![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đến năm 2020
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nội dung chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển của KCN Vĩnh Lộc. Trên cơ sở đó rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của KCN Vĩnh Lộc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- TRẦN THANH BÌNH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐĂNG KHOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã tham gia giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng với thái độ hết sức nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Đặc biệt tôi xin kính trọng và cảm ơn thầy Trần Đăng Khoa, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, tập thể đồng nghiệp Công ty TNHH một thành viên Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc cung cấp thông tin trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Người viết Trần Thanh Bình
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Đăng Khoa. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Người viết Trần Thanh Bình
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, đồ thị Mở đầu ...................................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan về khu công nghiệp ............................................................. 4 1.1 Cơ bản chung về khu công nghiệp ................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm về Khu công nghiệp .......................................................... 4 1.1.2 Các loại hình Khu công nghiệp........................................................... 5 1.1.3 Quá trình thành lập và phát triển các khu công nghiệp Tp.HCM ....... 7 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khu công nghiệp .............................................. 10 1.2.1 Môi trường chính trị - xã hội và kinh tế............................................ 10 1.2.2 Điều kiện tự nhiên – kết cấu hạ tầng ................................................ 10 1.2.3 Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động.............................. 11 1.2.4 Môi trường đầu tư ............................................................................. 11 1.2.5 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................. 12 1.2.6 Phát triển khu dân cư ........................................................................ 12 1.2.7 Điều kiện về đất đai .......................................................................... 13 1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển khu công nghiệp ................................ 13 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển KCN của các nước trong khu vực .............. 13 1.3.1.1 Đài Loan ................................................................................ 13 1.3.1.2 Hàn Quốc .............................................................................. 14 1.3.1.3 Malaysia ................................................................................ 15 1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam .................................. 16 1.3.2.1 Đồng Nai ............................................................................... 16
- 1.3.2.2 Bình Dương ........................................................................... 18 1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển KCN Vĩnh Lộc ... 19 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 22 Chương 2: Đánh giá hiện trạng Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ............................. 23 2.1 Tổng quan về Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ................................................... 23 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Một thành viên KCN Vĩnh Lộc ........ 23 2.1.2 Kết quả hoạt động của Khu công nghiệp Vĩnh Lộc.......................... 25 2.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng ................................. 26 2.1.4 Tình hình thu hút đầu tư vào KCN Vĩnh Lộc ................................... 26 2.1.5 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Vĩnh Lộc ... 28 2.2 Phân tích môi trường nội bộ của KCN Vĩnh Lộc ......................................... 30 2.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...................................................................... 30 2.2.2 Thu hút đầu tư ................................................................................... 33 2.2.3 Sản xuất kinh doanh .......................................................................... 34 2.2.4 Nhân lực ............................................................................................ 35 2.2.5 Quản trị ............................................................................................. 36 2.2.6 Nghiên cứu phát triển ....................................................................... 36 2.2.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .................................... 36 2.2.8 Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu đối với KCN Vĩnh Lộc ......... 38 2.3 Phân tích các yếu tố môi trường đối với hoạt động của KCN Vĩnh Lộc ..... 38 2.3.1 Môi trường vĩ mô .............................................................................. 38 2.3.2 Môi trường vi mô .............................................................................. 43 2.3.3 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính ................................. 44 2.3.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................. 45 2.3.5 Các cơ hội và thách thức đối với KCN Vĩnh Lộc............................. 46 2.3.6 Dự báo các chỉ số phát triển của KCN Vĩnh Lộc đến năm 2020...... 46 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 48 Chương 3: Giải pháp phát triển KCN Vĩnh Lộc đến năm 2020 ......................... 49 3.1 Sứ mạng và mục tiêu của Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đến năm 2020 ......... 49
