intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu - Tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định những thất bại nhà nước đang tác động tiêu cực đến việc cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu - Tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- VŨ DUY KHÁNH LÀM RÕ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU: TÌNH HUỐNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ DUY KHÁNH LÀM RÕ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU: TÌNH HUỐNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2015 Tác giả Vũ Duy Khánh
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bố mẹ tôi, vợ và những người thân yêu trong gia đình của tôi, những người đã luôn sát cánh ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Thế Du, người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tâm hướng dẫn giúp tôi hoàn thiện luận văn như ngày hôm nay. Tôi xin cảm ơn Vụ Văn hóa và Giáo dục - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Harvard Kennedy đã chung sức xây dựng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi xin gửi đến lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, ông Từ Minh Thiện, ông Nguyễn Khánh Tùng lời biết ơn sâu sắc về sự tận tình trong tham gia phỏng vấn và cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp MPP6, những người đã cùng tôi chia sẻ ngọt bùi trong thời gian qua. TP.HCM, ngày 09 tháng 08 năm 2015 Vũ Duy Khánh khanh.fetp@gmail.com
  5. -iii- TÓM TẮT LUẬN VĂN Cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương đóng vai trò gần như quyết định đến hiệu quả, sự thành công của chính sách xúc tiến xuất khẩu quốc gia nhưng Cục Xúc tiến Thương mại đánh giá hầu hết các cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương chưa đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và lệ thuộc ngân sách kéo dài. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước nhưng hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư vẫn chưa thoát khỏi hạn chế chung và đang ẩn chứa thất bại nhà nước liên quan đến thông tin không hoàn hảo và cạnh tranh hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư thông qua một số biện pháp cụ thể như (i) tăng cường vai trò của tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp; (ii) tăng thu phí dịch vụ để giảm dần trợ cấp; (iii) tài trợ có trọng tâm; (iv) tạo cơ hội cạnh tranh công bằng giữa khu vực tư với cơ quan công lập trong việc nhận tài trợ và cung cấp dịch vụ; (v) chuẩn hóa công tác báo cáo, thống kê thương mại. Từ khóa: thất bại nhà nước, thất bại thị trường, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, xúc tiến xuất khẩu.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... II TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... III MỤC LỤC ......................................................................................................................... IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ VI DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... VIII DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... VIII DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... IX CHƯƠNG 1 . GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1 1.1.1. Đáp ứng không đúng nhu cầu doanh nghiệp ..................................................... 2 1.1.2. Lệ thuộc ngân sách kéo dài ................................................................................ 5 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 6 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 6 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 1.6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 8 2.1. XÚC TIẾN XUẤT KHẨU .................................................................................... 8 2.1.1. Xúc tiến xuất khẩu và xúc tiến thương mại ....................................................... 8 2.1.2. Hình thức xúc tiến xuất khẩu ............................................................................. 8 2.1.3. Chiến lược xúc tiến xuất khẩu ........................................................................... 9 2.2. CHU KỲ THẤT VỌNG ...................................................................................... 12 2.3. THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU .......................................... 17 2.3.1. Ngoại tác tích cực ............................................................................................ 17
  7. -v- 2.3.2. Thông tin không hoàn hảo ............................................................................... 18 2.3.3. Hàng hóa công ................................................................................................. 19 2.3.4. Lựa chọn can thiệp của nhà nước .................................................................... 19 CHƯƠNG 3 . THẤT BẠI NHÀ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU: TÌNH HUỐNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................................................................................................................... 22 3.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ................ 22 3.2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ......................................................................... 24 3.3. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP ........................................................................................................... 25 3.3.1. Cơ cấu kinh phí ................................................................................................ 25 3.3.2. Cơ cấu hoạt động ............................................................................................. 28 3.3.3. Thất bại nhà nước ............................................................................................ 31 3.4. TIỂU KẾT............................................................................................................ 32 CHƯƠNG 4 . BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...................................................................... 34 4.1. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC ....................................................................... 34 4.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................................................................ 34 4.2.1. Hoa Kỳ ............................................................................................................. 35 4.2.2. Trung Quốc ...................................................................................................... 37 4.2.3. Malaysia ........................................................................................................... 38 4.2.4. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................ 40 CHƯƠNG 5 . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 42 5.1. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 42 5.2. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 45 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 49 PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ NĂM 2012 .......... 49 PHỤ LỤC 2. KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ NĂM 2013 .......... 53
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT AmCham American Chamber of Commerce Phòng Thương mại Hoa Kỳ AoA Agreement on Agriculture Hiệp định WTO về Nông nghiệp ASCM Agreement on Subsidies and Hiệp định WTO về Trợ cấp và Countervailing Measures các Biện pháp Đối kháng ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Nations Á CBI Centre for the Promotion of Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ Imports from developing các Nước đang Phát triển countries CCPIT China Council for the Promotion Hiệp hội Xúc tiến Thương mại of International Trade Quốc tế CCOIC China Chamber of International Hiệp hội Thương mại Quốc tế Commerce Trung Quốc CLB Câu lạc bộ DOC Department of Commerce Bộ Thương mại DEC District Export Council Hội đồng Xuất khẩu Khu vực EuroCham European Chamber of Commerce Phòng Thương mại Châu Âu Ex-Im Bank Export-Import Bank Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu HVNCLC Hàng Việt Nam Chất lượng cao ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc tế MATRADE Malaysia External Trade Cơ quan Phát triển Ngoại thương Development Corporation Malaysia MITI Ministry of International Trade Bộ Công nghiệp và Thương mại and Industry Quốc tế MOFCOM Ministry of Commerce Bộ Thương mại (Trung Quốc)
  9. -vii- TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT NCCIM National Chamber of Commerce Hiệp hội Công nghiệp và Thương and Industry of Malaysia mại Quốc gia NEI National Export Initiative Sáng kiến Xuất khẩu Quốc gia OPIC Overseas Private Investment Quỹ Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Corporation SBA Small Business Administration Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ STEP State Trade and Export Promotion Xúc tiến Xuất khẩu và Thương mại cấp Bang TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPCC Trade Promotion Coordinating Ủy ban Phối hợp Xúc tiến Committee Thương mại Trung tâm Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân USDA Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Exporters and Producers Thủy sản Việt Nam VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XTTM Xúc tiến Thương mại XTTM-ĐT Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
  10. -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo loại hình tổ chức. ......................................... 11 Bảng 2.2. Vai trò nhà nước. ................................................................................................. 15 Bảng 2.3. Khung lựa chọn giải pháp can thiệp của nhà nước.............................................. 15 Bảng 2.4. Tương quan công - tư trong tài trợ xúc tiến xuất khẩu ........................................ 20 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Ma trận chiến lược phát triển Ansoff. .................................................................. 10 Hình 2.2. Chu kỳ thất vọng. ................................................................................................. 16 Hình 2.3. Sơ đồ liên kết thất bại thị trường và thất bại nhà nước với lựa chọn can thiệp chính sách. ........................................................................................................................... 17 Hình 2.4. So sánh xâm nhập thị trường và thâm nhập thị trường. ....................................... 19 Hình 3.1. Mô hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam (tình huống TP.HCM). ...... 23 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm. .............................................................................. 25 Hình 4.1. Mô hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ. ............................................. 37 Hình 4.2. Mô hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Trung Quốc. ....................................... 38 Hình 4.3. Mô hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Malaysia. ........................................... 39 Hình 4.4. Mô hình hợp tác công - tư.................................................................................... 41 Hình 5.1. Bổ sung cơ chế thẩm định và giám sát. ............................................................... 43
