intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THANH HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THANH HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI DỰ ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN BÀU BÀNG TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số :8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN GIÁP Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” là nghiên cứu do tôi tự thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Văn Giáp. Các tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ tên tác giả, tên công trình. Các số liệu do tôi thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu, có tính trung thực và độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Hiệp
  4. TÓM TẮT Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời xác định các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior – TPB), và các nghiên cứu trước đây, đề tài xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đưa ra mô hình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 198 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích hồi qui bội (Multiple Regression Analysis). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố cơ bản tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng: thái độ, chuẩn chủ quan, và nhận thức có tác động tích cực đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị chính sách thúc đẩy hành vi phân loại chất thải rắn của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, tham gia của người dân, hành vi phân loại chất thải rắn, tại huyện Bàu Bàng.
  5. ABSTRACT The dissertation systematizes the rationale for factors affecting the intended behavior of people in the classification of domestic solid waste, and at the same time identifies factors and assesses the level of impact on behavior. The intention of the people in the activities of sorting solid waste in Bau Bang district. Based on the theory of intended theory (The Theory of Planned Behavior - TPB), and previous studies, the topic identifies the factors that affect the intended behavior of people in the classification of substances. domestic solid waste, research model, adjust the scale to conduct research. The study was conducted by quantitative research method with 198 valid survey forms. The author uses SPSS software to assess the reliability of scales through the Cronbach’s alpha coefficient; testing research model by exploratory factor analysis (Exploratory Factor Analysis - EFA) and Multiple Regression Analysis. The research results show that there are 3 basic factors that positively affect the intention of classifying solid waste of Bau Bang district people: attitude, subjective standards, and awareness have a positive impact on the intention. and solid waste classification behavior. On that basis, the author proposes a number of policy recommendations to promote solid waste classification behavior of people in the study area. Keywords: Factors influencing, participation of people, behavior of solid waste classification, in Bau Bang district.
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT - ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7 2.1. Lý thuyết hành vi .................................................................................................7 2.1.1. Các lý thuyết liên quan .............................................................................7 2.1.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi dự định .............................................10 2.2. Các khái niệm liên quan .....................................................................................14 2.2.1. Khái niệm về sự tham gia .......................................................................14 2.2.2. Môi trường và rác thải ............................................................................15 2.2.3. Chất thải rắn ...........................................................................................16 2.2.4. Hành vi và hành vi phân loại rác ............................................................18 2.2.5. Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe ...............18
  7. 2.2.6. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................20 2.2.7. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước .....................................21 2.3. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................23 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................23 2.3.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 25 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .....................................................................29 2.4.1. Các biến nghiên cứu ...............................................................................29 2.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .........................................................30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................32 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................33 3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................... ..33 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................... .....36 3.3. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................36 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................. .37 3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố ..............................................................38 3.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy ..............................................................39 3.3.4. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA .........................................39 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................41 4.1. Tổng quan tình hình môi trường huyện Bàu Bàng, Bình Dương ......................41 4.1.1. Giới thiệu về huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ..................................41 4.1.2. Tình hình quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn .................................43 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................48 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................................49 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................................50 4.3.2. Phân tích nhân tố ....................................................................................53 4.4. Phân tích tương quan và hồi quy .......................................................................55 4.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu .............................................................55 4.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................................60
  8. 4.4.3. Thảo luận chung các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại rác thải rắn. ...............................................................................................................61 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................63 5.1. Kết luận .............................................................................................................63 5.2. Kiến nghị chính sách .........................................................................................63 5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân ............................................................................................................... ...64 5.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn ....................................................65 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ....................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế xã hội KH&CN Khoa học và Công nghệ MTĐT Môi trường đô thị TPB Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý.
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả các yếu tố.....................................................................................35 Bảng 4.1. Thống kê dân số, diện tích tự nhiên năm 2018 ....................................... 41 Bảng 4.2. Lượng thu gom rác trên địa bàn................................................................47 Bảng 4.3. Thống kê đối tượng điều tra theo giới tính và nguồn thu nhập ................48 Bảng 4.4. Thang đo Cronbach Alpha ..................................................................... ..50 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO nhân tố ý định phân loại ...................................53 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO nhân tố hành vi phân loại ................................53 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định KMO nhân tố thái độ ................................................54 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO nhân tố chuẩn chủ quan ..................................54 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi ............. 54 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO các nhân tố độc lập .......................................55 Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố .................................................................... .55 Bảng 4.12. Kết quả mô hình 1.................................................................................56 Bảng 4.13. Kết quả mô hình 2.................................................................................56 Bảng 4.14. Kiểm định ANOVA ..............................................................................57 Bảng 4.15. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc YD .....................61 Bảng 4.16. Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc HV .....................61
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội ........................................................8 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý .............................................................11 Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi dự định ................................................................12 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Stanford, 2006 ...................................................13 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Han et al., 2010 .................................................14 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………. 30 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................32 Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 .........................................................42 Hình 4.2. Biểu đồ của phần dư chuẩn hóa ................................................................58 Hình 4.3. Kiểm định phân phối chuẩn ......................................................................59
  12. 1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, và đe dọa sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong đó, chất thải rắn là mối đe dọa trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân ở các đô thị. Theo thống kê của Viện môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình hàng năm từ 10% – 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%. Quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt rác thải rắn, là hoạt động mang tính hệ “ thống bao gồm: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng rác thải. Hệ thống quản lý rác thải bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Hoạt động quản lý rác thải tại các quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn do yếu kém về thể chế và thực thi chính sách, thiếu sự tham gia của người dân, và thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý rác thải. Ngoài ra, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, thiếu tài chính cũng là những nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản lý rác thải kém hiệu quả. Các giải pháp từ cộng đồng nhấn mạnh vai trò và sự tham gia của các hộ gia đình trong việc thu gom, phân loại, và tái chế rác thải. Mức độ tham gia của hộ gia đình phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các tổ chức cộng đồng trong việc vận động người dân tham gia, tổ chức giám sát và kết nối với các bên liên quan tại khu dân cư. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương cũng quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức giáo dục, và vận động cộng đồng tham gia. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, như: yếu tố cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, tâm lý), các yếu tố xã hội (thói quen cộng đồng, chính sách, thể chế), và các yếu tố về sự tham gia trong hoạt động quản lý rác thải.
  13. 2 Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và phát triển mạnh khu vực công nghiệp, hiện có 28 khu công nghiệp, và 20 cụm công nghiệp. Phát triển công nghiệp ở Bình Dương góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân trong tỉnh. Khi kinh tế và đời sống người dân cải thiện, lượng rác thải ở Bình Dương ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, khối lượng rác thải sinh tại Bình Dương là khoảng 1.600 tấn/ngày, và rác thải công nghiệp là khoảng 1.400 tấn/ngày (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2018). Tại Bình Dương nói chung và huyện Bàu Bàng nói riêng, sự tham gia của người dân vào công tác phân loại rác thải sinh hoạt còn rất hạn chế. Huyện Bàu Bàng, là một huyện mới thành lập, có diện tích tự nhiên 34.020 ha, dân số hết năm 2018 là 93.226 người. Huyện Bàu Bàng, đang chuyển đổi từ địa phương chuyên nông nghiệp, sang thành đia phương chủ đạo về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, và có nhiều tiến bộ về kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì lượng rác thải sinh hoạt ở Bàu Bàng ngày càng gia tăng. Hiện nay, mỗi ngày huyện Bàu Bàng thải ra khoảng 60 tấn rác thải sinh hoạt, và 30 tấn rác thải rắn công nghiệp. Trên địa bàn huyện, người dân chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. Công tác thu gom rác sinh hoạt chủ yếu do Xí nghiệp Công trình công cộng Bàu Bàng phụ trách ở các khu dân cư tập trung và các tuyến đường chính trên địa bàn của 07 xã, thị trấn. Tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt trên toàn huyện đạt 85%, phần còn lại, người dân tự chôn lấp, đốt hoặc bỏ tại các khu đất trống chưa có người dân sinh sống. Có nhiều nguyên nhân khiến chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa triển khai được: (i) Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mới bắt đầu ở quy mô địa phương và thí điểm riêng lẻ ở một vài xã, thị trấn; (ii) Thiếu sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh, huyện xuống các địa phương. Thiếu hệ thống văn bản pháp quy, chính sách và cơ chế tài chính hỗ trợ; (iii) Các địa phương chưa có kinh nghiệm và thiếu cơ sở vật chất, thiếu tài chính hỗ trợ và nhân lực thực hiện. Chính vì thế, việc nghiên cứu hành vi của người dân trong công tác quản lý CTRSH ở huyện Bàu Bàng là việc làm cần thiết. Qua đó, giúp đánh giá sát tình hình thực tế, xác định đúng vai trò của người dân trong công
  14. 3 tác này, đồng thời chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình, hoàn thiện chính sách của chính quyền. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” là cấp thiết, góp phần xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động phân loại rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng? - Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (nhân tố) đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng ra sao? - Hàm ý chính sách nào cần thiết để tác động đến hành vi phân loại rác thải sinh hoạt của người dân tại huyện Bàu Bàng?
  15. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tập trung tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. - Về thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2016- 2018, số liệu sơ cấp thu thập trong thời gian 03 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính được tiến hành để đánh giá khách quan thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng. Tác giả thu thập các nghiên cứu và báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, báo cáo UBND huyện Bàu Bàng và các nghiên cứu trước đây. - Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy Binary Logistic thông qua cấu trúc của bảng hỏi bao gồm: thông tin cá nhân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập) và các câu hỏi liên quan đến các biến nghiên cứu. - Mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, vì hạn chế về thời gian và kinh phí. Tổng quan sát trong đề tài dự kiến là 260 phiếu điều tra. Tiêu chuẩn lấy mẫu là các hộ dân trên địa bàn 6 xã và 01 thị trấn của huyện. Thời gian phát phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ tháng 03/2019 đến tháng 5/2019
  16. 5 - Tiến hành thu thập dữ liệu Bước 1: Sau khi hình thành khung phân tích, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi. Bước 2: Thông qua UBND các xã, thị trấn của huyện Bàu Bàng, tác giả gửi bảng câu hỏi cho các hộ dân thông qua cán bộ phụ trách môi trường và có giải thích cách trả lời câu hỏi trong bảng câu hỏi gửi kèm. Bước 3: Tiến hành nhận lại bảng câu hỏi đã được trả lời của các hộ dân; đối với những trường hợp chưa rõ sẽ loại trừ hoặc gặp trực tiếp người dân để trao đổi thông tin. - Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha làm cơ sở cho việc kiểm định mức độ tương quan của các câu hỏi. Theo Nunnally và Burnstein (1994): “Khi Cronbach’sAlpha từ 0,8 lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới với người trả lời”. Đồng thời, hệ số tương quan giữa biến và Cronbach’s Alpha tổng phải lớn hơn 0,3, nếu nhỏ hơn 0,3 thì biến không phù hợp và bị loại bỏ. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các nhân tố chất lượng dịch vụ và đo lường mức sẵn lòng tham gia của người dân đối với việc quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, đáp ứng các điều kiện trên sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 5 chương Chương 1. Phần mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.
  17. 6 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trường, rác thải, chất thải rắn, phế liệu, lưu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi con người, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết hành vi dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước và nước ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài, sau đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu và phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu; các thành phần và biến quan sát được sử dụng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại chất thải rắn của người dân. Các yếu tố bao gồm: Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của người dân trong phân loại chất thải rắn. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu. Qua các bước kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu đã khẳng định: 3 yếu tố cơ bản có mối quan hệ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng, bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đồng thời yếu tố ý định có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải rắn. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách Tóm tắt kết quả của nghiên cứu; các đóng góp của nghiên cứu về thực tế; trình bày các nhóm giải pháp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đế hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các hạn chế cũng như hướng nghiên cứu mới của đề tài.
  18. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết hành vi 2.1.1. Các lý thuyết liên quan 2.1.1.1. Lý thuyết hành vi của con người “ Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường tạo nên hành vi. Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được – những thứ như nhận thức, cảm xúc và tâm trạng khó được xem xét. Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng bất kỳ ai cũng có khả năng được đào tạo để thực hiện một công việc nào đó dù nền tảng di truyền, tính cách và suy nghĩ nội tâm có thể khác nhau. Thuyết hành vi ra đời năm 1913 với xuất bản của John B. Watson Psychology as the Behaviorist Views It. (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Những nhà tâm lý học hành vi tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn có khác nhau, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện phù hợp. Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho rằng sự phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong muốn đơn thuần là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học thuyết có thể mô tả được một cách rõ ràng và đo lường được dựa trên thực nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều đóng góp mang sức ảnh hưởng lên cuộc sống thường ngày của con người. Có 2 loại điều kiện hóa: (i) Điều kiện hóa cổ điển là kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương tự như kích thích tự nhiên trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên từ trước. Kích thích kết hợp
  19. 8 này được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện; (ii) Điều kiện hóa từ kết quả (còn được gọi là điệu kiện hóa phương tiện) là một phương thức học tập thông qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Với điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi và kết quả của hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai 2.1.1.2. Lý thuyết hành động xã hội Hành động xã hội mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Trong hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của ý thức, mà theo M.Werber đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích. Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu và lợi ích cá nhân, đó là những động cơ thúc đẩy hành động hay nói cách khác mọi người hành động đều có mục đích. Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động tùy theo hoàn cảnh hoạt động mà các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với mình. ” Hoàn cảnh Nhu Phương Động Mục Chủ thể tiện cầu cơ đích công cụ Hình 2.1. Tổng quan lý thuyết hành động xã hội Nguồn: Trần Hữu Quang, 2019 “ Lý thuyết này cho rằng ở xã hội phát triển, hành động của con người sẽ tuân theo hành động hợp lý về giá trị và hợp lý về mục đích, thay vì hành động theo truyền thống hay theo cảm xúc. Lý thuyết hành động xã hội thể hiện, một người dân bỏ rác ra khỏi nhà mình mà không quan tâm bỏ có đúng nơi quy định hay không với những suy nghĩ chỉ cần
  20. 9 trong nhà sạch sẽ và không có rác là được nhưng gia đình họ vẫn có thể bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối từ rác thải họ bỏ không đúng nơi quy định bay vào nhà và làm cho gia đình họ cũng phải chịu ô nhiễm. Hay đó là một hành động tuân theo khi thấy mọi người xung quanh ai cũng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hay không bao giờ phân loại rác thì họ không bao giờ tự mình thực hiện mà làm theo đám đông. Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu quả không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần phải biết chú ý hơn về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, chỉ có như vậy chúng ta mối giảm bớt được tính duy ý chí trong hành động người dân nhờ đó sẽ tăng cường sự phù hợp giữa chủ thể hoàn cảnh và hoàn cảnh trên thực tế. Từ lý thuyết và thực tế, huyện Bàu Bàng là một đô thị đang phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hóa và xã hội… nhóm đưa ra giả thuyết người dân trong phạm vi nghiên cứu sẽ thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường để đảm bảo mục đích của họ (một đời sống khỏe mạnh, sạch sẽ) và hợp với giá trị của họ, tức hợp với địa vị xã hội mà họ đang có 2.1.1.3. Lý thuyết lối sống Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó gồm quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và quan hệ khác, đặc trưng sinh học của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định ( Lê Như Hoa). Lối sống được qui định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan. Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện về sinh thái. Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen, phong tục, tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách sinh hoạt... Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2