Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Mminh
lượt xem 9
download
Đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng, xác định các mối liên kết giữa các yếu tố này tại thị trường TP.Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) của khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Mminh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRÁNG TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là do bản thân tác giả tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Thanh Tráng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng đựợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………………….. LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………... MỤC LỤC………………………………………………………………………….. DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………… DANH MỤC HÌNH VẼ……………………………………………………………. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 1.5 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài ............................................................5 1.6 Kết cấu đề tài .....................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................7 2.1 Khái niệm dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance)....................7 2.1.1 Khái niệm Bancassurance ...........................................................................7 2.1.2 Lịch sử phát triển ........................................................................................8 2.1.3 Sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ...........................9 2.1.4 Lợi ích của Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ........................9 2.1.5 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam ...............................................11 2.1.5.1 Sự hình thành và đặc điểm của Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Việt Nam........................................................................11 2.1.5.2 Các loại hình hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam ................13 2.2 Khái niệm ý định sử dụng và các lý thuyết về ý định hành vi ........................15 2.2.1 Khái niệm ý định sử dụng .........................................................................15 2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý TRA .............................................................16 2.2.3 Lý thuyết hành vi hoạch định TBP ...........................................................18
- 2.3 Các nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng .......................................................................................................................19 2.3.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ..............................................................................................19 2.3.2 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng .....................................................................................................21 2.4 Đề xuất mô hình và giả thiết ...........................................................................24 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................29 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................29 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................31 3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................31 3.2.2 Nghiên cứu định lượng .............................................................................34 3.3 Xây dựng thang đo ..........................................................................................34 3.4 Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41 4.1 Mô tả chi tiết mẫu nghiên cứu .........................................................................41 4.2 Kiểm định thang đo – Cronbach’s Alpha ........................................................42 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................46 4.3.1 Phân tích EFA với thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng. ................................................................46 4.3.2 Phân tích EFA với thang đo ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ...........................................................................................................49 4.3.3 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo mới .....................50 4.3.4 Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau phân tích EFA ......................51 4.4 Phân tích hồi qui tuyến tính .............................................................................53 4.4.1 Phân tích tương quan ................................................................................54 4.4.2 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ........................54 4.4.3 Kết quả phân tích hồi qui ..........................................................................55 4.5 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết .............................................................57 4.6 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................59
- 4.7 Phân tích sự khác biệt về yếu tố nhân khẩu học đối với ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ..................................................................................61 4.8 Phân tích thống kê mô tả về giá trị trung bình các biến quan sát ....................65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................71 5.1 Kết luận ...........................................................................................................71 5.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ....................................................................................................................71 5.1.2 Đánh giá sự khác biệt của các yếu tố nhân khâu học đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng .................................................................71 5.1.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ........................................................72 5.2 Đóng góp của đề tài .........................................................................................73 5.3 Hàm ý quản trị .................................................................................................73 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….. PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM VÀ KẾT QUẢ …………………… PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC..................................... PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU………………………….. PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY VỚI HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA...... PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA …………………………. PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ……………………….. PHỤ LỤC 7: BIỂU ĐỒ SCATTERPLOT VÀ HISTOGRAM……………………… PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM LIÊN KẾT NGÂN HÀNG………………………. PHỤ LỤC 9: THỐNG KÊ MÔ TẢ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT…..............................................................................................................
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ............................................................................................................22 Bảng 3.1: Thang đo Nhận thức về thông tin dịch vụ ................................................35 Bảng 3.2: Thang đo Niềm tin đối với ngân hàng ......................................................36 Bảng 3.3: Thang đo Chính sách giá của ngân hàng ..................................................37 Bảng 3.4: Thang đo Mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng ............................37 Bảng 3.5: Thang đo Ảnh hưởng từ người thân .........................................................38 Bảng 3.6: Thang đo Ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ..............38 Bảng 4.1: Kết quả chung về mẫu ..............................................................................41 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo ..........................43 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo lần 2 .................45 Bảng 4.4: Tổng hợp quy trình phân tích EFA ...........................................................48 Bảng 4.5: Kết quả loại biến sau khi phân tích EFA ..................................................49 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng .....................................................................................................50 Bảng 4.7: Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau phân tích EFA ......................52 Bảng 4.8: Đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................................54 Bảng 4.9: Kết quả phân tích kiểm định F .................................................................55 Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi qui ........................................................................56 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Independent Samples Test giữa giới tính và ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ................................................................62 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ANOVA giữa độ tuổi và ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng ............................................................................................63 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ANOVA giữa trình độ học vấn và ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng .........................................................................64 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định ANOVA giữa thu nhập và ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng......................................................................................65 Bảng 4.15: Kết quả phân tích thống kê mô tả về giá trị trung bình các biến quan sát ...................................................................................................................................68
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình TRA ............................................................................................17 Hình 2.2: Mô hình TBP .............................................................................................19 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................27 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................30 Hình 4.1: Đồ thị Scatterplot ......................................................................................57 Hình 4.2: Đồ thị Histogram .......................................................................................58
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Bảo hiểm liên kết ngân hàng ("bancassurance") là một khái niệm khá phổ biến và hình thức này đã đạt được thành công tại Châu Âu, và nó cũng không còn mới tại các quốc gia Châu Á. Thực tế cho thấy, bancassurance ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trên thế giới, thậm chí ở nhiều nơi nó đã trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chính. Các sản phẩm của kênh phân phối này đã và đang phát triển mạnh tại các quốc gia trên thế giới. Do mức thu nhập của người dân ngày càng cao, việc triển khai trả lương qua thẻ, điều kiện hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân về ngân hàng và ngành bảo hiểm ngày càng được nâng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia, bancassurance được coi là bổ sung căn bản cho phương thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm truyền thống qua kênh đại lý và bán trực tiếp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bancassurance, nhưng theo một khái niệm đơn giản nhất thì bancassurance là phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng, nhằm mang đến cho khách hàng đang tham gia các dịch vụ tài chính tại ngân hàng sự bảo vệ tài chính trước những rủi ro ngoài ý muốn. Về lý thuyết, hoạt động bancassurance được thực hiện ở cả lĩnh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ nhưng trên thực tế mô hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực nhân thọ. Việt Nam trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực bảo hiểm đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải có những thay đổi trong chiến lược marketing, đặc biệt là chiến lược phân phối sản phẩm. Trong đó, bảo hiểm liên kết ngân hàng là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. Với việc hành lang pháp lý cho liên kết phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng được ban hành, cụ thể là Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT của Liên
- 2 bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/09/2014, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc liên kết phân phối sản phẩm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng. Tại Việt Nam, đối với lĩnh vực nhân thọ, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng được coi là kênh phân phối chuyên nghiệp thứ hai sau kênh phân phối truyền thống là đại lý. Ngoài Vietcombank Cardif và Vietinbank -Aviva là hai doanh nghiệp nhân thọ có vốn góp của ngân hàng, một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác như AIA, Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Dai-ichi, Generali, Hanwha…cũng bắt đầu thực hiện phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và đạt được những kết quả nhất định. Ước tính 11/16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã triển khai hợp tác với khoảng 30 ngân hàng phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ1. Ví dụ như Prudential Việt Nam đang hợp tác với 07 ngân hàng gồm Maritime Bank, Eximbank, Agribank, MB, Standard Chartered, Hong Leong Bank…; Manulife hợp tác với 03 ngân hàng là MHB, ANZ, Techcombank; Dai-ichi Life Việt Nam đang hợp tác với 04 ngân hàng là Eximbank, Sacombank, ACB, OCB; Generali Việt Nam hợp tác với Techcombank và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 2;…. Kênh phân phối này hiện chiếm khoảng 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của toàn thị trường. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát triển sản phẩm, cán bộ ngân hàng giới thiệu sản phẩm và thực hiện các hoạt động khác theo hợp đồng ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các tư vấn viên của doanh nghiệp bảo hiểm ngồi tại ngân hàng thực hiện tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài hoa hồng đại lý, tùy theo sự thoả thuận trong hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với từng ngân hàng, ngân hàng có thể nhận được các khoản thưởng định kỳ, các khoản hỗ trợ đào tạo, marketing bán hàng và chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp bảo hiểm nếu hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt. Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, hiện có 11 doanh nghiệp có vốn góp của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng này chỉ thực hiện việc giới thiệu khách 1 http://www.mof.gov.vn/ 2 http://baohiem.info/lien-ket-bao-hiem-ngan-hang-ky-vong-day-manh-trong-2015/
- 3 hàng và hưởng hoa hồng đại lý do các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Phần lớn hoạt động nghiệp vụ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và bancassurance nói riêng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Trong lĩnh vực nhân thọ, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí trong những năm gần đây đều đạt bình quân 20%/năm. Hiện nay, doanh thu kênh bancassurance mới chiếm 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường nhân thọ, đây là một tỷ lệ còn rất khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực. Hoạt động ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây rất được các ngân hàng chú trọng phát triển và đẩy mạnh triển khai. Bancassurance cũng được coi như một mảng trong hoạt động bán lẻ, góp phần đa dạng hóa và tăng nguồn thu cho ngân hàng trong bối cảnh các mảng kinh doanh truyền thống như tín dụng, kinh doanh vàng gặp nhiều khó khăn. Lý do dẫn đến sự phát triển “bancassurance” trên thế giới tựu chung lại là mang lại tiện ích cho khách hàng, lợi ích cho ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với khách hàng, “bancassurance” có thể mang lại nhiều tiện ích bởi tính thuận tiện trong giao dịch mua bán dịch vụ, trả phí và giá phí giảm của dịch vụ kết hợp cả gói… Đối với các ngân hàng là tăng thu nhập từ hoa hồng bảo hiểm, cho thuê điểm bán; đa dạng hóa hoạt động kinh doanh; giảm bớt rủi ro tín dụng; tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía đối tác bảo hiểm; tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm và chi phí cố định có thể giảm một cách tương đối…. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thì có điều kiện thuận lợi để tiếp cận lượng khách hàng đông đảo của ngân hàng, có thể tiếp cận và sử dụng cơ sở dữ liệu về khách hàng của ngân hàng, “mượn” được uy tín, thương hiệu, sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng,… và cuối cùng là để bán được nhiều sản phẩm bảo hiểm với chi phí bán hàng thấp. Như vậy, có thể thấy loại hình phân phối bancassurance mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng và cho cả khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay tại thị trường Việt Nam, bancassurance vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều
- 4 khách hàng, vì vậy, tiềm năng bancassurance vẫn còn rất lớn. Để khai thác tiềm năng của thị trường, tạo lợi ích cho nhiều phía, trước tiên phải bắt đầu từ việc tạo nhận thức về dịch vụ, hình thành ý định sử dụng dịch vụ và sẽ quyết định sử dụng dịch vụ trong tương lai của khách hàng. Vì lý do đó mà tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng, xác định các mối liên kết giữa các yếu tố này tại thị trường TP.Hồ Chí Minh. - Đánh giá sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh đối với các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập khác nhau. - Gợi ý một số kiến nghị để các ngân hàng hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh, từ đó các ngân hàng có thể hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại TP.Hồ Chí Minh, khảo sát ý kiến các khách hàng của các Ngân hàng thương mại cổ phần đang sinh sống, học tập, làm việc tại TP.Hồ Chí Minh, không bao gồm các tỉnh thành khác ngoài TP.Hồ Chí Minh.
- 5 - Về đối tượng: Với đặc trưng, phân loại của sản phẩm bảo hiểm thì khách hàng sử dụng các sản phẩm bảo hiểm có thể là khách hàng cá nhân, hoặc là khách hàng doanh nghiệp. Đề tài chỉ tập trung vào phạm vi nghiên cứu các khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập, làm việc tại TP.Hồ Chí Minh. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện tại TP.Hồ Chí Minh thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. - Nguồn dữ liệu: nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra từ 400 khách hàng cá nhân của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.Hồ Chí Minh. - Điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ thang đo đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp để mở rộng, phát triển thang đo, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thị trường tại Việt Nam. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kỹ thuật khảo sát ý kiến các khách hàng cá nhân trực tiếp. - Xử lý dữ liệu điều tra được bằng các công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi qui để kiểm định giả thiết của mô hình lý thuyết nhằm xác định các yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh. - Đưa ra hàm ý quản trị và một số kiến nghị cho các ngân hàng. 1.5 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu giúp xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng, đồng thời kiểm định mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP.Hồ Chí Minh. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các Ngân hàng hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng của khách hàng cá
- 6 nhân tại TP.Hồ Chí Minh, từ đó các Ngân hàng có thể hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài được trình bày theo bố cục gồm 05 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó nêu lên lý do lựa chọn đề tài nhằm có cái nhìn thiết thực về đề tài nghiên cứu, xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, trình bày đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học – thực tiễn cũng được trình bày trong chương này. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Đề cập tới cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm liên kết ngân hàng, ý định hành vi là cơ sở hình thành các giả thiết có liên quan để thiết lập mô hình lý thuyết cho nghiên cứu, thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thiết kế và thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập thông tin, quá trình thu thập thông tin và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và đánh giá mô hình thang đo bằng cách phân tích các nhân tố EFA, phân tích hồi qui. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Kết luận, tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị, hạn chế của nghiên cứu và gợi mở các hướng nghiên cứu trong tương lai. Tài liệu tham khảo Phụ lục
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) 2.1.1 Khái niệm Bancassurance Bancassurance là quá trình sử dụng các mối quan hệ khách hàng của một ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ và nó đang nổi lên như một con đường tự nhiên cho sự phát triển hiệu quả của bảo hiểm (Gonulal S., Lester R., Goulder N., 2012). Bancassurance là một hệ thống trong đó một ngân hàng có một thỏa thuận với một doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm nhằm kiếm một nguồn thu nhập ngoài lãi (Shah H. A., Salim M., 2011). Bancassurance về cơ bản là việc cung cấp và bán các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm của cùng một tổ chức dưới một mái nhà (Elkington W., 1993). Bancassurance có thể được mô tả như một chiến lược được thông qua bởi các ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích để vận hành thị trường tài chính một cách ít nhiều tích hợp (Swiss RE, 1992). Theo định nghĩa của Trung tâm Bảo hiểm và lập kế hoạch tài chính thì Bancassurance được giả định là một loạt các thỏa thuận chi tiết giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng trong tất cả các trường hợp, nó bao gồm việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng từ các nguồn tương tự hoặc đến các cơ sở cùng một khách hàng. Tóm lại, Bancassurance có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức bancassurance.
- 8 2.1.2 Lịch sử phát triển Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) ra đời và phát triển đầu tiên tại Châu Âu, tiếp theo là tại các khu vực ở Châu Á như Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan… “Bancassurance” xuất hiện đầu tiên ở Pháp và Tây Ban Nha vào những năm đầu của thập kỷ thứ VIII, thứ IX, thế kỷ XX. Ở Pháp vào thời gian đó, các tổ chức ACM (Assurances du Crédit Mutuel); Vie et IARD (Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chung) chính thức được phép bắt đầu các hoạt động được coi là bước ngoặt trong lịch sử bảo hiểm: tìm cách vượt qua khâu trung gian trong bảo hiểm bảo vệ các khoản cho vay để tự bảo hiểm cho các khách hàng của ngân hàng. Đó cũng là tiền thân của cái mà 15 năm sau đó được mệnh danh là “bancassurance”. Vào năm 1971, ngân hàng CréditLyonnais mua lại tập đoàn Médicale de France và đến năm 1993 ký kết thỏa thuận để tập đoàn Union des Assurances Fédérales độc quyền bán sản phầm bảo hiểm nhân thọ qua mạng lưới của Crédit Lyonnais. Tại Tây Ban Nha, vào năm 1981, tập đoàn Banco De Bilbao đã giành được phần lớn cổ phần trong Euroseguros SA (một công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có nguồn gốc là La Vasca Aseguradora SA, thành lập năm 1968). Tuy nhiên, ban đầu sự kiểm soát của tập đoàn chỉ là về mặt tài chính, bởi vì thời đó luật pháp Tây Ban Nha cấm các ngân hàng bán sản phầm bảo hiểm nhân thọ. Sự cấm đoán đó đã được dỡ bỏ vào năm 1991 và sau đó nhóm 5 công ty “bancassurance” hàng đầu của Tây Ban Nha (Vida Caixa, BBVA, SHC Seguros, Aseval, Mapfre Vida) đã kiểm soát 1/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ3. Ở Châu Á, “bancassurance” chỉ thực sự thu hút sự chú ý của ngân hàng Korean sau khi Chính phủ cho phép vào năm 2003. Còn tại Thái Lan, năm 2004, Fortis ký hợp đồng với tập đoàn Muang Thai cho việc bán cả hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ và sau đó còn nắm giữ 25% cổ phần của Bảo hiểm nhân thọ Muang Thai. Bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cũng đã dần phát triển ở nhiều nước Châu Á khác như Singapore, Malaysia… 3 http://bshc.com.vn/Gioi-thieu-ve-Bancassurance.html
- 9 2.1.3 Sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) Cùng với sự hậu thuẫn của Ngân hàng, Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thiết kế sản phẩm và phân phối cho nhiều phân khúc khách hàng của Ngân hàng, với một loạt sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cần thiết của khách hàng và phù hợp với những sản phẩm của Ngân hàng. Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) bao gồm các sản phẩm bảo hiểm có tính thương mại với hai nhóm sản phẩm cơ bản đó là sản phẩm Bancassurance nhân thọ và sản phẩm Bancassurance phi nhân thọ. + Sản phẩm Bancassurance nhân thọ: các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Sản phẩm này có thể chia thành nhiều loại như: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí… + Sản phẩm Bancassurance phi nhân thọ: các sản phẩm bảo hiểm này bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Sản phẩm này có thể chia thành nhiều loại như: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp… 2.1.4 Lợi ích của Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) Bảo hiểm liên kết ngân hàng mang lại lợi ích cho Ngân hàng, cho các Doanh nghiệp bảo hiểm, cho cả khách hàng và cho các Cơ quan quản lý nhà nước. + Ðối với Ngân hàng: Bảo hiểm liên kết ngân hàng giúp cho ngân hàng có thêm sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng nhưng lại không bị đòi hỏi phải tăng vốn trên cơ sở rủi ro như đối với các sản phẩm đơn thuần của ngân hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm
- 10 khách hàng mới. Hoạt động Bảo hiểm liên kết ngân hàng đã tạo thêm nguồn thu nhập mới từ hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức ngân hàng và các nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, việc bán các sản phẩm bảo hiểm đồng thời với dịch vụ cho vay tín dụng còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro không thu hồi được các khoản nợ khi không may có rủi ro xảy đến với người vay tiền tại ngân hàng. Bảo hiểm liên kết ngân hàng còn giúp cho ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động thông qua việc thu phí bảo hiểm từ khách hàng và thông qua thỏa thuận hợp tác trong đầu tư giữa ngân hàng và bảo hiểm. + Ðối với Doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có lợi thế tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ của các ngân hàng và bán bảo hiểm cho họ thông qua mạng lưới phân phối của ngân hàng mà không cần phát triển hệ thống chi nhánh và nhân viên bảo hiểm. Ðây là cơ hội cho các Doanh nghiệp bảo hiểm có thể có được nguồn thông tin quý giá về khách hàng của ngân hàng và giúp Doanh nghiệp bảo hiểm có được một cơ hội mới trong kinh doanh. Sử dụng kênh phân phối qua ngân hàng, Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được chi phí so với việc sử dụng các kênh phân phối truyền thống là đại lý hay môi giới bảo hiểm. + Ðối với khách hàng: nếu khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm trong mô hình Bảo hiểm liên kết ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ mức phí bảo hiểm thấp hơn (do Doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được chi phí) và các dịch vụ tài chính trọn gói phù hợp nhất với nhu cầu của mình mà họ có thể không có được nếu như Ngân hàng và Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động riêng rẽ với nhau. + Còn đối với Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm (ở nước ta hiện nay là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính) thì việc các Doanh nghiệp bảo hiểm và các Ngân hàng thực hiện mô hình Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) sẽ giúp cho các cơ quan này thuận lợi hơn trong việc quản lý đối với: Các tổ chức, đơn vị thực hiện kinh doanh bảo hiểm vì có đơn vị đầu mối triển khai; Danh mục các sản phẩm bảo hiểm khai thác; Doanh thu khai thác bảo hiểm; Quản lý được nguồn thu thuế (giá trị gia tăng, thu nhập...), phí (đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề...) với loại hình kinh doanh bảo hiểm này.... Quan trọng nhất theo
- 11 định hướng vĩ mô thì hiện nay kênh phân phối Bảo hiểm liên kết ngân hàng là kênh phân phối giúp cho thị trường bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng phát triển. 2.1.5 Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam 2.1.5.1 Sự hình thành và đặc điểm của Bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance) tại Việt Nam Sự hình thành Bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam Bảo hiểm liên kết Ngân hàng đã và đang phát triển mạnh tại một số nước nhưng nhìn chung vẫn đang rất mới mẻ với thị trường Việt Nam. Trước năm 1993 (khi chưa có Luật Kinh doanh bảo hiểm), ở Việt Nam chỉ có duy nhất một Doanh nghiệp bảo hiểm đó là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện bao cấp nên vai trò của hoạt động bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm hầu như chưa có gì đáng kể. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước với xu hướng mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều loại hình bảo hiểm với sự đa dạng, phong phú đã ra đời. Song, trong thực tế thị trường bảo hiểm có sự phát triển muộn hơn so với thị trường dịch vụ ngân hàng cũng như đổi mới hoạt động ngân hàng, nó được bắt đầu vào giữa thập niên của thế kỷ trước. Từ giữa những năm 80, Việt Nam đã thực hiện chính sách kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Lĩnh vực tài chính cũng đã từng bước được tự do hoá và mở cửa. Dưới tác động của nhiều nhân tố nêu trên, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã ra đời, đánh dấu bằng việc ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Sau khi Nghị định số 100/CP của Chính phủ ra đời, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng các Doanh nghiệp bảo hiểm cũng như quy mô của doanh thu phí bảo hiểm. Vì thế, vấn đề quản lý thị trường bằng luật chuyên ngành và hệ thống các quy phạm pháp luật khác được đặt ra. Do đó, tháng 12 năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được ban hành thay thế Nghị định 100/CP của Chính phủ để quản lý thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cho đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật
- 12 về kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và ban hành ở các cấp độ quản lý từ Chính phủ đến Bộ Tài chính. Hệ thống các văn bản pháp quy phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để các Doanh nghiệp bảo hiểm chủ động liên kết với các ngân hàng thông qua thỏa thuận hợp tác để phân phối các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đến các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Luật Các tổ chức tín dụng 2004 (sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng số 1997) và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cho phép các tổ chức tín dụng được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm hoặc thành lập các công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm, do vậy sự liên kết hoạt động giữa bảo hiểm và ngân hàng đã có cơ sở để phát triển chính thức, thêm nhiều hình thức chặt chẽ hơn. Và mới nhất chính là Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT của Liên bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/09/2014, càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc liên kết phân phối sản phẩm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng. Ở Việt Nam, có thể coi ý tưởng “bancassurance” đã nhen nhóm từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước bằng việc các ngân hàng thực hiện chương trình khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của mình. Cho đến nay, có thể dễ dàng nhận thấy, về mặt hình thức, hầu hết các dạng phối hợp hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tạo cơ sở cho “bancassurance” đã hiện thực hóa trên thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, các hoạt động xung quanh “bancassurance” hiện khá sôi động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự “đã và chuẩn bị vào cuộc” của hàng chục doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, sau sự sôi động có hàm chứa cả những sự cạnh tranh không kém phần phức tạp đó, thành tích của “bancassurance” nhìn chung còn rất hạn chế. Nếu so sánh với một số nước trên thế giới như Tây Ban Nha, nơi mà doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có được từ “bancassurance” đã từng chiếm quá 2/3 tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ thì
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 400 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 231 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn