intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter để xác định những thế mạnh, những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh một cách bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN KIỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN KIỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH MUỐI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề án: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là do tôi thực hiện, tôi xin cam đoan các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HỘP DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin.......................................................... 4 1.6 Kết cấu Đề tài ............................................................................................................. 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC 6 2.1 Lý thuyết về NLCT và cụm ngành........................................................................... 6 2.2 Các nghiên cứu trước về ngành muối ...................................................................... 9 2.3 Một số kinh nghiệm về phát triển ngành Muối ..................................................... 12 2.3.1 Kinh nghiệm trong nước .......................................................................................... 12 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế................................................................................................. 14 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NLCT NGÀNH MUỐI BÀ RIA - VŨNG TÀU ........ 18 3.1 Tổng quan ngành muối Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................................... 18 3.1.1 Lịch sử hình thành........................................................................................................... 18 3.1.2 Phương pháp và quy trình sản xuất muối ....................................................................... 19 3.1.3 Giá trị sản xuất và chế biến muối ............................................................................ 20 3.1.4 Vai trò của ngành muối đối với phát triển KT-XH của tỉnh..................................... 26
  5. 3.2 Các nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành Muối Bà Rịa – Vũng Tàu ........... 26 3.2.1 Các điều kiện nhân tố sản xuất ....................................................................................... 26 3.2.2 Các điều kiện cầu ............................................................................................................ 30 3.2.3 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan ............................................................ 33 3.2.4 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................ 34 3.2.5 Vai trò của Nhà nước ............................................................................................... 40 3.3 Phân tích rủi ro biến đổi khí hậu ............................................................................. 41 3.4 Đánh giá NLCT cụm ngành muối tỉnh BRVT theo mô hình kim cương .......... 42 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ 46 4.1 Kết luận ..................................................................................................................... 46 4.2 Khuyến nghị ............................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 49 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 54
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Cty Công ty DN Doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội PTNT Phát triển nông thôn TW Trung ương CN Công nghiệp NLCT Năng lực cạnh tranh BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Những yếu tố nền tảng quyết định NLCT của địa phương……….... 6 Hình 2.2. Mô hình kim cương của M. Porter…………………………………. 8 Hình 3.1. Sơ đồ cụm ngành muối tỉnh BRVT………………………………... 19 Hình 3.2. Quy trình sản xuất muối thô……………………………………….. 20 Hình 3.3. Diện tích muối các tỉnh và tốc độ tăng trưởng (2011- 21 2016)………....................................................................................................... Hình 3.4. Sản lượng muối tỉnh BRVT so với các tỉnh và tốc độ tăng trưởng 22 (2011-2016)…………………………………………………………………… Hình 3.5. Năng suất muối tỉnh BRVT so với các tỉnh và tốc độ tăng trưởng 23 (2011-2016)…………………………………………………………………… Hình 3.6. Năng suất và sản lượng muối tỉnh BRVT (2011-2016)……………. 23 Hình 3.7 Lao động ngành muối tỉnh BRVT và cả nước (2008-2016)………... 28 Hình 3.8. Biểu đồ chỉ số PCI của tỉnh BRVT (2007-2016)…………………... 36 Hình 3.9. Đánh giá NLCT cụm ngành muối BRVT………………………….. 44 Hình 3.10. Sơ đồ cụm ngành muối BRVT sau phân tích…………………….. 45 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảy nước sản xuất muối có sản lượng lớn nhất thế giới …….….... 15 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu, thời tiết tiết trong thời gian sản xuất muối 27 ở BRVT……………………………………………………………………….. Bảng 3.2. Thống kê các chỉ số từ năm 2007 đến năm 2016 của tỉnh BRVT…. 35
  8. DANH MỤC HỘP Hộp 3.2. Vì sao muối trong nước thất bại.......................................................... 32 Hộp 3.3. Kỹ thuật làm muối của Diêm dân........................................................ 39 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Diện tích sản xuất muối toàn quốc (2011-2016)………………... Phụ lục 1.2. Sản lượng sản xuất muối toàn quốc (2011-2016)……………….. Phụ lục 1.3. Năng suất muối BRVT và cả nước (2011-2016)………………... Phụ lục 1.4. Biến động giá muối (2011-2016)………………………………... Phụ lục 3.1. Lao động ngành muối tỉnh BRVT và cả nước (2008-2016)…….. Phụ lục 3.2. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 lĩnh vực đầu tư phát triển khoa học - công nghệ sản xuất……………………………… Phụ lục 3.3. Bảng hỏi và tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ…………………….. Phụ lục 3.4. Bảng hỏi và tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu 03 Công ty………. Phụ lục 3.5. Bảng hỏi và kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện và cấp tỉnh…………………………………...
  9. TÓM TẮT Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có những lợi thế về: thị trường rộng lớn, đa dạng và năng động; có nhiều tiềm năng về khoa học - công nghệ; nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về vốn, năng lực kinh doanh, thương hiệu; có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi (đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng, cơ sở chế biến...); có 305 km bờ biển, nước biển nóng, có độ mặn cao (từ 3,2-3,5%) nên đây là vùng biển giàu tiềm năng về sản xuất muối, cộng với Muối Bà Rịa là nguyên liệu không thể thiếu để các nhà thùng Phú Quốc chế biến nước mắm. Vì vậy, lượng muối sản xuất của tỉnh có thị trường tiêu thụ ổn định và có đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với việc Chính phủ cho nhập khẩu muối ồ ạt như hiện nay, thương hiệu Muối Bà Rịa bị làm giả do UBND tỉnh chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu muối của tỉnh; nhu cầu muối công nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn mà ngành muối của tỉnh chưa sản xuất được; cộng với cơ sở hạ tầng ngành muối đang xuống cấp, tốc độ đô thị hóa nhanh, chất lượng và năng suất thấp, thị trường tiêu thụ hẹp dẫn đến thu nhập của các diêm dân gặp nhiều khó khăn. Nhằm giúp cho diêm dân khai thác tốt thế mạnh, tăng thu nhập và bảo tồn phát triển nghề muối truyền thống lâu đời, tác giả sử dụng phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương trong khung phân tích NLCT cụm ngành của Michael Porter để để xác định những thế mạnh, những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh một cách bền vững. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định cụm ngành muối của tỉnh hiện tại đang gặp bất lợi ở Nhóm điều kiện nhân tố sản xuất: lực lượng lao động hiện nay của ngành muối đang bị già hóa, diêm dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất muối, chưa tận dụng hết các nguồn nguyên liệu sau muối để sản xuất, chế biến các sản phẩm khác; Nhóm bối cảnh và chiến lược cạnh tranh: thương hiệu Muối Bà Rịa đang bị giả rất nhiều do tỉnh chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý, liên
  10. kết thị trường còn lỏng lẻo; khả năng nghiên cứu, tiếp cận thị trường mới còn hạn chế nên chưa có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu; chưa có quy mô sản xuất lớn, chưa hình thành được các công ty sản xuất muối tập trung như các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa đã làm, thiếu hợp tác, liên kết giữa tác nhân trong ngành và các ngành có liên quan, chưa tạo được sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ muối. Các khuyến nghị đề xuất: (1) Nhà nước cần có chính sách ổn định giá muối; (2) Thu hút các doanh nghiệp lớn để sản xuất muối công nghiệp; (3) Đào tạo, chuyển giao công nghệ; (4) Thực hiện nghiêm quy hoạch vùng sản xuất muối; (4) Xây dựng chỉ dẫn địa lý; (5) Công tác khuyến diêm và hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất muối; (6) Giải pháp về công trình và phi công trình thích ứng với kịch bản nước biển dâng;....
  11. -1- CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Ngành muối có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, muối rất cần thiết cho cơ thể con người, trong lĩnh vực y khoa, trong ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp thực phẩm. Và quan trọng nhất, ngành muối có liên quan đến sinh kế của người diêm dân, những người vốn nghèo khó và ít có điều kiện vươn lên trong cuộc sống hiện nay. Theo báo cáo của Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nhu cầu muối của Việt Nam đến năm 2020 đối với con người và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp là khoảng 2.950 ngàn tấn/năm. Chính vì thế, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã có nhiều chủ trương khuyến khích phát triển ngành muối theo hướng “hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và xuất khẩu; giải quyết việt làm ổn định, nâng cao mức sống cho lao động ngành muối” 1 Việt Nam có bờ biển (không kể các đảo) tương đối dài, tới 3.260 km, kéo từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái. Vì đặc điểm của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tổng nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ chiếu sáng từ 1500-3000 giờ/năm, nước biển nóng, có độ mặn cao (từ 3,2-3,5%) nên đây là vùng biển giàu tiềm năng về muối, với tổng trữ lượng khoảng 120-130 tỷ tấn muối. Làm muối là nghề truyền thống từ lâu đời, diêm dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối và có thể tạo ra loại muối phơi cát chứa nhiều loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người khi dùng làm thức ăn hàng ngày. Với ưu điểm này, muối của Việt Nam đã chinh phục thành công các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... với số lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Hiện nay, sản phẩm muối của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Lào... với số lượng trên 4.000 tấn/năm (chủ yếu là muối phơi cát thủ công của khu vực Nghệ 1 Quy hoạch và phát triển ngành Muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ NN&PTNT.
