intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

118
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và tìm hiểu thêm về chính sách chống lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới, chính sách sử dụng để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam rồi từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. Ộ GI O ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: - PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, do tôi tự tổng hợp, phân tích, đánh gía. Các tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn đã được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Đặng Ngọc Chiêu Ly
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu để vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế tôi xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS TS Trương Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên , giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong quý thầy cô giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG.................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii TÓM TẮT ................................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ..........................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................3 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn.........................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC .................................................................5 2.1. Khái niệm .............................................................................................................5 2.2. Phân loại ...............................................................................................................5 2.2.1. Phân loại theo định lượng .................................................................................5 2.2.2. Phân loại theo định tính ....................................................................................6 2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát ............................................................................6 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI ...................................................................................6 2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP ......................................................................................8
  6. iv 2.4. Tác động của lạm phát .........................................................................................8 2.4.1. Tác động tích cực ..............................................................................................8 2.4.2. Tác động tiêu cực ..............................................................................................8 2.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ......................................................................10 2.5.1. Lạm phát do cầu kéo .......................................................................................10 2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy ..................................................................................11 2.5.3. Lạm phát do cơ cấu .........................................................................................12 2.5.4. Lạm phát do xuất khẩu ....................................................................................12 2.5.5. Lạm phát do nhập khẩu ...................................................................................12 2.5.6. Lạm phát tiền tệ ...............................................................................................13 2.6. Tóm tắt lý thuyết liên quan ...............................................................................13 2.7. Các nghiên cứu trước đây về lạm phát ...............................................................14 2.8. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước .....................................................25 2.8.1. Trung Quốc .....................................................................................................25 2.8.2. Thái Lan ..........................................................................................................27 2.8.3. Philippines .......................................................................................................28 2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................29 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................31 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM .............................33 3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam .......................................................................33 3.1.1. Giai đoạn 2010- 2011 .....................................................................................33 3.1.2. Giai đoạn 2012-2015 ......................................................................................35 3.1.3. Giai đoạn 2016- 2018 .....................................................................................37 3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam....................................................................38
  7. v 3.2.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................................38 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................40 3.3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế .....................................................45 3.3.1. Lạm phát tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống dân cư và tỷ lệ thất nghiệp .................................................................................................................45 3.3.2. Lạm phát tác động tới tỷ giá hối đoái, vốn đầu tư nước ngoài.......................47 3.3.3. Lạm phát tác động tới tín dụng, lãi suất .........................................................48 3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ..................................................50 3.4.1. Chính sách tiền tệ ............................................................................................50 3.4.2. Chính sách tài khóa .........................................................................................52 3.4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác ..............................................................................53 3.4.4. Những điểm hạn chế........................................................................................55 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................57 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI H ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT ................59 Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................59 4.1. Quan điểm về kiểm soát lạm phát ......................................................................59 4.2. Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát.............................................................60 4.2.1. Chính sách tiền tệ ............................................................................................60 4.2.2. Chính sách tài khóa .........................................................................................60 4.2.3. Các chính sách khác........................................................................................61 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................64 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................66
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ ADB Ngân hàng phát triển châu Á CSTT Chính sách tiền tệ FED Cục dự trữ liên bang Mỹ HH và DV Hàng hóa và dịch vụ NDT Nhân dân tệ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PBoC Ngân hàng nhân dân Trung Quốc VND Việt Nam đồng
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng hàng hóa dịch vụ và lạm phát giai đoạn 2012- 2018...........................................................................................................................36 Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014………….36 Bảng 3.3: CPI tháng 12 so với tháng trước giai đoạn 2016-2018..… …………....37 Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017………………38 Bảng 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018……………....41 Bảng 3.6: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010-2011…………………………. ...…..43 Bảng 3.7: Lương cơ bản giai đoạn 2010-2018……………………………………..43 Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp và mức sống dân cư ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018.. ……………………………………………………………………………………...46 Bảng 3.9: Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018……..…….47 Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất theo vùng ……………………………...…….49
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lạm phát của Trung Quốc, Thái Lan, Philippines giai đoạn 2010- 2017………………………………………………………………………………...25 Biểu đồ 3.1: Lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018………………………………………………………………………………...33 Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011……………….. .........34 Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012- 2015………………………………………………………………………………...35 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018…………….…….42 Biểu đồ 3.5: Giá điện trong giai đoạn 2015-2018………………………….. .........44 Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế và lạm phát cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018……………………………………………...46 Biểu đồ 3.7: Lạm phát và lãi suất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016.. …….48
  11. ix TÓM TẮT Tiêu đề: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát Tóm tắt: Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển một nền kinh tế bền vững. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Qua việc vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh…khi phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 có thể kết luận rằng lạm phát ở Việt Nam không ổn định trong thời gian qua. Lạm phát ở Việt Nam mỗi giai đoạn đều có nguyên nhân riêng. Trong đó nguyên nhân chủ quan gồm có biến động của giá cả trên thị trường thế giới, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong. Cơ cấu kinh tế và chính sách quản lý vĩ mô và vốn đầu tư toàn xã hội cũng như tâm lý của người dân, mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương cũng là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát cần xem xét. Lạm phát tác động tới nền kinh tế rất lớn. Vì vậy cần có những chính sách phù hợp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống, an sinh xã hội, phát triển đất nước. Từ khóa: lạm phát, giải pháp kiểm soát, Việt Nam.
  12. x ABSTRACT Tilte: Causes of inflation in Vietnam and control solutions. Abstract: Inflation is a matter of particular concern if you want to develop a sustainable economy. The main objectve of the project is to study the cause of inflation in Vietnam and prpose solutions to control infalation in the coming time. Through the application of analysis, description, comparison…when analyzing the situation of inflation in Vietnam in the period of 2010-2018, it can be concluded that inflation in Vietnam is not stable during the time. Inflation in Vietnam each stage has its own causes. Among them, subjective causes include fluctuations in prices in the world market, impacts of natural disasters, epidemics, and seasonal supply and demand of goods. The economic structure and macro management policies and investment capital of the society as well as people ‘s psychology, the level of independence of Central Bank is also causes affecting the rate of inflation to consider. Inflation affects the economy very large. Therefore, it is necessary to have appropriate policies to stabilize the macro economy, stabilize the life, social security and develop the country. Keywords: inflation, control solutions, Vietnam.
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Kinh tế của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 ở mức cao so với nhiều năm gần đây, tuy nhiên do thiếu động lực hỗ trợ nên có dấu hiệu sụt giảm – nhận định của ông Nguyễn Đức Anh, trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xá hội quốc gia. Chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện theo mục tiêu đề ra, chủ yếu tăng trưởng dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo ở khu vực đầu tư nước ngoài và các hoạt động trong phân khúc của thị trường có giá trị thấp. Môi trường kinh doanh chưa được cải thiện. Nghĩa vụ trả nợ và khoản nợ nước ngoài đang tiến tới mức an toàn. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đang nằm trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang chịu áp lực rất lớn vì vậy cần kiềm chế gia tăng lạm phát do yếu tố cầu bằng chính sách tiền tệ thận trọng . ( Thu Hoài, 2018). Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển kinh tế một cách bền vững. Bởi vì lạm phát ảnh hưởng tới nền kinh tế theo hai mặt. Nếu tốc độ tăng của lạm phát phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây biến động nghiêm trọng cho nền kinh tế như cơ cấu sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập bất bình đẳng… Đối với một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam thì không thể tránh khỏi tác động của các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, đồng Việt Nam cũng đã yếu đi kể từ tháng 7/2018 do áp lực từ việc Fed tăng lãi suất. Đồng thời, trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ- Trung ngày càng gay gắt, Trung Quốc phá giá NDT sẽ tạo sức ép lên VND. Theo ADB, NDT tiếp tục mất giá so với đồng đôla thì có thể gây thêm áp lực lên tiền đồng, làm tăng lạm phát ( Nam Anh, 2018). Trong tất cả các giai đoạn 5 năm từ 1991 đến năm 2012, Việt Nam đã vượt tất cả các nước trong khu vực về chỉ tiêu lạm phát. Đó là nghiên cứu của tiến sỹ Đào Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và các động sự của Học viện Chính sách và Phát trriển. Từ năm 1996-2012, trong 27 năm đó thì nước ta có 13 năm và 4 giai đoạn lạm phát ở mức trên hai chữ số. Đặc biệt từ năm 1986 -1992 mức lạm phát là
  14. 2 225%/ năm, năm 2007-2008 là 16,3%/năm còn năm 2010-2011 là 15%/ năm. (Tư Hoàng, 2013) Hà Minh Sơn và Phạm Thị Liên Ngọc ( 2016) cho biết trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. CSTT được điều động chủ động và linh hoạt bởi các công cụ của NHNN cùng với việc phối hợp với chính sách tài khóa đã giúp phần quan trọng để kiểm soát lạm phát, từ mức 23% ở tháng 8 năm 2011 xuống 6,81% năm 2012, năm 2013 là 6,04% và năm 2014 là 0,6%. Năm 2016 được xem là năm kiểm soát lạm phát đạt thành công khi giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại. Theo Phúc Nguyên ( 2017), CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016. Như vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017. Lạm phát không phải là vấn đề mới mẻ đối với nền kinh tế nhưng để ổn định lạm phát, kiểm soát và duy trì lạm phát với tỷ lệ phù hợp là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của CSTT. Lạm phát ở Việt Nam biến động bất thường ở mỗi giai đoạn, vì vậy, để có cái nhìn rõ hơn về lạm phát củaViệt Nam, xem xét vồi đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát cho thời gian tới tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát”. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu là nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018. Lạm phát là một vấn đề trọng tâm tuy không mới nhưng luôn được quan tâm bởi đây là một trong các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Từ việc nghiên cứu tình hình lạm phát để tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam rồi có những biện pháp giúp kiềm chế tốt lạm phát để kinh tế ngày càng phát triển bền vững.
  15. 3 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và đưa ra những biện pháp để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. + Mục tiêu cụ thể - Thực trạng lạm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam - Những giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Hiện nay, thực trang lạm phát ở Việt Nam như thế nào ? - Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở Việt Nam? - Những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới? 1.4. hương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Thông tin dữ liệu cần thu thập: tốc độ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Nguồn thông tin thu thập: số liệu thứ cấp về tốc độ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2018. Kỹ thuật thu thập: thu thập dữ liệu được công bố trên nguồn internet và số liệu tự tính toán từ các dữ liệu thu thập được. Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh… để tìm ra những nguyên nhân và các giáp pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: lạm phát ở Việt Nam Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010-2018 1.5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học, nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và ngoài nước trước đây về vấn đề lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, tác động của lạm phát tới nền kinh tế và các giải pháp để kiểm soát lạm phát.
  16. 4 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và tìm hiểu thêm về chính sách chống lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới, chính sách sử dụng để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam rồi từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. 1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về lạm phát và kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước Chương 3: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
  17. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC 2.1. Khái niệm Lạm phát là việc mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Mức giá chung tăng lên sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm đi, có nghĩa là cùng một số tiền số lượng hàng hóa, dịch vụ mua được sẽ ít hơn trước đó. Lạm phát cũng là sự mất giá đồng tiền của một quốc gia này so với quốc gia khác.1 2.2. Phân loại 2.2.1. Phân loại theo định lượng Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Lúc này nền kinh tế hoạt động bình thường ,đời sống ổn định: Giá cả tăng chậm ,lãi suất tiền gửi không cao ,không có tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn … Lạm phát vừa phải tạo giúp cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập an tâm, những tác động của của loại lạm phát này không đáng kể, là mức mà nền kinh tế chấp nhận được. Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): mức giá cả lúc này tăng nhanh với mức hai chữ số một năm. Với mức hai chữ số thấp là 11% hay 12% thì ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế không đáng kể,trong mức chấp thuận được.Nhưng khi tỷ lệ lạm phát tăng lên cao hơn thì sẽ làm cho mức giá cả chung tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Người dân có động cơ tích trữ vàng bạc, hàng hóa, bất động sản và với mức lãi suất như bình thường, ngân hàng khó có thể huy động vốn từ họ. Lạm phát phi mã có tác động tiêu cực đến sản xuất và thu nhập cũng như sự ổn định của kinh tế. Siêu lạm phát: Là loại lạm phát trên ba con số.Việc tăng lên nhanh chóng và không ổn định của giá cả làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông tiền tệ, tiền tệ nhanh 1 Luật Dương Gia, 2015. Khái quát chung về lạm phát
  18. 6 chóng bị mất giá. Thu nhập của người lao động cũng bị giảm mạnh, thông tin trên thị trường mất độ tin cậy, các yếu tố khác cũng bị biến dạng làm mất phương hướng, rối loạn hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nhanh chóng bị suy sụp. 2.2.2. Phân loại theo định tính Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát mà mức giá chung và thu nhập thực tế của người lao động có mức tăng tương ứng với nhau, vì vậy không ảnh hướng đến đời sống hàng ngày của người lao động và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế. Lạm phát không cân bằng: Mức giá chung tăng nhanh hơn so với thu nhập của người lao động. Đây là loại lạm phát thường hay xảy ra. Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường Lạm phát dự đoán trước được là loại lạm phát có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. Tỷ lệ lạm phát đều đặn, ổn định và kéo dài hàng năm. Do tâm lý của người dân đã quen với tình trạng này nên đã có sự chuẩn bị vì vậy không ảnh hướng lớn đến đời sống và kinh tế. Lạm phát bất thường là loại lạm phát đột nhiên xuất hiện làm ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của người dân. Vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đối với lòng tin của người dân vào chính quyền và kinh tế khó phát triền. 2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát Để đo lường lạm phát có thể sử dụng các chỉ số: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giảm phát GDP. Chỉ số được sử dụng nhiều nhất là CPI dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng tăng có nghĩa là phải sử dụng nhiều tiền hơn để duy trì mức sống như cũ. 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI Cách tính CPI dựa trên một giỏ hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu cho các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế để phản ánh sự thay đổi của giá cả tiêu dùng theo thời gian. CPI được tính theo các bước như sau:
  19. 7 Bước 1: Lựa chọn ra một giỏ hàng hóa, dịch vụ từ các hàng hóa,dịch vụ trong nền kinh tế rồi dựa theo mức độ quan trọng của HH và DV đó trong ngân sách tiêu dùng để đặt quyền số cho chúng. Ví dụ, chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Hoa Kỳ được tính bằng 364 HH và DV riêng biệt từ 21.000 cơ sở ở 91 vùng trong cả nước. 2 Số lượng HH và DV cùng với quyền số của chúng không phải là bất biến mà được điều chỉnh khi cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi. Ở nước ta, CPI từ năm 1998 đến tháng 10 năm 2009 được tính bằng 10 nhóm HH và DV sau đây: Nhóm 1: Lương thực và thực phẩm Nhóm 2: Đồ uống và thuốc lá Nhóm 3: May mặc, giày dép, mũ nón Nhóm 4: Nhà ở và vật liệu xây dựng Nhóm 5: Thiết bị và đồ dùng gia đình Nhóm 6: Dược phẩm, y tế Nhóm 7: Phương tiện đi lại, bưu điện Nhóm 8: Giáo dục Nhóm 9: Văn hóa, thể thao, giải trí Nhóm 10: Hàng hóa và dịch vụ khác Có sự thay đổi số lượng mặt hàng từ 396 ở năm 2000 và tăng thêm 94 mặt hàng thành 490 ở năm 2005. Từ tháng 10 năm 2009 số nhóm HH và DV tăng lên thêm 1 thành 11 nhóm; số lượng mặt hàng tăng lên 572, thêm 82 mặt hàng. Quyền số của các nhóm HH và DV thay đổi trên kết quả của Tổng cục Thống kê. Ví dụ, nhóm lương thực và thục phẩm giảm từ 60,86 % vào tháng 5 năm 1997 xuống 47,9 % năm 1999 và còn 42,70 % năm 2005, giảm khoảng 12,98%. Bước 2: Chọn thời điểm gốc ( CPI = 100%) rồi dựa vào đó để tính cho từng thời điểm. 2 Paul. A Samuelson và William D. Nordhans. Kinh tế học, Tập II, Trang 392.
  20. 8 Chỉ số giá tiêu dùng được xác định bằng cách tính tỷ trọng chi tiêu của từng loại hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Giỏ hàng hóa được chọn là hàng hóa, dịch vụ quan trọng mang tính chất điển hình. Chi phí để mua hàng hóa thời kỳ t CPIt = x 100 Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong 5 đến 7 năm tùy từng nước. 2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP Chỉ số này là tỷ lệ của GDP danh nghĩa và GDP của năm được chọn làm gốc, từ đó xác định GDP theo giá so sánh hay GDP thực. Chi phí tiêu dùng cá nhân được sử dụng trong tính toán của phép khử lạm phát. Tại Mỹ, Fed thường sử dụng chỉ số PCE chi tiêu tiêu dùng cá nhân như là thước đo chính của lạm phát. GDP danh nghĩa Chỉ số giảm phát GDP = x 100 GDP thực tế 2.4. Tác động của lạm phát 2.4.1. Tác động tích cực Lạm phát không phải lúc nào cũng gây nên tác hại đối với nền kinh tế. Lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ mang lại những tác động tích cực: + Kinh tế phát triển ổn định, kích thích tiêu dùng làm sản lượng gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. + Các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc đi vay làm cho sản lượng tăng lên. + Nhà nước có khả năng kích thích đầu tư vào các lĩnh vực yếu kém thông qua các công cụ, giúp phân bổ lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội. 2.4.2. Tác động tiêu cực + Tốc độ tăng trưởng và sản lượng nền kinh tế Khi lạm phát cao dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng, các yếu tố đầu vào sản xuất và giá đầu ra của các sản phẩm biến động thường xuyên làm cho hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1