Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lơị ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại Thành phố Quy Nhơn
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Theo Quyết định số 1152/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thì mục tiêu chung của dự án là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Quy Nhơn, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của thành phố Quy Nhơn trong tương lai. Vốn đầu tư của dự án là 326.066 triệu đồng, trong đó vốn vay từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm 90% và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước Tỉnh là 10%. Dự án đã được đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế, tài chính khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, phần phân tích kinh tế, tài chính của báo cáo chưa đầy đủ, thiếu phần phân tích rủi ro, phân tích phân phối. Việc phân tích lại một cách đầy đủ về mặt kinh tế, tài chính và phân phối của Dự án là cần thiết. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là sử dụng phương pháp thẩm định dự án về mặt kinh tế, tài chính và phân phối để đánh giá lại tính phù hợp của quyết định đầu tư, Quyết định 1152/QĐ-CTUBND ngày 26/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lơị ích và chi phí dự án quản lý chất thải rắn tại Thành phố Quy Nhơn
- BỘ GIÁO BỘ GIÁO DỤCVÀ DỤC VÀ ĐÀO ĐÀO TẠO TẠO TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC KINHTẾ KINH TẾ TP.HỒ TP. HỒCHÍCHÍ MINH MINH ----------------------- ——————— HỒ QUANG ĐỆ THẨM ĐỊNHMAI XUÂN DỰ ÁN HẦMLƯƠNG ĐƯỜNG BỘ ĐÈO CẢ PHÂN TÍ CH LỢI Í CH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN QUẢN LÝTHẠC LUẬN VĂN CHẤT THẢI SĨ KINH TẾ RẮN TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT MAI XUÂN LƯƠNG PHÂN TÍ CH LỢI Í CH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. DAVID O. DAPICE ThS. NGUYỄN XUÂN THÀ NH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong Luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Mai Xuân Lương
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt, trang bị kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài: “Phân tích lợi ích và chi phí Dự án Quản lý Chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn”. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Xuân Thành, Thầy David O.Dapice đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận văn. Trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Anh Chị ở Cục thuế tỉnh Bình Định, Ban Quản lý Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Quy Nhơn, Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện Luận văn. Cảm ơn các Anh Chị học viên khóa MPP3 và MPP4 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã có ý kiến trao đổi, góp ý cho Luận văn. Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn cũng như trong thời gian tôi theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Chân thành cảm ơn.
- iii TÓM TẮT Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn ra đời nhằm cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân. Dự án có tổng mức đầu tư là 326.066 triệu đồng, trong đó vốn vay từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỉ trọng 90%, vốn đối ứng của ngân sách nhà nước Tỉnh chiếm 10%. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính và xã hội của Dự án là cần thiết. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy Dự án khả thi về mặt kinh tế. Giá trị hiện tại ròng kinh tế của Dự án là 52.080 triệu đồng, suất sinh lợi nội tại kinh tế là 11,79%. Nguyên nhân chính tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá trị hiện tại ròng kinh tế và giá trị hiện tại ròng tài chính là mức phí dịch vụ vệ sinh rác thải được UBND tỉnh Bình Định quy định thấp hơn so với mức phí kinh tế dịch vụ vệ sinh rác thải. Kết quả phân tích tài chính cho thấy Dự án không khả thi về mặt tài chính. Giá trị hiện tại ròng tài chính của Dự án là âm 141.873 triệu đồng theo quan điểm tổng đầu tư và bằng âm 50.144 triệu đồng theo quan điểm chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là Dự án mang lại rủi ro cho cả chủ đầu tư và chủ nợ vay. Kết quả phân tích rủi ro tài chính cho thấy Dự án có độ nhạy cao với chính sách mức phí vệ sinh rác thải của UBND tỉnh Bình Định. Điều này cần được UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu để ban hành mức phí vệ sinh rác thải hợp lý để nâng cao tính hiệu quả về mặt tài chính của Dự án. Kết quả phân tích phân phối cho thấy người dân sử dụng dịch vụ vệ sinh rác thải được lợi 453.277 triệu đồng, chính phủ bị thiệt 236.965 triệu đồng. Chính sách được đề xuất để Dự án khả thi về mặt tài chính là UBND tỉnh Bình Định điều chỉnh tăng mức phí vệ sinh rác thải hàng năm 11%, cộng với lạm phát, từ năm 2015, khi Dự án đi vào hoạt động.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... x CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh chính sách ....................................................................................................... 1 1.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn .............................. 1 1.3 Hướng phát triển của thành phố Quy Nhơn ................................................................... 2 1.4 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.6 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 3 1.7 Bố cục Luận văn ............................................................................................................ 3 CHƯƠNG 2 - MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................................ 4 2.1 Giới thiệu dự án ............................................................................................................. 4 2.2 Chi phí đầu tư................................................................................................................. 5 2.3 Cơ chế tài chính ............................................................................................................. 5 2.4 Cấu trúc dự án ................................................................................................................ 6 CHƯƠNG 3 - KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ ............................................ 7 3.1 Khung phân tích kinh tế ................................................................................................. 7 3.1.1 Xác định và ước lượng lợi ích và chi phí kinh tế ...................................................... 7 3.1.1.1 Xác định và ước lượng lợi ích kinh tế .................................................................. 7 3.1.1.2 Xác định và ước lượng chi phí kinh tế ................................................................. 7 3.1.1.3 Xác định và ước lượng ngân lưu ròng kinh tế của dự án ..................................... 8 3.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá dự án ........................................................................................ 8
- v 3.1.2.1 Giá trị hiện tại ròng .............................................................................................. 8 3.1.2.2 Suất sinh lợi nội tại............................................................................................... 9 3.2 Khung phân tích tài chính .............................................................................................. 9 3.2.1 Ngân lưu tài chính dự án ......................................................................................... 10 3.2.1.1 Ngân lưu vào tài chính ....................................................................................... 10 3.2.1.2 Ngân lưu ra tài chính .......................................................................................... 10 3.2.1.3 Ngân lưu ròng tài chính...................................................................................... 11 3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá dự án ...................................................................................... 11 CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN ................................................................. 13 4.1 Phân tích kinh tế........................................................................................................... 13 4.1.1 Các thông số kinh tế của Dự án .............................................................................. 13 4.1.1.1 Thời gian phân tích kinh tế ................................................................................ 13 4.1.1.2 Giá phí kinh tế vệ sinh rác thải........................................................................... 13 4.1.1.3 Chi phí vốn kinh tế ............................................................................................. 14 4.1.1.4 Các hệ số chuyển đổi.......................................................................................... 14 4.1.2 Kết quả phân tích kinh tế của Dự án ....................................................................... 16 4.2 Phân tích rủi ro kinh tế của Dự án ............................................................................... 17 4.2.1 Phân tích độ nhạy kinh tế ........................................................................................ 17 4.2.2 Phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................................... 20 CHƯƠNG 5 - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................................ 22 5.1 Phân tích tài chính ........................................................................................................ 22 5.1.1 Thông số của dự án ................................................................................................. 22 5.1.1.1 Thông số chung .................................................................................................. 22 5.1.1.2 Thông số hoạt động của Dự án .......................................................................... 22 5.1.1.3 Xác định số thu tài chính của Dự án .................................................................. 24 5.1.1.4 Xác định chi phí tài chính của Dự án ................................................................. 26 5.1.1.5 Khấu hao và thanh lý tài sản .............................................................................. 29 5.1.1.6 Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn ......................................................... 30 5.1.1.7 Vốn lưu động sử dụng cho Dự án ...................................................................... 31 5.1.2 Kết quả phân tích tài chính của mô hình cơ sở Dự án ............................................ 31 5.1.3 Đánh giá kết quả phân tích tài chính ....................................................................... 32
- vi 5.2 Phân tích rủi ro ............................................................................................................. 33 5.2.1 Phân tích độ nhạy .................................................................................................... 33 5.2.1.1 Phân tích độ nhạy một chiều .............................................................................. 33 5.2.1.2 Phân tích độ nhạy hai chiều ............................................................................... 36 5.2.2 Phân tích kịch bản ................................................................................................... 38 5.2.2.1 Phân tích kịch bản của Dự án theo lạm phát ...................................................... 38 5.2.2.2 Phân tích kịch bản của Dự án theo mức phí vệ sinh rác thải ............................. 38 5.2.2.3 Phân tích kịch bản tổng hợp ............................................................................... 39 5.2.3 Phân tích mô phỏng Monte Carlo ........................................................................... 40 5.2.4 Kết luận phân tích rủi ro ......................................................................................... 41 5.3 Phân tích phân phối ...................................................................................................... 42 CHƯƠNG 6 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH........................... 43 6.1 Kết quả phân tích lợi ích và chi phí ............................................................................. 43 6.2 Đề xuất chính sách ....................................................................................................... 43 6.3 Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài ........................................................................................ 45 6.4 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 46 Tiếng Việt .......................................................................................................................... 46 Tiếng Anh .......................................................................................................................... 49 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 50 Phụ lục 1: Dự báo lượng chất thải rắn không nguy hại tại thành phố Quy Nhơn đến năm 2029.................................................................................................................................... 50 Phụ lục 2: ........................................................................................................................... 54 Phụ lục 3: Lịch khấu hao tài sản cố định ........................................................................... 57 Phụ lục 4: Ngân lưu nợ vay................................................................................................ 61 Phụ lục 5: Tóm tắt thông số của dự án ............................................................................... 63 Phụ lục 6: Báo cáo ngân lưu tài chính ............................................................................... 65 Phụ lục 7: Biến rủi ro phân tích tài chính mô phỏng Monte Carlo .................................... 67
- vii Phụ lục 8: Bảng tính mức sẵn lòng chi trả 1 tấn rác của nền kinh tế ................................. 69 Phụ lục 9: Tính các hệ số chuyển đổi ................................................................................ 74 Phụ lục 10: Biến rủi ro phân tích kinh tế mô phỏng Monte Carlo ..................................... 77 Phụ lục 11: Báo cáo ngân lưu kinh tế thực ........................................................................ 79 Phụ lục 12: Kết quả phân tích phân phối ........................................................................... 80
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EIRR Suất sinh lời nội tại kinh tế ENPV Giá trị hiện tại ròng kinh tế EOCK Chi phí cơ hội kinh tế của vốn FIRR Suất sinh lời nội tại tài chính FNPV Giá trị hiện tại ròng tài chính IMF Tổ chức tiền tệ thế giới IRR Suất sinh lời nội tại NPV Giá trị hiện tại ròng ODA Vốn viện trợ phát triển chính thức TSCĐ Tài sản cố định URENCO Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn VAT Thuế giá trị gia tăng VNĐ Tiền đồng Việt Nam WACC Chi phí vốn bình quân trọng số
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng mức đầu tư Dự án .......................................................................................... 5 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các hệ số chuyển đổi. ................................................................... 16 Bảng 4.2 Kết quả phân tích kinh tế Dự án ........................................................................... 17 Bảng 4.3 Phân tích độ nhạy kinh tế với mức phí kinh tế vệ sinh rác thải............................ 17 Bảng 4.4 Phân tích độ nhạy kinh tế với chi phí đầu tư ........................................................ 18 Bảng 4.5 Phân tích độ nhạy kinh tế với chi phí thu gom rác ............................................... 18 Bảng 4.6 Phân tích độ nhạy kinh tế với giá bán phân compost ........................................... 19 Bảng 4.7 Phân tích độ nhạy kinh tế với chi phí sản xuất phân compost ............................. 19 Bảng 4.8 Kết quả tổng hợp phân tích độ nhạy kinh tế Dự án .............................................. 