  12. -2- An). Cả nước có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất muối tập trung chính ở các tỉnh như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa...với tổng diện tích 14.187 ha, trong đó sản xuất theo phương pháp thủ công vẫn chiếm diện tích lớn 10.796 ha (Phụ lục 1.1) Nghề sản xuất muối của Bà Rịa-Vũng Tàu có cách đây khoảng 160 năm và được xem là nghề truyền thống của diêm dân xã An Ngãi, thị trấn Long Điền (huyện Long Điền), phường Long Hương (TP. Bà Rịa), xã Long Sơn và phường 12 (TP.Vũng Tàu). Với diện tích khoảng 904,7 ha, trong đó diện tích muối thô là 886,7 ha và muối sạch là 18 ha, sản lượng 80.000 tấn/năm (Phụ lục 1.1 và 1.2). Hơn 80% sản lượng muối Bà Rịa – Vũng Tàu được các nhà thùng ở Phú Quốc chọn là nguyên liệu muối duy nhất để sản xuất nước mắm cùng cá cơm, do muối Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu) được sản xuất theo phương pháp phơi nước trên nền da rong tự nhiên (theo phỏng vấn diêm dân, da rong là lớp rong trên nền ô kết tinh muối được phơi khô rồi cán xẹp xuống tạo thành lớp da phủ trên bề mặt ruộng, ngăn muối tiếp xúc với nền đất sét bên dưới), ưu thế thổ nhưỡng địa phương và khí hậu đặc trưng tạo ra hạt muối nhỏ, rắn chắc, sắc cạnh, mang màu trắng xám sáng, không có ánh vàng, muối không có vị đắng, chát nên có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại muối ở các tỉnh khác. Tuy nhiên, hiện nay ngành muối Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đó là lượng muối tồn động các năm lớn, cụ thể trong năm 2016 với sản lượng muối tồn gần 38.000 tấn, nguyên nhân do: Năng lực cạnh tranh của ngành kém, cụ thể có thể nhận dạng một số nguyên nhân như: sản phẩm muối của BR – VT chưa đa dạng về chủng loại sản phẩm; muối của diêm dân sản xuất ra chủ yếu là muối thô phục vụ cho đánh bắt thủy, hải sản, chế biến nước mắm, muối Iốt… lượng muối qua chế biến thấp; không có sản phẩm muối đủ tiêu chuẩn cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất; chính quyền địa phương chưa tổ chức cho các HTX, các cơ sở sản xuất, chế biến muối gặp gỡ các đối tác tại Phú Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ bền vững trong việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm; hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế
  13. -3- biến và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư (gồm nạo vét kênh mương, xây dựng đường giao thông, bãi tập kết muối và xây lắp đường điện trung hạ thế, trạm biến áp) nhằm giúp diêm dân giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng muối; chưa thực hiện tái cơ cấu sản xuất, chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất muối nhằm giúp tăng năng suất, chất lượng muối hướng đến sản xuất muối công nghiệp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên ngoài như: lượng muối nhập khẩu muối của cả nước tăng cao; một số cơ sở thu gom muối từ các địa phương khác với giá rẻ hơn, rồi gắn nhãn hiệu “muối Bà Rịa” để bán ra thị trường. Xuất phát từ những thực tiễn địa phương và nguyện vọng muốn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp diêm dân khai thác tốt lợi thế sẵn có, phát triển bền vững nghề muối, nâng cao thu nhập, đời sống của diêm dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối Bà Rịa – Vũng Tàu” để làm nội dung nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter để xác định những thế mạnh, những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối của tỉnh một cách bền vững. Mục tiêu cụ thể - Đề tài phân tích sâu thực trạng cụm ngành muối của tỉnh BR – VT trong những năm gần đây, từ đó xác định các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Khuyến nghị một số giải pháp, chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  14. -4- 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Tương ứng với những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Những nhân tố cốt lõi nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? - Đâu là chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: tập trung xác định năng lực cạnh tranh của ngành muối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và so sánh năng lực cạnh tranh ngành muối của tỉnh với các địa phương lân cận. Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và trong quá trình nghiên cứu có tham khảo thêm kinh nghiệm của một số tỉnh và một số nước trên thế giới nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu giai đoạn 2011-2016 thông qua phân tích số liệu, báo cáo cho thời kỳ này. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin Đề tài sử dụng phương pháp định tính, dựa trên khung lý thuyết năng lực cạnh tranh cụm ngành của M.Porter (1990, 1998, 2008) được chỉnh sửa bởi Vũ Thành Tự Anh để phân tích, đánh giá đưa ra kết luận về những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó chỉ ra những tồn tại cũng như những yếu kém của cụm ngành để có giải pháp khắc phục, đồng thời gợi ý một số chính sách cho chiến lược phát triển cụm ngành muối của tỉnh. (i) Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh, huyện có liên
  15. -5- quan. (ii) Khảo sát thực địa: Tổ chức khảo sát tại các cánh đồng muối trên địa bàn tỉnh, bao gồm xã An Ngãi, thị trấn Long Điền (huyện Long Điền), phường Long Hương (TP.Bà Rịa), xã Long Sơn và phường 12 (TP.Vũng Tàu) để thu thập làm sáng tỏ hơn về thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối. (iii) Phỏng vấn sâu: Tham khảo ý kiến của 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; 01 lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT), 02 lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Điền và 03 doanh nghiệp, 30 hộ trong tổng số 717 hộ sản xuất muối về những nội dung có liên quan đến năng suất, sản lượng muối, phương pháp sản xuất, công nghệ sản xuất và chế biến, nhu cầu tiêu thụ, chính sách hỗ trợ….. (iv) Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm máy tính để phân tích hệ thống số liệu về năng suất, sản lượng, tăng trưởng, hiệu quả kinh tế…để phục vụ cho đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành muối Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.6 Kết cấu Đề tài Đề tài gồm 4 chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước. Chương 3: Phân tích năng lực cạnh tranh ngành muối Bà Rịa - Vũng Tàu Chương 4: Kết luận, khuyến nghị chính sách.
  16. -6- CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1 Lý thuyết về NLCT và cụm ngành Theo mô hình đánh giá NLCT của Porter (1990, 1998, 2008) được chỉnh sửa bởi Vũ Thành Tự Anh (2011) thì NLCT là mối quan tâm thường trực của cả chính quyền trung ương và địa phương. Điều quan trọng và có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất. Năng suất ở đây được hiểu là năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Theo Vũ Thành Tự Anh (2011) những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất gồm ba nhóm (Hình 2.1): Hình 2.1. Những yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phƣơng Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012) (i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; vị trí địa lý; hay quy mô địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn
  17. -7- bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thủy sản hay ngư trường,v.v.. (ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp, chia thành hai nhóm chính: chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. (iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: đây là nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Theo Porter (2008), NLCT của ngành thường được đánh giá qua bốn đặc tính bao gồm: (i) Các điều kiện về nhân tố đầu vào; (ii) Các điều kiện cầu; (iii) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan và (iv) Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được gọi là Mô hình Kim cương Porter. Cần lưu ý rằng một số nhân tố như nhân lực, kiến trúc, vốn có thể di chuyển giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phương tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể. Vì vậy, ngoài bốn đặc tính quan trọng trên cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.
  18. -8- Chính sách kinh tế thị trường (hàng hóa, tài Các quy định và động lực chính), trợ cấp, giáo dục khuyến khích đầu tư và năng định hình nhu cầu, thiết suất độ mở và mức độ của lập các tiêu chuẩn cạnh tranh trong nước Vai trò chính quyền Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh Mức độ đòi Tiếp cận hỏi và khắc các yếu Các yếu tố khe của Điều kiện yếu điều kiện cầu tố đầu tố đầu vào khách hàng vào chất và nhu cầu lượng nội địa cao Ngành CN phụ trợ và liên quan Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ Hình 2.2. Mô hình kim cƣơng của M. Porter Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012, trang 6) Theo Porter (2008) một cụm ngành là một nhóm các doanh nghiệp dựa trên quan hệ tương tác lẫn nhau với khách hàng và nhà cung cấp. Các hoạt động cụm ngành sẽ thúc đẩy phát triển đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và quá trình để định vị sự khác biệt và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thuật ngữ “cụm ngành” được sử dụng cụ thể bằng cách tập trung các hoạt động trong ngành và trong khu vực địa lý cụ thể, thường là đô thị hoặc khu vực để tập trung các nguồn lực và giành lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Theo Vũ Thành Tự Anh (2011) các lợi thế cạnh tranh do cụm ngành tạo ra bao gồm: * Thúc đẩy hiệu quả: Tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch vụ và nguyên liệu chuyên biệt; Tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành; Tăng khả năng truyền bá các thông lệ và kinh
  19. -9- nghiệm kinh doanh hiệu quả; Tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất lượng trên cơ sở so sánh với các đối thủ trong cụm ngành. * Thúc đẩy đổi mới: Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ với sự có mặt của nhiều luồng thông tin; Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới trước sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước – khâu sau. * Thúc đẩy thương mại hóa: Mở rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới và/hoặc thành lập doanh nghiệp mới; Giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực về tài chính và kỹ năng. 2.2 Các nghiên cứu trƣớc về ngành muối Phạm Văn Dực (2015) với đề tài nghiên cứu “Nghề làm muối của người Việt ở Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã nghiên cứu quy trình làm muối truyền thống tại Bà Rịa – Vũng Tàu để cho ra những hạt muối ngon cung cấp cho các nhà thùng Phú Quốc (Kiên Giang) sản xuất nước mắm; đồng thời khuyến nghị một số chính sách để duy trì và phát triển nghề muối truyền thống của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua nghiên cứu của tác giả, có thể thấy ngành muối của tỉnh có đầu ra ổn định, vì vậy UBND tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ cho ngành muối của tỉnh duy trì và phát triển, tạo công ăn, việc làm lâu dài cho bà con diêm dân, bảo tồn ngành nghề truyền thống lâu đời của tỉnh. Nguyễn Thị Hoài Tiên và Mai Văn Nam (2017) với đề tài “Giải pháp phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh muối tỉnh Bến Tre đến năm 2020” đề xuất các giải pháp phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh muối tỉnh Bến Tre. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 159 quan sát, là các tác nhân tham gia hoạt động trong kênh phân phối muối. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích kênh thị trường, các chỉ số tài chính được ứng dụng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất muối của diêm dân. Kết quả phân tích cho thấy, người bán lẻ là tác nhân có lợi nhuận biên cao nhất kế đến là bán sỉ không chuyên về muối, cơ sở chế biến, bán sỉ chuyên muối và thương lái, trong khi người sản xuất muối bị lỗ do chi phí sản xuất cao. Cuối cùng, đề tài đã trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
  20. -10- động sản xuất kinh doanh muối tại tỉnh Bến Tre như: tổ chức quy hoạch vùng sản xuất muối; áp dụng phương pháp sản xuất mới; liên kết sản xuất - tiêu thụ, thành lập hợp tác xã, hỗ trợ tiếp cận vốn vay. Qua nghiên cứu của tác giả, để tránh tình trạng diêm dân bị thương lái ép giá, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã ngành muối của tỉnh xây dựng các kho chứa, ký cam kết thu mua với các nhà thùng chế biến nước mắm Phú Quốc để bà con diêm dân an tâm sản xuất, đồng thời hỗ trợ vốn vay để bà con diêm dân cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất. Nguyễn Đình Bình và cộng sự (2006) với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch trong sản xuất muối tại Bình Định” đã nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất muối sạch phơi cát kết hợp với quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước. Từ thực nghiệm đã tìm ra các quy luật cô đặc tách muối, độ bền, tính hấp nhiệt và chịu mặn của vật liệu, các giải pháp lắng, lọc làm sạch nước v.v... để tạo ra được một qui trình công nghệ sản xuất muối sạch đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3974-84. Quy trình công nghệ có thể ứng dụng rộng rãi để sản xuất muối sạch tại các đồng muối của Bình Định cũng như các tỉnh phía Nam đang sử dụng công nghệ sản xuất muối phơi nước truyền thống. Công nghệ này thay thế được công nghệ tinh chế muối, làm sạch muối bằng các phương pháp công nghiệp khác như: tái kết tinh bằng phương pháp chân không hay nồi hơi, tinh chế làm sạch muối bằng phương pháp nghiền rửa. Qua nghiên cứu của tác giả, để nâng cao chất lượng hạt muối của tỉnh, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ, trình diễn quy trình sản xuất muối sạch để bà con diêm dân học tập, áp dụng vì hiện nay hạt muối của tỉnh sản xuất theo phương pháp phơi nước truyền thống có rất nhiều tạp chất, hạt muối không trắng như muối trải bạt. Đặng Thị Hồng và Lê Kim Long (2013) với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần muối Khánh Hòa đến năm 2020” đã nghiên cứu và đề xuất các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, cụ thể như: Chính sách về khoa học công nghệ: các trung tâm và Sở Khoa học Công nghệ cần giúp đỡ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2