intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là “nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của DIV” thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết chuẩn về BHTG với phân tích thực trạng hoạt động của DIV trong thời gian qua (2000 – 2010) và định hướng phát triển trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng đánh giá khách quan những mặt mạnh cần phát huy, những tồn tại, yếu kém cần khắc phục từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị sát hợp với thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÁI HUY NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÁI HUY NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ KIM XUÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Nguyễn Thị Thái Huy Học viên cao học Khóa 17 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục các bảng, hình MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………...1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi và vai trò của BHTG ……………..……..3 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BHTG ………………….3 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động BHTG ..…………………….5 1.1.2.1. Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi…………………………………5 1.1.2.2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi……………………………………….5 1.1.2.3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi…………………………......5 1.1.2.4. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm ………………...5 1.1.2.5. Loại tiền gửi được bảo hiểm ……………………………………6 1.1.2.6. Phí bảo hiểm tiền gửi ....................................................................6 1.1.2.7. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi ……………………………...6 1.1.2.8. Ngân hàng cầu nối ........................................................................6 1.1.2.9. Mạng an toàn tài chính ………………………………………….6 1.1.3. Mục đích, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức BHTG ..................................9 1.1.3.1. Mục đích của tổ chức BHTG trong xu thế hội nhập ....................9 1.1.3.2. Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức BHTG trong xu thế hội nhập ....9 1.2. Tổ chức và hoạt động bảo hiểm tiền gửi .......................................................13 1.2.1. Mô hình tổ chức BHTG .........................................................................13 1.2.1.1. Thuộc sở hữu nhà nước ..............................................................13 1.2.1.2. Thuộc sở hữu tư nhân .................................................................14
  5. 1.2.1.3. Liên doanh giữa nhà nước và tư nhân ........................................15 1.2.2. Mô hình hoạt động của tổ chức BHTG ..................................................15 1.2.2.1. Mô hình chuyên chi trả ...............................................................15 1.2.2.2. Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng .....................................15 1.2.2.3. Mô hình giảm thiểu rủi ro ...........................................................16 1.2.3. Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức BHTG ……………….16 1.2.4. Nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG …………………………….16 1.2.5 Các nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG ………………………………17 1.2.5.1. Nghiệp vụ thu phí BHTG ……………………………………..17 1.2.5.2. Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG ………..17 1.2.5.3. Nghiệp vụ hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG …………………….18 1.2.5.4. Nghiệp vụ chi trả tiền BHTG và giám sát thanh lý tài sản sau khi chi trả tiền bảo hiểm ……………...……………………20 1.3. Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả …………..…20 1.3.1. Khái quát ………………………………………………...............20 1.3.2. Mục tiêu xây dựng các nguyên tắc cơ bản ………………………...…..21 1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản …………………………………………...……21 1.4. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm...22 1.4.1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia.....................................22 1.4.1.1. Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ .................................................22 1.4.1.2. Bảo hiểm tiền gửi ở Ấn Độ ........................................................25 1.4.1.3. Bảo hiểm tiền gửi ở Đức ............................................................27 1.4.2. Một số kinh nghiệm về hoạt động BHTG đối với Việt Nam ................29 1.4.2.1. Lựa chọn mô hình tổ chức .........................................................29 1.4.2.2. Xác định mô hình hoạt động ......................................................30 1.4.2.3. Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức BHTG .............30
  6. 1.4.2.4. Năng lực tài chính của tổ chức BHTG cần được đảm bảo .........30 1.4.2.5. Các hoạt động nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG ..................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ………………………………………………………....31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (2000 – 2010) 2.1. Giới thiệu sơ lược về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ………………………...32 2.1.1. Sự ra đời Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam………………………………...32 2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam…..………………...33 2.1.3. Chức năng của BHTGVN ……………………………………………..33 2.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHTGVN ……………………………….33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHTGVN ………………………………..34 2.2. Thực trạng hoạt động DIV trong thời gian qua (2000 – 2010) …………...36 2.2.1. Quản lý nguồn vốn và đầu tư ………………………………………….36 2.2.2. Cấp chứng nhận và thu phí BHTG ……………………………………37 2.2.2.1. Cấp chứng nhận và Nội dung BHTG ………………………….37 2.2.2.2. Thu phí BHTG …………………………………………………39 2.2.3. Giám sát từ xa, kiểm tra tại chổ của DIV ……………………………..41 2.2.3.1. Hoạt động giám sát từ xa ………………………………………41 2.2.3.2. Hoạt động kiểm tra tại chổ …………………………………….43 2.2.4. Hỗ trợ tài chính, tiếp nhận và xử lý …………………………………...44 2.2.5. Chi trả bảo hiểm, thu hồi nợ và thanh lý ……………………………...45 2.2.6. Thông tin tuyên truyền ………………………………………………..46 2.3. So sánh hoạt động của BHTGVN với các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả ..............................................................................47 2.4. Đánh giá kết quả hoạt động DIV trong thời gian qua (2000 – 2010)…….49 2.4.1. Kết quả đạt được ……………………………..………………………..49 2.4.2. Những hạn chế và tồn tại ………...……………………………………50
  7. 2.4.2.1. Hạn chế trong bộ nguyên tắc phát triển BHTG hiệu quả ……...50 2.4.2.2. Hạn chế và tồn tại trong cơ chế hoạt động …………………….51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 3.1. Chiến lược phát triển BHTGVN giai đoạn 2010 – 2015 …………………..60 3.1.1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển …………………..…60 3.1.2. Định hướng Chiến lược phát triển BHTGVN ………………………...61 3.1.3. Kế hoạch phát triển DIV giai đoạn 2010 – 2015 …………………...…62 3.2. Các giải pháp chính nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới…………………………………………………......65 3.2.1. Xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi …………………………………...65 3.2.1.1. Về phía Chính phủ ……………………………………………..65 3.2.1.2. Về phía Ngân hàng Nhà nước …………………………………66 3.2.1.3. Về phía Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ………………………….67 3.2.2. Xác định lại cơ quan quản lý Nhà nước đối với BHTGVN ...………....69 3.2.3. Tăng cường năng lực tài chính của DIV ………………………………70 3.2.3.1. Chính phủ cấp thêm vốn hoạt động ……………………………71 3.2.3.2. Chính phủ cho phép DIV mở rộng hoạt động đầu tư ………….71 3.2.3.3. Vay vốn ưu đãi từ ADB ………………………………………..71 3.2.3.4. Nâng mức thu phí BHTG ……………………………………...72 3.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới…………………………….………………72 3.3.1. Đối với Chính phủ ……………………………………………………..72 3.3.1.1. Tạo điều kiện cho DIV phát triển theo mô hình giảm thiểu rủi ro …72
  8. 3.3.1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa DIV với các thành viên Mạng an toàn tài chính quốc gia ……………………………….73 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước …………………………………………73 3.3.2.1. Hoàn thiện “Luật phá sản” dành cho các TCTD ........................73 3.3.2.2. Hợp tác, chia sẻ thông tin với BHTGVN ……………………...74 3.3.3. Đối với tổ chức tham gia BHTG ………………………………………74 3.3.3.1. Chấp hành quy định về tính và nộp phí BHTG ……………..…74 3.3.3.2. Chấp hành quy định về niêm yết Chứng nhận BHTG .......…….75 3.3.3.3. Hợp tác với DIV trong công tác kiểm tra tại chổ……………... 75 3.3.3.4. Chấp hành quy định về chế độ thông tin báo cáo ………...……75 3.3.4. Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ………………………………….75 3.3.4.1. Tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của DIV ……...73 3.3.4.2. Phát triển nguồn nhân lực của DIV ……………………...……83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………..…..84 KẾT LUẬN .............................................................................................................85 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1: Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi Phụ lục 2: Nghị định số 109/2005/ NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89 Phụ lục 3: Nội dung các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) ban hành
  9. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH A. DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1 Mục tiêu chính sách công của các loại mô hình BHTG 15 1.2 18 nguyên tắc cơ bản phân thành 10 nhóm 21 2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động BHTG của DIV 33 2.2 Kết quả thu phí bảo hiểm tiền gửi qua các năm 40 2.3 Số lượng tổ chức tham gia BHTG được kiểm tra qua các năm 41 2.4 Tình hình hỗ trợ tài chính qua các năm 44 2.5 Tóm tắt tình hình chi trả, thu hồi nợ trong thanh lý 45 2.6 So sánh hoạt động của BHTGVN với bộ nguyên tắc cơ bản 47 B. DANH MỤC HÌNH Hình Nội dung Trang 1.1 Biểu đồ số lượng ngân hàng đổ vỡ từ 1924 - 1933 3 1.2 Tiến độ hình thành hệ thống BHTG trên thế giới từ sau FDIC ra đời 4 đến tháng 12/2009 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của BHTGVN 35
  10. 2.2 Hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN 36 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn DIV giai đoạn 2000 - 2010 (tỷ đồng) 36 2.4 Số lượng tổ chức tham gia BHTG được cấp Chứng nhận BHTG từ 37 năm 2000 đến tháng 6/2010 2.5 Số lượng NHTM tham gia BHTG được cấp Chứng nhận BHTG từ 37 năm 2002 đến tháng 6/2010 2.6 Số lượng Quỹ tín dụng tham gia BHTG được cấp Chứng nhận BHTG 38 từ năm 2002 đến tháng 6/2010 2.7 Số lượng TCTD phi ngân hàng tham gia BHTG được cấp Chứng nhận 38 BHTG từ 2002 đến tháng 6/2010 2.8 Cơ cấu tổ chức tham gia BHTG theo loại hình 6 tháng đầu năm 2010 39 2.9 Cơ cấu tổng phí BHTG 6 tháng đầu năm 2010 40 2.10 Loại hình TCTD được DIV thực hiện giám sát đến cuối tháng 6/2010 41 2.11 Nội dung hoạt động kiểm tra của DIV 43 2.12 Kết quả thanh lý các tổ chức TG BHTG lũy kế đến tháng 6/2010 45 3.1 Chiến lược phát triển của DIV 62 3.2 Mô hình khách hàng làm tâm điểm 64 3.3 Mô hình tổ chức lấy khách hàng làm tâm điểm 64 3.4 Mô hình định hướng phát triển CNTT 65
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BCBS : Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng BIS : Ngân hàng thanh toán quốc tế BHTG : Bảo hiểm tiền gửi BHTGVN : Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam CP : Chính phủ DIV : Deposite Insurance of Vietnam FDIC : Bảo hiểm tiền gửi Mỹ FSF : Diễn đàn ổn định tài chính IADI : Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW : Ngân hàng trung ương QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân QTDTW : Quỹ tín dụng trung ương USD : Đô la Mỹ TCTD : Tổ chức tín dụng VN : Việt Nam VNĐ : Đồng Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  12. ‐ 1 ‐    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế với các nước bên ngoài từ năm 1986. Sau 20 năm, năm 2006, Việt Nam đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đó là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc mới - Kinh tế Việt Nam chính thức bước vào con đường hội nhập với kinh tế thế giới , tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mới đối với cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, năm 2008 “quả bong bóng” tín dụng bất động sản ở Mỹ vỡ tung, "cơn bão tài chính thế kỷ" bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu. An ninh tài chính - tiền tệ trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Khủng hoảng toàn cầu năm 2008-2009 như một cơn bão lớn làm lung lay các cấu trúc tài chính của các nền kinh tế Bắc Mỹ, Tây Âu và các quốc gia công nghiệp phát triển khác khiến Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Trước tình hình đó, để đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng, cần có những chính sách nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức giám sát tài chính, trong đó có Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV). Nhiều năm qua, với tư thế chủ động đón đầu hội nhập, DIV đã và đang tích cực nghiên cứu – triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thực thi tốt các mục tiêu chính sách công được Chính phủ đề ra, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn của hệ thống tài chính quốc gia, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và xây dựng một thị trường tài chính có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu” làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngành tài chính tín dụng năm 2010.
  13. ‐ 2 ‐    2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là “nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của DIV” thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết chuẩn về BHTG với phân tích thực trạng hoạt động của DIV trong thời gian qua (2000 – 2010) và định hướng phát triển trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng đánh giá khách quan những mặt mạnh cần phát huy, những tồn tại, yếu kém cần khắc phục từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị sát hợp với thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung chủ yếu vào các mảng hoạt động nghiệp vụ của DIV mà không bàn luận nhiều về các vấn đề khác (như luật BHTG, hình thức sở hữu tổ chức BHTG…). Các dữ liệu sử dụng để phân tích chủ yếu trong giai đoạn 2000 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, dữ liệu từ các báo cáo thường niên, kỷ yếu, tài liệu nghiệp vụ của DIV, tạp chí, bài báo kinh tế và các thông tin khác có liên quan. Thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các thông tin nhằm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Điểm mới của đề tài Điểm nổi bật của đề tài là giới thiệu các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) ban hành. So sánh hoạt động của DIV với bộ nguyên tắc đó và phân tích thực trạng hoạt động của đơn vị trong thời gian qua, để từ đó rút ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của DIV. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về BHTG và bộ nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả. Chương 2: Thực trạng hoạt động của DIV trong thời gian qua (2000 – 2010). Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DIV trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
  14. ‐ 3 ‐    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi và vai trò của BHTG trong xu thế hội nhập 1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BHTG Mỹ là đất nước đầu tiên thành lập ra tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Năm 1829 tại New York, một chương trình BHTG được đưa ra với danh hiệu “chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng” bảo hiểm cho các loại tiền gửi nói chung và các loại chứng chỉ huy động tiền gửi đảm bảo. Năm 1866, tổ chức này ngưng hoạt động do cuộc nội chiến Mỹ. Từ năm 1907 đến 1917, một quỹ BHTG được thành lập và chấm dứt hoạt động vào năm 1930. Hình 1.1: Biểu đồ số lượng ngân hàng đổ vỡ từ 1924 - 1933 4500 4000 4000 3500 3000 2293 2500 2000 1453 1350 1500 975 1000 775 617 669 659 498 500 0 1924 1925 1926 1927 1928 1929 1930 1931 1932 1933 Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi - nguyên lý, thực tiễn và định hướng, Nhà xuất bản lao động – xã hội, năm 2004, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh Sau thế chiến thứ I, kinh tế Mỹ rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Hàng loạt ngân hàng bị đổ vỡ hàng năm. Trong giai đoạn 1930 – 1933, mỗi năm có hơn 1000 ngân hàng ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4000 ngân hàng thương mại phải
  15. ‐ 4 ‐    đóng cửa. Niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng ngày càng sụt giảm, việc nắm giữ tiền mặt trong dân chúng tăng lên một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó Tổng thống Roosevelt đã ký Luật ngân hàng năm 1933, có hiệu lực từ ngày 16/6/1933. Tại điều 8 của Luật này quy định về việc thiết lập Công ty BHTG liên bang thông qua việc sửa đổi Luật dự trữ liên bang. Ngày 01 tháng 01 năm 1934 Hiệp hội BHTG liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance Cooperation - viết tắt là FDIC) đã được thành lập và được đa số công chúng ủng hộ. Sau sự ra đời và hoạt động hiệu quả của FDIC đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt tổ chức BHTG trên thế giới . Hình 1.2: Tiến độ hình thành hệ thống BHTG trên thế giới từ sau FDIC ra đời đến tháng 12/2009 119 1960 ‐ 1970 1970 ‐ 1980 1980 ‐ 1990 1990 ‐ 2000 2000 ‐ 2009 36 18 10 6 Nguồn: http://www.iadi.org Năm 2002, Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi thế giới (International Association of Deposit Insurers - IADI) được thành lập. Mục đích hoạt động của IADI là đảm bảo sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức BHTG. Tính đến tháng 01/2010 có 106 tổ chức BHTG được kết nạp chính thức vào IADI, 19 tổ chức BHTG đang được xem xét kiểm tra một cách nghiêm ngặt khả năng trở thành thành viên chính thức của IADI.
  16. ‐ 5 ‐    1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động BHTG 1.1.2.1. Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi được bảo hiểm bao gồm phần gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG gửi bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. 1.1.2.2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng, thực hiện chi trả tiền bảo hiểm tới người có tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. 1.1.2.3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Tổ chức tham gia BHTG là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các tổ chức này khi tham gia BHTG có trách nhiệm đóng phí BHTG cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán và bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động. 1.1.2.4. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm Người gửi tiền thuộc đối tượng được BHTG là khách hàng có gửi tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Những người này không phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG nhưng có quyền yêu cầu tổ chức BHTG thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền gửi tuỳ thuộc vào quy định hạn mức chi trả tiền BHTG của tổ chức BHTG. 1.1.2.5. Loại tiền gửi được bảo hiểm
  17. ‐ 6 ‐    Tùy theo mục tiêu của Chính phủ và của NHTW, chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó qui định cho tổ chức BHTG bảo hiểm cho những loại tiền nào. Các quốc gia có tổ chức BHTG thường bảo hiểm cho loại tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân bằng đồng bản tệ, nhằm bảo vệ người gửi tiền và bảo vệ đồng tiền của quốc gia mình và chống ngoại tệ hóa. 1.1.2.6. Phí bảo hiểm tiền gửi Phí BHTG là số tiền mà tổ chức BHTG thu của các tổ chức tham gia BHTG căn cứ vào số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm nhân với tỷ lệ thu phí quy định tùy thuộc mỗi quốc gia. 1.1.2.7. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi Hạn mức chi trả BHTG là mức quy định tối đa số tiền mà tổ chức BHTG sẽ chi trả cho đối tượng được BHTG khi tổ chức tham gia BHTG đó phá sản và mất khả năng thanh toán. 1.1.2.8. Ngân hàng cầu nối Ngân hàng cầu nối là một ngân hàng được thành lập bằng 100% vốn của tổ chức BHTG với mục đích đảm nhận, hỗ trợ và duy trì tạm thời việc kinh doanh của tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ bị đặt dưới Lệnh quản lý trong khi chưa tìm được một tổ chức tài chính đồng ý đảm nhận công việc kinh doanh của tổ chức đó. 1.1.2.9. Mạng an toàn tài chính Trong những bài nghiên cứu gần đây (Sebastian Schich – 2008, Srdjian T Marinkovic 2004), mạng an toàn tài chính được khái quát gồm 4 yếu tố: chức năng cho vay cuối cùng, BHTG, khung giám sát và các quy định quản lý về an toàn và cơ chế giải quyết đổ vỡ các TCTD. * Mối quan hệ của tổ chức BHTG và các cơ quan chức năng khác trong mạng an toàn tài chính
  18. ‐ 7 ‐    Mối quan hệ giữa tổ chức BHTG và cơ chế xử lý đổ vỡ Tương ứng với các yếu tố của mạng an toàn tài chính, có các tổ chức tham gia đảm nhận các chức năng. Bên cạnh NHTW đảm nhận chức năng người cho vay cuối cùng, Bộ Tài chính tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mạng an toàn tài chính thông qua việc cung cấp tài chính cho NHTW, tổ chức BHTG. Và cuối cùng là tổ chức BHTG thực hiện BHTG và giải quyết đổ vỡ của các tổ chức tài chính - ngân hàng. Mối quan hệ giữa tổ chức BHTG và chức năng người cho vay cuối cùng: NHTW là tổ chức thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời nhưng có khả năng tồn tại. Các khoản vay này được áp dụng lãi suất cao như lãi suất phạt và có thế chấp. Tổ chức BHTG chỉ thực hiện hỗ trợ tài chính, chi trả, giải quyết đổ vỡ khi ngân hàng mất khả năng trả nợ và đổ vỡ. Mối quan hệ giữa tổ chức BHTG với các cơ quan giám sát và cơ quan ban hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trách nhiệm của tổ chức BHTG về giám sát, ban hành các quy định về an toàn và giải quyết những ngân hàng gặp khó khăn thực sự về tài chính tùy thuộc vào mô hình hoạt động BHTG của mỗi quốc gia. 1.1.3. Mục đích, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức BHTG trong xu thế hội nhập toàn cầu 1.1.3.1. Mục đích của tổ chức BHTG trong xu thế hội nhập Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi tổ chức BHTG có khác nhau nhưng tập trung đều nhằm đạt được 03 mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Đây là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của tổ chức BHTG. Ngân hàng vốn là kênh dẫn vốn hàng đầu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng luôn
  19. ‐ 8 ‐    tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ “hoảng loạn ngân hàng” có thể ảnh hưởng tới tất cả các ngân hàng kể cả các ngân hàng lớn mạnh. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, việc liên kết giữa các ngân hàng trong và ngoài quốc gia trở nên phổ biến, nguy cơ đỗ vỡ hàng loạt hay ảnh hưởng dây chuyền rất dễ xảy ra. Tổ chức BHTG là một tổ chức có vai trò hỗ trợ cho các quy chế và các tiêu chuẩn an toàn góp phần giữ ổn định lành mạnh hệ thống tài chính-ngân hàng. Thứ hai, bảo vệ những người gửi tiền nhỏ lẻ. Người gửi tiền ngân hàng thông thường chia làm 02 nhóm: nhóm những người gửi tiền nhỏ lẻ và nhóm những người gửi tiền lớn. Đối tượng chính mà chính sách BHTG hoạch định ra là những người gửi tiền nhỏ lẻ bởi có nhận định rằng những người này có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về tình hình thị trường và hay nhạy cảm dễ hoảng loạn. Họ hay “phản ứng một cách quá đỗi” tạo nên “sự kiện rút tiền hàng loạt” khi nghe được bất cứ thông tin kinh tế bất lợi nào của tổ chức họ gửi tiền. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn và ổn định trong hệ thống tài chính. Vì thế “bảo vệ lợi ích của những người gửi tiền nhỏ lẻ” là một trong 03 mục tiêu chính mà tổ chức BHTG nhắm tới. Thứ ba, góp phần xây dựng một thị trường tài chính có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau. Việc thu phí trên cơ sở xác định mức độ rủi ro cũng như hỗ trợ tài chính có tính bình đẳng giữa các tổ chức tham gia BHTG sẽ tạo nên một môi trường có tính chất cạnh tranh và bình đẳng đối với các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển ở các mức độ khác nhau. Cạnh tranh nhằm có thể đóng phí BHTG thấp dựa trên mức độ rủi ro thấp. Bình đẳng trong việc nhận được hỗ trợ tài chính, tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ và minh bạch tiêu chuẩn, thủ tục trong quá trình giải ngân. 1.1.3.2. Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức BHTG trong xu thế hội nhập Bảo vệ người gửi tiền có hiểu biết giới hạn về tài chính, góp phần củng cố
  20. ‐ 9 ‐    niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng Mục tiêu của chính sách công của hoạt động BHTG thường được nêu ra là bảo vệ những người có hiểu biết giới hạn về tài chính, đó là những người có những khoản tiền gửi nhỏ. Họ được bảo vệ vì những lý do sau đây: Thứ nhất, tổ chức BHTG bảo vệ những người gửi tiền cá nhân trước những hậu quả của sự đổ vỡ các tổ chức tham gia BHTG; Thứ hai, tổ chức BHTG làm giảm bớt gánh nặng đối với người gửi tiền được bảo hiểm trước vấn đề khó khăn và phức tạp là đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tài chính nơi họ gửi tiền. Chi trả và hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho khách hàng khi các TCTD mất khả năng thanh toán. Vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền của BHTG được thể hiện rất rõ và được tạo lập trên cơ sở niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Tổ chức BHTG là chỗ dựa vô cùng quan trọng cho các TCTD trong việc củng cố, duy trì và làm tăng lòng tin của công chúng và toàn xã hội trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn. Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển Thông qua hoạt động giám sát và kiểm tra nhằm phát hiện sớm rủi ro trên cơ sở đó cảnh báo tới các ngân hàng, tổ chức BHTG đã góp phần đảm bảo ổn định hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng tránh đổ vỡ ngân hàng. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với vai trò bảo vệ người gửi tiền, tổ chức BHTG tạo niềm tin trong công chúng và toàn xã hội trong việc mở rộng huy động vốn, thu hút tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Việc thiết lập hệ thống BHTG có thể làm tăng cường dòng vốn chảy vào các tổ chức nhận tiền gửi, nhờ đó tạo nguồn cho hoạt động cho vay và đầu tư. Do đó hoạt động của tổ chức BHTG góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2