20 Bảng 5.1 Tỉ lệ lạm phát VND giai đoạn từ năm 2012 đến 2029 ......................................... 22 Bảng 5.2 Công suất của bãi rác Long Mỹ............................................................................ 24 Bảng 5.3 Chi phí đầu tư mới ................................................................................................ 27 Bảng 5.4 Giá trị và thời gian khấu hao còn lại của Nhà máy phân compost ....................... 27 Bảng 5.5 Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý, quản lý bình quân 1 tấn rác ........................ 28 Bảng 5.6 Chi phí sản xuất 1 tấn phân compost .................................................................... 29 Bảng 5.7 Giá trị tài sản tính khấu hao.................................................................................. 29 Bảng 5.8 Kết quả phân tích tài chính của Dự án ................................................................. 32 Bảng 5.9 Phân tích độ nhạy theo mức phí vệ sinh ............................................................... 33 Bảng 5.10 Phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư ................................................................ 34 Bảng 5.11 Phân tích độ nhạy theo chi phí thu gom rác thải ................................................ 35 Bảng 5.12 Phân tích độ nhạy theo giá bán phân compost ................................................... 36 Bảng 5.13 Phân tích độ nhạy theo chi phí sản xuất phân compost ...................................... 36 Bảng 5.14 Phân tích độ nhạy hai chiều theo mức phí vệ sinh và chi phí thu gom .............. 37 Bảng 5.15 Phân tích độ nhạy hai chiều theo mức phí vệ sinh và giá bán phân compost .... 37 Bảng 5.16 Phân tích kịch bản của Dự án theo lạm phát. ..................................................... 38 Bảng 5.17 Phân tích kịch bản của Dự án theo mức phí vệ sinh rác thải.............................. 39 Bảng 5.18 Phân tích kịch bản tổng hợp. .............................................................................. 40 Bảng 5.19 Kết quả phân tích phân phối ............................................................................... 42
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn .................... 6 Hình 4.1 Kết quả phân tích mô phỏng ENPV...................................................................... 20 Hình 5.1 Kết quả phân tích mô phỏng FNPV ...................................................................... 41
- 1 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách Thành phố Quy Nhơn là thành phố Duyên hải nằm ở Trung Trung bộ, là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định. Tính đến năm 2010, thành phố Quy Nhơn có tổng diện tích là 285 km2, trong đó 145 km2 (50,8%) là đất đô thị. Về hành chính, Thành phố được chia thành 16 phường và 5 xã, trong đó có 3 xã nằm trên bán đảo và 1 xã đảo. Tổng dân số của thành phố là 281 nghìn người, trong đó có 256 nghìn người (chiếm 91%) là dân số đô thị sống ở 16 phường. Thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, qui mô đô thị và dân số của thành phố Quy Nhơn cũng được gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống quản lý chất thải rắn mặc dù đã được chính quyền quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng về qui mô đô thị và dân số. Sự lạc hậu về điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là đối với hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhằm giải quyết và kiểm soát ô nhiễm ở một số thành phố ven biển duyên hải miền Trung, Chính phủ đã triển khai dự án "Dự án Vệ sinh Môi trường các thành phố Duyên hải" với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Quy Nhơn cùng với hai thành phố Nha Trang và Đồng Hới là ba thành phố thuộc đối tượng được đầu tư bởi dự án trên. Tại thành phố Quy Nhơn, Dự án có tên "Tiểu Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Quy Nhơn". 1.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn Tại Quy Nhơn, công tác quản lý chất thải rắn do Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn thực hiện. Đây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ công ích. Thời gian qua việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn đã lạc hậu, không đáp ứng được nhiệm vụ, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo bản báo cáo "Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020", năm 2009, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉ lệ thu gom rác thải tại 16 phường nội thành là 95%, 5 xã còn lại chỉ đạt 60%. Tính chung toàn thành phố thì tỉ lệ thu gom rác thải chỉ đạt khoảng 85%.
- 2 Tại thành phố Quy Nhơn, việc xử lý chất thải rắn được tập trung xử lý tại bãi rác Long Mỹ, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Tây Nam. Tuy nhiên, hiện nay tại bãi rác Long Mỹ, ô chôn lấp rác được vận hành từ tháng 6/2001 đến nay đã gần đầy và không đảm bảo về vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực xung quanh bãi rác và nguồn nước ngầm. 1.3 Hướng phát triển của thành phố Quy Nhơn Theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Bình Định. Theo quy hoạch chung của thành phố Quy Nhơn, đến năm 2020, dân số đạt khoảng 500.000 người, khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 2.367 tấn/ngày. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai của thành phố Quy Nhơn, cơ sở hạ tầng của thành phố phải được đầu tư, nâng cấp tương ứng với sự phát triển của thành phố, trong đó có việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của công tác quản lý chất thải rắn. Trước thực trạng của công tác quản lý chất thải rắn và mục tiêu phát triển của thành phố Quy Nhơn, trên cơ sở dự án về môi trường, "Dự án Vệ sinh Môi trường các thành phố Duyên hải", của Chính phủ triển khai tại thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 1152/QĐ-CTUBND ngày 26 tháng 5 năm 2011 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Tiểu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn (giai đoạn 2) - Hạng mục 3: Quản lý chất thải rắn. Việc đầu tư để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn là công việc cấp bách, cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Tuy nhiên, việc đánh giá, thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế, tài chính của dự án là cần thiết để làm cơ sở cho UBND tỉnh ra quyết định cho việc thực hiện các bước công việc tiếp theo. Chính vì vậy, đề tài "Phân tích lợi ích và chi phí Dự án Quản lý Chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn" được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Theo Quyết định số 1152/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thì mục tiêu chung của dự án là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Quy Nhơn, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của thành phố Quy Nhơn trong tương lai. Vốn đầu tư của dự án là 326.066 triệu đồng, trong đó vốn vay từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- 3 chiếm 90% và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước Tỉnh là 10%. Dự án đã được đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế, tài chính khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, phần phân tích kinh tế, tài chính của báo cáo chưa đầy đủ, thiếu phần phân tích rủi ro, phân tích phân phối. Việc phân tích lại một cách đầy đủ về mặt kinh tế, tài chính và phân phối của Dự án là cần thiết. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là sử dụng phương pháp thẩm định dự án về mặt kinh tế, tài chính và phân phối để đánh giá lại tính phù hợp của quyết định đầu tư, Quyết định 1152/QĐ-CTUBND ngày 26/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các chính sách có liên quan. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau: Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn có khả thi về mặt kinh tế hay không? Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn có khả thi về mặt tài chính hay không? Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn có được sự ủng hộ của các đối tượng có liên quan đến Dự án hay không ? 1.6 Phạm vi nghiên cứu Thông qua các thông số đầu vào, các số liệu thống kê vĩ mô, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân, Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích tính hiệu quả về mặt kinh tế, tài chính và xã hội của Dự án. Đồng thời, Luận văn tiến hành phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mô phỏng để xác định lợi ích và chi phí đối với các bên liên quan đến Dự án. 1.7 Bố cục Luận văn Luận văn bao gồm 6 chương: Chương 1 giới thiệu bối cảnh chính sách hình thành nên Dự án, Chương 2 mô tả Dự án, Chương 3 trình bày khung phân tích lợi ích và chi phí mà Luận văn sử dụng để phân tích Dự án, Chương 4 phân tích kinh tế Dự án, Chương 5 phân tích tài chính, phân tích rủi ro và phân tích phân phối của Dự án, Chương 6 trình bày kết quả phân tích và đề xuất chính sách.
- 4 CHƯƠNG 2 - MÔ TẢ DỰ ÁN Nội dung Chương 2 giới thiệu về Dự án, chi phí đầu tư, cơ chế tài chính và cấu trúc của Dự án. 2.1 Giới thiệu dự án Chính phủ triển khai dự án "Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố Duyên Hải" tại ba thành phố: Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Hới. Phần dự án triển khai tại thành phố Quy Nhơn có tên là: "Tiểu Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Quy Nhơn". Tiểu Dự án này bao gồm 6 hợp phần và được chia ra làm hai giai đoạn. Hợp phần 3 trong giai đoạn 2 của Tiểu Dự án có tên là "Quản lý chất thải rắn". Luận văn tập trung phân tích thành phần chính của hợp phần 3 của Tiểu Dự án và lấy tên là: "Phân tích lợi ích và chi phí của Dự án Quản lý Chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn". Chủ đầu tư của Dự án: UBND tỉnh Bình Định mà đại diện là Ban quản lý Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Quy Nhơn. Địa điểm thực hiện Dự án: Thành phố Quy Nhơn Dự án bao gồm các hạng mục chính: Cải tạo, nâng cấp bãi rác Long Mỹ, xây dựng phân xưởng cho Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn. Trong đó hạng mục quan trọng nhất của Dự án là cải tạo, nâng cấp bãi rác Long Mỹ. Bãi rác Long Mỹ có tổng công suất xử lý chất thải rắn là 2.731.698 m3, trong đó giai đoạn IIA là 919.818 m3 (ô chôn lấp C3) và giai đoạn IIC là 1.811.880 m3 gồm hai ô chôn lấp, ô chôn lấp C1 có công suất chứa là 892.187 m3 và ô chôn lấp C2 có công suất chứa là 919.693 m3. Bãi rác Long Mỹ sử dụng công nghệ chôn lấp: chất thải rắn sau khi phân loại, rác hữu cơ dùng làm phân compost, vật liệu tái chế được thu hồi, phần còn lại được đem chôn lấp ở ô chôn lấp của bãi rác Long Mỹ. Dự án sau khi xây dựng xong sẽ được chuyển giao từ Ban Quản lý Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Quy Nhơn sang cho Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn quản lý và vận hành.
- 5 2.2 Chi phí đầu tư Tổng mức đầu tư của Dự án là 326.066 triệu đồng, được thể hiện qua Bảng 2.1 sau: Bảng 2.1 Tổng mức đầu tư Dự án Đơn vị tiền: triệu đồng Giai đoạn STT Hạng mục Tổng IIA+IIB IIC I. Chi phí xây dựng trước thuế 86.539 118.758 205.297 II. Chi phí thiết bị trước thuế 50.198 0 50.198 Tổng Chi phí xây dựng+thiết bị trước thuế 136.737 118.758 255.495 III. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 467 0 467 IV. Chi phí khác 3.463 2.767 6.230 V. Thuế VAT (10%*(I+II)) 13.674 11.876 25.550 VI. Chi phí dự phòng (15%*(I+II)) 20.511 17.814 38.324 Tổng cộng: 174.851 151.215 326.066 Nguồn: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 1152/QĐ-CTUBND ngày 26 tháng 5 năm 2011. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn, để thuận lợi trong việc đầu tư, Dự án được chia nhỏ thành 3 giai đoạn IIA, IIB, IIC. Hiện nay, UBND tỉnh đã huy động được nguồn vốn cho giai đoạn IIA và IIB, còn giai đoạn IIC chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư. 2.3 Cơ chế tài chính Chính phủ Việt Nam vay của Ngân hàng Thế giới một khoản tiền trị giá 124,7 triệu USD trong thời gian 40 năm có 10 năm ân hạn, lãi suất 0% để thực hiện dự án "Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố Duyên hải". Sau đó, Chính phủ cung cấp khoản tín dụng này cho UBND các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Bình, Bình Định có các thành phố nằm trong dự án để thực hiện các tiểu dự án. Riêng Dự án quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn được Chính phủ cung cấp khoản tín dụng 157.367 triệu đồng dưới hình thức sau: Phần mua sắm phương tiện thu gom vận chuyển của giai đoạn IIA và IIB là 33.612 triệu đồng, được vay với lãi suất là 6,6%/năm, thời hạn vay là 20 năm, với 5 năm ân hạn. Phần còn lại là 123.755 triệu đồng, được vay trong 20 năm, với lãi suất là 0%/năm, với thời gian ân hạn là 3 năm.
- 6 2.4 Cấu trúc dự án Vốn huy động đầu tư cho giai đoạn IIA và IIB là 174.851 triệu đồng. Trong đó, vay từ Chính phủ (nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức – ODA) là 157.367 triệu đồng, chiếm 90% và vốn ngân sách tỉnh cấp là 17.485 triệu đồng, chiếm 10%. Phần vốn đầu tư cho giai đoạn IIC là 151.215 triệu đồng chưa huy động được vốn tài trợ. Tuy nhiên đây là dự án môi trường thuộc diện được Chính phủ ưu đãi đầu tư nên khả năng huy động được vốn từ Chính phủ là lớn nên Luận văn giả định tỉ lệ huy động vốn cho giai đoạn IIC giống như giai đoạn IIA và IIB, nghĩa là vốn vay từ Chính phủ chiếm tỉ lệ 90% và vốn từ ngân sách Tỉnh là 10%. Cấu trúc Dự án như sau: Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc Dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn UBND tỉnh Bình Định Ban Quản lý Dự án Công ty CDM Tư vấn – Vệ sinh Môi trường International Inc Thiết kế TP. Quy Nhơn động Huy vốn Vốn ODA Vốn ngân sách (90%) tỉnh (10%) Nguồn: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 1152/QĐ-CTUBND ngày 26 tháng 5 năm 2011.
