Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam và năm đối tác lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Năm đối tác này có tỷ trọng thương mại chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại Việt Nam với Thế giới. Từ đó đề xuất giải pháp hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐÀO ĐẮT PHONG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ’’ là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PSG.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Tác giả luận văn Đào Đắt Phong
- LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Tôi chân thành cảm ơn Cô - PSG.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cám ơn. Tác giả luận văn Đào Đắt Phong
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước ĐTNN: Đầu tư nước ngoài IMF: Qũy tiền tệ quốc tế WTO: Tổ chức thương mại thế giới ARDL: Mô hình kiểm định biên TB: Cán cân thương mại GDP: Tổng sản phẩm quốc nội CPI: Chỉ số giá tiêu dùng RER: Tỷ giá thực song phương EX: Tỷ giá hoái đối REER: Tỷ giá thực đa phương VN: Quốc gia Việt Nam US: Quốc gia Mỹ JA: Quốc gia Nhật Bản KO: Quốc gia Hàn Quốc SIN: Quốc gia Singapore CH: Quốc gia Trung Quốc
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác .....8 Bảng 2.2: Hệ số mô phỏng dài hạn cán cân thương mại Thụy Điển và đối tác ........9 Bảng 2.3: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thương mại Malaysia và đối tác .....10 Bảng 2.4: Hệ số mô phỏng dài hạn cán cân thương mại Malaysia và đối tác ........ 11 Bảng 3.1: Bảng tính toán chỉ số GDP của Việt Nam ..............................................14 Bảng 3.2: Bảng tính toán chỉ số tỷ giá thực song phương Việt Nam – Nhật ..........15 Bảng 4.1: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1992-2012 ...... 19 Bảng 4.2: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Mỹ 1994-2012 .......20 Bảng 4.3: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1992- 2012 .........................................................................................................................20 Bảng 4.4: Kết quả phân tích cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 1995- 2012 .........................................................................................................................21 Bảng 4.5: Kết quả mô phỏng cân bằng dài hạn cán cân thương mại Việt Nam với các đối tác ................................................................................................................21 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giả thiết Null ........................................................... 22 Bảng 4.7: Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ................................................................23
- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Kiểm định tính ổn định của các hệ số mô phỏng ..................................24 Đồ thị 1.2: Cán cân thương mại và tỷ giá giữa Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam –Singapore 1992-2012 ............................................................................................28 Đồ thị 2.1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1992-2012 .....................74 Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu 1992-2012 ......................74 Đồ thị 2.3: Giá trị xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 2007-2012 ......................76 Đồ thị 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2011-2012 ..........................76 Đồ thị 2.5: Tỷ trọng nhập khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2011-2012 .........................77 Đồ thị 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại 2011-2012.........................................................................................................78 Đồ thị 2.7: Chỉ số tỷ giá thực song phương (theo logarith) của Việt Nam và các đối tác 1992-2012 ..........................................................................................................79
- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng quan lý thuyết ...............................................................................43 1.1 Tỷ giá hối đoái ..............................................................................................43 1.1.1 Khái niệm ..........................................................................................43 1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ................................................................43 1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực ...........................................................................44 1.1.3.1 Tỷ giá thực song phương ...................................................44 1.1.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua ....................................................................................................46 1.1.3.3 Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực ................48 1.1.4 Cơ chế tỷ giá ......................................................................................50 1.1.4.1 Khái niệm .............................................................................50 1.1.4.2 Phân loại cơ chế tỷ giá .........................................................50 1.1.4.3 Cách phân loại cơ chế tỷ giá mới của IMF ..........................53 1.2 Cán cân thương mại ......................................................................................54 1.2.1 Khái niệm .........................................................................................54 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại .............................57 1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại .................................................59 1.4 Chuỗi dữ liệu dừng - Stationary ....................................................................62 1.4.1 Khái niệm ....................................................................................... ..62 1.4.2 Chuỗi dừng sai phân ........................................................................63 1.4.3 Phương pháp kiểm định chuỗi dừng................................................63 1.4.3.1 Giản đồ tự tương quan.......................................................63 1.4.3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị...................................................65 1.5 Vector tự hồi quy - Vector Autoregressions (VARs) .................................67 1.5.1 Khái niệm.........................................................................................67 1.5.2 Vector hiệu chỉnh sai số - Vector Error Correction (VEC)……...…68
- 1.6 Đồng liên kết - Cointegration.........................................................................69 1.6.1 Khái niệm........................................................ ...................................69 1.6.2 Những phương pháp kiểm định đồng liên kết.....................................69 1.6.2.1 Phương pháp Engle-Granger.................................................70 1.6.2.2 Phương pháp Johansen .........................................................70 1.6.2.3 Phương pháp kiểm định biên ARDL của Pesaran, Shin, Smith…………………………………………………………………71 Phụ lục 2: Cán cân thương mại và tỷ giá Việt Nam .................................................. 73 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam 1992-2012.................................................... ..73 2.1.1 Tổng quát về cán cân thương mại Việt Nam 1992-2012……………73 2.1.2 Cơ cấu cán cân thương mại Việt Nam................................................75 2.1.2.1 Theo khu vực kinh tế.............................................................75 2.1.2.2 Theo cơ cấu sản phẩm...........................................................76 2.1.2.3 Theo đối tác thương mại.......................................................78 2.2 Tỷ giá Việt Nam giai đoạn 1992-2012.................................................……...78 2.2.1 Diễn biến tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các đối tác….78 2.2.2 Một số đặc trưng cơ bản chính sách điều hành tỷ giá 1992-2012.....80 2.2.2.1 Giai đoạn 1992-1999.............................................................80 2.2.2.2 Giai đoạn 1999-2012.............................................................80 Phụ lục 3: Cán cân thương mại Việt Nam ................................................................. 82 3.1 Xuất khẩu Việt Nam với các đối tác ............................................................... 82 3.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác .......................................................... 82 3.3 Logarith của tỷ lệ xuất khẩu với nhập khẩu .................................................... 83 3.4 Tỷ trọng thương mại của 5 đối tác lớn so với tổng giá trị giao dịch Việt Nam với thế giới 1992-2012 ............................................................................................. 84 3.5 Tỷ trọng thương mại của 9 đối tác lớn 1992-2012 ......................................... 84 Phụ lục 4: Chỉ số tỷ giá thực song phương của Việt Nam và các đối tác ................. 86 4.1 Tỷ giá danh nghĩa ............................................................................................ 86
- 4.2 Chỉ số giá tiêu dùng qua các năm .................................................................86 4.3 Chỉ số giá theo năm gốc 1999 .......................................................................87 4.4 Tỷ giá danh nghĩa (VND/Ngoại tệ) ...............................................................88 4.5 Tỷ giá thực song phương...............................................................................88 4.6 Chỉ số tỷ giá thực song phương (thực hiện lấy Logarith, năm gốc 1999) ....89 Phụ lục 5: Chỉ số tăng trưởng GDP.........................................................................90 5.1 Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm ..........................................................90 5.2 Chỉ số tăng trưởng GDP – (thực hiện lấy Logarith, năm gốc 1999) .............90 Phụ lục 6: Kết quả phân tích thực nghiệm ..............................................................92 6.1 Thương mại Việt Nam – Trung Quốc (1995-2012) .....................................92 6.1.1 Mô phỏng cân bằng dài hạn ...............................................................92 6.1.2 Kiểm định giả thuyết Null..................................................................92 6.1.3 Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ...........................................................93 6.2 Thương mại Việt Nam – Nhật Bản ...............................................................93 6.2.1 Mô phỏng cân bằng dài hạn ...............................................................93 6.2.2 Kiểm định giả thuyết Null..................................................................94 6.2.3 Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ...........................................................94 6.3 Thương mại Việt Nam – Mỹ (1994-2012) ....................................................95 6.3.1 Mô phỏng cân bằng dài hạn ...............................................................95 6.3.2 Kiểm định giả thuyết Null..................................................................95 6.3.3 Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ...........................................................96 6.4 Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ..............................................................96 6.4.1 Mô phỏng cân bằng dài hạn ...............................................................96 6.4.2 Kiểm định giả thuyết Null..................................................................97 6.4.3 Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ...........................................................97 6.5 Thương mại Việt Nam – Singapore ..............................................................98 6.5.1 Mô phỏng cân bằng dài hạn ...............................................................98 6.5.2 Kiểm định giả thuyết Null..................................................................98
- 6.5.3 Mô phỏng trạng thái ngắn hạn ...........................................................99 Phụ lục 7: Giá trị tra bảng của t ........................................................................... 100 7.1 Bảng CII, trường hợp 1: Không hằng số và không độ dốc ........................100 7.2 Bảng CII, trường hợp 3: Có hằng số và không độ dốc .............................. 100 7.3 Bảng CII, trường hợp 5: Có hằng số và độ dốc ......................................... 101 Phụ lục 8: Cơ chế tỷ giá các nước theo phân loại của IMF ................................. 102 Phụ lục 9: Tỷ giá thực đa phương ........................................................................ 104 9.1 Tỷ giá danh nghĩa ....................................................................................... 104 9.2 Chỉ số giá tiêu dùng qua các năm .............................................................. 104 9.3 Chỉ số giá theo năm gốc 1999 .................................................................... 105 9.4 Tỷ giá danh nghĩa (VND/Ngoại tệ) .............................................................105 9.5 Tỷ giá thực song phương.............................................................................106 9.6 Chỉ số tỷ giá thực song phương (năm gốc 1999) ....................................... 106 796 Hàm mũ của chỉ số tỷ giá đối tác I ............................................................ 107 Phụ lục 10: Hệ số tương quan của VND với các đồng tiền ................................. 108 10.1 Tỷ giá danh nghĩa ..................................................................................... 108 10.2 Chỉ số giá tiêu dùng qua các năm ............................................................ 108 10.3 Chỉ số giá theo năm gốc 1999 ...................................................................109 10.4 Tỷ giá thực song phương.......................................................................... 109 10.5 Chỉ số tỷ giá thực song phương (năm gốc 1999) và hệ số tương quan giữa VND với các đồng tiền khác ................................................................................. 110 Phụ lục 11: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ....................................................... 111 11.1 Tỷ trọng xuất khẩu của các đối tác 2011 – 2012…………….……...……111 11.2 Tỷ trọng nhập khẩu của các đối tác 2011 – 2012………...………………112
- MỤC LỤC Tóm tắt ......................................................................................................................1 1. Chương 1: Giới thiệu ...........................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................4 1.4 Bố cục của luận văn ....................................................................................4 2. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm……………………………...…5 2.1 Những bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại .....................................................................................5 2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến các cân thương mại giữa giữa Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật ..............................................5 2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến các cân thương mại giữa Thụy Điển và các đối tác thương mại............................................................................7 2.4 Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến các cân thương mại giữa Malaysia và 14 đối tác thương mại chính ...................................................................9 Kết luận chương 2 .............................................................................................12 3. Chương 3: Mô hình nghiên cứu.........................................................................13 3.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................13 3.2 Ý nghĩa các biến trong mô hình ................................................................13 3.3 Các bước thực hiện mô phỏng ..................................................................16 Kết luận chương 3 ............................................................................................18 4. Chương 4: Kết quả phân tích thực nghiệm........................................................19 4.1 Kết quả thực nghiệm .................................................................................19 4.2 Đánh giá kết quả ........................................................................................26 4.2.1 Phân tích cân bằng dài hạn .............................................................26 4.2.1.1 Biến tỷ giá song phương......................................................26 4.2.1.2 Biến chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP………………………29
- 4.2.1.3 Biến giả D1998, D2009…………………………………...30 4.2.2 Phân tích trạng thái ngắn hạn .........................................................31 Kết luận chương 4 .............................................................................................32 5. Chương 5: Gợi ý chính sách.............................................................................33 5.1 Xác lập tỷ giá dựa trên rổ tiền tệ ...............................................................33 5.2 Xem xét tương quan tỷ giá thực đa phương với các đối thủ cạnh tranh ...34 5.3 Đánh giá tác động của việc giảm giá VND .............................................. 35 5.4 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ................................................ 36 5.5 Giải pháp về cơ cấu thị trường để tránh những cú sốc từ bên ngoài........ 37 Kết luận chương 5 .............................................................................................38 Kết luận..............................................................................................................39 Tài liệu tham khảo .............................................................................................40
- -1- TÓM LƢỢC Luận văn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam và năm đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore. Năm đối tác này có tỷ trọng thương mại chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại Việt Nam với thế giới. Và để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá đồng nội tệ lên các cán cân thương mại song phương, tác giả sử dụng mô hình kiểm định biên ARDL. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại song phương trong trường hợp giữa Việt Nam và Mỹ. Từ khóa: đường cong J, tỷ giá, cán cân thương mại song phương, mô hình kiểm định biên ARDL, điều kiện Marshall-Lerner.
- -2- CHƢƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Việc nghiên cứu về tỷ giá và cán cân thương mại đã là đề tài được rất nhiều học giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về độ co giãn truyền thống đạt được lần đầu bởi Bickerdike-Robinson-Metzler (BRM, 1920; 1947; 1948) và sau đó là điều kiện nổi tiếng mang tên Marshall-Lerner do tên hai nhà kinh tế là Alfred Marshall và Abba Lerner (1923; 1944) tìm ra. Hai tác giả này cho rằng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác động dương đối với cán cân thương mại khi tổng hệ số co giãn giá của xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1. Tuy nhiên, việc giảm giá đồng nội tệ không có hiệu ứng tức thời lên cán cân thương mại. Theo hiệu ứng đường cong J, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt trong ngắn hạn trước khi giá trị này được cải thiện trong dài hạn. Krugman cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ có hai hiệu ứng tác động lên cán cân thương mại. Đó là hiệu ứng giá (the price effect) và hiệu ứng khối lượng (the volume effect). Hiệu ứng giá cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn và giá hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Và khi giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng lên trong tương lai và khối lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm đi khi giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá chiếm ưu thế so với hiệu ứng khối lượng trong ngắn hạn và cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Và trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng chiếm ưu thế so với hiệu ứng giá và cán cân thương mại được cải thiện. Trong quá trình phát triển theo thời gian, đã có rất nhiều những tiến bộ trong nghiên cứu kinh tế học định lượng. Trước đó, để thực hiện kiểm định đồng liên kết giữa các biến được dựa vào kỹ thuật của Johansen (1988) và kiểm định nhân quả của Engle và
- -3- Granger (1987). Và sau này là mô hình kiểm định biên do Pasaran, Shin và Smith (2001) thiết kế. Tình hình thực tế trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn trong trạng thái kim ngạch nhập khẩu vẫn vượt trội so với xuất khẩu. Điều này dẫn đến cán cân thương mại của Việt Nam vẫn chưa cải thiện được tình trạng thâm hụt. Nhiều phương án nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đưa ra, một trong nhiều phương án đó là giảm giá đồng nội tệ VND. Tuy nhiên, việc giảm giá đồng nội tệ VND có thực sự cải thiện được tình trạng thâm hụt đối với cán cân thương mại Việt Nam trong tương lai hay không là vấn đề lớn chưa có được giải pháp hợp lý và duy nhất ? Vì vậy, nhằm mục đích góp phần làm rõ hơn vấn đề này thì tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: “ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM “. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam và năm đối tác lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Năm đối tác này có tỷ trọng thương mại chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại Việt Nam với Thế giới. Từ đó đề xuất giải pháp hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại Việt Nam. Các biến trong mô hình gồm cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực song phương, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP của các đối tác, hai biến giả nhằm đánh giá tác động của khủng hoảng 1997 và 2008. Dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn dữ liệu hàng năm của Tổng cục thống kê; International financial statistics và Direction of trade statistics của IMF từ năm 1992-2012.
- -4- 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: Tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại Việt Nam có mối quan hệ trong ngắn hạn hay dài hạn? Cán cân thương mại của Việt Nam và các đối tác có tồn tại hiệu ứng đường cong J? Cán cân thương mại của Việt Nam có cần thời gian điều chỉnh sau khi VND mất giá? Giảm giá VND có phải là một chính sách tốt để cải thiện cán cân thương mại Việt Nam? Nếu không thì cần phải có những giải pháp nào được xem xét? 1.4 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chủ yếu gồm 5 phần sau: Chương 1: Giới thiệu trình bày tổng quan các nội dung chính của luận văn và giải thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm. Chương 3: Mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích. Chương 4: Kết quả phân tích thực nghiệm. Chương 5: Gợi ý chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại.
- -5- CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thƣơng mại Trước khi mô hình kiểm định biên ARDL do Pasaran, Shin và Smith (2001) thực hiện để kiểm định đồng liên kết giữa các biến thì trước đó, việc này được thực hiện dựa vào kỹ thuật của Johansen (1988) và kiểm định nhân quả của Engle và Granger (1987). Tác giả xin tóm lược một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai biến này, bao gồm: - Nghiên cứu về cán cân thương mại Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật dùng kỹ thuật Johansen trong mô hình hiệu chỉnh sai số VECM. - Nghiên cứu Thụy Điển với các đối tác thương mại dùng mô hình kiểm định biên ARDL. - Nghiên cứu Malaysia với các đối tác thương mại dùng mô hình kiểm định biên ARDL. 2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến các cân thƣơng mại giữa Thái Lan, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật Nghiên cứu của tác giả Olugbenga Onafowora trong bài viết “ Exchange rate and trade balance in east asia: is there a J−curve ? ” năm 2003 xác định mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực song phương của 3 nước Asean là Thailand, Malaysia và Indonesia với Mỹ và Nhật. Tác giả sử dụng dữ liệu từ 1980Q1 đến 2001Q4 và mô hình được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM- vector error correction model). Tác giả xác định tính động của cán cân
- -6- thương mại bằng mô phỏng hàm đáp ứng xung được giới thiệu bởi Pesaran and Shin (1998) để xác định hiệu ứng đường cong J. Kiểm định đồng liên kết của Johansen (1988) được sử dụng để xác định cân bằng dài hạn giữa cán cân thương mại song phương, tỷ giá thực song phương và thu nhập quốc nội và thu nhập nước ngoài. Sau đó, kiểm định CUSUMQ được phát triển bởi Brown, Durbin and Evans (1975) được thực hiện để xác nhận tính ổn định của các hệ số. Sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số để xử lý các biến trong mô hình, tác giả đánh giá một cách tổng quát các hàm đáp ứng để tìm hiệu ứng của tỷ giá thực song phương đối với tỷ lệ thương mại song phương. Trong tất cả các trường hợp thì phân tích đồng liên kết cho thấy mối tương quan chặt trong dài hạn giữa cán cân thương mại, tỷ giá thực, thu nhập thực quốc nội và nước ngoài. Kiểm định CUSUMSQ khẳng định mô hình là tương đối ổn định trong giai đoạn phân tích. Đối với thương mại song phương Indonesia và Malaysia với Mỹ và Nhật, và Thailand với Mỹ, tác giả tìm thấy có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Với việc giảm giá thực, nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm cán cân thương mại ban đầu kéo dài khoảng 4 quý nhưng sau đó là có sự cải thiện. Mẫu hình đáp ứng không ủng hộ giả thuyết đường cong J truyền thống nhưng phù hợp với mẫu đường cong S được mô tả bởi Backus et al (1994) và Marwah and Klein (1996). Ngoài ra, kết quả phân tích đáp ứng xung cho thấy điều kiện Marshall-Lerner được giữ trong dài hạn với mức độ khác nhau của hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Dựa vào điều kiện Marshall-Lerner, việc tiếp tục giảm giá đồng nội tệ của các nước Đông Nam Á với đồng USD và đồng Yen sẽ dẫn đến sự cải thiện cán cân thương mại của các nước này với Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, sự cải thiện này sẽ chỉ xảy ra sau khi giảm giá thực ba hay bốn quý.
- -7- 2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến các cân thƣơng mại giữa Thụy Điển và các đối tác thƣơng mại Trước đó, có hai nghiên cứu cán cân thương mại của Thụy Điển với thế giới là của hai tác giả Bahmani-Oskooee và Niroomand (1998) và sau này là nghiên cứu của Hatemi-J (2003). Họ đo lường tác động của tỷ giá thực đa phương đối với cán cân thương mại của Thụy Điển và thế giới. Tác giả có trích dẫn trong nghiên cứu này rằng việc đánh giá dựa trên dữ liệu này sẽ bị hiện tượng sai lệch dựa trên dữ liệu tổng (Aggregate bias). Nghiên cứu trước đó của Hatemi-J và Irandoust (2005) thực hiện cho trường hợp Thụy Điển với 6 đối tác thương mại và sử dụng dữ liệu năm giai đoạn 1960-1999. Dựa trên hệ số co giãn thương mại song phương, hai tác giả cho rằng điều kiện Marshall-Lerner chỉ đúng ở trường hợp Thụy Điển với Đức. Năm trường hợp còn lại là Đan Mạch, Pháp, Na Uy, Anh và Mỹ thì việc giảm giá thực của đồng krona Thụy Điển không tác động có ý nghĩa đối với cán cân thương mại song phương giữa Thụy Điển với những nước này. Nghiên cứu của Bahmani-Oskooee et al. (2005) về thương mại giữa Úc và Thụy Điển đánh giá hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn được thực hiện bằng việc giảm giá thực đồng dollar Úc đối với cán cân thương mại song phương của 23 đối tác, trong đó có Thụy Điển. Kết quả cho thấy việc giảm giá thực đồng dollar Úc so với đồng krona Thụy Điển đã cải thiện trong ngắn hạn đối với cán cân thương mại song phương hai nước nhưng không kéo dài ở dài hạn. Và nghiên cứu của Irandoust (2006) trong trường hợp của Thụy Điển và 8 đối tác thương mại dựa trên dữ liệu hàng năm cho thấy điều kiện Marshall-Lerner chỉ đúng trong trường hợp Thụy Điển và hai đối tác là Pháp và Hà Lan. Các tác giả gồm Mohsen Bahmani-Oskooee và Artatrana Ratha thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J của Thụy Điển với 17 đối tác thương mại, sử dụng mô hình ARDL để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của việc giảm giá thực đồng krona.
- -8- Giai đoạn thực hiện nghiên cứu là Q1/1980:Q4/2005 và nguồn dữ liệu phân tích được lấy từ IMF. Kết quả phân tích ngắn hạn cho thấy hiện tượng đường cong J chỉ xảy ra trong 5 trường hợp, đó là Áo, Đan Mạch, Ý, Hà Lan và Anh khi các hệ số trong ngắn hạn là âm và theo sau đó là dấu dương. Ví dụ như trường hợp của Áo, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt trong 4 quý liên tiếp và sẽ cải thiện ở quý thứ 5 khi giảm giá thực đồng krona. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1. Trong khi đó, Nhật, Na Uy và Mỹ có hiện tượng đảo ngược. Bảng 2.1: Hệ số mô phỏng ngắn hạn cán cân thƣơng mại Thụy Điển và đối tác Lags of ΔLog REX Trading 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 EC(-1) Partner -0.63 -0.79 Australia (1.13) (3.89) -0.24 -0.10 -0.05 -0.23 -0.002 0.26 0.12 -0.39 Austria (3.76) (1.43) (0.78) (3.48) (0.03) (3.66) (1.52) (2.82) 0.23 -0.59 Canada (0.12) (3.35) -0.30 0.31 0.33 0.11 0.28 0.50 -0.66 Denmark (0.41) (1.38) (1.52) (0.52) (1.40) (2.43) (3.55) 0.01 -0.03 -0.02 -0.13 0.11 -0.35 Finland (0.21) (0.72) (0.05) (3.12) (2.37) (3.61) -0.29 -0.73 France (1.52) (6.66) -0.25 -0.66 Germany (2.36) (5.20) -0.75 0.80 0.49 0.41 0.27 0.88 0.58 0.26 0.45 -0.52 Italia (2.50) (2.64) (1.87) (1.46) (1.07) (3.58) (2.45) (1.04) (1.82) (4.05) 0.17 0.31 -0.53 -0.34 Japan (0.52) (0.95) (1.74) (4.13) -0,91 0.62 0.94 0.40 0.42 1.17 0.73 0.51 0.03 0.16 -0.01 1.31 -0.65 Netherland (2.39) (1.31) (1.97) (0.87) (0.92) (2.80) (1.82) (1.25) (0.07) (0.42) (0,03) (3.46) (4.25) New -0.36 -0.13 2.27 0.07 -1.88 -2.45 -0.25 1.37 -2.49 -4.16 -3.68 -0.23 Zealand (0.32) (0.10) (1.78) (0.05) (1.48) (1.83) (0.21) (1.24) (2.17) (3.63) (3.73) (5.54) 1.45 -0.88 -0.36 -1.58 -0.21 0.18 -0.87 -0.42 -0.40 -0.35 -1.10 -0.87 Norway (3.11) (1.76) (0.73) (3.24) (0.40) (0.04) (1.60) (0.85) (0.77) (0.78) (2.50) (4.59) -0.95 -0.33 Portugal (1.84) (4.52) -0.72 0.28 -1.41 1.18 -1.28 0.72 0.73 -0.66 Spain (1.35) (0.40) (2.18) (1.97) (2.22) (1.26) (1.45) (5.00) -0.22 -0.36 Switzerland (2.02) (3.44) United -0.67 1.38 1.18 1.18 1.00 1.09 1.28 1.54 1.25 0.65 0.64 0.62 -0.79 Kingdom (1.99) (3.54) (2.95) (3.17) (2.65) (2.88) (3.20) (3.89) (3.01) (1.68) (1.89) (1.81) (6.47) United 0.54 0.42 0.52 0.16 0.23 0.25 0.16 0.02 -0.62 -0.39 -0.17 State (1.61) (1.22) (0.48) (0.65) (0.67) (0.47) (0.96) (0.06) (1.96) (1.21) (2.02) Note: Figurance in parentheses represent absolute values of t-statistics Với mức ý nghĩa 10%, kết quả phân tích trạng thái dài hạn ở bảng (2.2) cho thấy tỷ giá thực song phương có tác động có ý nghĩa cải thiện cán cân thương mại trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn