Luận văn Thạc sĩ Kinh tế:Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế:Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHU HỒNG QUANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHU HỒNG QUANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN VIỆT THẢO HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Chu Hồng Quang
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Việt Thảo - người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trường Đại học Thương mại, Khoa Sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020 Tác giả Chu Hồng Quang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................... vii MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ ....................................................................................... 10 1.1. Một số lý thuyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ................ 10 1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................. 10 1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử . 13 1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ........................... 15 1.2. Nội dung đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ........... 19 1.2.1. Sự thay đổi về quy mô sản xuất ........................................................................ 19 1.2.2. Sự thay đổi về cơ cấu .......................................................................................... 20 1.2.3. Tiến bộ trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ......................... 21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử 22 1.3.1. Dung lượng thị trường........................................................................................ 22 1.3.2. Nguồn nhân lực công nghiệp ............................................................................. 22 1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 23 1.3.4. Hệ thống chiến lược chính sách ........................................................................ 23 1.3.5. Hệ thống thông tin ............................................................................................... 24 1.3.6. Các nhân tố liên quan đến đặc tính doanh nghiệp ....................................... 24 1.4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại một số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội..................................................... 25 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 25 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương.................................................................. 31 1.4.3. Bài học kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Hà Nội .............. 32
- iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................ 35 2.1. Khái quát tình hình phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................. 35 2.1.1. Khái quát tình hình phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ... 35 2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ................................................................................................................... 37 2.2. Thực trạng tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................... 38 2.2.1. Thực trạng quy mô sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ....... 38 2.2.2. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử .................... 43 2.2.3. Thực trạng tiến bộ trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử..... 44 2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội ...................................................................... 49 2.3.1. Dung lượng thị trường........................................................................................ 49 2.3.2. Nguồn nhân lực công nghiệp ............................................................................. 50 2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 51 2.3.4. Hệ thống chiến lược, chính sách ....................................................................... 54 2.3.5. Hệ thống thông tin ............................................................................................... 60 2.3.6. Các nhân tố về khả năng cạnh tranh, quản trị doanh nghiệp và một số nhân tố khác..................................................................................................................... 61 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................................ 64 2.4.1. Những thành tựu.................................................................................................. 64 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ......................................................... 66 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. .................................... 70 3.1. Bối cảnh, quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội.......................................................................................... 70 3.1.1. Bối cảnh.................................................................................................................. 70
- v 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 ............................................................................. 76 3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội................................................................................................................. 80 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội ...................................................................................................................................... 86 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 91 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Formatted: Level 1, Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Formatted: Line spacing: single Formatted: None, Space Before: 0 pt, Line spacing: CMCN Cách mạng công nghiệp single, Don't keep with next, Don't keep lines together CNHT Công nghiệp hỗ trợ Formatted: Line spacing: single CNH Công nghiệp hóa Formatted: Line spacing: single CN Công nghiệp Formatted: Line spacing: single CN CBCT Công nghiệp chế biến chế tạo Formatted: Line spacing: single CNĐT Công nghiệp điện tử Formatted: Line spacing: single DN Doanh nghiệp Formatted: Line spacing: single GTGT Giá trị gia tăng Formatted: Line spacing: single KCN Khu Công nghiệp Formatted: Line spacing: single KHCN Khoa học công nghệ NK Nhập khẩu Formatted: Line spacing: single XK Xuất khẩu Formatted: Line spacing: single VN Việt Nam TIẾNG ANH Từ viết Formatted: Line spacing: single Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Formatted: None, Space Before: 0 pt, Line spacing: tắt single, Don't keep with next, Don't keep lines together FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Formatted: None, Space Before: 0 pt, Line spacing: single, Don't keep with next, Don't keep lines together MNCs Multinational corporations Công ty đa quốc gia Formatted: Line spacing: single Formatted: Line spacing: single TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia Formatted: Line spacing: single
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Hà Nội .......... 36 giai đoạn 2015-2019........................................................................................................ 36 Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành điện tử Hà Nội 2019 .......... 37 Bảng 2.3: Doanh thu DN CNHT ngành điện tử giai đoạn 2015 - 2019 .............. 38 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp CNHT Hà Nội theo loại hình ......................... 40 giai đoạn 2015 - 2019...................................................................................................... 40 Bảng 2.5: Số lượng các DN CNHT phân theo nhóm ngành nghề........................ 41 Bảng 2.6. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành điện tử Hà Nội..................................................................................................... 44 HÌNH, HỘP Hình 1.1. Phạm vi CNHT ngành điện tử ................................................................... 12 Hình 2.1: So sánh tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ cho các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội giai đoạn 2015 và 2019 ........................................................................ 42 Hộp 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng của Samsung ............................................................................................................................ 63
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy liên kết trong sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp chính, cũng như của nền kinh tế. Trong số các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử được coi là một trong số các ngành được xác định là ngành được lựa chọn để ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035. Xét về thực trạng phát triển, ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) đang có sự phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu các mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện điện tử của Việt Nam đã tăng gần 16,5% năm 2016 và 33,2% năm 2017. Ngoài ra, chỉ số sản xuất và chỉ số tiêu thụ các s ản phẩm điện tử cũng liên tục tăng cao, ... Sự phát triển của ngành CNĐT Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do đã thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia ở cả lĩnh vực sản xuất sản phẩm cuối cùng và linh kiện điện tử; nhiều doanh nghiệp điện tử nước ngoài lớn đã đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Canon, Intel, Foxconn, Panasonic, LG,..., đã đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm của ngành điện tử nói riêng và của cả nước nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển CNHT ngành điện tử, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử phát triển; bản thân các doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, … để thúc đẩy ngành CNHT điện tử trong nước phát triển. Tuy nhiên, CNHT của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành điện tử nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung. Với hơn 90% các linh kiện chính như động cơ và linh kiện điện tử cho sản xuất ngành điện tử đều phải nhập khẩu, liên kết giữa doanh nghiệp CNHT trong nước và các tập đoàn, doanh nghiệp điện tử nước ngoài còn vô cùng yếu dẫn đến
- 2 giá trị gia tăng của toàn ngành điện tử tạo ra còn thấp, do đó, chưa thể hiện rõ vai trò tích cực đáng kể đến năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Từ những vấn đề đưa ra, có thể thấy rằng, phát triển CNHT ngành điện tử là cần thiết và mang tính khách quan, là động lực quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Thủ đô Hà Nội – với vị thế là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, kinh tế, tài chính và giao dịch quốc tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực. Những năm qua Hà Nội đã và đang nhịp bước cùng cả nước trong quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, ngành CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng của Hà Nội đã chứng tỏ vị thế độc lập của mình khi tạo ra hiệu quả kinh tế, đời sống thu nhập, mức nộp ngân sách, đổi mới công nghệ cao hơn mặt bằng chung của ngành công nghiệp. Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước. Tuy nhiên, ngành CNHT nói chung và CNHT ngành điện tử nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch hàng chục tỷ USD/năm nhưng lại đang phải nhập khẩu tới 80% - 100% nguyên liệu, làm cho tỷ lệ giá trị gia tăng (GTGT) chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu sản phẩm; Trình độ công nghệ trong lĩnh vực CNHT của Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng hiện nay còn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu, vì thế rất khó vươn ra xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng đáng báo động là thiếu liên kết giữa các nhà sản xuất lớn với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ, giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, dẫn đến mạnh ai nấy làm. Trong khi phần lớn doanh nghiệp trong nước là các doanh nghiệp nhỏ lẻ quy mô sản xuất bé, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ các nước trong khu vực, không chiếm được thị trường, phải giải thể, bỏ cuộc chơi. Thực tế hiện nay là nhiều nhà đầu tư không muốn đầu tư vào sản xuất CNHT.
- 3 Xuất phát từ thực tiễn trên, cao học viên đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế tại trường Đại học Thương mại. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Commented [TH1]: Bổ sung các nghiên cứu gần đây Nghiên cứu về CNHT ngành điện tử đã được đề cập khá nhiều từ các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, thạc sỹ, một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài như sau: * Các công trình nghiên cứu trong nước - Báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh CNHT ở Việt Nam” do JETRO thực hiện tháng 3/2004, được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về các ngành CNHT ở Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định CNHT ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời điểm đó còn rất thấp, các doanh nghiệp khu vực tư nhân và khối doanh nghiệp FDI đang vươn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội. - GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, đã đề cập đến: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đặc biệt là đưa ra quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho Việt Nam. - GS. Kenichi Ohno (2007), “Xây dựng các ngành CNHT ở Việt Nam” trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT tại Chương 1 “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”; Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của khái niệm CNHT và đề xuất khái niệm cho Việt Nam tại Chương 2 “CNHT, Tổng quan về khái niệm và sự phát triển”; Toshiyuki Baba đã phân tích định lượng cấu trúc mua sắm CNHT trong ASEAN 4 và Hàn Quốc, Nhật Bản tại Chương 3; và Junichi Mori đã đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT tại Chương 4 “Thiết kế cơ sở dữ liệu cho CNHT”. - Trương Thị Chí Bình (2010), Luận án Tiến sỹ “Phát triển CNHT trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về ngành CNHT nói chung, và ngành CNHT điện tử gia dụng nói riêng; phân tích thực trạng
- 4 và triển vọng phát triển của ngành CNHT điện tử gia dụng ở Việt Nam và đề xuất phương hướng, lộ trình, các giải pháp quan trọng trong phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam như cơ khí, nhựa, xe máy, ô tô. - Hà Thị Hương Lan (2014), Luận án Tiến sỹ “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp của Việt Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận về CNHT: Quan niệm về CNHT, đặc điểm của CNHT, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CNHT và những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CNHT. Phân tích thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nhân tố mới ảnh hưởng đến phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam; thực trạng CNHT trong ngành công nghiệp Xe máy, Dệt- May, và Điện tử ở Việt Nam; kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam. Luận án đề xuất được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam. - Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, mục tiêu chung của Quy hoạch là xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn. Tạo các sản phẩm chất lượng, giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước. Mục tiêu cụ thể là chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12,13 %/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 11,32%/năm và giai đoạn 2021 – 2030 đạt 10,20%/năm; tỷ trọng GDP công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 41-42% (trong đó công nghiệp chiếm 31- 32%) năm 2015 và giữ ổn định 41-42% vào năm 2020 trong tổng giá trị GDP của Thành phố. Quy hoạch cũng xác định rõ định hướng phát triển các ngành công nghiệp, gồm: Điện tử - công nghệ thông tin; Cơ khí; Hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm; Chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống; Dệt may, da giày; Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; Định hướng phát triển nghề, làng nghề; Định hướng phát
- 5 triển không gian công nghiệp; và các giải pháp cơ bản, bao gồm: công nghệ, đầu tư, nguồn nhân lực, tổ chức và quản lý, về tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, về hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển và giải pháp về bảo vệ môi trường. * Các công trình nghiên cứu ngoài nước - Keiko Morisawa (2000), Nghiên cứu về các ngành CNHT ở Philippine cho rằng sự mở rộng về nhu cầu cho các linh phụ kiện sẽ là điều kiện quan trọng nhất cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tiếp theo, sự phát triển về công nghệ kỹ thuật, công nghiệp vật liệu và cơ chế vốn cũng là những đòi hỏi cần thiết. CNHT ở Philippin kém phát triển trước tiên, là do sự thiếu hụt về nhu cầu. Các nguyên nhân khác bao gồm: trình độ công nghệ thấp; sự thiếu hụt về các nhà công nghệ và kỹ sư; sự thiếu hụt về vốn và thông tin; phong cách quản lý theo tập quán, ngành công nghiệp nguyên liệu non trẻ, … - Ryuichiro Inoue (1998), sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ chế và các chiến lược, chính sách, chương trình; chuyển đổi công nghệ cũng là những nhân tố cần thiết cho sự phát triển CNHT tại các nước ASEAN. - “Đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của châu Á” (Strengthening of supporting Industries: Asian Experiences) của Tổ chức Năng suất châu Á (Asian productivtity Orgnisation) (2002) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT từ các nước châu Á qua các thời kỳ (như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), trong đó, có tập trung vào một số chính sách chính được coi là tiên quyết cho phát triển CNHT, như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ từ phía Chính phủ cho liên kết doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội” là không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó và đề tài nhằm làm rõ những mặt được, mặt chưa được và chỉ rõ nguyên nhân yếu kém của ngành CNHT trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và một số kiến
- 6 nghị cụ thể cho các bên liên quan để phát triển ngành CNHT trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử,… Hai là, đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2019: làm rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân yếu kém. Ba là, đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành điện tử, tiến hành đánh giá hiện trạng phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội theo một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mặt số lượng và chất lượng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành điện tử của Hà Nội trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện. - Về không gian: Các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
- 7 nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở chủ yếu trong các khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu Công nghệ cao đã được quy hoạch. Tuy nhiên, để phân tích, làm rõ hơn những vấn đề tồn tại trong thực trạng phát triển CNHT của ngành điện tử - luận văn sẽ tiến hành 1 cuộc điều tra riêng để nghiên cứu điển hình thực trạng của Samsung (một trong những tập đoàn sản xuất điện tử và linh kiện điện tử có đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam) và khảo sát hệ thống các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội đang và mong muốn sẽ cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho tập đoàn này. - Về thời gian: Phân tích thực trạng trong giai đoạn 2017-2019 và đề xuất giải pháp, kiến nghị cho giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Thông tin thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ cơ sở dữ liệu của Bộ Công thương, Trung tâm SIDEC – Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp – Bộ Công thương; Bộ kế hoạch đầu tư; Tổng Cục Thống kê; Tổng cục Hải quan; Trademap.org, UNComtrade ... Cụ thể: Các số liệu về thực trạng ngành điện tử và CNHT ngành điện tử được lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê; Tổng cục Hải quan; Trung tâm hỗ trợ DN CNHT (SIDEC) - Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – Bộ Công thương; các số liệu XNK được lấy từ nguồn dữ liệu xuất nhập khẩu UNComtrade. Các dữ liệu khác liên quan đến CNHT và các sản phẩm CNHT ngành điện tử như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được thu thập từ các trang web Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư; Chính phủ, các nguồn khác như Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp CNHT Thành phố Hà Nội, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp CNHT – Bộ Công thương, các đề tài nghiên cứu, luận án, bài báo, bài phân tích,… có liên quan.
- 8 + Thông tin sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học. Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn, điều tra các đối tượng là những doanh nghiệp đang sản xuất trong ngành điện tử, cụ thể là: Luận văn chọn mẫu phỏng vấn sâu với đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu là các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử và các doanh nghiệp cung ứng CNHT cho nó: Tập trung nghiên cứu điển hình tập đoàn hiện đang có vị thế lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu ngành điện tử VN là Samsung và hệ thống các doanh nghiệp trong nước đã, đang và mong muốn sẽ cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho tập đoàn trên. Đối với đại diện Samsung số lượng phát ra 10 phiếu, thu về 8 phiếu, đối tượng phỏng vấn, khảo sát là đại diện các trưởng phòng quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, logistic, marketing, kinh doanh, giám đốc quan hệ truyền thông, chuyên gia người Hàn Quốc; Đối với doanh nghiệp cung ứng CNHT: tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn với 2 nhóm DN là các DN FDI hiện đang sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ cho Samsung; các DN CNHT đang có quan hệ hợp tác sản xuất, cung ứng các sản phẩm cho Samsung trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, email,… được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng này. 5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Các phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển CNHT dựa trên việc kế thừa các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CNHT. Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp số liệu thu thập, từ đó xây dựng các bảng biểu, đồ thị để phân tích dữ liệu đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử Việt Nam.
