intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thép Vina Kyoei

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích môi trường bên ngoài (vĩ mô, môi trường cạnh tranh) và môi trường bên trong của công ty để nhận ra các cơ hội, nguy cơ cũng như xác định được thế mạnh và điểm yếu của công ty thép Vina Kyoei. Từ đó, xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei so với đối thủ trên thị trường; nghiên cứu các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thép Vina Kyoei

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN THỊ MINH HIỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÉP VINA KYOEI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - 2008
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HIỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÉP VINA KYOEI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ QUÝ TP Hồ Chí Minh - 2008
  3. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CISA : Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước) JIS : Japanese Industrial Standards (tiêu chuẩn của Nhật) R&D : Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) SWOT : Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ) TQM : Total quality management (Quản trị chất lượng toàn diện) VSA : Vietnam Steel Association (Hiệp hội thép Việt Nam) VSA : Vietnam Steel Corporation (Tổng công ty thép Việt Nam)
  4. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại các nguồn lực.....................................................................................10 Bảng 2.1: Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong nước từ năm 2003- 2007...................20 Bảng 2.2: Sản lượng thép xây dựng nhập khẩu từ năm 2003- 2007..................................21 Bảng 2.3: Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong nước từ năm 2003- 2007....................22 Bảng 2.4: Sản lượng thép tiêu thụ bình quân đầu từ năm 2003- 2007 ..............................22 Bảng 2.5: Sản lượng thép công ty thép Vina Kyoei sản xuất từ năm 2003-2007..............29 Bảng 2.6: Doanh thu theo từng nhóm sản phẩm của công ty từ năm 2003-2007..............31 Bảng 2.7: Doanh thu nội địa và xuất khẩu của công ty từ năm 2003-2007.......................32 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2003-2007.......................33 Bảng 2.9: Cơ cấu vốn điều lệ của công ty thép Vina Kyoei ..............................................33 Bảng 2.10: Danh sách cổ đông của công ty thép Vina Kyoei............................................34 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động của công ty thép Vina Kyoei ................................................35 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu tài chính công ty thép Vina Kyoei từ năm 2003-2007 ................43 Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2003- 2007 .................................47 Bảng 2.14: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ năm 2003- 2007.......................47 Bảng 2.15: Tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 2003- 2007 ..........................................47 Bảng 2.16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................................55 HÌNH VẼ Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................4 Hình 1.2: Mô hình năm áp lực của Michael E. Porter ....................................................15 Hình 2.1: Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong nước từ năm 2003- 2007 ...................20 Hình 2.2: Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong nước từ năm 2003- 2007 ...................22 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của công ty thép Vina Kyoei .................................................28 Hình 2.4: Sản lượng thép công ty Vina Kyoei sản xuất từ năm 2003-2007 ......................30
  5. 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 5. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 4 6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH................................................ 6 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh .................................................................................. 6 1.1.1. Cạnh tranh (Competition).................................................................... 6 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) ...................................... 7 1.1.3. Năng lực cạnh tranh............................................................................. 7 1.2. Các yếu tố góp phần tạo lợi thế cạnh tranh ..................................................... 8 1.2.1. Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm ............................ 8 1.2.2. Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường.................................... 9 1.2.3. Năng lực phân biệt............................................................................... 10 1.3. Các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh............................... 10 1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ............................................... 10 1.3.1.1. Nguồn lực của công ty ............................................................ 10 1.3.1.2. Các hoạt động bên trong của công ty ...................................... 11 1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài............................................... 13 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô (tổng quát) .................................................. 13 1.3.2.2. Môi trường vi mô (cạnh tranh) ................................................ 14 1.4. Đánh giá các năng lực cạnh tranh. .................................................................. 17
  6. 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÉP VINA KYOEI....................................................................................................................... 19 2.1. Tổng quan về thị trường thép Việt Nam và một số nước trong khu vực ........ 19 2.1.1. Tổng quan về thị trường thép Việt Nam ...................................................... 19 2.1.1.1. Quá trình phát triển thị trường thép Việt Nam ................................. 19 2.1.1.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thép ............................................. 20 2.1.1.3. Nhu cầu sử dụng thép ....................................................................... 22 2.1.1.4. Tình hình giá trên thị trường ............................................................ 23 2.1.1.5. Dự báo nhu cầu thị trường................................................................ 24 2.1.2. Tổng quan về thị trường thép của một số nước trong khu vực .................... 24 2.1.2.1. Trung Quốc....................................................................................... 24 2.1.2.2. Thái Lan............................................................................................ 25 2.2. Giới thiệu về công ty thép Vina Kyoei............................................................ 26 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................ .26 2.2.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 26 2.2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh ................................................................ 29 2.3. Phân tích sự tác động của môi trường đến năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei ...................................................................................................... 33 2.3.1. Phân tích môi trường bên trong của công ty ................................................ 33 2.3.1.1 Phân tích nguồn lực của công ty........................................................ 33 2.3.1.1.1. Vốn........................................................................................ 33 2.3.1.1.2. Nguồn nhân lực..................................................................... 34 2.3.1.1.3. Công nghệ ............................................................................. 36 2.3.1.2. Phân tích các hoạt động bên trong của công ty ................................ 36 2.3.1.2.1. Hoạt động sản xuất và tác nghiệp ......................................... 36 2.3.1.2.2. Hoạt động marketing ............................................................ 38 2.3.1.2.3. Hoạt động quản trị ................................................................ 40 2.3.1.2.4. Hoạt động tài chính – kế toán ............................................... 41 2.3.1.2.5. Hệ thống thông tin ................................................................ 44
  7. 7 2.3.1.2.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). ........................ 44 Tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu của công ty thépVina Kyoei...................... 45 2.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................... 46 2.3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô .............................................................. 46 2.3.2.1.1. Các yếu tố kinh tế ................................................................. 46 2.3.2.1.2. Các yếu tố chính trị, pháp luật và chính phủ ....................... 48 2.3.2.1.3. Các yếu tố tự nhiên ............................................................... 50 2.3.2.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội.................................................... 51 2.3.2.1.5. Các yếu tố công nghệ............................................................ 51 2.3.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ...................................................... 52 2.3.2.2.1. Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng .... 52 2.3.2.2.2. Áp lực từ phía khách hàng .................................................... 53 2.3.2.2.3. Áp lực từ nhà cung cấp ......................................................... .53 2.3.2.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế ................................................. .53 2.3.2.2.5.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của thép Vina Kyoei ............ 53 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của công ty thép Vina Kyoei ...................................... 60 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei........................... 60 2.4.1. Xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei ...................................................................................................... 60 2.4.2. Xác định các năng lực cạnh tranh cần phải duy trì. ..................................... 61 2.4.3. Xác định các năng lực cạnh tranh cần phải củng cố .................................... 62 2.4.4. Xác định các năng lực cạnh tranh cần phải nâng cao................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÉP VINA KYOEI.................................................... 63 3.1. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei............ 63 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei .... 64 3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm duy trì năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei .................................................................................. 64
  8. 8 3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm củng cố lực năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei. .................................................................... 67 3.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei. ............................................................................. 69 3.3. Một số kiến nghị.............................................................................................. 74 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước ................................................................. 74 3.3.2. Kiến nghị đối với ngành ...................................................................... 74 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76
  9. 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, một sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ trong và ngoài nước. Doanh nghiệp phải làm thế nào để đứng vững trên thị trường cạnh tranh quyết liệt này? Doanh nghiệp phải biết mình đang đứng ở vị trí nào trong cuộc đua này, phải nhận biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ, đâu là cơ hội và nguy cơ của mình, để từ đó xác định một hướng đi mới trên thị trường. Vì thế, vấn đề cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp ngành thép nói chung và công ty thép Vina Kyoei nói riêng. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ xây dựng cơ bản đang phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng thép xây dựng tăng mạnh. Song song với sự phát triển đó, các doanh nghiệp thép trong nước không ngừng phát triển. Sự lớn mạnh và chuyên nghiệp của tập đoàn thép Pomina, chiến lược dẫn đầu về chi phí của công ty thép Miền Nam, chiến lược mở rộng thị phần của một số đối thủ tiềm năng khác và sự gia nhập các tập đoàn thép nổi tiếng của nước ngoài. Với sự cạnh tranh gay gắt đó, khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vậy công ty phải làm thế nào để chiếm lĩnh được thị phần trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Công ty thép Vina Kyoei đã chuẩn bị gì cho cuộc cạnh tranh này? Chấp nhận thua cuộc nhường thị phần cho đối thủ hay phải tự trang bị cho mình một năng lực cạnh tranh tốt nhất? Xác định đâu là năng lực cốt lõi của mình? nhận ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để lựa chọn một hướng đi phù hợp nhất. Để đạt được mục đích đó, không còn cách nào khác là lãnh đạo công ty cần phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình một cách bền vững. Vì vậy, việc nhận dạng, duy trì, củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là hết sức cần thiết. Đó chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công của công ty. Xuất phát từ thực tế đó tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei” làm luận văn tốt nghiệp.
