intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2013. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô khác đối với CCTM của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TÁI THỊ NGỌC THẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TÁI THỊ NGỌC THẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. HẠ THỊ THIỀU DAO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá trong thời gian qua là một vấn đề nhạy cảm, không những vì chính bản thân tầm quan trọng của nó mà còn vì ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại cũng như nền kinh tế của VN. Trong luận văn, tác giả sẽ thực hiện phân tích và đo lường tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến cán cân thương mại, trong đó biến số quan trọng cần xem xét là chỉ số tỷ giá hối đoái thực đa phương. Trên cơ sở tiếp cận về mặt lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả đã tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu và sử dụng mô hình VAR trong phân tích. Luận văn nghiên cứu chỉ số tỷ giá hối đoái thực đa phương của Việt Nam với 8 đối tác thương mại lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đức, Úc trong giai đoạn 2005 -2013. Trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố số liệu thường chọn năm gốc là năm 2005, nên dữ liệu nghiên cứu trong luận văn sẽ được thu thập theo quý từ năm 2005 đến năm 2013 và sử dụng mô hình VAR để ước lượng và được xử lý bằng phần mềm thống kê Eviews 6.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài tỷ giá hối đoái tác động đến CCTM còn có GDP của các đối tác với mức độ giải thích là 79%. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái và GDP có tác động ngược chiều với CCTM. Điều này cho thấy việc phá giá mạnh đồng nội tệ ở VN ngay lập tức không phải là giải pháp chủ yếu giúp tăng xuất khẩu mà cần phải kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để giúp cải thiện CCTM. Vì vậy, trong thời gian tới, biện pháp phá giá như đã được sử dụng trong thời gian trước đó sẽ không phải là biện pháp chủ yếu giúp CCTM bền vững.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
  5. iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi chân thành gửi lời cám ơn tới: Quý thầy cô Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt những năm học tại trường, đặc biệt là PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao, giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè lớp CH14C1 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn; cám ơn chị Hoàng Oanh, chị Ngọc Xuyến, anh Đức Lộc đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, các anh chị, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn đọc. Tp.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm Học Viên Tái Thị Ngọc Thảo
  6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... xi 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... xi 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................ xii 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... xii 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. xiii 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. xiii 6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................xiv CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ..............................................................................................1 1.1 Tỷ giá hối đoái...................................................................................................1 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................1 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ..........................................................................2 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực ....................................................................................4 1.2 Cán cân thương mại ...........................................................................................7 1.2.1 Khái niệm và các trạng thái của cán cân thương mại ...................................7 1.2.2 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại ...............................................8
  7. v 1.2.2.1 Tác động của tỷ giá hối đoái ............................................................... 9 1.2.2.2 Tác động của GDP trong nước ........................................................... 9 1.2.2.3 Tác động của GDP nước đối tác ......................................................... 9 1.2.2.4 Tác động của các yếu tố khác ........................................................... 10 1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại..................................................... 10 1.3.1 Điều kiện Marshall – Lerner ......................................................................11 1.3.2 Hiệu ứng phá giá lên cán cân thương mại và đường cong J ....................... 11 1.4 Các nghiên cứu trước về tỷ giá và cán cân thương mại ....................................14 1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................14 1.4.2 Các nghiên cứu trong nước .....................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2013 .................... 20 2.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2005-2013 ............................... 20 2.2 Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2005 - 2013 ........................... 21 2.3 Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2005 - 2013 .................. 27 2.3.1 Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam ................................................... 27 2.3.2. Xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế ................................................. 30 2.3.3 Xuất nhập khẩu theo các nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu ........................ 32 2.3.4 Xuất khẩu theo các khu vực thị trường ...................................................... 36 2.3.5 Đánh giá cán cân thương mại Việt Nam .................................................... 38 2.3.5.1 Những thành tựu đạt được ............................................................... 38 2.3.5.2 Những hạn chế .................................................................................. 38 2.4. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại .................................39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 43
  8. vi 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất: ........................................................................... 43 3.2 Lý thuyết mô hình tự hồi quy vector (VAR – Vector Autoregression) ............. 45 3.2.1 Khái niệm mô hình VAR:.......................................................................... 45 3.2.2 Ước lượng mô hình VAR .......................................................................... 46 3.2.2.1 Kiểm định tính dừng......................................................................... 47 3.2.2.2 Lựa chọn độ dài của trễ .................................................................... 47 3.2.2.3 Kiểm định độ ổn định của mô hình .................................................. 48 3.2.2.4 Hàm phản ứng và phân rã phương sai ............................................ 48 3.3 Thu thập dữ liệu............................................................................................... 49 3.3.1 Chọn chuỗi dữ liệu thời gian nghiên cứu và năm gốc phù hợp................... 50 3.3.2 Thu thập dữ liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và chọn đối tác................. 51 3.3.3 Thu thập dữ liệu GDP, CPI của Việt Nam và đối tác: ................................ 53 3.3.4 Thu thập tỷ giá danh nghĩa cuối kỳ của VND với các đồng tiền của các đối tác ...................................................................................................................... 54 3.3.5 Tính REER................................................................................................ 54 3.3.5.1 Tính tỷ trọng xuất nhập khẩu, NER, điều chỉnh chỉ số CPI về kỳ gốc và tính chỉ số RER .............................................................................................. 54 3.3.5.2 Tính tỷ giá hiệu lực thực đa phương REER ......................................... 55 3.3.6 Tính GDP trung bình có trọng số của các đối tác đã chọn.......................... 55 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 56 4.1 Thống kê dữ liệu: ............................................................................................. 56 4.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................................ 56 4.3. Chọn độ trễ cho mô hình VAR: ......................................................................58 4.4. Mô hình VAR .................................................................................................59
  9. vii 4.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình : (AR Root)............................................ 61 4.6 Hàm phản ứng xung impulse và phân rã phương sai : ......................................61 4.6.1 Hàm phản ứng xung impulse .....................................................................61 4.6.2. Phân rã phương sai : ................................................................................. 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 66 5.1 Các kết luận chính ........................................................................................... 66 5.2 Một số các kiến nghị chính sách cải thiện cán cân thương mại ......................... 67 5.2.1 Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá ...................................................... 67 5.2.2 Giải pháp về luồng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ................... 68 5.2.3 Giải pháp về hạn chế nhập khẩu ............................................................... 69 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 71 Phụ lục 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác .................................... 74 Phụ lục 2: Giá trị nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác ................................... 77 Phụ lục 3: Chỉ số CPI của Việt Nam và các đối tác .............................................. 80 Phụ lục 4: TGHĐ danh nghĩa cuối kỳ của VND so với các đồng tiền đối tác ....... 83 Phụ lục 5: Chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) ......................... 86 Phụ lục 6: Tỷ trọng xuất nhập khẩu ...................................................................... 89 Phụ lục 7: Chỉ số CPI của Việt Nam và các đối tác (Năm 2005 = 100) ................. 91 Phụ lục 8: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER) .................................... 95 Phụ lục 9: Tỷ giá hối đoái thực song phương ........................................................ 98 Phụ lục 10: Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) .......................................... 101 Phụ lục 11: GDP thực của Việt Nam và các đối tác ............................................ 102 Phụ lục 12: GDP trung bình có trọng số của các đối tác...................................... 105 Phụ lục 13: REER, GDPW, GDPVN, CCTM ......................................................... 108 Phụ lục 14: Mô hình VAR với độ trễ = 1 ............................................................ 111 Phụ lục 15: Mô hình VAR với độ trễ = 4 ............................................................ 113
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BQLNH Bình quân liên ngân hàng CCTM Cán cân thương mại CPI Chỉ số tiêu dùng GDP Tổng sản phẩm quốc nội NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương NER Tỷ giá danh nghĩa song phương RER Tỷ giá thực song phương REER Tỷ giá thực đa phương TCTK Tổng cục Thống kê TGHĐ Tỷ giá hối đoái VN Việt Nam IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
  11. ix DANH MỤC BẢNG STT Số bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Biên độ dao động của tỷ giá hối đoái VN từ năm 2005 - 25 2013 2 2.2 Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu và tình hình cán cân 28 thương mại của Việt Nam từ năm 2005-2013 3 2.3 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các 31 khu vực kinh tế thời kỳ 2005-2010 4 2.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2005 33 – 2013 5 2.5 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu 35 hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2005 -2013 6 2.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của 37 Việt Nam thời kỳ 2005-2013 7 3.1 Tỷ lệ % XNK của các đối tác so với tổng kim ngạch 51 XNK của Việt Nam 8 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) cho 57 các chuỗi dữ liệu trong nghiên cứu 9 4.2 Chọn độ trễ cho mô hình 58 10 4.3 Kết quả mô hình VAR 59 11 4.4 Phân rã phương sai Cholesky 64
  12. x DANH MỤC HÌNH STT Số hình Tên hình Trang 1 1.1 Hiệu ứng đường cong J 13 2 2.1 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn năm 2001 – 21 2013 3 2.2 Diễn biến tỷ giá BQLNH và tỷ giá NHTM từ quý 22 1/2005 đến quý 4/2013 4 2.3 NEER và REER của Việt Nam quý 1/2005 đến quý 24 4/2013 5 2.4 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và CCTM thời kỳ 2005 29 -2013 6 2.5 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu theo các khu vực 30 kinh tế 7 2.6 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thay đổi năm 34 2012 và năm 2013 8 2.7 Chỉ số REER, NEER và Cán cân thương mại Việt Nam 40 thời kỳ 2005-2013 9 3.1 Đồ thị hàm phản ứng 49 10 4.1 Kiểm định tính ổn định của mô hình 61 11 4.2 Hàm phản ứng IRF 62
  13. xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Như chúng ta đã biết, mỗi nước sẽ có một đồng tiền riêng, và khi các nước giao dịch thương mại với nhau, để thuận lợi trong giao dịch họ sẽ sử dụng một ngoại tệ mạnh để trao đổi. Điều này cho thấy tỷ giá tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến tình trạng xuất nhập khẩu của một quốc gia. Mặt khác, cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng. Điều này cho thấy tỷ giá và cán cân thương mại có mối liện hệ với nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam ngày càng có sự biến chuyển khá rõ rệt sau khi Việt nam gia nhập WTO, điển hình năm 2012 và 2013, CCTM của Việt Nam thặng dư, sự cải thiện này một phần do tỷ giá tăng mạnh, chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, một số chính sách quản lý ngoại hối,… Cũng chính vì thế, có một số các ý kiến cho rằng trong thời gian sắp tới cần đẩy tỷ giá lên cao nữa (tức là phá giá đồng nội tệ mạnh hơn nữa) để thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện CCTM. Tuy nhiên, chính sách phá giá chưa hẳn là một điều tốt cho nền kinh tế, nếu phá giá càng mạnh có thể sẽ làm đồng nội tệ mất giá trầm trọng, giảm lòng tin của dân chúng, các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay nước ngoài, và cũng có thể tác động trực tiếp đến lạm phát, làm ảnh hưởng đến tổng cầu và chỉ số giá của quốc gia. Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và Tổng cục Thống kê, tỷ giá danh nghĩa của Việt Nam liên tục lên giá từ 2005-2013, VND liên tục mất giá so với USD. Đồng thời, chỉ số lạm phát của Việt Nam cũng cao hơn so với Mỹ. Và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011 bị thâm hụt trầm trọng (đặc biệt vào năm 2008). Như vậy, tỷ giá và CCTM có mối quan hệ gì? Tỷ giá hối đoái tác động đến CCTM như thế nào?
  14. xii Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam”. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực đa phương và cán cân thương mại, và đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thương mại trong điều kiện ở Việt nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực đa phương và cán cân thương mại của Việt Nam từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2013. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô khác đối với CCTM của Việt Nam. Và sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ và tác động của tỷ giá hối đoái thực đa phương cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác đến cán cân thương mại của Việt Nam. Từ đó, tác giả sẽ đánh giá kết quả mô hình và đưa ra một số chính sách cải thiện cán cân thương mại nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tỷ giá VND so với đồng tiền các đối tác thương mại lớn với VN; chỉ số CPI, GDP của Việt nam và các đối tác; giá trị xuất nhập khẩu theo giá thực tế của Việt nam với các đối tác. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu bao gồm: - Các đối tác thương mại lớn sẽ được chọn tham gia trong rỗ tiền tệ là các đối tác có mối quan hệ ngoại thương lâu năm và có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong các đối tác với Việt nam, và trong rổ tiền tệ này sẽ bao gồm 8 đối tác tham gia: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đức, Australia. - Nghiên cứu sẽ thu thập các dữ liệu theo quý từ năm 2005 đến hết năm 2013. Dữ liệu thu thập bao gồm: tỷ giá danh nghĩa cuối kỳ của VND với
  15. xiii các đối tác, giá trị xuất nhập khẩu với các đối tác, chỉ số CPI, GDP của Việt nam với các đối tác. Năm 2005 được chọn là năm gốc vì trong trong năm 2005 biến động của tỷ giá tương đối ít (tỷ giá USD/VND biến động trong khoảng 300 đồng), tỷ lệ lạm phát ở mức 1 con số, tình hình nền kinh tế cũng ít biến động. Năm 2005 cũng là năm không quá xa với hiện tại, việc thu thập số liệu ít khó khăn hơn do thời gian gần hơn. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Chính sách tỷ giá là một trong những vấn đề trọng tâm mà các nhà hoạch định quan tâm để xác định một tỷ giá phù hợp nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt nam trên thị trường nước ngoài. Hiện tại, tỷ giá đang biến động mạnh trong những thời gian qua, tỷ giá tăng cao đẩy xuất khẩu cũng tăng theo. Tuy nhiên, việc phá giá này có đưa nền kinh tế tăng trưởng hay không, trong khi Việt Nam phải nhập khẩu nhiều mặt hàng để có thể xuất khẩu. Do đó, cần phải đánh giá thận trọng tác động của tỷ giá đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số chính sách cải thiện cán cân thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Nghiên cứu định tính từ lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái (tỷ giá mà tác giả chọn nghiên cứu – tỷ giá hiệu lực thực đa phương (REER)) lên cán cân thương mại. - Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, sử dụng các bảng biểu, đồ thị để phân tích, khái quát và làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định tính dừng dữ liệu, kiểm định mô hình hồi quy theo mô hình VAR, và dựa trên kết quả của mô hình tác giả sẽ đề ra một số các chính sách cải thiện cán cân thương mại.
  16. xiv 6. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Chương 2: Thực trạng về sự biến động của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  17. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Giới thiệu Ngày nay, giao dịch thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc gia ngày càng phát triển, cho thấy tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí không nhỏ trong hoạt động ngoại thương, và sự biến động của tỷ giá cũng có tác động không nhỏ đến sự cạnh tranh hàng hóa ngoại thương và một số các biến số khác của một quốc gia. Và để có nền tảng kiến thức giải thích cho mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, tác giả sẽ trình bày những nội dung cơ bản trong chương 1, về các lý thuyết có liên quan để làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu này: khái niệm về tỷ giá hối đoái, khái niệm về cán cân thương mại, mối quan hệ giữa cán cân thương mại với các yếu tố tác động lên nó. Nhiều thuật ngữ, khái niệm và mô hình ở chương này sẽ được sử dụng cho các chương khác. 1.1 Tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm Có nhiều cách để định nghĩa tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác; (Nguyễn Văn Tiến, 2013) Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá trị, hay còn gọi là so sánh về sức mua giữa các ngoại tệ; (Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận, 2012) Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. (Luật NHNN VN, 2010) Tuy có nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn hiểu tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này được biểu diễn thông qua một đơn vị tiền tệ của một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái còn phản ảnh mối quan hệ cung cầu ngoại tệ.
  18. 2 Tỷ giá hối đoái có hai phương pháp yết giá: - Thứ nhất, yết giá trực tiếp: Tỷ giá là giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng số đơn vị nội tệ. (Nguyễn Văn Tiến , 2013) - Thứ hai, yết giá gián tiếp: Tỷ giá là giá của một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị ngoại tệ. (Nguyễn Văn Tiến, 2013) Hầu hết các quốc gia đều dùng phương pháp yết giá trực tiếp, trong đó có Việt Nam. Do đó, tỷ giá trong luận văn này được trình bày theo phương pháp yết giá trực tiếp. 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá giao dịch được sử dụng hàng ngày trên thị trường ngoại hối, là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác nhưng chưa đề cập đến yếu tố lạm phát. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được chia ra làm hai loại:  Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER – Norminal Bilateral Exchange Rate): Là giá của một đơn vị ngoại tệ được biểu thị thông qua số đơn vị nội tệ mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. (Nguyễn Văn Tiến, 2013) Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương được tính bằng cách lấy tỷ giá của từng thời kỳ so với tỷ giá của kỳ cơ sở, cụ thể: Trong đó: e0t: Là chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương tại kỳ thứ t so với kỳ gốc Et: Là tỷ giá danh nghĩa song phương tại kỳ thứ t E0: Là tỷ giá danh nghĩa song phương ở kỳ gốc
  19. 3  Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER- Norminal Effective Exchange Rate, còn được gọi là tỷ giá danh nghĩa trung bình hay tỷ giá đa biên): là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. Điều này có nghĩa là, chọn một rổ tiền tệ đặc trưng, rồi tính tỷ giá trung bình của tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với một tỷ trọng tương ứng. (Nguyễn Văn Tiến, 2013) Về thực chất, NEER không phải là một tỷ giá mà là một chỉ số. Trong thực tế, NEER được tính theo công thức như sau: Trong đó: NEER: Là tỷ giá danh nghĩa đa phương của các đồng tiền được chọn ej: Là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương của nội tệ với đồng tiền thứ j trong rổ tiền tệ wj: Là tỷ trọng của đồng tiền thứ j, tỷ trọng ngoại tệ được tính dựa trên cơ sở tỷ trọng thương mại đối với các đối tác j i: Kỳ tính toán j: Số thứ tự của các tỷ giá song phương n: Số lượng tiền tệ trong rổ tiền tệ Sự biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thể làm căn cứ để xác định tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu, vì nó chưa đề cập đến tương quan sức mua của các đồng tiền cũng như lạm phát giữa hai nước với nhau. Vì thế, việc tăng hay giảm tỷ giá không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này đối với quốc gia còn lại. Do đó, để khắc phục hạn chế này và để quan sát được tác động của tỷ giá lên khối lượng xuất nhập khẩu, ta sử dụng khái niệm tỷ giá hối đoái thực.
  20. 4 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giữa giá cả trong nước và ngoài nước, tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế của nước đó. Tỷ giá hối đoái thực được chia ra làm hai loại:  Tỷ giá thực song phương (RER- Real Bilateral Exchange Rate): bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ (Nguyễn Văn Tiến, 2013). Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. Ngược lại, đồng tiền lên giá thực có tác dụng làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. Và tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế. - Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh: (Nguyễn Văn Tiến, 2013) Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh được xác định theo công thức: Trong đó: er: Là tỷ giá thực song phương (dạng chỉ số) E : Là tỷ giá danh nghĩa (số đơn vị nội tệ trên ngoại tệ) P*: Là mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ (USD) P: Là mức giá cả trong nước bằng nội tệ (VND) Tỷ giá hối đoái thực song phương thực chất không phải là tỷ giá đích thực mà chỉ là dạng chỉ số. Do tử số của công thức trên biểu diễn giá hàng hóa nước ngoài quy thành nội tệ (VND), nên về bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ. Điều này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2