- 9 Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, rút ra những kết luận về xu hướng biến động, nguyên nhân, tác động… trong thực trạng phát triển CNHT – tăng trưởng ngành điện tử - tăng trưởng kinh tế. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trên địa bàn Hà Nội.
- 10 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ 1.1. Một số lý thuyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Cho đến nay, thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, và đặc biệt, được phổ biến hơn cả tại các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN,… Tuy nhiên, phạm vi của CNHT vẫn còn khá mở và chưa có một định nghĩa thống nhất. Khái niệm về CNHT đang được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa rộng, Công nghiệp hỗ trợ bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp nói chung. Theo nghĩa này, công nghiệp hỗ trợ sẽ bao gồm cả sản xuất nguyên liệu thô, các linh kiện, phụ tùng và các dịch vụ liên quan,… phục vụ cho quá trình sản xuất các hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng. Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hỗ trợ gắn với chức năng cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. Như vậy, có nhiều cách tiếp cận định nghĩa CNHT khác nhau, tùy vào phạm vi, mục đích nghiên cứu của từng đề tài. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả tiếp cận CNHT theo nghĩa tương đối hẹp, theo đó, tác giả xin đưa ra định nghĩa về CNHT như sau: "Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp như ngành ô tô, xe máy, điện, điện tử,... Trong đó, sản phẩm CNHT các ngành lắp ráp bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản như nhựa, cao su, kim loại; các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa – cao su, linh kiện kim loại, linh kiện điện (như pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử; ..."
- 11 1.1.1.2. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Ngành điện tử sản xuất thiết bị điện tử cho các ngành công nghiệp và các sản phẩm điện tử tiêu dùng, như máy tính, ti vi và bảng mạch điện. Các ngành công nghiệp điện tử bao gồm viễn thông, thiết bị, linh kiện điện tử, điện tử công nghiệp và điện tử tiêu dùng. Các công ty điện tử sản xuất thiết bị điện, sản xuất linh kiện điện và bán các sản phẩm này để cung cấp cho người tiêu dùng. Hoạt động công nghiệp điện tử bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng. Sản phẩm phần cứng bao gồm: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Điện tử nghe nhìn; Điện tử gia dụng; Điện tử chuyên dùng; Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện; Phụ tùng, linh kiện điện tử; Các sản phẩm phần cứng khác. Theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC Revision 3), ở phân cấp 3, các sản phẩm điện tử được chia thành 7 nhóm: Máy văn phòng (751); Máy tính và thiết bị (752); Linh kiện/ phụ tùng của máy văn phòng (759); Tivi (761); Máy thu, phát thanh (762); Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh (763); Thiết bị liên lạc viễn thông và phụ tùng (754). Từ khái niệm chung về CNHT và khái niệm về CN điện tử, có thể đưa ra định nghĩa về CNHT ngành điện tử là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử,... Trong đó, sản phẩm CNHT ngành điện tử bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản như nhựa, cao su, kim loại; các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa – cao su, linh kiện kim loại, linh kiện điện (như pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử; bao bì ... Từ đó, có thể mô tả phạm vi CNHT ngành điện tử như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình và Đầu tư Địa ốc Hồng Quang
76 p | 371 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh Bình Phước
75 p | 363 | 136
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố Pleiku, tỉnh Giao Lai
26 p | 436 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt - Huỳnh Ngọc Lan Chi
94 p | 283 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 350 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 228 | 87
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp gia tăng nguồn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
77 p | 205 | 84
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sát nhập mua lại ngân hàng theo quy định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam
110 p | 165 | 45
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
97 p | 184 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Nam
26 p | 159 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 223 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng - Lê Thị Tú Nga
13 p | 117 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre
113 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn