intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất xuất khẩu trái cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam dựa trên việc phân tích mô hình xác định lợi thế cạnh tranh. Khảo sát nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại quốc tế. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thông qua khảo sát thực tế. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất xuất khẩu trái cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM ---o0o--- PHẠM MỸ NGA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM TRƯỚC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
  2. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2011 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM ---o0o--- PHẠM MỸ NGA GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM TRƯỚC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ Khoa học Kinh tế NGÔ CÔNG THÀNH 3
  4. TP. Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, thu thập và thực hiện. Học viên thực hiện luận văn. PHẠM MỸ NGA 4
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH TRÁI CÂY 6 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 6 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh 6 1.1.2 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ngành 8 1.1.3 Mô hình đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành 12 1.2 RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH TRÁI CÂY 15 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rào cản thương mại quốc tế 15 1.2.2 Giấy chứng nhận GAP cho sản phẩm trái cây22 1.2.3 Giới thiệu rào cản kỹ thuật của EU đối với trái cây 24 1.3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY THẾ GIỚI 28 1.3.1 Tình hình sản xuất 28 1.3.2 Tình hình xuất nhập khẩu 29 1.3.3 Phân bố các loại cây ăn trái chính trên thế giới 32 1.3.4 Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả - kinh nghiệm từ Trung Quốc 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM 37 2.1 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY VIỆT NAM SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ KHÁC 37 2.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng 37 2.1.2 Cơ cấu cây trồng 38 2.1.3 Tình hình canh tác và sâu bệnh 39 5
  6. 2.1.4 Công nghệ sau thu hoạch và chế biến 40 2.1.5 Tình hình phân phối và tiêu thụ 41 2.2 HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÁI CÂY 43 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 43 2.2.2 Các loại quả xuất khẩu phổ biến 43 2.2.3 Thị trường xuất khẩu 45 2.2.4 Nhập khẩu 47 2.2.5 Nhận xét về những kết quả đạt được và những tồn tại của ngành hàng 47 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM. 50 3.1 PHÂN TÍCH NHÓM CHIẾN LƯỢC TRÁI CÂY VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC 50 3.2 PHÂN TÍCH CHU KỲ SỐNG CỦA TRÁI CÂY TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 53 3.2.1 Xu hướng tiêu dùng trái cây trên thế giới 53 3.2.2 Dự đoán chu kỳ sống của trái cây trên thị trường thế giới 54 3.3 MÔ HÌNH CLUSTER CHART PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 56 3.4 KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 57 3.4.1 Kích thước mẫu và khu vực điều tra 57 3.4.2 Quy mô và loại hình doanh nghiệp 58 3.4.3 Phản ứng của doanh nghiệp trước rào cản thương mại quốc tế 59 3.5 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 64 3.5.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và sử dụng chi phí 64 6
  7. 3.5.2 Phân tích hiệu quả theo quy mô sản xuất 65 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA NGÀNH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM TRƯỚC CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 67 4.1 CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 67 4.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 67 4.1.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 68 4.2 MA TRẬN SWOT CỦA NGÀNH 68 4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 70 4.3.1 Nhóm giải pháp về sản xuất 70 4.3.2 Nhóm giải pháp về xuất khẩu 73 4.3.3 Nhóm giải pháp khác 76 4.4 KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 78 4.4.1 Bộ NN & PTNT 78 4.4.2 Ủy ban nhân dân các tỉnh 79 4.4.3 Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật 80 4.4.4 Hiệp hội trái cây Việt Nam 80 4.4.5 Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây 81 KẾT LUẬN 82 7
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AE Allocative Efficiency CE Cost Efficiency ĐBSCL Đồng Bằng sông Cửu Long EU Liên minh Châu Âu (European Union) Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của các nhà bán lẻ Châu Âu EUREPGAP (European Retailer Produce Working Group Good Agriculture Practice) EUROSTAT Cục Thống kê của Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Nông Lương thế giới GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practice) GlobalGAP Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard HACCP Analysis Critical Control Point) HTX Hợp tác xã IPLC Vòng đời sản phẩm quốc tế (International product life cycle) IPM Quản lý dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management) SE Scale Efficiency Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary SPS Measures) SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-nguy cơ TE Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật) VietGAP Sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam 8
  9. WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) 9
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất trái cây trên thế giới 28 Bảng 1.2: Phân bố các loại cây ăn quả chính trên thế giới 33 Bảng 2.1: Số liệu trái cây tươi xuất khẩu bình quân năm 2007 đến 2009 44 Bảng 2.2: Thị phần xuất khẩu trái cây Việt Nam năm 2009 đến 2010 46 Bảng 3.1: Các loại trái cây chính và sản xuất ở Châu Á năm 2010 (1000 tấn) 51 Bảng 3.2: Thị phần trái cây và gạo Việt Nam trên thế giới 56 Bảng 3.3: Phân tích mẫu và khu vực điều tra (số liệu điều tra năm 2011) 58 Bảng 3.4: Các biến sử dụng trong phân tích DEA 64 Bảng 3.5: Hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và sử dụng chi phí 64 Bảng 3.6: Hiệu quả theo quy mô sản xuất 65 Bảng 4.1: Ma trận SWOT ngành trái cây Việt Nam 69 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: 10 quốc gia sản xuất trái cây lớn nhất thế giới năm 2010 (triệu tấn) 29 Biểu đồ 1.2: 20 quốc gia xuất khẩu trái cây lớn nhất thế giới (tỷ USD) 30 Biểu đồ 1.3: 20 quốc gia nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới (tỷ USD) 31 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chủng loại cây ăn quả Việt Nam năm 2010 38 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam từ 1995 - 2010 (triệu USD) 43 Biểu đồ 3.1: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về rào cản thương mại quốc tế 59 Biểu đồ 3.2: Kênh thông tin về rào cản thương mại quốc tế 60 10
  11. Biểu đồ 3.3: Lợi ích của doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh theo GAP 60 Biểu đồ 3.4: Khó khăn của trái cây Việt Nam khi sản xuất theo GAP 61 Biểu đồ 3.5: Hiện trạng của doanh nghiệp kinh doanh trái cây 62 Biểu đồ 3.6: Biện pháp doanh nghiệp đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động 63 11
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Kênh phân phối trái cây Việt Nam 41 Hình 3.1: Chiến lược ngành trái cây nhiệt đới xuất khẩu trên thế giới 52 Hình 3.2: Chu kỳ sống của trái cây không đạt chứng nhận GAP 54 Hình 3.3: Chu kỳ sống của trái cây đạt chứng nhận GAP 55 Hình 3.4: Biểu đồ tổ hợp ngành trái cây và gạo năm 2010 so với 2008 57 DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên phụ lục 1 Hình ảnh một số trái cây xuất khẩu chủ lực ở Đồng Bằng sông Cửu Long 2 Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA 3 Phiếu khảo sát doanh nghiệp 4 Cam kết WTO về nhóm Rau quả. 5 GLOBALGAP công cụ quản lý để có sản phẩm nông nghiệp an toàn. LỜI MỞ ĐẦU ---o0o--- • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam với điều kiện sinh thái ưu đãi thích hợp và có tiềm năng lớn để phát triển cây ăn quả nhiệt đới. Người dân Việt Nam từ lâu đã du nhập, chọn lọc, lai tạo và trồng thành công khá nhiều loại cây ăn quả đến nay đã thành hàng hóa đặc sản thơm ngon nổi tiếng trong nước và một số quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong sáu quốc gia Châu Á sản xuất trái cây đạt sản lượng lớn. Tuy nhiên, trái cây lại được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, xuất khẩu trái cây 12
  13. vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực có điều kiện tự nhiên tương tự như Trung Quốc, Phillippines, Indonesia, Thái Lan. Trước đây, trái cây Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua Trung Quốc (chiếm trên 50% thị phần). Trong giai đoạn 2004-2008, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục bị sụt giảm do chính sách nhập khẩu của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Đến năm 2009, Việt Nam mới mở rộng thị trường sang khu vực EU và Bắc Mỹ trong khi đây mới là hai thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới (chiếm trên 70% thị trường và nhu cầu tiêu thụ tăng lên hàng năm). Như vậy trái cây Việt Nam gần như quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống Trung Quốc đồng thời hội nhập khá trễ với thị trường trái cây thế giới so với các nước trong khu vực. Chính điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam. Việt Nam chỉ mới xuất khẩu một số trái cây đặc sản như thanh long, xoài và chôm chôm vào EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời gian gần đây nhưng rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu trái cây vào các thị trường này không phải là điều dễ dàng. Các quốc gia phát triển với mức sống cao thường đặt ra những rào cản thương mại rất khắt khe đối với trái cây nhập khẩu để đảm bảo an toàn cho người dân. Một trong những rào cản thương mại lớn nhất đối với trái cây thế giới là đạt giấy chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt GlobalGAP. Để đạt chứng nhận này thì đòi hỏi sản xuất trong nước cũng phải phát triển ở một trình độ nhất định và cần có thời gian để áp dụng. Chính vì vậy, mặc dù năng lực sản xuất rất dồi dào nhưng số lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quá ít nên trái cây Việt Nam khó có thể mở rộng xuất khẩu vào các thị trường lớn. Việc tiêu thụ trái cây trên thế giới ngày càng gia tăng chủ yếu do xu hướng tiêu dùng sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Theo dự báo của tố chức Nông Lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới dự báo tăng 3.6% qua các năm trong 13
