intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá, phân tích, thống kê thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại một NHTM cụ thể, đưa ra một số tình huống rủi ro, rút ra một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có cơ sở đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM nói chung và tại NH TMCP Công Thương Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----[\ [\----- TRẦN THỊ KIỀU DUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ KIỀU DUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ THÚY NGA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu sử dụng trong luận văn: “Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được thu thập từ nguồn thực tế. Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở các luận văn khác. Các giải pháp, ý kiến đề xuất là của cá nhân tôi đúc kết từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá và kinh nghiệm công tác thực tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2011 Người cam đoan
  4. DANH MUÏC CAÙC TÖØ VIEÁT TAÉT BCT : Bộ chứng từ B/L : Bill of Lading CAR : Capital Adequacy Ratio CN : Chi nhaùnh CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp L/C : Thö tín duïng (Letter of Credit) ICC : International Chamber of Commerce (Phoøng Thöông maïi Quoác teá) NK : Nhập khẩu NH : Ngân hàng NHCTVN : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam NHPH : Ngân hàng phát hành NHNN : Ngaân haøng Nhaø nöôùc NHTB : Ngân hàng thông báo NHTM : Ngaân haøng thöông maïi NHXN : Ngân hàng xác nhận ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity SGD : Sở giao dịch TDCT : Tín dụng chứng từ TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTQT : Thanh toaùn quoác teá TTTM : Tài trợ thương mại TTXNK : Thanh toán xuất nhập khẩu
  5. UCP : Uniform Customs and Practice for Documentary Credit (Quy taéc vaø thöïc haønh thoáng nhaát veà tín duïng chöùng töø) Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VN : Việt Nam XNK : Xuaát nhaäp khaåu XK : Xuất khẩu
  6. DANH MUÏC CAÙC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các dạng rủi ro đối với các bên tham gia trong từng phương thức TTQT Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh (2007 – 2011) Bảng 2.2: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu VietinBank (2007-2011) Bảng 2.3 Tình hình hoạt động chuyển tiền đi VietinBank (2007-2011) Bảng 2.4: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến VietinBank (2007-2011) Bảng 2.5: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu VietinBank (2007- 2011) Bảng 2.6: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu nhập khẩu VietinBank (2007- 2011) Bảng 2.7: Tình hình hoạt động thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu VietinBank (2007-2011) Bảng 2.8: Tình hình hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu Vietinbank (2007-2011) DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu VietinBank (2007-2011) Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi VietinBank (2007-2011) Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến VietinBank (2007-2011) Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu VietinBank (2007- 2011) Biểu đồ 2.5: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu nhập khẩu VietinBank (2007- 2011) Biểu đồ 2.6: Tình hình hoạt động thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu VietinBank (2007-2011) Biểu đồ 2.7: Tình hình hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu VietinBank (2007-2011)
  7. MỤC LỤC Lời mở đầu: …………………………….……………………………………………..1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…...5 1.1. Khái niệm về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại……………………………………….……………………………………………..5 1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu………….……………….....7 1.2.1. Đối với nền kinh tế…………………………...…………………………….7 1.2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu………...………………………..8 1.2.3. Đối với các NHTM……………………..…………………….…….……....8 1.3. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động TTXNK trong từng phương thức TTQT…………………………………………………………………………………...9 1.3.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong hoạt động TTXNK…………………...…...9 1.3.2. Rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế ……………………...…10 1.4. Quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại các ngân hàng thương mại……18 1.4.1. Sự cần thiết quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại các NHTM……...18 1.4.2. Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động TTXNK của các NHTM Việt Nam...18 1.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan: ……………………...…………...................19 1.4.2.2. Nguyên nhân khách quan……………………………….......….....…19 1.5. Vận dụng phương pháp quản trị rủi ro hoạt động vào quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK……………………………………………………………………21 Kết luận chương 1……………………………………………………………………22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM…………………………………………...…23 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam……………………23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………..…23
  8. 2.1.2. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động TTXNK tại NHCTVN…...……..…23 2.1.2.1. Năng lực tài chính của NHCTVN…………….………………......…23 2.1.2.2. Năng lực về nguồn nhân lực…………….…………….…...……...…24 2.1.2.3. Năng lực về cung cấp sản phẩm dịch vụ TTXNK…………………..25 2.1.2.4. Năng lực về ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTXNK....……...30 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHCTVN………...…31 2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam………..………..........31 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHCTVN……..…...31 2.3. Thực trạng rủi ro trong hoạt động TTXNK tại NHCTVN………………...…33 2.3.1. Rủi ro tín dụng…………….…………….…………………………...……33 2.3.1.1. Rủi ro khi cấp tín dụng thanh toán hàng xuất khẩu…………..…....…33 2.3.1.2. Rủi ro khi cấp tín dụng thanh toán hàng nhập khẩu……….…………35 2.3.2. Rủi ro tác nghiệp…………………………………….………….…………36 2.3.3. Rủi ro từ phía đối tác nước ngoài………………….…………………...….37 2.3.4. Rủi ro từ phía các doanh nghiệp Việt Nam……….………….…………....40 2.3.5. Rủi ro do chính sách quản lý ngoại hối và dự trữ ngoại tệ…….…………44 2.3.6. Các rủi ro khác…………………………………….…………….………...44 2.4. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động TTXNK tại NHCTVN………………...46 2.4.1. Chiến lược quản lý rủi ro của NHCTVN....................................................46 2.4.2. Mô hình xử lý tập trung TTXNK của NHCTVN........................................48 2.5. Đánh giá công tác quản lý rủi ro hoạt động TTXNK tại NHCTVN……....…51 2.6. Một số hạn chế của mô hình xử lý tập trung TTXNK của SGD – NHCTVN….53 2.6.1. Về cơ cấu tổ chức nhân sự……………………….…………………..…..53 2.6.2. Về quy trình nghiệp vụ……………………….……………………....…...54 2.6.3. Về bối cảnh hoạt động……………………….………………………...….54 Kết luận chương 2……………………………………………………………………..………………………………………….…………55
  9. Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM…………………………………………………...…56 3.1. Phương hướng phát triển hoạt động TTXNK tại NHCTVN……………...…56 3.2. Các giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK tại NHCTVN………56 3.2.1. Quản lý rủi ro trong từng phương thức TTQT……………………….....…56 3.2.1.1 Quản lý rủi ro trong phương thức ghi sổ……………………….………56 3.2.1.2. Quản lý rủi ro trong phương thức chuyển tiền……………….………..57 3.2.1.3. Quản lý rủi ro trong phương thức nhờ thu…………………..………...57 3.2.1.4. Quản lý rủi ro trong phương thức TDCT……………………...………58 3.2.2. Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể tại NHCTVN…….......……64 3.2.3. Hoàn thiện mô hình và quy trình nghiệp vụ TTXNK hiện hành…..………66 3.2.4. Đa dạng hoá các sản phẩm TTQT& TTTM………………………...….....66 3.2.5. Phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối nhằm quản lý rủi ro tỷ giá…....…67 3.2.6. Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin…......…68 3.2.7. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tư vấn TTXNK cho khách hàng………………………..………………………..……………………...…..69 3.2.8. Phối hợp chặt chẽ với mảng bảo hiểm, xây dựng phương án, tiến tới liên kết và thực hiện việc thuê tàu chở hàng để kiểm soát rủi ro………………………..……..70 3.2.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động TTXNK, củng cố mối quan hệ đối ngoại vốn có và mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới………………………..………………………..………………………..…...……71 3.3. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng………………………………...……72 3.4. Giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan……...…74 3.4.1. Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về chính sách tiền tệ, tín dụng……74 3.4.2. Không ngừng hoàn thiện môi trường luật pháp về TTXNK………………74 3.4.3. Nâng cao vai trò quản lý của NHNN đối với các NHTM về hoạt động TTXNK………………………..………………………..……………………………..75
  10. 3.4.4. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở VN…...…..76 3.4.5. Chính phủ hỗ trợ các DN về chi phí phòng ngừa, hạn chế rủi ro……...….78 3.4.6. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại theo định hướng đa phương hoá, đa dạng hoá………………………..………………………..…………...78 Kết luận chương 3……………………………………………………………………..…………………………………………….……79 KẾT LUẬN……………………………………………………………………..…………………………………….…………………………79 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  11. 1 1. Ý nghĩa thực tế của đề tài: Việt Nam là nước đang phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác, hội nhập trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá thông qua chiếc cầu nối là thương mại quốc tế, do đó các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trở thành công cụ thiết yếu và quan trọng, đó là: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng.... Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế. Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng là một dịch vụ quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, trở thành một nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng và là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận thông qua các khoản phí dịch vụ ngày càng tăng và có tác động hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng cùng phát triển. Thanh toán quốc tế có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác thì thương mại quốc tế mới tồn tại và phát triển được. Do phạm vi hoạt động rộng lớn và bao gồm nhiều đối tượng tham gia, chịu sự chi phối bởi những luật lệ và tập quán địa phương và cả những luật lệ và tập quán quốc tế, thương mại quốc tế và thanh toán xuất nhập khẩu chứa đựng khá nhiều phức tạp và phát sinh nguy cơ rủi ro xuất hiện tại nhiều thời điểm, tổn thất trực tiếp cho đất nước, cho ngân hàng, cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đó là thiệt hại xảy ra do không thu hồi được
  12. 2 vốn, phát sinh những khoản chi phí không cần thiết hay là những yếu tố làm giảm uy tín của ngân hàng. Do đó, tất yếu phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi các bên tham gia phải hiểu rõ về từng phương thức thanh toán quốc tế khi áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các phương thức thanh toán quốc tế hiện hành, thông lệ, tập quán địa phương và quốc tế và đặc biệt là các biện pháp quản lý, giám sát rủi ro là một nhu cầu khách quan cấp thiết. Đề tài: “Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” hy vọng sẽ đóng góp phần nào cho việc hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng và cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM. Hệ thống hoá, phân tích, thống kê thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại một NHTM cụ thể, đưa ra một số tình huống rủi ro, rút ra một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có cơ sở đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM nói chung và tại NH TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế rất rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong quan hệ tài chính tại ngân hàng thương mại như: Nghiên cứu cơ sở lý luận về thanh toán xuất nhập khẩu (thanh toán quốc tế mậu dịch), rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM;
  13. 3 Nghiên cứu những vấn đề chung nhất về thực trạng và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp và những kiến nghị về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và trong các phương thức thanh toán quốc tế nói riêng. Mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2007-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp mô tả, đề tài đã giới thiệu được cơ bản về lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, thống kê kết hợp giải thích, so sánh đối chiếu rủi ro trong từng phương thức TTQT, từ đó nhận dạng, phân tích, tổng hợp các nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa trên những luận giải có tính hệ thống, mà chủ yếu là trong phương thức tín dụng chứng từ, từ đó nêu ra một số giải pháp thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, thực tiễn, phân tích về thanh toán xuất nhập khẩu, các rủi ro của các bên tham gia trong các phương thức TTQT, làm rõ nguyên nhân rủi ro trong điều kiện kinh tế ngoại thương hiện nay. - Đúc kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của NHCTVN và một số NHTM Việt Nam khác. - Đề ra một số giải pháp quản lý rủi ro hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCTVN phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay. - Từ việc tìm hiểu, khắc phục những hạn chế, rủi ro trong các phương thức TTQT sẽ mở ra việc nghiên cứu phát triển thêm một số nghiệp vụ liên quan như: tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối... 6. Nội dung, bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
  14. 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Do rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu hết sức phức tạp, đa dạng, với thời gian nghiên cứu và trình độ người viết còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
  15. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế, không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn giao dịch, quan hệ kinh tế với các nước khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Trong mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật..., trong đó quan hệ về kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền hàng giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Dưới góc độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó TTQT cũng bao gồm: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng như cung ứng lao vụ, không mang tính chất thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách Nhà nước, tổ chức, cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn kiều hối, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho một tổ chức, đoàn thể trong nước...
