intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là khảo sát đánh giá hiện trạng phát triển hiện nay của cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phân tích các yếu tố năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp để phát triển cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN VĂN ÚT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CA CAO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN VĂN ÚT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CA CAO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn này đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Bà Rịa –Vũng Tàu, tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Văn Út
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 1.5 Bố cục luận văn................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8 2.1Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 8 2.1.1 Năng lực cạnh tranh ................................................................................. .8 2.1.2 Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter ........... 10 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................... 12 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................... 12 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................... 12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................................ 15 3.1 Các nhân tố điều kiện cung............................................................................. 15 3.2. Phân tích Tình hình cung –cầu và thị trường ca cao thế giới ...................... 18 3.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan………………………….. ............................. 27 3.4. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ngành ca cao ...... 30 3.5 Hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương .................................. 40 3.6 Kết quả phân tích mô hình kim cương ............................................................ 44 3.7 Nhận dạng cụm ngành ca cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................. 45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 46 4.1 Kết luận ......................................................................................................... 467
  5. 4.2 Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 478 4.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu NN &PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân HCM Hồ Chí Minh USD United States dollar Đô la Mỹ PCI Provincial Competitiveness index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh BVTV Bảo vệ thực vật NLCT Competitiveness Năng lực cạnh tranh VCC Ban điều phối ca cao Việt Nam ICC International Cocoa Council Hội đồng ca cao quốc tế
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 3.1. Diện tích trồng ca cao ở một số quốc gia trên thế giới năm 2015……….25 Hình 1.1. Diện tích trồng ca cao ở một số địa phương trong nước đến năm 2016 …2 Hình 2.1. Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter……….10 Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh BR-VT………………………………………….16 Hình 3.2: Sơ đồ phân phối sản phẩm ca cao tỉnh BR-VT………………………….26 Hình 3.3. Diện tích trồng ca cao thế giới năm 2015 ………………………………26 Hình 3.4. Sơ đồ phân phối ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu………………………..32 Hình 3.5. Diện tích và sản lượng ca cao các tỉnh năm 2016…………………….…34 Hình 3.6. Diện tích trồng ca cao một số quốc gia trên thế giới 2015……………...37 Hình 3.7. Sản lượng hạt ca cao khu vực Châu á niên vụ 2015-2016……………...38 Hình 3.8. Sơ đồ phân phối sản phẩm ca cao ở Indonesia………………………….39
  8. TÓM TẮT Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lợi thế và hoàn toàn có cơ hội để phát triển ngành ca cao, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ca cao, tạo ra sản phẩm ca cao với thương hiệu đặc trưng của Bà Rịa – Vũng Tàu, hơn hẳn các nước trong khu vực. Diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch để phát triển khoảng 1.300 ha và diện tích tiềm năng có thể chuyển đổi bổ sung quy hoạch và trồng xen với diện tích trồng cây ăn quả, cây lâu năm (cao su, cà phê, điều, tiêu) lên đến 20.000 ha. Mặc dù với các lợi thế nêu trên cộng với nhu cầu tiêu thụ ca cao hiện nay của thế giới rất lớn, và dự báo đến năm 2020, thế giới có thể thiếu hụt sản lượng ca cao lên đến một triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay ngành ca cao của tỉnh phát triển còn khiêm tốn, chỉ duy trì diện tích trồng cây ca cao khoảng 281 ha với sản lượng trung bình vào khoảng 320 tấn mỗi năm. Qua nghiên cứu, cho thấy điểm yếu hiện nay của ngành ca cao Bà Rịa – Vũng Tàu là chưa hình thành được các cơ sở sản xuất, cung cấp giống cây ca cao đảm bảo chất lượng cho nông dân, nguồn vốn bố trí đầu tư cho phát triển ngành ca cao còn hạn chế, vai trò hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội còn mờ nhạt, công tác khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật còn xem nhẹ, chưa hình thành được mối liên kết ràng buộc chặt chẽ giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến ca cao với các nông hộ trồng ca cao, khâu chế biến sản phẩm ca cao chưa được quan tâm đúng mức, những chính sách hỗ trợ cho phát triển bền vững ngành ca cao còn chậm và chưa nhiều. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số chính sách để phát triển ngành ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là các chính sách về nguồn vốn, đất đai, thuế, khoa học công nghẹ, hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung, hình thành các cánh đồng lớn trồng ca cao, đẩy mạnh sơ chế, chế biến sản phẩm ca cao…