- 7 CHƯƠNG 3 - KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ Nội dung Chương 3 trình bày khung phân tích lợi ích và chi phí mà Luận văn sử dụng để tiến hành phân tích và đánh giá Dự án. 3.1 Khung phân tích kinh tế Phân tích kinh tế được tiến hành đối với các dự án công để đưa ra quyết định có nên thực hiện dự án hay không trên quan điểm cả nền kinh tế. 3.1.1 Xác định và ước lượng lợi ích và chi phí kinh tế 3.1.1.1 Xác định và ước lượng lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế của dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn bao gồm: lợi ích kinh tế của dịch vụ vệ sinh rác thải, lợi ích kinh tế của phế liệu thu hồi, lợi ích kinh tế của phân compost. Lợi ích kinh tế của dịch vụ vệ sinh rác thải được xác định bằng mức sẵn lòng chi trả của người dân sử dụng dịch vụ vệ sinh rác thải. Lợi ích kinh tế của phế liệu thu hồi được xác định dựa trên doanh thu từ việc bán các phế liệu thu hồi từ rác thải. Lợi ích kinh tế của phân compost được xác định dựa vào doanh thu từ việc bán phân compost trên thị trường. Giá trị lợi ích kinh tế dịch vụ vệ sinh rác thải được xác định bằng mức giá kinh tế dịch vụ vệ sinh rác thải nhân với lượng chất thải rắn được thu gom. Giá kinh tế dịch vụ vệ sinh rác thải được đo lường bằng mức sẵn lòng chi trả của người sử dụng dịch vụ vệ sinh rác thải. Mức sẵn lòng chi trả này được tính toán dựa vào kết quả khảo sát thực tế của tác giả đối với người sử dụng dịch vụ vệ sinh rác thải trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Giá trị lợi ích kinh tế của phế liệu thu hồi được xác định bằng mức giá kinh tế của phế liệu thu hồi nhân với lượng phế liệu thu hồi được trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Giá trị lợi ích kinh tế của phân compost được xác định bằng mức giá kinh tế của phân compost giao dịch trên thị trường phân compost nhân với lượng phân compost mà dự án sản xuất ra được. 3.1.1.2 Xác định và ước lượng chi phí kinh tế Chi phí kinh tế của Dự án bao gồm: Chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, thay đổi vốn lưu động. Chi phí đầu tư bao gồm chi phí xây dựng các ô chôn lấp rác, chi phí xây dựng phân xưởng của Công ty TNHH Môi trường Đô thị Quy Nhơn, chi phí mua sắm các phương tiện
- 8 thu gom, vận chuyển rác thải, giá trị kinh tế còn lại của nhà máy sản xuất phân compost. Chi phí hoạt động bao gồm các khoản chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí sản xuất phân compost, chi phí quản lý. Thay đổi vốn lưu động bao gồm thay đổi khoản phải thu, thay đổi khoản phải trả và thay đổi cân đối tiền mặt. Chi phí kinh tế của dự án được xác định dựa trên cơ sở lấy chi phí tài chính của dự án nhân với hệ số chuyển đổi. Chi phí vốn kinh tế của dự án được xác định dựa trên chi phí cơ hội kinh tế của vốn đối với cả nền kinh tế. Theo quan điểm tài chính, khi chủ dự án sử dụng một nguồn lực được tài trợ, không phải chi trả hoặc chi trả với mức giá thấp cho việc sử dụng nguồn lực đó thì xem như nguồn lực đó có chi phí tài chính bằng không hoặc bằng với mức giá thấp được tài trợ. Tuy nhiên, xét theo quan điểm kinh tế thì nguồn lực nào đã được sử dụng trong dự án phải được tính chi phí vốn theo chi phí cơ hội kinh tế của vốn đối với cả nền kinh tế. Trong dự án Quản lý chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn, nguồn vốn tài trợ cho dự án từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới và ngân sách nhà nước địa phương có chi phí vốn tài chính rất thấp nhưng chi phí vốn kinh tế của dự án vẫn phải được xác định bằng chi phí cơ hội kinh tế của vốn. 3.1.1.3 Xác định và ước lượng ngân lưu ròng kinh tế của dự án Ngân lưu ròng kinh tế của dự án được xác định bằng việc lấy giá trị lợi ích kinh tế trừ đi giá trị chi phí kinh tế. 3.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá dự án 3.1.2.1 Giá trị hiện tại ròng Việc dự án được chấp thuận phụ thuộc vào việc lợi ích tạo ra từ dự án có lớn hơn chi phí cho dự án hay không. Tuy nhiên, trong suốt vòng đời dự án, lợi ích và chi phí được tạo ra ở những thời điểm khác nhau của dự án. Vì vậy, để so sánh được lợi ích và chi phí, qui trình chiết khấu được sử dụng để đưa các dòng lợi ích và chi phí tại các thời điểm khác nhau của dự án về thời điểm hiện tại. Kết quả tính toán của qui trình chiết khấu là giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn