu hồi hay bán cho người khác. -10-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2