  11. -ix- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. So sánh liên kết của doanh nghiệp xuất khẩu với hiệu quả hỗ trợ từ các tổ chức XTTM. .......................................................................................................................... 3 Biểu đồ 1.2. So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ thông tin và nghiên cứu thị trường......................................................................................................................... 3 Biểu đồ 1.3. So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ hội chợ và khảo sát. ................................................................................................................................. 4 Biểu đồ 1.4. Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các trung tâm địa phương. .............................. 4 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn thu. ........................................................................................... 26 Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nguồn thu. ......................................................................................... 26 Biểu đồ 3.3. Chi tiết nguồn thu. ........................................................................................... 27 Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng nguồn thu chi tiết. ............................................................................. 27 Biểu đồ 3.5. Cơ cấu chi phí.................................................................................................. 29 Biểu đồ 3.6. Chi tiết hoạt động xúc tiến xuất khẩu. ............................................................. 30 Biểu đồ 3.7. Phân bổ ngân sách. .......................................................................................... 30 Biểu đồ 4.1. Tăng trưởng và giá trị xuất khẩu. .................................................................... 35
  12. -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thế giới hiện có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổ chức, định chế xúc tiến xuất khẩu quốc gia (ITC, 2015) không chỉ vì xuất khẩu tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn để thực thi vai trò sửa chữa thất bại thị trường của nhà nước1. Từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam buộc lòng xóa bỏ chính sách thưởng xuất khẩu nên chỉ còn duy nhất Chương trình Xúc tiến Thương mại (XTTM) Quốc gia làm phương tiện hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình được triển khai chủ yếu thông qua hệ thống cơ quan nhà nước bao gồm Cục Xúc tiến Thương mại, cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương và thương vụ tại nước ngoài (Hình 3.1). Tuy nhiên, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hỗ trợ từ tổ chức xúc tiến xuất khẩu chủ yếu đạt mức trung bình (48,84%), không cao bằng hiệu quả doanh nghiệp tự thân vận động bằng cách liên kết với các doanh nghiệp khác cùng ngành (64,37% đánh giá từ khá trở lên), hoặc liên kết với các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra (68% đánh giá từ khá trở lên) (Biểu đồ 1.1). So với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…, năng lực xúc tiến xuất khẩu của cơ quan nhà nước còn hạn chế cả về giá trị hỗ trợ lẫn qui mô, chất lượng hoạt động. Chúng ta có thể thấy Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế (DITP) của Thái Lan đang hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp Thái Lan đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam thông qua việc mở rộng Hội chợ Hàng tiêu dùng Thái Lan tại ba thành phố lớn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hà Nội và Cần Thơ; định kỳ tổ chức triển lãm quốc tế (Metalex, Manufacturing Expo, Nepcon); tạo lập chuỗi phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng Thái Lan… Nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ “thua trên sân nhà”. Là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương giữ vai trò quyết định đối với sự thành công và hiệu quả của chính sách. Đáng tiếc, hầu hết các cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương chưa đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và đang lệ thuộc ngân sách kéo dài. 1 Xem thêm Mục 2.2.
  13. -2- 1.1.1. Đáp ứng không đúng nhu cầu doanh nghiệp Một khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Cục Xúc tiến Thương mại đã làm rõ mức độ khác biệt trong quan điểm giữa thương vụ, trung tâm XTTM địa phương (gọi tắt là trung tâm địa phương), hiệp hội và doanh nghiệp về nhu cầu doanh nghiệp đối với một số loại hình dịch vụ xúc tiến xuất khẩu chính yếu. Trong nhóm dịch vụ cung cấp thông tin, đa số doanh nghiệp thể hiện nhu cầu cao (78% thể hiện nhu cầu cao và rất cao) đối với thông tin thương mại, thông tin cơ hội kinh doanh và nghiên cứu thị trường; tuy nhiên, trung tâm địa phương, thương vụ, và hiệp hội đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp thấp hơn. Riêng đối với dịch vụ nghiên cứu thị trường, trên 60% thương vụ, trung tâm địa phương cho rằng nhu cầu của doanh nghiệp là không cao. Ông Nguyễn Khánh Tùng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Cần Thơ “Nếu điều tra, khảo sát doanh nghiệp tốt, trung tâm địa phương sẽ dễ dàng xác định trọng tâm hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, khảo sát doanh nghiệp đang là khâu yếu tại hầu hết cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương”. Trong nhóm dịch vụ hội chợ, triển lãm và khảo sát, trên 70% doanh nghiệp thể hiện nhu cầu cao về dịch vụ giới thiệu và thẩm định đối tác cung ứng hàng, mua hàng; và tham gia đoàn khảo sát thị trường nước ngoài; tuy nhiên, chưa đến 30% trung tâm địa phương xác định đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước, trung tâm địa phương xác định nhu cầu doanh nghiệp cao hơn nhu cầu thực sự của doanh nghiệp; đặc biệt, mức chênh lệch về nhu cầu tham gia hội chợ, triển lãm trong nước lên đến khoảng 20%. “…do năng lực cung cấp dịch vụ và khả năng nhận thức khác nhau mà các nhóm đối tượng như thương vụ, trung tâm địa phương và hiệp hội có các đánh giá khác nhau về mức độ nhu cầu của doanh nghiệp. Các nhận thức này không mang tính định hướng mà lại không theo kịp các quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh và thị trường. Do đó, dịch vụ cung cấp tất yếu từ các tổ chức XTTM sẽ không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ.” - Cục Xúc tiến Thương mại (2012).
  14. -3- Biểu đồ 1.1. So sánh liên kết của doanh nghiệp xuất khẩu với hiệu quả hỗ trợ từ các tổ chức XTTM. Nguồn: Cục Xúc tiến Thương mại (2012), Biểu đồ 36, trang 68. Biểu đồ 1.2. So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ thông tin và nghiên cứu thị trường. 100% 90% 80% 70% 60% 49% 18% 50% 31% 28% 40% 38% 33% 29% 30% 31% 21% 28% 21% 20% 22% 13% 20% 11% 28% 31% 10% 20% 19% 20% 6% 12% 9% 17% 8% 6% 11% 0% 2% 2% 1% Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Hiệp hội Hiệp hội Hiệp hội Hiệp hội Thương vụ Thương vụ Thương vụ Thương vụ Thông tin thương mại Thông tin cơ hội kinh doanh Nghiên cứu thị trường Xuất bản ấn phẩm Rất kém Kém Trung bình Khá Cao Rất cao Nguồn: Cục Xúc tiến Thương mại (2012), Biểu đồ 33, trang 65.
  15. -4- Biểu đồ 1.3. So sánh đánh giá nhu cầu doanh nghiệp về nhóm dịch vụ hội chợ và khảo sát. 100% 90% 80% 70% 33% 18% 37% 10% 60% 34% 31% 34% 29% 50% 33% 22% 32% 15% 40% 41% 29% 38% 50% 24% 17% 45% 47% 30% 28% 24% 22% 29% 28% 17% 41% 20% 27% 20% 21% 20% 22% 10% 12% 11% 18% 19% 6% 12% 10% 6% 17% 13% 8% 12% 9% 9% 6% 6% 2% 0% 0% 0% Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Hiệp hội Hiệp hội Hiệp hội Hiệp hội Hiệp hội Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Thương vụ Thương vụ Thương vụ Thương vụ Thương vụ Tham dự hội chợ, triển Tham dự hội chợ, triển Tổ chức đoàn khảo sát Tổ chức gặp gỡ đoàn Dịch vụ giới thiệu và lãm trong nước lãm tại nước ngoài thị trường nước ngoài doanh nhân nước ngoài thẩm định đối tác cung ứng hàng, mua hàng Rất kém Kém Trung bình Khá Cao Rất cao Nguồn: Cục Xúc tiến Thương mại (2012), Biểu đồ 34, trang 66. Biểu đồ 1.4. Mức độ nhu cầu cần hỗ trợ của các trung tâm địa phương. Cho phép các trung tâm cơ chế vận hành đặc thù theo yêu cầu địa phương để có thể chủ động trong việc đưa ra quyết định (cải cách cơ chế) 60% Thiết lập các cơ sở dữ liệu cho 50% phép địa phương cùng sử Đầu tư cho cơ sở hạ tầng dụng khai thác 40% 30% 20% 10% Hỗ trợ các chương trình đào Đầu tư cho hệ thống trang thiết tạo chuyên sâu cho các cán bộ 0% bị trung tâm Tăng ngân sách chi cho các Hỗ trợ các chuyên gia tư vấn hoạt động xúc tiến thương mại cho địa phương địa phương Tăng số lượng nhân lực có trình độ để đáp ứng yêu cầu thị trường Rất kém Kém Trung bình Khá Cao Rất cao Nguồn: Cục Xúc tiến Thương mại (2012), Biểu đồ 38, trang 70.
