Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa nhằm giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HẢI NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DÂN TỘC TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HẢI NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DÂN TỘC TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÒA THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô. Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Bùi đình Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Nam
- iii DANH MỤC VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa DTTS DBKK : Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn GQVL : Giải quyết việc làm HSSV : Học sinh, sinh viên NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội SXKD : Sản xuất kinh danh TD : Tín dụng TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TW : Trung ương XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XKLĐ : Xuất khẩu lao động ĐVT : Đơn vị tính
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................ 2 5. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 4 1.1.1.Tổng quan về đói nghèo ................................................................................................. 4 1.1.2. Tiêu chí đánh giá đói nghèo.......................................................................................... 6 1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo ............................................................................................... 10 1.1.4. Đặc tính của người nghèo ............................................................................................ 11 1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo ......................................................... 12 1.2. Tín dụng và hiệu quả tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo ................................... 14 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo .................................................... 14 1.2.2. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ...................................................................... 17 1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 19 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo .............. 19 1.3.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo...................................................................................................................................... 21 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Định Hóa .................................................................. 23 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Định Hóa ............................................................................ 25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Định Hóa ................................................................. 26 2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 28
- v 2.1.3. Thực trạng nghèo đói tại huyện Định Hóa .................................................................. 34 2.1.4. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở huyện Định Hóa ................................... 39 2.1.5. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Định Hóa .......................................... 41 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 41 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 42 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ................................................................................ 42 2.3.2. Phân tích và xử lý số liệu ............................................................................................. 42 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 43 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 44 3.1. Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa ............................................................................... 44 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................... 44 3.1.2. Cơ cấu tổ chức : ........................................................................................................... 45 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Định Hóa................................ 48 3.2. Hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa. .................. 55 3.2.1. Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa ................................................. 55 3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa ............ 57 (Đvt: Triệu đồng, Hộ) ............................................................................................................ 57 3.2.3. Những đổi mới trong công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa ...... 58 3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc và Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế. ............................................................................................... 58 3.3.1. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế...................... 58 3.3.2. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo dân tộc điều tra thực tế. .................................... 60 3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Định Hóa ..................................................................................................................... 64 3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi xóa đói giảm nghèo ...................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 68 1. Kết luận .............................................................................................................................. 68 2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo của một số nước trên thế giới ......................................... 8 Bảng 2.1. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính, thành thị, nông thôn giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 27 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018 (theo giá cố định) .............................................................. 28 Bảng 2.3. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018 ...... 34 Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ ............................................................... 42 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa giai đoạn 2016- 2018 ................................................ 48 Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn của NHCSXH huyện Định Hóa qua các năm ........ 49 Bảng 3.3: Diễn biến dư nợ cho vay theo các chương trình qua 3 năm tại NHCSXH huyện Định Hóa .................................................................. 50 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động tài chính qua các năm 2016 – 2018 ............................. 53 Bảng 3.5: Dư nợ cho vay ưu đãi tại NHCSXH huyện Định Hóa ............................... 56 Bảng 3.6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm 2016 – 2018 ..................... 57 Bảng 3.7: Lãi suất cho vay hộ nghèo từ năm 2016 đến nay ...................................... 58 Bảng 3.8: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ................................................. 59 Bảng 3.9: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn ...................................................... 60 Bảng 3.10: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ nghèo khi được vay vốn ............ 61 Bảng 3.11. Đánh giá của hộ nghèo dân tộc vay vốn đối với NHCSXH ..................... 63
- vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Hải Nam Tên luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, cho vay ưu đã đối với hộ nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa nhằm giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là hộ nghèo dân tộc có vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Định Hóa, là một tổng thể có thể xác định được trên cơ sở thông tin từ NHCSXH huyện Định Hóa. Đồng thời, luận văn sử sụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để đánh giá đối với từng vấn đề được đưa ra và so sanh số liệu để thấy sự thay đổi của hiệu quả cho vay ưu đãi của NHCSXH huyện đối với hộ nghèo dân tộc. Kết quả chính và kết luận Luận văn đã tập trung phân tích hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động cho vay vốn đối với các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo dân tộc. Phân tích những thay đối của các hộ nghèo dân tộc khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Định Hóa và các yếu tố ảnh
- viii hưởng đến việc cho vay vốn đối với các hộ nghèo dân tộc. Luận văn đã đưa ra các giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả cho vau ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại NHCSXH huyện Định Hóa trong thời gian tới.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Là sự quan tâm của mọi quốc gia và mọi nền kinh tế. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, là một rào cản lớn để thực hiện tiến bộ xã hội, là nguyên nhân gây ra tình trạng thất học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Ngay cả những nước phát triển vẫn tồn tại vấn đề nghèo đói. Đó là vấn đề và thách thức cho cả thế giới. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt hộ gia đình dân tộc ở vùng cao, vùng xâu vùng xa… vẫn đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, là mục tiêu quốc gia mà Nhà nước ta đang mong thực hiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhằm thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng văn minh Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả. Góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, trong các chính sách giúp đỡ người nghèo nói chung thì chính sách về vay vốn ưu đãi của NHCSXH có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng trong nước và các quỹ cho vay ưu đãi đối với người nghèo đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt động còn hẹp và hiệu quả chưa cao. Thực tế đòi hỏi NHCHXH phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả vốn vay ưu đãi để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo.
- 2 Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo dân tộc tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, cho vay ưu đã đối với hộ nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Đinh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Định Hóa nhằm giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là hộ dân tộc tại NHCSXH huyện Định Hóa. Trên cơ sở xem xét đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng cho vay của Ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Định Hóa. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2019 5. Ý nghĩa đề tài Đề tài chỉ ra mối quan hệ giữa hộ nghèo với vay vốn tín dụng tại ngân hàng chính sách. Đề tài là cơ sở để có những giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nghèo tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Ý nghĩa về lý luận Luận văn là công trình khoa học có thể được dùng làm tài liệu tham khảo quý trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao
- 3 đẳng. Mặt khác luận văn còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến vấn đề cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn Với kết quả phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2018 và việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nguồn tài liệu quý cho lãnh đạo ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Hóa trong chỉ đạo công tác hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Tổng quan về đói nghèo Định nghĩa về nghèo đói trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn cả là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. - Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “ đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác. Ích lợi của việc sử dụng phương pháp tiếp cận nghèo tuyệt đối là có thể theo dõi những thay đổi tình trạng phúc lợi của - Theo nghĩa tương đối nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các cá nhân hoặc nhóm trong tương quan của các thành viên khác trong xã hội, tức là so với mức sống tương đối của họ. Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong xã hội. Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là khái niệm động thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và truyền thống. Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ số dân nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. (Nguồn: Từ Điển Xã Hội Học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặn Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa dịch) NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trang 370-373). Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong những thập kỷ qua. Xóa đói giảm nghèo
- 5 theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tới phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới. Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rơi trở lại vào cảnh nghèo đói. + Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh: Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công to lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng làm họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn ), thu nhập của người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến trước những biến đổi của mổi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có giao động về thu nhập cũng làm họ rơi xuống ngưỡng nghèo.Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. + Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện khó khăn: Đa số người nghèo sống trong vùng có điều kiện tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung......, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sống, đặc biệt sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng tách biệt với các vùng khác. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên không thuận lợi, số người cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộvừa thoát nghèo vẫn còn lớn.
- 6 + Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn: Đói nghèo là hiện tượng phổ biến ở nông thôn. Số người nghèo là nông dân chiếm đa số, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất. + Nghèo đói trong khu vực thành thị: Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sông không đều. Đa số người nghèo thành thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến dư thừa lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm điều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Người nghèo thành thị phần lớn sống ở nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, ánh sáng, thu gom rác thải, …). Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thôn dến thành thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Do số lượng quá đông nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân bình thường. Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và những người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, ...). + Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao: Các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kém phát triển. + Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt khá cao ở những nhóm dân tộc ít người: Trong thời gian qua Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng đời sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân tộc ít người chỉ chiếm tỷ lệ không cao trong tổng dân cư, xong lại chiếm tỷ lệ người nghèo lại rất cao. 1.1.2. Tiêu chí đánh giá đói nghèo a. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
- 7 Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể: thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói). Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 ca-lo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự, Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 ca-lo; Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,... Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo.
- 8 Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo của một số nước trên thế giới Chuẩn nghèo Quốc gia Đơn vị tính Thu nhập Chi tiêu Đông Á Trung Quốc Nhân dân tệ/năm 625,00 Đông Nam Á Cam-pu-chia Riên/ngày 1.837,00 Lào Kip/tháng 20.911,00 Phi-lip-pin Pê-sô/năm 11.605,00 Thái Lan Bạt/tháng 882,00 Việt Nam Nghìn đồng/năm 1.790,00 Nam Á Ấn Độ Thành thị Ru-pi Ấn Độ/tháng 454,11 Nông thôn Ru-pi Ấn Độ/tháng 327,56 Nê-pan Ru-pi Nê Pan/năm 4.404,00 Pa-ki-xtan Ru-pi Pa-ki-xtan/tháng 748,56 Xri Lan-ca Ru-pi Xri Lan-ca/tháng 791,67 Trung Á A-déc-bai-gian Nghìn Ma-nat/năm 120,00 Ca-dắc-xtan Ten-ghê/tháng 4.007,00 Cư-rơ-gư-xtan Sôm/năm 7.005,63 Thái Bình Dương Phi-ji Đô la/tuần 83,00 Mic-rô-nê-xi-a Đô la Mỹ/năm 767,58 Xa-moa Ta-la/tuần 37,49 Tôn-ga Pan-ga/năm 8.061,00 Tu-va-lu Đô la ÚC/tuần 84,24 (Nguồn: Nguyễn Văn Phẩm, Vụ Hợp tác Quốc tế)
- 9 Hậu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Ngay cả việc so sánh động thái theo thời gian về tình trạng nghèo của một quốc gia cũng thiếu chính xác. Ví dụ nước Mỹ dùng mức chuẩn của gần nửa thế kỷ trước, khi mà mẫu tiêu dùng của dân cư khác hẳn với ngày nay, để phản ánh tình trạng nghèo đói hiện nay là không phù hợp. Nửa thế kỷ trước, người dân Mỹ chi gần một phần ba thu nhập cho ăn uống, nhưng ngày nay họ chỉ chi 13,2% thu nhập cho lương thực và chi một phần ba thu nhập cho nhà ở. Việc sử dụng tiêu thức tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo và tỷ lệ hộ gia đình nghèo cũng không đồng nhất, vì số lượng thành viên trong gia đình rất khác nhau. Tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhưng nếu đó lại là các hộ đông người, thì khi chuyển sang tỷ lệ dân số nghèo chưa chắc đã thấp. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của năm 2002. b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2016. Chuẩn nghèo mới sẽ xem xét dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm: y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội.Cụ thể: - Hộ nghèo Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nhưng thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng, nhưng thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Hộ cận nghèo
- 10 Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. - Hộ có mức sống trung bình Hộ có mức sồng trung bình tại khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Hộ có mức sồng trung bình tại khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. (Nguồn: Thuvienphapluat.vn) Trước đây, việc xác định chuẩn nghèo chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là thu nhập. Mặc dù mức thu nhập này được điều chỉnh tăng dần theo diễn biến lạm phát, nhưng chuẩn nghèo dựa trên thu nhập của Việt Nam không phù hợp với chuẩn nghèo trên thế giới. Mặt khác, do đời sống khó khăn, nhiều người muốn được xếp vào diện nghèo để nhận được các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế. Việc sử dụng tiêu chí duy nhất là thu nhập cũng dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng, có những người tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số nhu cầu cơ bản như y tế, giáo dục, thông tin. Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo bền vững, tiêu chuẩn hộ nghèo ở Việt Nam cần được xác định theo hướng tiếp cận dần với chuẩn quốc tế và đáp ứng được mức sống tối thiểu của người dân. 1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội . Tóm lại, nguyên nhân đói nghèo do nhũng những nguyên nhân chủ yếu sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn