intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

63
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động của Doanh nghiệp. Từ đó, thấy được vị trí, vai trò hệ hống kiểm soát nội bộ tại Doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng, ưu điểm cũng như những hạn chế về việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ NGUYỄN THỊ TRÚC LINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ NGUYỄN THỊ TRÚC LINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƢỜNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƢỢC TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường” được thực hiện trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu thu thập của giáo trình, sách, báo, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo. Dữ liệu thu thập trong luận văn là thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi đến Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. Tôi xin cam đoan luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2014. Học viên Nguyễn Thị Trúc Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt những năm học ở Trường. Tôi xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS Phạm Văn Dƣợc đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Và đặc biệt, cảm ơn Gia đình đã động viên, ủng hộ tình thần cho tôi trong suốt khóa học. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2014. Học viên Nguyễn Thị Trúc Linh
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LƢU ĐỒ CHỨNG TỪ Chứng từ, báo cáo của hệ thống Sổ sách, nhật ký của hệ thống hiệu này mô tả thông tin được hiển thị bằng thiết bị Video, màn hình, máy in chứ không in ra giấy Ký hiệu này có hai nghĩa: Sự bắt đầu hay kết thúc lưu đồ hay chỉ ra các dữ liệu hay thông tin được bắt đầu từ đâu hay chuyển tới đâu Điểm nối lưu đồ trong cùng trang giấy Điểm nối sang trang Xử lý bằng tay Ký hiệu này mô tả việc đưa dữ liệu vào hệ thống bằng các thiết bị bằng bàn phím, cần gạt, máy quét… Xử lý bằng máy Ký hiệu này mô tả lưu trữ bằng phương tiện mà hệ thống máy có thể truy suất trực tiếp không cần tuần tự Lưu trữ chứng từ D: Phân loại theo ngày của hồ sơ hay dữ liệu N: Phân loại theo số của hồ sơ hay số thứ tự của dữ liệu A: Phân loại theo tên của hồ sơ hay dữ liệu
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN  CP : Cổ phần  KCN : Khu công nghiệp  TNHH : Trách nhiệm hữu hạn  VLXD : Vật liệu xây dựng  KSNB : Kiểm soát nội bộ  HĐQT : Hội đồng quản trị  ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông  TSCĐ : Tài sản cố định  SEC : Securities and Exchange Commission  COSO : Committeee of Sponsoring Organization
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................................. 5 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của COSO .................................................... 5 1.2 Tổng quan COSO 1992 ......................................................................................... 7 1.2.1 hái niệm iểm soát nội bộ theo COSO 1992 .................................................. 7 1.2.2 Các thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................... 9 1.2.2.1Môi trường kiểm soát ....................................................................................... 10 1.2.2.2Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 12 1.2.2.3 Hoạt động kiểm soát ........................................................................................ 13 1.2.2.4Thông tin và truyền thông................................................................................. 18 1.2.2.5Giám sát ............................................................................................................ 19 1.3 Tổng quan SNB theo báo cáo COSO 2004 ................................................... 20 1.3.1 hái niệm của COSO về ERM ......................................................................... 20 1.3.2 Các thành phần của ERM ................................................................................. 21 1.3.3 So sánh ERM và COSO 1992........................................................................... 22 1.4. Tổng quan SNB theo báo cáo COSO 2013 ................................................... 22 1.4.1 hái niệm SNB theo báo cáo COSO 2013 .................................................... 22 1.4.2. Tóm tắt một số nội dung của SNB theo báo cáo COSO 2013 ....................... 23 1.4.2.1Môi trường kiểm soát ...................................................................................... 24 1.4.2.2Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 25 1.4.2.3 Các hoạt động kiểm soát .................................................................................. 25 1.4.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................... 25 1.4.2.5 Hoạt động giám sát .......................................................................................... 25 1.4.3 Những thay đổi của COSO 2013 so với COSO 1992 ...................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VĨNH TƢỜNG ...................................... 28 2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường............................... 28 2.1.1 Khái quát chung: ............................................................................................... 28
  8. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: ................................................................... 29 2.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty .............................. 30 2.1.3.1Thuận lợi: .......................................................................................................... 30 2.1.3.2 hó khăn:.......................................................................................................... 31 2.1.3.3Định hướng phát triển: ...................................................................................... 31 2.1.4 Sản phẩm .......................................................................................................... 31 2.1.5 Tổ chức bộ máy quản l : .................................................................................. 32 2.1.5.1Sơ đồ quản l của công ty:................................................................................ 32 2.1.5.2Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: ........................................................ 33 2.1.6 Tổng quan tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty ............................... 36 2.2 Thực trạng hệ thống SNB tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường .. 37 2.2.1 Thực trạng về môi trường kiểm soát ................................................................ 38 2.2.1.1Tính trung thực và giá trị đạo đức: ................................................................... 38 2.2.1.2Cam kết về năng lực ......................................................................................... 40 2.2.1.3Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm soát ............................................................. 42 2.2.1.4Triết l quản l và phong cách điều hành của nhà quản l .............................. 44 2.2.1.5Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 45 2.2.1.6Phân định quyền hạn và trách nhiệm ................................................................ 45 2.2.1.7Chính sách nhân sự ........................................................................................... 46 2.2.2 Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 47 2.2.2.1Xác định mục tiêu chung toàn công ty ............................................................. 47 2.2.2.2Xác định mục tiêu ở từng cấp độ hoạt động ..................................................... 48 2.2.2.3Phân tích và đánh giá rủi ro .............................................................................. 48 2.2.3 Hoạt động kiểm soát. ........................................................................................ 50 2.2.3.1Các chu trình hoạt động trong công ty ............................................................. 50 2.2.3.2 Đánh giá hoạt động kiểm soát tại các chu trình chính trong công ty .............. 58 2.2.4 Thông tin và truyền thông................................................................................. 63 2.2.5 Giám sát ............................................................................................................ 64 2.3 Đánh giá chung về hệ thống SNB tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường 65
  9. 2.3.1 Ưu điểm ............................................................................................................ 65 2.3.1.1Môi trường kiểm soát ....................................................................................... 65 2.3.1.2Đánh giá rủi ro .................................................................................................. 66 2.3.1.3Hoạt động kiểm soát ......................................................................................... 67 2.3.1.4Thông tin và truyền thông................................................................................. 67 2.3.1.5Giám sát ............................................................................................................ 67 2.3.2 Hạn chế ............................................................................................................... 68 2.3.2.1 Môi trường kiểm soát....................................................................................... 68 2.3.2.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................. 69 2.3.2.3 Hoạt động kiểm soát ........................................................................................ 69 2.3.2.4 Thông tin và truyền thông ................................................................................ 70 2.3.2.5 Giám sát ........................................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 71 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH TƢỜNG ..................................................... 72 3.1 Quan điểm hoàn hoàn thiện .............................................................................. 72 3.1.1 Phù hợp với đặc điểm Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường ......................... 72 3.1.2 Phù hợp với quan điểm COSO ......................................................................... 72 3.1.3 Cân đối giữa lợi ích và chi phí .......................................................................... 72 3.2 Các giải pháp hoàn thiện .................................................................................. 73 3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát ..................................................................... 73 3.2.1.1Tính Trung thực và giá trị đạo đức ................................................................... 73 3.2.1.2Cam kết về năng lực ......................................................................................... 73 3.2.1.3Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ................................................................. 74 3.2.1.4Phân định quyền hạn và trách nhiệm ................................................................ 74 3.2.1.5Chính sách về nhân sự ...................................................................................... 75 3.2.2 Hoàn thiện đánh giá rủi ro trong chu trình ....................................................... 76 3.2.3 Hoàn thiện Hoạt động kiểm soát ...................................................................... 78 3.2.3.1Kiểm soát quá trình xử l thông tin .................................................................. 78 3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống chứng từ .......................................................................... 83
  10. 3.2.3.3 Đảm bảo an tòan tài sản vật chất và thông tin ................................................. 84 3.2.3.4 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong các chu trình ...................................... 85 3.2.4 Hoàn thiện thông tin và truyền thông ............................................................... 87 3.2.5 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong quy trình ................................................... 87 3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................... 88 3.3.1 iến nghi ban lãnh đạo ..................................................................................... 88 3.3.2 iến nghị đối với phòng ban, nhân viên........................................................... 89 KẾT LUẬN 3 .............................................................................................................. 90 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 91 PHỤ LỤC
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Các sản phẩm tại công ty Cổ phần Vĩnh Trường...................................32 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản l tại công ty………………………………33 Sơ đồ 2.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy vi tính.......................37 DANH MỤC LƢU ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ Lưu đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ mua hàng trả bằng tiền mặt ......................50 Lưu đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ mua hàng trả bằng tiền gửi ngân hàng 51 Lưu đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ sản xuất sản phẩm tại công ty ..................53 Lưu đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng thu bằng tiền mặt ......................55 Lưu đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng 56
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trên thế giới, khái niệm kiểm soát nội bộ xuất hiện đã lâu và được chuẩn hoá từ khi có báo cáo COSO năm 1992. Ở Việt Nam, khái niệm kiểm soát nội bộ đã trở nên khá quen thuộc đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ đang dần dần được áp dụng vào các doanh nghiệp theo xu hướng ngày càng có hiệu quả hơn để doanh nghiệp có thể kiểm soát được các hoạt động của mình và tồn tại vững mạnh hơn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ giúp ích cho doanh nghiệp bảo vệ mình trước các rủi ro và kiểm soát hoạt động, nắm chắc thời cơ phát triển là yêu cầu cần thiết của các nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay. Chính vì lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường” làm luận văn tốt nghiệp với mục tiêu tìm hiểu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị từ đó góp phần giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. 1
  13. 2. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống kiểm soát nội bộ Tác giả đã thu thập, tìm hiểu các luận văn thạc sĩ nghiên cứu trước đây về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty sản xuất trong cơ sỡ dữ liệu của thư viện Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Danh mục các luận văn đã khảo sát bao gồm: Năm thực Tên tác giả Tên đề tài Nội dung nghiên cứu chính hiện 2010 Lê Thị Như Hoàn thiện một số Hoàn thiện chu trình mua hàng – Vân quy trình KSNB tại thanh toán tiền và chu trình bán các doanh nghiệp sản hàng – thu tiền tại các doanh xuất, chế biến nghiệp sản xuất, chế biến 2011 Nguyễn Hoàn thiện Hệ thống Đánh giá và đưa ra giải pháp Quỳnh Thanh KSNB cho các doanh hoàn thiện hệ thống KSNB trong nghiệp vừa và nhỏ các chu trình tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2012 Bùi Mạnh Hoàn thiện hệ thống Lý luận hệ thống KSNB theo Cường thông tin kế toán và báo cáo COSO 1992, Đánh giá kiểm soát nội bộ trong và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ chu trình mua nguyên thống thông tin kế toán và kiểm liệu và thanh toán tiền soát nội bộ trong chu trình mua tại các doanh nghiệp nguyên liệu và thanh toán tiền tại chế biến thủy sản trên các doanh nghiệp chế biến thủy địa bàn tỉnh Khánh sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Hòa 2012 Nguyễn Thị Hoàn thiện hệ thống Lý luận hệ thống kiểm soát nội Trúc Anh KSNB tại Tổng công bộ theo COSO 2004, đánh giá và ty Tín Nghĩa đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Tín Nghĩa 2
  14. 2012 Dương Thị Hoàn thiện hệ thống Lý luận hệ thống kiểm soát nội Lan Đài KSNB tại Công ty CP bộ theo COSO 2004, đánh giá Đầu tư và kinh doanh và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ vật liệu xây dựng thống KSNB trong chu trình bán FICO hàng – th tiền tại công ty CP Đầu tư và kinh doanh vật liệu xây dựng FICO Các đề tài này đều tập trung vào việc hoàn thiện KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất, Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tìm hiểu nhiều về hệ thống KSNB trong chu trình mua hàng – thanh toán tiền, sản xuất và bán hàng – thu tiền tại doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung cũng như là tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. 3. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động của Doanh nghiệp. Từ đó, thấy được vị trí, vai trò hệ hống kiểm soát nội bộ tại Doanh nghiệp. - Tìm hiểu thực trạng, ưu điểm cũng như những hạn chế về việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. - Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc khảo sát tài liệu; thu thập, phân tích các quy định nội bộ, hồ sơ kiểm soát nội bộ tại công ty. - Ngoài ra tác giả sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích dữ liệu dưới dạng thống kê mô tả về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ. Dựa 3
  15. trên kết quả này sẽ tìm ra những ưu điểm và nhược điểm, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. - Dữ liệu thu thập:  Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu tác giả tự thu thập trong các điều tra, phỏng vấn tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường.  Dữ liệu thứ cấp: Thông tin từ các quy chế liên quan đến kiểm soát nội bộ do công ty ban hành. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó ứng dụng các kết quả này để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường - Là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp cùng ngành và những doanh nghiệp khác xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. - Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm:  Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ.  Chƣơng 2: Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường.  Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP Công nghiệp Vĩnh Tường. 4
  16. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của COSO1 (Committeee of Sponsoring Organization) Vào những thập niên 1970-1980, nền kinh tế Hoa kỳ cũng như nhiều quốc gia khác phát triển mạnh mẽ. Số lượng các công ty tăng nhanh kể cả các công ty thuộc quyền sở hữu nhà nước và các công ty kinh doanh quốc tế. Trong thời gian này cùng với sự phát triển về kinh tế, các vụ gian lận cũng ngày càng tăng, với quy mô ngày càng lớn, gây ra tổn thất đáng kể cho nền kinh tế. Trong quá trình điều tra vụ tai tiếng chính trị Watergate, Quốc hội Hoa kỳ đã phát hiện rất nhiều các hoạt động vận động tranh cử trái phép và rửa tiền liên quan đến nước ngoài. Xuất phát từ vấn đề này, SEC (Securities and Exchange Commission: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ) đã đề nghị các công ty tự nguyện công bố khoản chi trả để hối lộ ở nước ngoài. Đáp ứng yêu cầu của SEC hơn 400 công ty đã công bố các khoản chi trả hối lộ ở nước ngoài là hơn 300 triệu USD trong nhiều năm. Vào năm 1977, luật về chống hối lộ ở nước ngoài (Foreign Corrupt practies art) ra đời. Sau đó, SEC đưa ra bắt buộc các công ty phải báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở đơn vị mình (1979). Yêu cầu và báo cáo kiểm soát nội bộ của công ty cho công chúng cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận. Một trong những luận điểm của người chống đối là thiếu các tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Các tranh luận cuối cùng cũng đưa đến việc thành lập Ủy ban COSO. COSO là một ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (National Commission of Financial Reporting, hay còn gọi là Treadway Commission). COSO được thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ, cụ thể là nhằm thống nhất định nghĩa về kiểm soát nội bộ để phục vụ 1. Tập thể tác giả Bộ môn Kiểm toán, (2012), Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông. 5
  17. cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp các đơn vị có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Ủy ban COSO được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề nghiệp, mỗi tổ chức này chỉ định ra một thành viên để lập ra ủy ban COSO. Năm tổ chức đó là:  Hiệp hội kế toán viên công chứng hoa kỳ (AICPA-American Institute of Certified Public Accountants)  Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA-American Accounting Association)  Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA-Institute of Internal Auditors)  Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA-Institute of Management Accountants)  Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI-Financial Executive Institute) Sau một thời gian dài làm việc, đến năm 1992, COSO phát hành báo cáo đầu tiên. Báo cáo 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về Kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. COSO đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ, và dùng từ kiểm soát nội bộ thay vì kiểm soát nội bộ về kế toán. Báo cáo COSO đưa ra 5 thành phần của kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và cuối cùng là giám sát. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà còn được mở rộng ra cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập cơ sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ. sau đó, hàng loạt nghiên cứu phát triển về kiểm soát nội bộ trong các lĩnh vực khác nhau đã ra đời. COSO phát triển về quản trị, về doanh nghiệp nhỏ, về công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập, chuyên sâu vào các ngành nghề cụ thể và giám sát, cụ thể như sau: 6