  16. 6 Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Các bên mua bán chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản và điều kiện ký kết trong hợp đồng thương mại được gọi là hợp đồng ngoại thương. Mỗi hợp đồng phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, điều kiện thương mại, chứng từ yêu cầu khi thanh toán... Do phạm trù TTQT rất rộng, đề tài chỉ xin tập trung vào hoạt động TTQT mậu dịch hay còn gọi là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Đồng tiền dùng thanh toán trong hợp đồng ngoại thương có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Do đó, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán phải được hai bên mua, bán bàn bạc thống nhất và ghi cụ thể trong hợp đồng. Các chứng từ sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. Chứng từ tài chính gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc. Chứng từ thương mại bao gồm: hóa đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải (vận đơn đường biển, vận đơn đa phương thức, chứng từ vận tải hàng không...), và các chứng từ khác (phiếu đóng gói, bảng kê trọng lượng, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ...). Trong thương mại quốc tế, hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang nước khác bằng nhiều phương thức khác nhau và việc thanh toán giữa các quốc gia cũng có các phương thức khác nhau. Chính khoảng chênh về thời gian giữa dòng lưu chuyển hàng hóa và thanh toán từ nước này sang nước khác có thể sẽ tạo ra rủi ro, phát sinh nhiều bất trắc trong quá trình chuyên chở cũng như thanh toán. Vì vậy, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra đối với các bên liên quan trong từng phương thức TTQT để có biện pháp quản lý và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTXNK luôn được cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các NHTM quan tâm. Trong hoạt động TTXNK, các bên tham gia chủ yếu vào quá trình lưu thông hàng hoá – tiền tệ bao gồm: - Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, người sản xuất hàng hóa và các đại lý - Các ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu
  17. 7 - Người chuyên chở, vận tải hàng hóa từ nước này sang nước khác - Công ty bảo hiểm - Chính phủ và các tổ chức thương mại (Phòng Thương mại hay các cơ quan giám định quốc tế, hải quan…) Tùy thuộc vào phương thức TTQT và giai đoạn giao dịch mà có rất nhiều tên gọi khác nhau cho các bên tham gia vào giao dịch. Và rủi ro của các bên liên quan sẽ tuỳ thuộc vào từng phương thức TTQT mà các bên lựa chọn. 1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Hoạt động TTXNK được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương nhằm hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia diễn ra một cách suông sẻ và hiệu quả. Đồng thời, hoạt động ngoại thương và hoạt động TTXNK gắn liền với nhau và gắn liền với nhiều lĩnh vực hoạt động khác, mà mỗi lĩnh vực là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. 1.2.1. Đối với nền kinh tế Trước xu hướng kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, TTXNK trở thành chiếc cầu nối kinh tế trong nước với kinh tế thế giới; bôi trơn và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác; thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế và mở rộng hoạt động sản xuất ra thị trường thế giới, đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa, hội nhập hóa. Vì vậy, ngày nay các quốc gia đều chú trọng đến hoạt động kinh tế đối ngoại, xem đây là cách thức chiến lược để phát triển kinh tế. TTXNK được nảy sinh từ các hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi giữa các chủ thể trên thế giới. Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt, hầu như các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên thế giới đều được thực hiện bằng những PTTT hiện đại, nhanh chóng hơn thông qua các định chế tài chính trung gian. Điều này đã tạo điều
  18. 8 kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Với chức năng trung gian thanh toán, hoạt động TTXNK của NHTM đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa. Trong quá trình chi trả, độ an toàn, tính chính xác, sự bảo mật, chi phí của nghiệp vụ thanh toán sẽ tác động mạnh và thúc đẩy quan hệ thương mại ngày càng mở rộng và phát triển. Thông qua mạng lưới TTXNK, các NHTM góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới, phân bổ nguồn vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả, giảm bớt những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán, tạo điều kiện cho phát triển và mở rộng hoạt động ngoại thương. 1.2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Với vai trò là trung gian thanh toán, các NHTM với mạng lưới chi nhánh và đại lý rộng rãi trên khắp thế giới sẽ giúp cho bên mua và bên bán thực hiện việc thanh toán khi phát sinh giao dịch thương mại quốc tế. TTXNK là mắt xích không thể thiếu trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác nhau. Hoạt động TTXNK có nhanh chóng, an toàn và chính xác thì mới làm cho hàng hoá, tiền tệ lưu thông trong hoạt động ngoại thương, nhà XK thu được tiền, nhà NK trả được tiền, thúc đẩy dòng tiền và tính thanh khoản, từ đó quyết định chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, thúc đẩy tốc độ thanh toán, giúp các DN thu hồi vốn nhanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của DN. Các DN xuất nhập khẩu sẽ được các NHTM tư vấn, hướng dẫn các PTTT phù hợp, an toàn và bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên mua bán, hạn chế rủi ro và góp phần tạo nên uy tín của các DN đối với các bạn hàng ở nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTXNK, những DN không đủ năng lực về vốn sẽ được NH tài trợ xuất nhập khẩu với các dịch vụ tài chính và cung cấp các kỹ thuật hỗ trợ DN thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, qua đó mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. 1.2.3. Đối với các NHTM
  19. 9 Ngày nay hoạt động TTXNK trở thành một dịch vụ quan trọng tại các NHTM, đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển về công nghệ thanh toán, trình độ cán bộ, mạng lưới đại lý trên toàn thế giới... Hoạt động này giúp NH có thể cung cấp tài chính cho khách hàng của mình trong môi trường kinh tế nhiều thách thức, khả năng thu lời cao hơn do quản lý và kiểm soát tài sản khách hàng chặt chẽ hơn. Các NH hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập từ các nghiệp vụ truyền thống và mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh TTXNK, ngoại hối, bảo lãnh… Dịch vụ TTXNK trở thành dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, được các NHTM đặc biệt chú trọng và đem lại nguồn thu đáng kể dưới dạng phí. Nghiệp vụ TTXNK có mối quan hệ tương hỗ và tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh khác của NH như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ, thu hút thêm khách hàng về giao dịch, tăng quy mô hoạt động, mở rộng hoạt động tín dụng, tăng cường nguồn vốn huy động (đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ)… Hoạt động TTXNK giúp NHTM mở rộng vốn, đa dạng hóa các dịch vụ, mở rộng phạm vi giao dịch, nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường tài chính quốc tế. Như vậy, vai trò của ngân hàng trong hoạt động TTXNK là rất cần thiết, là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước, là điều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động TTXNK trong từng phương thức TTQT 1.3.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong hoạt động TTXNK Rủi ro là sự kiện bất ngờ xảy ra gây tổn thất. Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện. Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được. Có thể nói rủi ro tồn tại ở khắp mọi lĩnh vực trong cuộc sống, hiện diện ở hầu hết trong mọi hoạt động của con người. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đem đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong lĩnh vực
  20. 10 hoạt động này. Nhà XK hay nhà NK là những khách hàng mà ngân hàng phục vụ, do đó rủi ro của họ cũng liên quan đến các ngân hàng. Rủi ro trong TTXNK là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTXNK do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTXNK (nhà XK, nhà NK, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian...) hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên. Rủi ro trong hoạt động TTXNK của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động TTXNK và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTXNK, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTXNK. Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán... Với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá... Với các NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, rủi ro do tỷ giá biến động… Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh... làm cho hoạt động TTXNK nói riêng và nghiệp vụ NH đối ngoại nói chung chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh các rủi ro vốn có của hoạt động NHTM như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường... hoạt động TTXNK còn chứa đựng nhiều rủi ro đặc thù, trong từng phương thức TTQT. 1.3.2. Rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế Trong thực tế, mỗi PTTT đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, những nhược điểm trong từng PTTT có thể phát sinh rủi ro cho các bên liên quan. Các dạng rủi ro này được khái quát qua bảng 1.1 dưới đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2