  14. khi sản lượng chỉ tăng 2.8%. Đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới của các nước phát triển ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Singapore…ngày càng tăng. Thị trường trái cây thế giới trong thời gian tới là rất có triển vọng. Như vậy, làm thế nào để ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam có thể hội nhập với thị trường thế giới trước các rào cản thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, và trái cây Việt Nam có thể khai thác hết tiềm năng sản xuất của ngành, tôi đã lựa chọn đề tài ‘Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế’ để tìm ra giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của trái cây Việt Nam vào thị trường thế giới, để trái cây Việt Nam vươn lên là ngành có lợi thế cạnh tranh của đất nước. • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam dựa trên việc phân tích mô hình xác định lợi thế cạnh tranh. • Khảo sát nhận thức của doanh nghiệp về các rào cản thương mại quốc tế. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thông qua khảo sát thực tế. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành. • Đề xuất giải pháp, kiến nghị để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành trước các rào cản thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về ngành sản xuất - xuất khẩu trái cây Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng của ngành trong vòng mười năm trở lại đây, đặc biệt giai đoạn từ 2007 đến 2010. Phạm vi không gian: nghiên cứu rào cản thương mại thế giới đối với trái 14
  15. cây, nghiên cứu thị trường trái cây thế giới, nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu của trái cây Việt Nam, nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành. • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiếp cận mục tiêu bằng cách sử dụng các phương pháp sau đây: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích thống kê số liệu thứ cấp dựa vào hai mô hình cơ bản: (1) phân tích định tính dựa vào mô hình chu kỳ sống sản phẩm quốc tế IPLC, (2) phân tích định lượng dựa vào mô hình biểu đồ tổ hợp Cluster Chart Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp trên cơ sở sử dụng công cụ thống kê trong phần mềm excel. Kết quả về phản ứng của doanh nghiệp trước các rào cản thương mại quốc tế sẽ thể hiện thông qua biểu đổ. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: phương pháp màng bao dữ liệu (DEA): phương pháp tiếp cận ước lượng biên. DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học để ước lượng cận biên sản xuất. mô hình DEA đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper và Rhodes vào năm 1978. Để đo lường hiệu quả trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency - TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (Scale Efficiency – SE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân phối nguồn lực sản xuất (Allocative Efficiency – AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (Cost Efficiency – CE). Những vấn đề về cơ chế, chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sẽ được đề xuất dựa vào phương pháp phân tích tổng hợp. • NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN Trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin, tác giả tìm được một số đề tài có liên quan nghiên cứu về trái cây Việt Nam như sau: • Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển ngành chế biến trái 15
  16. cây Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Kinh tế TP HCM, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. Đề tài tập trung vào ngành chế biến trái cây bằng cách phân tích ma trận SWOT ngành sản xuất và chế biến trái cây từ đó hoạch định chiến lược và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược. • Bùi Đức Liêm (2006), Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM. Luận văn nghiên cứu và tiến hành khảo sát bằng phương pháp định lượng để tìm ra các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam bao gồm chất lượng, giá cả, thương hiệu, phân phối. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các yếu tố trên. Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu khác chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất hơn là xuất khẩu của trái cây Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu trái cây, tác giả nhận thấy rằng: mặc dù Việt Nam là nước sản xuất trái cây lớn thứ 6 Châu Á nhưng chỉ mới xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ trong 2-3 năm gần đây. Nguyên nhân là do trái cây Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường, nói đúng hơn là các đáp ứng các rào cản thương mại của thị trường. Cho nên việc tìm hiểu về khả năng đáp ứng của ngành đối với các rào cản thương mại thế giới ngày càng gia tăng là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay. Dựa vào việc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu liên quan thì đề tài này có những điểm mới sau: • Sử dụng 2 mô hình định tính và định lượng trong phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter. • Sử dụng phần mềm DEAP 2.1 để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa vào các chi phí hoạt động của các doanh nghiệp để phân tích khả năng của doanh nghiệp trước các rào cản thương mại quốc tế. 16
  17. • KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm các phần: mục lục, danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ thị hình vẽ, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và phần nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh và rào cản thương mại quốc tế của ngành trái cây. Trình bày các vấn đề: các lý thuyết cạnh tranh ngành, mô hình xác định lợi thế cạnh tranh ngành, xu hướng phát triển của rào cản thương mại thế giới, rào cản kỹ thuật của EU đối với trái cây, tổng quan về thị trường trái cây thế. Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất và xuất khẩu của trái cây Việt Nam so sánh với một số đối thủ chính, nhận xét về những kết quả và hạn chế của ngành trái cây Việt Nam hiện nay. Chương 3: Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam. Tập trung phân tích về nhóm chiến lược trái cây Việt Nam với các nước trong khu vực. Dự báo chu kỳ sống của trái cây trên thị trường thế giới. Áp dụng mô hình Cluster Chart phân tích lợi thế cạnh tranh ngành. Phân tích đánh giá và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam trước các rào cản thương mại quốc tế. Nội dung chính: đưa ra ma trận SWOT ngành, đề xuất hai nhóm giải pháp chính về sản xuất và xuất khẩu, một số giải pháp khác và một số kiến nghị. 17
  18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÀNH TRÁI CÂY ---o0o--- • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH • Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh Các học thuyết kinh tế thị trường dù trường phái nào đều thừa nhận rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Cạnh tranh theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt là: “Tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”.[5, 448] Theo cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam đó chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.[5, 448] Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh Tế học “Cạnh tranh – sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”. Ngoài ra, cũng có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh… Song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: • Cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. • Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể mà các bên 18
  19. đều muốn giành lấy để cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. • Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… • Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán… Với phương pháp tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm đủ mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Theo các nhà kinh tế học cổ điển, các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn, lao động, tài sản hữu hình là nguồn lực quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Adam Smith cho rằng lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động. Năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm. Muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất. David Ricardo lại cho rằng: lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào lợi thế tương đối tức lợi thế so sánh và nhân tố quyết định lợi thế so sánh vẫn là chi phí sản xuất nhưng mang tính tương đối. Micheal Porter phân biệt rõ 3 cấp độ của lợi thế cạnh tranh: • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: là sự khác biệt về sản phẩm của một doanh nghiệp mang tính vượt trội so với doanh nghiệp khác cùng ngành sản 19
  20. xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp nước ngoài). Hai yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp đó là chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm. • Lợi thế cạnh tranh của ngành: lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc gia là sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác trên thế giới. • Lợi thế cạnh tranh của quốc gia: là sự khác biệt mang tính vượt trội trong môi trường kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia. • Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ngành A. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Theo quan điểm của Adam Smith, lợi thế tuyệt đối được hiểu là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động cao hơn hay chi phí lao động thấp hơn để làm ra cùng một loại sản phẩm. Mô hình mậu dịch quốc tế của một quốc gia là chỉ xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối. Nếu mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào loại sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối thì tài nguyên của đất nước sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và thông qua biện pháp trao đổi mậu dịch quốc tế các quốc gia giao thương đều có lợi hơn do tổng khối lượng các loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của mỗi quốc gia tăng nhiều hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản xuất toàn bộ. Tuy nhiên, thực tế chỉ có một số ít nước có lợi thế tuyệt đối, còn những nước nhỏ hoặc nghèo tài nguyên thì việc trao đổi mậu dịch quốc tế có xảy ra không? Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối không trả lời được mà phải dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2