  16. -5- 1.1.2. Lệ thuộc ngân sách kéo dài Tuy chưa thật sự đồng nhất về tên gọi, vai trò nhưng hầu hết các trung tâm địa phương đều được thành lập theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập đi kèm cơ chế khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn liền với chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ xã hội2. Nâng cao hiệu quả hoạt động để các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trung tâm địa phương nói riêng tiến đến tự chủ tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách ngày càng nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan trung ương. Bộ Chính trị (2015) chỉ đạo “Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước …”. Sau Nghị quyết 40/NQ- CP năm 2012, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg năm 2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Tuy nhiên đến nay, cả nước vẫn chưa có trung tâm địa phương nào có thể tự chủ tài chính, đạt mục tiêu Nhà nước đề ra ban đầu khi thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu 2011-2012 cho thấy nhu cầu tăng tài trợ từ ngân sách của các trung tâm địa phương là rất cao (59,4%) (Biểu đồ 1.4), thể hiện rằng các trung tâm địa phương “chưa thể vận hành dựa trên việc bán dịch vụ thuần túy cho doanh nghiệp”, Cục Xúc tiến Thương mại (2012). Xem xét tình huống Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm) đặt tại trung tâm kinh tế của cả nước, chúng ta nhận thấy rằng ngân sách đã tài trợ cho Trung tâm tăng cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối: so với năm 2012 đã tăng gần 1,4 tỷ đồng (Biểu đồ 3.1) và 26% (Biểu đồ 3.2); dù đang trong giai đoạn Chính phủ có chỉ đạo “thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước” (Chính phủ, 2011a). Nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và tự chủ tài chính là hai vấn đề có quan hệ với nhau. Chỉ khi trung tâm địa phương cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới sẵn lòng chi trả, đóng góp nguồn lực; và nhờ đó, trung tâm địa phương mới có thể tự chủ bằng chính “việc bán dịch vụ thuần túy cho doanh nghiệp”. Phân tích thực tiễn hoạt động thời gian qua, Nhà nước đã nhận diện rõ vấn đề và đang tích cực tìm 2 Xem thêm Chính phủ (2006).
  17. -6- kiếm giải pháp, biện pháp thúc đẩy các trung tâm địa phương nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp để giảm dần lệ thuộc vào ngân sách. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định những thất bại nhà nước đang tác động tiêu cực đến việc cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu trên, đề tài sẽ lần lượt phân tích và trả lời ba câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Trung tâm đã đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu chưa? Thất bại nhà nước là gì? Câu hỏi 2: Kinh nghiệm quốc tế giải quyết các trục trặc xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu bởi cơ quan công lập? Câu hỏi 3: Biện pháp can thiệp chính sách nào có thể giúp giải quyết các trục trặc xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu bởi Trung tâm? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM trong giai đoạn 2012-2013. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp phân tích định tính dựa vào phân tích số liệu và các nghiên cứu tình huống. Giả định ban đầu được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của Cục Xúc tiến Thương mại: Trung tâm cũng gặp các hạn chế tương tự các trung tâm địa phương khác gồm đáp ứng không đúng nhu cầu doanh nghiệp và lệ thuộc ngân sách kéo dài. Kết hợp cơ sở lý thuyết về thất bại nhà nước liên quan đến nguồn cung quan liêu, nghiên cứu bóc tách, phân tích số liệu hoạt động xúc tiến xuất khẩu để xác minh hai vấn đề đáp ứng không đúng nhu cầu doanh nghiệp và lệ thuộc ngân sách kéo dài; và làm rõ hai thất bại nhà nước gồm thông tin không hoàn hảo và cạnh tranh hạn chế. Nghiên cứu tình huống trong và ngoài nước, kết hợp tham vấn chuyên gia nhằm tìm kiếm, học hỏi giải pháp
  18. -7- nhà nước can thiệp. Kết hợp giải pháp từ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu xây dựng và khuyến nghị giải pháp sửa chữa thất bại nhà nước trong cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan đề tài. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, bao gồm khái niệm xúc tiến xuất khẩu; thất bại thị trường, thất bại nhà nước, chu kỳ thất vọng; và đặc biệt làm rõ thất bại thị trường trong xuất khẩu, thất bại nhà nước gắn liền với nguồn cung quan liêu và xác định vai trò tài trợ của nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Chương 3 phân tích thực trạng hoạt động giai đoạn 2012-2013 tại Trung tâm nhằm làm rõ những thất bại nhà nước tác động đến cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chương 4 xem xét kinh nghiệm trong nước và ngoài nước liên quan đến sửa chữa thất bại nhà nước trong cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu. Chương 5 kết luận, khuyến nghị giải pháp và nêu các giới hạn của nghiên cứu.
  19. -8- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Xúc tiến xuất khẩu 2.1.1. Xúc tiến xuất khẩu và xúc tiến thương mại Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thuộc Liên hợp Quốc định nghĩa “xúc tiến thương mại quốc tế của một quốc gia là hoạt động trợ giúp của chính phủ nói chung và các tổ chức XTTM nói riêng nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế”. Từ định nghĩa này, XTTM quốc tế sẽ bao gồm xúc tiến xuất khẩu (export promotion), xúc tiến nhập khẩu (import promotion) và xúc tiến đầu tư (investment promotion) (Lê Hoàng Oanh, 2014). Bremer và Bell (1993) định nghĩa xúc tiến xuất khẩu bao gồm những dịch vụ hướng trực tiếp đến nhà xuất khẩu hoặc nhà đầu tư, như dịch vụ thông tin (về thị trường nước ngoài), dịch vụ môi giới, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hiểm. Nhìn vào cơ cấu nội dung trong Chương trình XTTM Quốc gia của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy XTTM bao gồm xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, và miền núi, biên giới, hải đảo, và chưa có xúc tiến nhập khẩu. Thủ tướng (2010) cho phép khá nhiều loại hình tổ chức chủ trì dự án xúc tiến xuất khẩu, gồm các tổ chức XTTM nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các tổ chức phi chính phủ: các Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội). Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các cơ quan, tổ chức trên không thể tránh khỏi trùng lặp về nội dung, hình thức và đối tượng (Bảng 2.1). Vì Việt Nam không tách riêng chức năng xúc tiến xuất khẩu mà gắn trong các tổ chức xúc tiến thương mại nên trong luận văn, cụm từ xúc tiến thương mại trong tên riêng của hệ thống, cơ quan, chương trình được sử dụng với hàm ý xúc tiến xuất khẩu. 2.1.2. Hình thức xúc tiến xuất khẩu Theo Ilias và đ.t.g (2013), Hoa Kỳ phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu thành bốn nhóm, gồm (i) Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu (export assistance service), (ii) Nghiên cứu khả thi (feasibility study), (iii) Bảo hiểm và tài trợ xuất khẩu (export financing and insurance), (iv) Bảo hộ (government-to-government advocacy). Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu bao gồm cung
  20. -9- cấp thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, tư vấn doanh nghiệp xuất khẩu, kết nối thông qua tổ chức đoàn giao thương. Hoa Kỳ đầu tư nhiều nghiên cứu khả thi về các quốc gia khác nhằm nhận diện, dự báo các cơ hội xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Bảo hiểm và tài trợ xuất khẩu được triển khai trong các trường hợp (i) chia sẻ rủi ro chính trị, thương mại; (ii) để thỏa yêu cầu của chính sách trợ cấp xuất khẩu dành cho khu vực tư; (iii) đáp trả hành vi trợ cấp tín dụng xuất khẩu của các quốc gia khác. Bảo hộ bao gồm (i) việc Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng công cụ ngoại giao bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trước sự tài trợ, trợ cấp, hỗ trợ không công bằng từ các quốc gia khác; (ii) đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do vùng, song phương, đa phương; (iii) giám sát thực thi, tuân thủ các hiệp định đã ký. Cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức đoàn giao thương và đào tạo - tập huấn là bốn hoạt động trợ cấp của nhà nước được chấp nhận rộng rãi theo Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (ASCM), Hiệp định WTO về Nông nghiệp (AoA). Trong đó, hoạt động cung cấp, tư vấn, chia sẻ thông tin giúp doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ thông tin thị trường, qui định, thủ tục xuất nhập khẩu, góp phần giải quyết vấn đề thông tin không hoàn hảo. Tổ chức đoàn giao thương bao gồm các hoạt động tổ chức chuyến thăm, giao dịch; tổ chức phái đoàn bán hàng; tổ chức phái đoàn mua hàng; tổ chức chuyến thăm của quan chức cấp cao … Đào tạo - tập huấn có mục tiêu nâng cao năng lực, kỹ năng xuất khẩu cho doanh nghiệp. Cùng với xu thế tự do hóa thương mại, các hình thức tài trợ, bảo hộ trực tiếp doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng bị lên án và trả đũa. 2.1.3. Chiến lược xúc tiến xuất khẩu Hoạt động xúc tiến xuất khẩu hướng đến một trong hai mục tiêu là giới thiệu sản phẩm xuất khẩu vào một thị trường mới (xâm nhập thị trường); hoặc mở rộng thị phần của sản phẩm tại thị trường truyền thống (thâm nhập thị trường). Chiến lược thâm nhập thị trường (market expansion/ penetration strategy) triển khai tại thị trường truyền thống và hướng đến dẫn đầu thị phần bằng cách nỗ lực marketing, tăng cường phát triển thị trường, ra mắt sản phẩm, cắt giảm chi phí, giảm giá bán, khác biệt, bắt chước đối thủ dẫn đầu... (Hình 2.1). Chiến lược xâm nhập thị trường (market entry strategy) triển khai tại thị trường mới, mong muốn nhanh chóng đạt lợi thế về qui mô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2