  18.  Phát triển về phía quản trị: 2004 ban hành ERM (Enterprise Risk Management) hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.  Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: 2006 COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “ iểm soát nội bộ với báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng có quy mô nhỏ” – (Smaller Publicly traded Companies).  Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: 1996 bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác có liên quan” – COBIT (Control Objectives for information and related Technology) do hiệp hội về kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin ban hành (ISACA- Information system Audit and Control Association).  Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập: Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.  Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ.  Phát triển theo hướng chuyên sâu vào các ngành nghề cụ thể: Lĩnh vực ngân hàng Basel 1998.  Hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.2 Tổng quan COSO 1992 1.2.1 Khái niệm Kiểm soát nội bộ theo COSO 1992 Theo báo cáo của COSO năm 1992 được công bố dưới tiêu đề Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control – Intergrated Framework) đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ như sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau:  Sự hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động  Sự tin cậy của báo cáo tài chính  Sự tuân thủ luật pháp và quy định 7
  19. Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần phải chú đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.  Kiểm soát nội bộ là một quá trình (Process): Các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn, đơn vị cần kiểm soát các hoạt động của mình, kiểm soát nội bộ là quá trình này. Kiểm soát nội bộ không phải là một sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện trong mọi bộ phận, quyện chặt vào hoạt động của tổ chức và là một nội dung cơ bản trong các hoạt động của tổ chức. Kiểm soát nội bộ sẽ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không tách rời chứ không phải chức năng bổ sung cho các hoạt động của tổ chức.  Con ngƣời (People): Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người, đó là Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, nhà quản l và các nhân viên trong đơn vị. Kiểm soát nội bộ là một công cụ được nhà quản lý sử dụng chứ không thay thế được nhà quản l . Nói cách khác nó được thực hiện bởi những con người trong tổ chức, bởi suy nghĩ và hành động của họ. Chính họ sẽ vạch ra mục tiêu, đưa ra biện pháp kiểm soát và vận hành chúng.  Đảm bảo hợp lý (Reasonable anssurance): Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, đó là những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý có thể vượt qua kiểm soát nội bộ… Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát nội bộ không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Tất cả các điều đó dẫn đến, trong mọi tổ chức, dù có thể đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể có hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo.  Các mục tiêu (Objectives): 8
  20. Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành ba nhóm:  Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực ví dụ: doanh thu, lợi nhuận, thị phần…  Nhóm mục tiêu vê báo cáo tài chính: Nhấn mạnh đên tình trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.  Nhóm mục tiêu về tuân thủ: Nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và quy định. Các mục tiêu trên có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng với nhau, vì một mục tiêu riêng lẻ có thể xếp vào một hay nhiều loại trong ba nhóm mục tiêu trên. Sự phân loại các mục tiêu nhằm giúp tổ chức kiểm soát ở các phương diện khác nhau. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp l đạt được các mục tiêu liên quan như: tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ luật lệ và quy định. Để đạt được các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở các chuẩn mực đã được thiết lập. Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin và truyền thông và vấn đề giám sát. Riêng mục tiêu hoạt động, ví dụ thu nhập trên vốn đầu tư, thị phần hay sản phẩm mới… hông phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp kiểm soát của đơn vị. Kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm hay các sự kiện bên ngoài có thể làm đơn vị không đạt được các mục tiêu đề ra. Với các mục tiêu này, kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý rằng, các nhà quản lý với vai trò giám sát, với hành động kịp thời sẽ giúp tổ chức có thể đạt được mục tiêu. 1.2.2 Các thành phần của một hệ thống kiểm soát nội bộ Theo báo cáo COSO năm 1992 thì một hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 5 thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2