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng ca cao với tổng diện tích khoảng 50 triệu ha, cho sản lượng 3,6 triệu tấn hạt ca cao khô mỗi năm. Tây phi là khu vực sản xuất nhiều ca cao nhất trên thế giới, sản lượng chiếm 68% sản lượng toàn cầu với các nước sản xuất ca cao lớn nhất trong khu vực là Bờ Biển Ngà và Ghana. Châu Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng 15,5% với các nước sản xuất nhiều nhất là Indonesia và Papua New Guinea. Khu vực Nam Mỹ, chủ yếu là Braxin và Ecuador sản lượng xấp xỉ 14,4%. Những quốc gia có sản lượng ca cao đứng đầu (hơn 100 ngàn tấn/năm) gồm Bờ Biển Ngà (1,24 triệu tấn), Ghana (632 ngàn tấn), Indonesia (535 ngàn tấn), Nigeria (240 ngàn tấn), Cameroon (190 ngàn tấn), Braxin (161 ngàn tấn), và Ecuador (160 ngàn tấn). Tổng cộng có hơn 80 quốc gia nhập khẩu ca cao, chủ yếu là các nước như: Hoa Kỳ, các nước Châu âu và Nhật Bản (chiếm 76,22% sản lượng ca cao trên thế giới). (Bộ NN&PTNT, 2016). Ở Việt Nam mới phát triển cây ca cao từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Theo số liệu tổng hợp các tỉnh, diện tích ca cao năm 2016 của cả nước là 10.072 ha, năng suất bình quân 9,7 tạ hạt khô/ha, sản lượng 7.372 tấn hạt khô, trong đó Đăk Lăk (2.078 ha), Đăk Nông (460 ha), Lâm Đồng (615 ha), Bình Phước (675 ha), Đồng Nai (704 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu (281 ha), Bến Tre (1.585 ha), Tiền Giang (1.017 ha), Vĩnh Long (1.200 ha), Bình Thuận (100 ha), Hậu Giang (150 ha), Cần Thơ (27,8 ha), Trà Vinh (543,8 ha), Sóc Trăng (666 ha) và Gia Lai (9,6 ha). (Cục Trồng trọt, 2016). Diện tích trồng ca cao hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 281 ha chủ yếu tập trung ở huyện Châu Đức (240 ha), huyện Xuyên Mộc (10 ha) và huyện Tân Thành (31 ha), và được trồng xen trong các vườn điều, vườn tiêu, cà phê, cây ăn trái các loại, năng suất bình quân đạt 1,46 tấn/ha, sản lượng 381,06 tấn. Thị trường xuất khẩu ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu tập trung các thị trường tiêu thụ chính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ và sản lượng cung ứng hạt ca
  10. 2 cao lên men đạt khoảng 400 tấn/năm; riêng thị trường Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất hiện nay, bình quân xuất khẩu khoảng 720 tấn nguyên liệu/năm (Sở NN &PTNT BR-VT, 2016). Nguồn: Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2016. Hình 1.1 Diện tích trồng ca cao ở một số địa phương trong nước đến năm 2016 Bộ Nông nghiệp &PTNT đã quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với hình thức trồng xen trong các vườn cây ăn quả, vườn tiêu, dừa, cà phê, điều…trong đó quy hoạch 03 vùng trồng ca cao: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm các địa phương Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang), Vùng Tây Nguyên (gồm các địa phương Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), Vùng Đông Nam Bộ (trồng ở 04 tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận). Đến năm 2020, diện tích đạt 50.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 38.500 ha, năng suất bình quân 1,19 tấn/ha; sản lượng hạt ca cao khô ủ lên men: 45.700 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu: 65 - 75 triệu USD. Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch phát triển diện tích trồng ca cao đến năm 2020 là 1.300 ha, với sản lượng hạt ca cao khô ủ lên men
  11. 3 đạt 1.188 tấn (Quyết định số 2015/QĐ-BNN-TT, ngày 23/8/2015 của Bộ NN &PTNT). Nhận thức được vai trò của cây ca cao góp phần vào sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quan tâm đầu tư để phát triển cây ca cao, đã hình thành được hệ thống các cơ sở nhân giống, mạng lưới thu mua quả, cơ sở sơ chế hạt ca cao thủ công, thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển ca cao. Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị quốc tế về ca cao được tổ chức vào tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây ca cao ngang tầm với các nước trong khu vực, mặc dù diện tích trồng ca cao còn khiêm tốn nhưng năng suất lại đứng vị trí thứ hai so với so với các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Một lợi thế phải kể đến đó là chất lượng hạt ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, do điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu mang lại thuận lợi cho vùng đất trồng cây ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là vùng đất Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, hạt ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu sau khi chế biến thành sô-cô-la thì cho sản phẩm sô-cô-la có hương vị đặc trưng, có nét đặc biệt hơn hẳn các sản phẩm sô-cô-la được chế biến từ hạt ca cao của các tỉnh thành trong nước và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, so với trước đây diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có sụt giảm đáng kể (năm 2013: 1.244 ha; năm 2014: 982,35 ha; năm 2015: 291,3 ha; năm 2016: 281 ha). Nguyên nhân trong những năm gần đây giá ca cao liên tục giảm, đầu ra sản phẩm chưa thật sự ổn định, người trồng ca cao không đầu tư theo quy trình, kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập, do vậy nâng suất, chất lượng không đảm bảo, liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ chưa được hình thành, tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian, tính cạnh tranh so với một số cây trồng khác như: Cây tiêu, cà phê, bưởi…chưa cao, bên cạnh đó công tác quản lý chất lượng cây giống còn nhiều bất cập, nhiều nơi sản xuất cây giống không từ cây đầu dòng, các đối tượng sâu bệnh, bọ xít muỗi xuất hiện ngày càng nhiều, chưa được quan tâm phòng
  12. 4 trừ hiệu quả, phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm thu mua, chưa tham gia đầu tư sản xuất, chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân (Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh BR-VT, 2016). Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, diện tích quy hoạch vùng trồng, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển cây ca cao cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nêu trên, nhưng hiện nay, tỉnh chưa có quan tâm phát triển sản xuất ca cao đúng mức, chưa có công trình nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những điểm yếu hiện tại, cây ca cao Bà Rịa – Vũng Tàu cần có những định hướng chính sách cụ thể để phát triển trong thời gian tới. Do vậy, thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là hết sức cần thiết. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận văn là khảo sát đánh giá hiện trạng phát triển hiện nay của cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phân tích các yếu tố năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp để phát triển cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp để phát triển cây ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu để trả lời 02 câu hỏi: Câu hỏi 1: Hiện trạng phát triển của cây ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào? Câu hỏi 2: Chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải làm gì để tập trung phát triển cho cây ca cao trong thời gian tới? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
  13. 5 - Các điều kiện về nhân tố sản xuất: điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, lao động, hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghệ thông tin, điện nước… - Những tác nhân, các nhà hỗ trợ và thúc đẩy phát triển cây ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: + Nhà cung cấp đầu vào; nông hộ trồng ca cao; cơ sở thu gom, sơ chế, lên men; công ty mua hạt; công ty chế biến và xuất khẩu. + Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy phát triển ngành ca cao: Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, chương trình/dự án, các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Nông nghiệp &PTNT; Sở Công thương; Sở Kế hoạch &Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; Chi cục Trồng trọt &BVTV, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam; các trường Đại học; Viện Nghiên cứu; Trung tâm chuyển giao kỹ thuật… 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Tập trung tại 03 huyện có diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm: Huyện Châu Đức, huyện Tân Thành và huyện Xuyên Mộc, các cơ quan tổ chức cung cấp vốn, kỹ thuật, ban hành chính sách …tập trung tại thành phố Bà Rịa. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2013 – 2017. + Số liệu sơ cấp trong đề tài là số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tác nhân và các nhà hỗ trợ, các chuyên gia (Thực hiện trong tháng 10/2017). + Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết 02 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp mô tả định tính và thống kê mô tả dựa trên số liệu khảo sát thống kê, phỏng vấn thực tế tại các hộ dân trồng ca cao, phỏng vấn chuyên gia, các Sở, ngành, UBND của 03 địa phương có diện tích trồng ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm:
  14. 6 Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành), các doanh nghiệp, cơ sở thu mua để đánh giá và đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tế tại địa phương. - Sử dụng khung phân tích về năng lực cạnh tranh địa phương theo mô hình kim cương của Michael E. Porter áp dụng cho ngành ca cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản, Hiệp hội ca cao Việt Nam, Bộ Công Thương, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2006 đến năm 2017, Niên giám thống kê, các sách, báo, tạp chí thông tin về quy hoạch, diện tích, sản lượng ca cao của các tỉnh thành có thế mạnh và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông tin về sản lượng, giá cả, thị trường xuất khẩu và tình hình tiêu thụ chế biến ca cao trên thế giới. - Sử dụng thông tin về các nghiên cứu trước đây về ca cao như: dịch vụ cung ứng đầu vào (đất đai, lao động, vườn ươm và cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu hại dịch bệnh, sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học trong nước và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế); sản xuất ca cao (trồng, chăm sóc và thu hái); dịch vụ đầu ra (thu mua trái tươi, lên men, phơi, sấy) và thị trường tiêu thụ. - Sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ việc phỏng vấn 02 chuyên gia (Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông); phỏng vấn đại diện 10 sở, ngành, địa phương (Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học và công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Châu Đức, UBND huyện Xuyên Mộc, UBND huyện Tân Thành), 01 đại diện Trường đại học, 01 Ngân hàng, 02 doanh nghiệp, phỏng vấn 49 hộ dân trồng ca cao tại 03 huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành. 1.5 Bố cục luận văn Luận văn được trình bày gồm 04 chương: chương 1 giới thiệu đề tài nghiên cứu, đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và hình thức thu thập thông tin; chương 2, trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lược khảo các nghiên cứu trước
  15. 7 đây về cây ca cao; chương 3, tác giả áp dụng lý thuyết, thông tin thu thập được để phân tích năng lực cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với ngành ca cao; Cuối cùng là chương 4, tác giả nêu kết luận, trả lời hai câu hỏi đặt ra để nghiên cứu và đề xuất giải pháp để phát triển cho cây ca cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  16. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Năng lực cạnh tranh * Cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996). Có nhiều lý thuyết kinh tế và quản trị về cạnh tranh, trong đó hai khái niệm được đề cập đến nhiều nhất là năng lực cạnh tranh (competitiveness) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) trong giải thích sự khác biệt trong thành quả (performance) cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế (quốc gia, ngành, công ty, hộ gia đình). Nhìn chung khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp cần xem xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hóa hay dịch vụ ở một mức giá thỏa hai điều kiện: (i) ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến, (ii) không phải có trợ cấp. Cạnh tranh là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, bắt buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh đó là những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,… hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. * Năng lực cạnh tranh: Theo Michael Porter, khái niệm về năng lực cạnh tranh (NLCT) là năng suất (productivity), trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố
  17. 9 quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp. Trong khuôn khổ phân tích NLCT của Michael Porter, năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm (i) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô. Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất, là “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”, nhóm nhân tố thứ hai là “NLCT ở cấp độ địa phương”, nhóm nhân tố thứ ba là “NLCT ở cấp độ doanh nghiệp”. - Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi hay ngư trường, v.v. - Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng lên NLCT của các doanh nghiệp từ cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm (i) chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; (ii) các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế. - NLCT ở cấp độ doanh nghiệp: Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Theo Michael Porter (2008),
  18. 10 chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát bao gồm: (i) các điều kiện về nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, (iv) và chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Michael Porter (2008) mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được nhiều nhà nghiên cứu gọi một cách hoa mỹ là Mô hình Kim cương Porter. 2.2.2 Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh ● Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững thích Những điều Những điều hợp kiện nhân tố kiện cầu ● Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ đầu vào tại địa phương. Số lượng và chi phí của Các ngành công nghiệp Những khách hàng nhân tố (đầu vào) hỗ trợ và có liên quan nội địa sành sỏi và ● Tài nguyên thiên đòi hỏi khắt khe. nhiên - Sự hiện hữu của các nhà cung ● Nhu cầu của khách ● Tài nguyên con người hàng cấp nội địa có năng lực. ● Tài nguyên vốn (nội địa) dự báo nhu - Sự hiện hữu của ngành công ● Cơ sở hạ tầng vật chất cầu ở nghiệp cạnh tranh có liên quan. ● Cơ sở hạ tầng quản lý những nơi khác. ● Cơ sở hạ tầng thông ● Nhu cầu nội địa bất tin thường ở những phân ● Cơ sở hạ tầng khoa khúc chuyên biệt hóa học có thể được đáp ứng trên toàn cầu. ● Nhân tố số lượng ● Nhân tố chuyên môn hóa Nguồn: Porter (2008, tr. 227) Hình 2.1 Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter.
  19. 11 Để khái quát hóa những lợi thế cạnh tranh có tính địa phương, Michael Porter đề xuất mô hình kim cương bao gồm bốn nhân tố: i) Các điều kiện về nhân tố sản xuất bao gồm lao động có kỹ năng, nguồn lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng; ii) các điều kiện về cầu bao gồm nhu cầu trong và ngoài nước về sản phẩm và dịch vụ; ii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan bao gồm các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành; ii) và bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm những điều kiện ảnh hưởng tới việc tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp; và đặc điểm của các đối thủ trong nước. Qua Mô hình kim cương về năng lực cạnh tranh của Michael Porter, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau: Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh ngành ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Vai trò của nhà nước trong việc quy hoạch, thúc đẩy phát triển cây ca cao. Những điều - Vai trò của hiệp hội để hỗ trợ thúc đẩy Những điều kiện nhân tố sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao. kiện cầu đầu vào - Dịch vụ cung cấp cây giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật. - Thông tin thị trường, giá cả. - Vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa Các ngành công nghiệp - Cầu nội địa. – Vũng Tàu. hỗ trợ và có liên quan - Địa hình, thổ nhưỡng, - Cầu thế giới. tài nguyên đất, khí hậu - Môi trường kinh doanh. - Chủng loại sản thời tiết cho phát triển cây - Chính sách khuyến khích đầu cacao. phẩm. tư phát triển, quy hoạch vùng trồng - Tài nguyên nước. cây cacao. - Nguồn nhân lực. - Công nghiệp chế biến ca cao. - Nguồn vốn đầu tư, hỗ - Sự tham gia chế biến xuất trợ cho phát triển cây ca khẩu của các doanh nghiệp. cao. - Tính liên kết giữa nông dân, - Hạ tầng giao thông, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản điện, nước. xuất, chế biến và tiêu thụ. - Hỗ trợ về mặt khoa học công nghệ để phát triển cây ca cao.
  20. 12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất cây ca cao được Coulter và Abena (2010) thực hiện ở Cameroon, các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính và phân tích SWOT để tiến hành nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy Cameroon có nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng và phát triển cây ca cao, có thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng, điểm yếu là sản phẩm ca cao làm ra không đảm bảo chất lượng đáp ứng cho xuất khẩu, không kiểm soát được giá thị trường thế giới; cơ hội là được Chính phủ Cameroon quan tâm hỗ trợ vốn để kiểm soát vấn đề chất lượng sản phẩm; các mối đe dọa là giá cả không ổn định, sự gắn kết giữa nông dân trồng ca cao, thương lái, cơ sở thu gom, doanh nghiệp chế biến, cơ sở phân phối không được ràng buộc chặt chẽ, sự tin tưởng thấp. Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối của nông dân trồng ca cao được thực hiện bởi Rifin et al (2015), tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 109 hộ nông dân trồng ca cao ở Miền Đông Java và 20 thương lái. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố về tuổi tác và kinh nghiệm của người trồng ca cao có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương lái để tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về phát triển bền vững cây ca cao được Agrifood Consulting International (2008) đề cập khá sâu và toàn diện trong nghiên cứu về tính phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định, ca cao là loại cây trồng có nguy cơ sâu hại/dịch bệnh cao và việc phải dùng thuốc bảo vệ thực vật là điều khó tránh khỏi. Nhiều câu hỏi xung quanh các vấn đề kinh tế xã hội cũng được đặt ra trong chuỗi giá trị ca cao cũng được đề cập: Ai sẽ là người hưởng lợi từ việc phát triển ngành sản xuất ca cao và những tác động mong muốn về mặt kinh tế xã hội tới các nhóm dân cư khác nhau là gì? Chiến lược quản lý nào sẽ phù hợp hơn nhằm giảm thiểu những rủi ro về môi trường, nông học, kinh tế và xã hội gắn liền với ngành sản xuất ca cao? Khả năng cho quan hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2