  10. 10 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích môi trường bên ngoài (vĩ mô, môi trường cạnh tranh) và môi trường bên trong của công ty để nhận ra các cơ hội, nguy cơ cũng như xác định được thế mạnh và điểm yếu của công ty thép Vina Kyoei. Từ đó, xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei so với đối thủ trên thị trường. - Nghiên cứu các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi sau: 1. Những yếu tố nào quyết định năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei? 2. Công ty thép Vina Kyoei cần phải thay đổi hay cải thiện những yếu tố nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình? 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc phát hiện, duy trì, củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei, chủ yếu vào sản phẩm thép xây dựng tại thị trường Miền Nam. Dữ liệu cho nghiên cứu đề tài trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính, trong đó được sử dụng chủ yếu là phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, dự báo và phương pháp chuyên gia. Phương pháp thu thập thông tin * Dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo, số liệu thống kê, các nghiên cứu và các khảo sát trước đây của các công ty thép. - Các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh như: năng lực sản xuất, thị phần, tình hình kinh doanh… Nguồn dữ liệu này có được từ:
  11. 11 - Nguồn tài liệu nội bộ công ty: Các số liệu từ các báo cáo tổng kết quý, năm… - Nguồn tài liệu bên ngoài: thông tin trên báo chí, internet, các tạp chí kinh tế, các bài phát biểu, bài viết, thông tin từ các cuộc hội thảo. * Dữ liệu sơ cấp: Các yếu tố đánh giá mức độ quan trọng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thép. Nguồn này có được từ: phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý và khách hàng. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực diện (face to face interview) với các chuyên gia, các nhà quản lý và khách hàng, nhằm xác định mức độ quan trọng của các yếu tố và năng lực cạnh tranh của từng yếu tố của các công ty trong ngành thép. Sau khi tổng hợp các bảng thu thập ý kiến của các chyên gia, các nhà quản lý, khách hàng và tính toán sẽ được các bảng xử lý số liệu về mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố. Từ kết quả này, xây dựng bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh.
  12. 12 5. Quy trình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Phân tích môi trường hoạt động của công ty thép Vina Kyoei Phân tích hoạt Phân tích Phân tích môi Phân tích môi động bên trong nguồn lực trường vĩ mô trường cạnh tranh Xác định điểm mạnh, Xác định cơ hội, nguy điểm yếu cơ Xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của thép Vina Kyoei Đánh giá các năng lực cạnh tranh của Vina Kyoei Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thép Vina Kyoei Kết luận và kiến nghị Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
  13. 13 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang tồn tại trong công ty, giúp công ty nhận ra những lợi thế và những điểm yếu để có các chính sách đúng đắn, cũng như lựa chọn những giải pháp để nâng cao năng cạnh tranh phù hợp với công ty. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh Trình bày cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và phương pháp đánh giá các năng lực cạnh tranh Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei Tổng quan về thị trường thép Việt Nam và một số nước trong khu vực. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài (vĩ mô, môi trường cạnh tranh), phân tích môi trường bên trong (nguồn lực và các hoạt động) của công ty thép Vina Kyoei. Nhận dạng các cơ hội, nguy cơ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu và xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei. Đánh giá các năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thép Vina Kyoei.
  14. 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1. Cạnh tranh (Competition) Thế nào là cạnh tranh? Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, trong luận văn này xin trích dẫn một số khái niệm nhằm làm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Theo từ điển bách khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất ” 1 Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình, mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn, để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình [4]. Theo Michael Porter, giáo sư đại học Harvard thì: “cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ, để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh” [8]. Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho người này, nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho người khác. Cạnh tranh là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với những “gã khồng lồ” có tiềm lực to lớn và có nhiều kinh nghiệm. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức ép lành mạnh để vươn lên, nếu không có sức ép chắc gì chúng ta đã chịu từ bỏ cách nghĩ và cách 1 Từ điển Bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội
  15. 15 làm cũ. Nhưng suy cho cùng cạnh tranh luôn có tác động tích cực, là nguồn gốc tạo ra động lực thúc đẩy cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn cản việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá trị cao hơn [8]. Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên đều này thường rất dễ bị xói mòn vì hoạt động bắt chước của các đối thủ. 1.1.3. Năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” là một khái niệm, được sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả khu vực liên quốc gia. Nhưng những mục tiêu cơ bản lại được đặt ra khác nhau, phụ thuộc vào những góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong khi, đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân, thì đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận. Trong luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Michael E. Porter: “năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận” [6]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài
  16. 16 chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ thực sự vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp, được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh [10]. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng, thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Nhưng vấn đề cơ bản ở đây là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này, cố gắng phát huy những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường cạnh tranh và môi trường vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu như doanh nghiệp này không giữ được các yếu tố lợi thế. 1.2. Các yếu tố góp phần tạo lợi thế cạnh tranh Theo Derek F.Abell, các yếu tố: nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm, nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường, năng lực phân biệt là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, chỉ ra cách thức công ty sẽ cạnh tranh trên thị trường [2]. 1.2.1. Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm Nhu cầu khách hàng là những mong muốn của khách hàng có thể được thỏa mãn bởi những đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khác biệt hóa sản phẩm: là quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách thiết kế các đặc tính của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường đều phải khác biệt hóa sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ở một mức tối thiểu nào đó. Tuy nhiên, mức độ
  17. 17 khác biệt hóa là khác nhau ở các doanh nghiệp, một doanh nghiệp nào đó có thể khác biệt hóa sản phẩm của mình ở mức độ cao hơn các doanh nghiệp khác. Chính sự khác biệt này là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. 1.2.2. Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là cách thức mà công ty chia khách hàng thành các nhóm khác nhau dựa trên sự khác nhau về nhu cầu hoặc sở thích của họ, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Thay vì chỉ có một nhóm sản phẩm chung cho toàn bộ thị trường, nếu công ty có những sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng thì nhu cầu của khách hàng sẽ được thỏa mãn một cách tốt hơn. Do vậy, cầu về sản phẩm sẽ tăng lên, sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn và doanh thu sẽ lớn hơn so với trường hợp chỉ có một sản phẩm chung cho toàn bộ thị trường. 1.2.3. Năng lực phân biệt Năng lực phân biệt là phương cách mà công ty sử dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Vấn đề chính là công ty tổ chức và kết hợp các năng lực phân biệt như thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty, mà những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng và đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng. 1.3. Các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty 1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 1.3.1.1. Nguồn lực của công ty Nguồn lực là tài sản riêng của công ty, có thể phân nguồn lực thành 2 loại là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính. Nguồn lực vô hình bao gồm nhân lực, công nghệ, danh tiếng và các mối quan hệ. Nguồn lực vô hình thường khó phát hiện và đánh giá, nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable competitive advantage).
  18. 18 Bảng 1.1: Phân loại các nguồn lực Các nguồn tài chính Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có, dự trữ tiền mặt và bất cứ một tài sản tài chính nào khác. Các nguồn lực vật chất Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất. Các nguồn lực nhân Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản lý và nhân viên. Khả năng thích ứng và lòng trung thành của lực nhân viên. Công nghệ Bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí mật công nghệ. Danh tiếng Nhãn hiệu, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp. Các mối quan hệ Với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và mối quan hệ với chính phủ, cộng đồng. Mỗi công ty đều có các nguồn lực, tuy nhiên các nguồn lực này không phải là duy nhất và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, trừ phi nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước được. * Năng lực cốt lõi (Core Competencies) Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác, đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện sau: năng lực đó có thể đem lại lợi ích cho khách hàng, năng lực đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước và năng lực đó có thể mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác nhau [7]. Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. C.K.Prahalad và Gary Hamel (1990) đã đưa ra hình tượng một cái cây mà bộ rễ là năng lực cốt lõi, thân và cành chính là sản phẩm cốt lõi, nhánh phụ là những đơn vị kinh doanh, hoa lá là những sản phẩm sau cùng. Năng lực cốt lõi là sự hợp nhất, gom tụ tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào thành một trọng
  19. 19 điểm, một mũi nhọn nhất quán. Nhiều gợi ý cho rằng công ty nên xác định và tập trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi, các năng lực cốt lõi phải khác biệt nhau [7]. * Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies) Đó là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những đối thủ cạnh tranh, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh 2. Giá trị của bất kỳ lợi thế nào tạo ra phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng thích ứng của nó. Kay chỉ ra có 3 loại năng lực khác biệt là cơ cấu hợp tác, sự đổi mới và danh tiếng. Các năng lực khác biệt khó xây dựng và duy trì, khó sao chép và bắt chước, cũng như khó có thể mua được. Các năng lực khác biệt không phải dễ bắt chước và rất tốn kém nhất là khi các năng lực khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hóa. Các đối thủ muốn bắt chước cần phải có khả năng và quyết tâm cao. Do đó việc tăng đầu tư hoặc tăng tính mạo hiểm sẽ làm đối thủ phải nản lòng. 1.3.1.2. Các hoạt động bên trong của công ty Theo Fred R. David, các hoạt động bên trong của công ty thường có kết cấu gồm sáu lĩnh vực chức năng chính: sản xuất - tác nghiệp, marketing, quản trị, tài chính - kế toán, hệ thống thông tin, nghiên cứu và phát triển [5]. Chúng ta sẽ kiểm tra đánh giá gì ở mỗi lĩnh vực chức năng này? Những cái cần tập trung đánh giá là mức độ tiến hành các quy trình và các công việc trong mỗi lĩnh vực. Điểm chính là xác định việc công ty đã thực hiện các chức năng này tốt hay chưa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để đánh giá các năng lực của một tổ chức dưới góc độ các bộ phận chức năng khác nhau. * Sản xuất - tác nghiệp: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Quá trình quản trị sản xuất – tác nghiệp gồm 5 loại chức năng : quy trình (thiết kế hệ thống sản xuất vật lý), công suất (quyết định mức sản lượng tốt nhất đối với tổ chức), hàng tồn kho (quản trị mức nguyên vật liệu thô, công việc trong quy trình và thành phẩm), lực lượng lao động (quản lý các nhân 2 John Kay, 1993
  20. 20 viên quản trị, các nhân viên có kỹ năng và thiếu kỹ năng), chất lượng (đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao). * Marketing: được mô tả như là quá trình xác định, dự báo để nhận diện các cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường, đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và marketing cạnh tranh. Thiết kế tổ chức thực hiện và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân phối và xúc tiến bán hàng. * Quản trị: gồm có các chức năng sau Hoạch định: bao gồm tất cả các họat động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai như: dự đoán, thiết lập mục tiêu, đề ra chiến lược, phát triển các chính sách, hình thành các kế hoạch. Tổ chức: bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu của mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm. Lãnh đạo: bao gồm những nỗ lực nhằm định hướng hoạt động của con người. Kiểm soát: liên quan đến tất cả hoạt động quản lý, nhằm đảm bảo cho kết quả thực tế phù hợp với kết quả đã hoạch định. * Tài chính – kế toán: Điều kiện tài chính thường được xem là phương tiện đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất và là điều kiện thu hút nhất với các nhà đầu tư. Phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp thông dụng nhất để xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức về tài chính – kế toán thông qua nhóm các chỉ số tài chính quan trọng gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, chỉ số các hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời. * Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin tiếp nhận các dữ liệu từ cả môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức. Thông tin biểu hiện những điểm bất lợi hay lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Ngoài ra, một hệ thống thông tin có hiệu quả cho phép công ty có khả năng đặc biệt trong các lĩnh vực khác nhau như: chi phí thấp, dịch vụ làm hài lòng người tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2