- 3.1.1 Sứ mạng ............................................................................................ 49 3.1.2 Cơ sở để xây dựng mục tiêu ............................................................. 49 3.1.3 Mục tiêu phát triển của KCN Vĩnh Lộc............................................ 51 3.2 Một số giải pháp phát triển KCN Vĩnh Lộc đến năm 2020 ......................... 52 3.2.1 Hình thành các giải pháp qua phân tích SWOT .............................. 52 3.2.2 Lựa chọn giải pháp qua việc sử dụng ma trận định lượng QSPM ... 54 3.3 Nội dung cụ thể giải pháp mang tính chiến lược được lựa chọn .................. 59 3.3.1 Giải pháp “Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ” ....................... 59 3.3.2 Giải pháp “Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ” ..................................... 60 3.3.3 Giải pháp “Phát triển thị trường” ...................................................... 61 3.3.4 Giải pháp “Thu hút nhà đầu tư ngành công nghệ cao” ..................... 72 3.4 Giải pháp hỗ trợ ............................................................................................ 63 3.5 Một số kiến nghị ........................................................................................... 66 3.5.1 Đối với Chính phủ ............................................................................ 66 3.5.2 Đối với Ủy ban nhân dân TP.HCM .................................................. 66 3.5.3 Đối với Ban quản lý các KCX, KCN TP.HCM ................................ 67 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 69 Kết luận .................................................................................................................... 70 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT - CNC: Công nghệ cao - CNH: Công nghiệp hóa - CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - EFE Matrix: External Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài - GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội - HEPZA: Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones Authority – Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - IFE Matrix: Internal Factors Evaluation Matrix – Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - KCX-KCN: Khu chế xuất, khu công nghiệp - QSPM: Quantitative Strategic Planning Matrix – Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng - SWOT: Strengths, Weaknesses, Oportunities, Threats – Phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - UBND: Ủy ban nhân dân - WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới - XNK: Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Trang 1. Danh mục các bảng: Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dự kiến điều chỉnh quy hoạch các KCX-KCN TP.HCM đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020 ....................................... 9 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của KCN Vĩnh Lộc qua 05 năm (2006 – 2010)................................................................... 25 Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của KCN Vĩnh Lộc ...... 37 Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của KCN Vĩnh Lộc ............................... 44 Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của KCN Vĩnh Lộc..... 45 Bảng 3.1: Ma trận SWOT .................................................................................... 53 Bảng 3.2: Ma trận QSPM cho nhóm SO ............................................................. 54 Bảng 3.3: Ma trận QSPM cho nhóm ST .............................................................. 55 Bảng 3.4: Ma trận QSPM cho nhóm WO ............................................................ 56 Bảng 3.5: Ma trận QSPM cho nhóm WT ............................................................ 57 Bảng 3.6: Danh mục giải pháp lựa chọn của KCN Vĩnh Lộc ............................. 58 2. Danh mục các hình: Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên KCN Vĩnh Lộc ......................................................... 24 Hình 2.2: Tình hình thu hút dự án đầu tư vào KCN Vĩnh Lộc tính đến 31/12/2010 .......................................................................... 27 Hình 2.3: Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN Vĩnh Lộc tính đến 31/12/2010 .......................................................................... 28 Hình 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước vào KCN Vĩnh Lộc tính đến 31/12/2010 .......................................................................... 28 Hình 2.5: Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư theo quốc gia vào KCN Vĩnh Lộc
- tính đến 31/12/2010 .......................................................................... 30 Hình 2.6: Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư theo ngành nghề vào KCN Vĩnh Lộc tính đến 31/12/2010 .......................................................................... 30
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Các KCX-KCN của TP.Hồ Chí Minh được hình thành từ những năm 90 với mô hình đầu tiên là KCX Tân Thuận được thành lập năm 1991. Các KCX-KCN thành phố được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động, du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy kinh tế văn hóa xã hội của thành phố.... Đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX và 12 KCN với tổng diện tích là 3.620 ha. Đến 31/12/2009, tại các KCX-KCN có 1.167 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,7 tỷ USD. Trong đó đầu tư nước ngoài 471 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2,72 tỷ USD; đầu tư trong nước 696 dự án, vốn đầu tư đăng ký 1,98 USD. Các dự án đầu tư đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Tổng diện tích đất thuê lũy kế tại 12 KCX-KCN đang hoạt động là 1.138,59 ha/1.281,89 ha đất thương phẩm được phép cho thuê, đạt tỷ lệ lấp đầy 89%. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 22 KCX- KCN với tổng diện tích khoảng 5.809 ha. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và phát triển của các KCX-KCN TP. HCM thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ngoài ra tình hình kinh tế thế giới vừa trải qua đợt khủng hoảng đang trên đà hồi phục, sự cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, quyết liệt hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, được đầu tư bởi Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn – CHOLIMEX, thành lập năm 1997 chuyên kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và các dịch vụ tiện ích công cộng. Từ năm 2007 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã chuyên đổi mô hình hoạt động lên thành Công ty TNHH một thành viên Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Từ khi thành lập đến nay, tuy Khu công nghiệp Vĩnh Lộc có nhiều biện pháp để hướng đến mục tiêu hiệu
- 2 quả nhưng chưa xây dựng cho mình một chiến lược phát triển thực sự nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn. Giai đoạn 2011 - 2020 được dự kiến là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế. Đây là cơ hội cần nắm bắt của các ngành kinh doanh trong đó có kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều nguy cơ tiềm ẩn cũng có khả năng xảy ra đe dọa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không nằm ngoài xu thế chung đó, để thích ứng tốt với diễn biến thị trường, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc cần có chiến lược phát triển trong thời kỳ mới nhằm khai thác các thế mạnh của mình để tận dụng được các cơ hội, song song đó tìm cho mình biện pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế các nguy cơ có thể xảy đến để đạt đến mục tiêu cao nhất là kinh doanh có hiệu quả. Trước bối cảnh và đặc điểm tình hình trên, việc phân tích, đánh giá để tìm chiến lược phát triển đúng đắn và những giải pháp phù hợp giúp cho Khu công nghiệp Vĩnh Lộc tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới là một đòi hỏi cấp bách và mang tính thực tiễn. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp cho khoá học thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu của đề tài: - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển của KCN Vĩnh Lộc. Trên cơ sở đó rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của KCN Vĩnh Lộc. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển KCN Vĩnh Lộc giai đoạn từ nay đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thông tin dữ liệu được thu thập từ thực tiễn tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc và có xem xét so sánh với một số khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
- 3 4. Phương pháp thực hiện của đề tài: Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu các đối tượng khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực thể là khu công nghiệp. Đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và suy luận logic để tổng hợp những thông tin, số liệu, dữ kiện nhằm xác định mục tiêu cũng như việc lựa chọn các giải pháp và chiến lược áp dụng. Từ đó tìm ra khả năng đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh của khu công nghiệp. Cuối cùng là phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo các ý kiến của các chuyên gia có uy tín trong ngành để nhận định các yếu tố tác động và mức độ tác động của những yếu tố đó đối với doanh nghiệp từ đó giúp đưa ra những chiến lược hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động của khu công nghiệp. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Ngoài ý nghĩa tham khảo về phương pháp xây dựng chiến lược phát triển, đối với Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Luận văn có thể dùng làm căn cứ phục vụ công tác hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp đồng thời định hướng nghiên cứu mở rộng. 6. Kết cấu của luận văn: Kết cấu chính của luận văn gồm ba chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, và các phụ lục) như sau: Chương 1: Tổng quan về khu công nghiệp. Chương 2: Phân tích đánh giá hiện trạng KCN Vĩnh Lộc. Chương 3: Giải pháp phát triển KCN Vĩnh Lộc đến năm 2020.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ bản chung về khu công nghiệp: 1.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp: Khu công nghiệp là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình thức từ các hình thức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do… xuất hiện từ thế kỷ XIX đến các hình thức mới xuất hiện cuối thế kỷ XX như khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Tại Việt Nam thì khái niệm Khu công nghiệp được giải thích bởi các văn bản pháp quy như sau: - Theo Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. - Theo Luật Đầu tư năm 2005: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. - Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
- 5 1.1.2 Các loại hình khu công nghiệp: Có thể phân các khu công nghiệp trên thế giới thành các loại hình sau đây: a) Khu công nghiệp tập trung (Industrial Park): KCN được cấp phép hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước Trung ương hoặc địa phương. Cơ sở hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân hoặc nhà nước. Được quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm công nghiệp. Hàng hóa vừa có thể tiêu thụ nội địa vửa có thể xuất khẩu. b) Khu chế xuất (Export Processing Zones): Việc cấp phép hoạt động và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương tự như KCN. Được quy hoạch tách khỏi phần nội địa bởi tường rào, không có dân cư sinh sống. Việc ra vào KCX phải qua các cổng quy định được sự kiểm soát của hải quan và đơn vị chức năng. Quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp trong KCX và nội địa được điều chỉnh bằng hợp đồng ngoại thương, phải làm thủ tục xuất nhập khẩu. Thông thường các doanh nghiệp trong KCX chỉ được xuất khẩu tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào nội địa. c) Khu thương mại tự do (Free Trade Zones): Khu thương mại tự do thường được chọn ở vị trí đặc biệt thuận lợi cho hoạt động giao thông thương mại: gần cảng, sân bay, có vị trí tương đối tách biệt với phần nội địa để dễ kiểm soát việc buôn lậu. Các hoạt động trong khu thương mại tự do phong phú đa dạng trên nhiều lĩnh vực: thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Các hoạt động thương mại, XNK của các doanh nghiệp trong khu với nước ngoài không phải chịu thuế XNKvà các rào cản phi thuế quan. Thường các nhà nước sở tại áp dụng chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khu hoạt động về thủ tục hành chính, hải quan, thuế,…
- 6 d) Khu kinh tế (Economic Zones): Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. e) Khu công nghệ cao (High-technology Parks): Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất hoặc tạo ra các dịch vụ mang hàm lượng cao về công nghệ, chất xám, đầu tư lớn cho nghiên cứu, phát triển, được điều hành quản lý bởi những nhà khoa học và công nhân có trình độ cao. Sản phẩm được tạo ra thường sử dụng ít năng lượng và nguyên liệu. Công nghệ sử dụng mang tính tiên tiến, hiện đại. Có các hoạt động dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Nhiều nước không hạn chế chuyên gia, lao động giỏi nước ngoài làm việc. Nhà nước sở tại có những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tín dụng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… g) Khu công nghệ sinh học (Bio-technology Parks): Khu công nghệ sinh học tập trung những doanh nghiệp nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, có thể trở thành nơi tham quan du lịch nghỉ mát. Các lĩnh vực thường được nghiên cứu phát triển bao gồm: kỹ thuật sinh học hiện đại, kỹ thuật vi sinh, kỹ thuật chọn và nhân giống, kỹ thuật chế biến nông sản, kỹ thuật bảo quản, kỹ thuật đóng gói… Khu công nghệ sinh học tập trung những nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước và được nhà nước sở tại áp dụng chính sách ưu đãi. h) Khu công nghiệp sinh thái (Eco-idustrial Park):
- 7 Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. Khu công nghiệp sinh thái được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững. 1.1.3 Quá trình thành lập và phát triển các khu công nghiệp TP.HCM: Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà làm việc ... tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp 2 khó khăn chính là: cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, Chính phủ chủ trương thành lập khu chế xuất để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Vì vậy, Quy chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 và Khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của cả nước đã được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991 nay là Chính phủ. Năm 1992 khu chế xuất Linh Trung, năm 1996 và 1997 liên tiếp 10 KCN của Thành phố có Quyết định thành lập của
- 8 Chính phủ. Đầu năm 2002 và 2004, thêm hai KCN nữa được thành lập theo quyết định của Chính phủ là KCN Phong Phú và KCN Tân Phú Trung. Tính đến 18/3/2011, 3 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có 1.216 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6.678,89 triệu USD, trong đó đầu tư nước ngoài 483 dự án, vốn đầu tư là 4.023,21 triệu USD; đầu tư trong nước 733 dự án, vốn đầu tư đăng ký 39.755,37 tỷ VNĐ (tương đương 2.655,68 triệu USD); kim ngạch xuất khẩu tính đến nay trên 23.082,02 triệu USD với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 256.529 lao động. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, thành phố.Hồ Chí Minh sẽ có 22 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) với tổng diện tích khoảng 5.918,47 ha. Hiện nay, Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM đang quản lý 3 KCX và 12 KCN với tổng diện tích là 3.620 ha. Hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% - 100% trên tổng diện tích đất cho thuê.
- 9 Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dự kiến điều chỉnh quy hoạch các KCX-KCN TP.HCM đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020 Diện tích Số Tên khu công nghiệp Vị trí đất quy TT hoạch (ha) I. Các KCX-KCN đã thành lập và đang hoạt động: 2.471,83 1 KCX Tân Thuận Quận 7 300 2 KCX Linh Trung I Q. Thủ Đức 62 3 KCX Linh Trung II Q. Thủ Đức 61,75 4 KCN Tân Tạo (GĐ1&GĐ2) Q. Bình Tân 373,33 5 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1) Q. Bình Tân 203 6 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27,34 7 KCN Hiệp Phước (GĐ1) H. Nhà Bè 311,40 8 KCN Tân Bình (GĐ1&GĐ2) Q. Tân Phú và Q. Bình Tân 129,96 9 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28,41 10 KCN Lê Minh Xuân (GĐ1) H. Bình Chánh 100 11 KCN Tây Bắc Củ Chi (GĐ1) H. Củ Chi 208 12 KCN Cát Lái (GĐ1&GĐ2) Quận 2 124 13 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 542,64 II. Các KCN đã thành lập và đang xây dựng cơ bản: 1.142,40 14 KCN Phong Phú H. Bình Chánh 148,40 15 KCN Phú Hữu Quận 9 114 16 KCN Đông Nam H. Củ Chi 283 KCN Hiệp Phước (GĐ2) H. Nhà Bè 597 (Nguồn: HEPZA)
- 10 Thành lập Ban quản lý: Ngay sau khi Quy chế khu chế xuất được ban hành và khu chế xuất Tân Thuận được thành lập, Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận đã được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992. Sau khi khu chế xuất Linh Trung ra đời, Ban quản lý đổi tên thành Ban quản lý các khu chế xuất Tp. HCM và được sử dụng con dấu có hình quốc huy theo Thông báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ. Sau khi một số khu công nghiệp được thành lập, Ban quản lý các khu chế xuất Tp. HCM được chuyển thành Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM (HEPZA) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 731/TTg ngày 03/10/1996. Bộ máy giúp việc của HEPZA hình thành từ cuối năm 1992, đến năm 1997 đã ổn định về tổ chức. Từ năm 1999, HEPZA thực hiện thí điểm chế độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động theo Công văn của Chính phủ số 15/CP-KCN ngày 14/08/1998 và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 45/1999/QĐ-BTC ngày 06/05/1999. Từ tháng 10/2000, HEPZA được chuyển giao trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/QĐ-TTg ngày 17/08/2000 Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khu công nghiệp: 1.2.1 Môi trường chính trị - xã hội và kinh tế: Sự ổn định về chính trị - xã hội và kinh tế quyết định sự thành công của KCX, KCN. Cần phải có một môi trường pháp lý minh bạch, có thể nhìn thấy trước, phù hợp với nhu cầu phát triển. 1.2.2 Điều kiện tự nhiên – kết cấu hạ tầng: KCX, KCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có thể liên kết
- 11 thành các cụm công nghiệp. Địa điểm lý tưởng phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước, lao động. Hầu hết các KCX, KCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCX, KCN thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào. Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tốt. Nếu không thực hiện tốt điều này, có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm như trong nội thành trước đây. Thực tế, ngoài ưu điểm tập trung sản xuất, các KCX, KCN là nơi có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Đây cũng là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư chọn KCX, KCN để sản xuất thay vì chọn một nơi khác. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá cho thuê đất phù hợp. Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. l.2.3 Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động: Để duy trì hoạt dộng sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một KCX, KCN. Vì vậy, các KCX, KCN phải bảo đảm gần nguồn cung cấp nguyên liệu và lao động với giá cả thích hợp. Ngoài ra, các KCX, KCN được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp doanh nghiệp và chính quyền địa phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, ở và các dịch vụ phúc lợi khác. Bên cạnh số lượng lao động, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của lao động. 1.2.4 Môi trường đầu tư: Các nhà đầu tư vào KCX, KCN ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư. Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào KCX, KCN, Nhà nước phải cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo thông thoáng, giải quyết các thủ tục hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp phép xây dựng đến các chính sách về
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p |
1073 |
194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p |
811 |
171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p |
836 |
164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p |
769 |
156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p |
551 |
141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p |
725 |
128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p |
475 |
90
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p |
485 |
62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p |
566 |
62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam Bộ
103 p |
257 |
51
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p |
316 |
39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p |
351 |
36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p |
356 |
36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p |
441 |
25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p |
455 |
21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p |
438 |
16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p |
401 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p |
471 |
13
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)