Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu nhu cầu, hiểu biết và mong muốn của người tiêu dùng về dịch vụ GTGT trên mạng 3G mới được cung cấp. Tìm hiểu những khó khăn khách hàng thường gặp phải khi sử dụng các dịch vụ GTGT trên di động. Xác định các tác động chính của việc phát triển dịch vụ GTGT trên di động đối với người sử dụng, doanh nghiệp cung cấp và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- ---------------------------- PHẠM THỊ THANH HUYỀN PHẠM THỊ THANH HUYỀN “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG” TĂNG TRÊN MẠNG DI ĐỘNG” Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH TP. Hồ Chí Minh – năm 2009 TP. Hồ Chí Minh – năm 2009
- i LỜI CẢM ƠN Toâi xin chaân thaønh caûm ôn quyù Thaày coâ khoa Kinh tế phát triển ñaõ truyeàn ñaït kieán thöùc, kinh nghieäm cho toâi vaø quyù Thaày coâ Phoøng Quaûn lyù Sau ñaïi hoïc taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ cho toâi trong suoát khoùa hoïc. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn Tieán só Hay Sinh ñaõ taän tình höôùng daãn, ñoùng goùp caùc yù kieán quyù baùu cho toâi trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn Ông Nguyễn Thiện Bàng – Phó giám đốc Công ty Vinaphone TP. Hồ Chí Minh, Ông Hồ Văn Cừu – Phó Trưởng Khoa Viễn thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung caáp thoâng tin, ñoùng goùp yù kieán lieân quan ñeán dòch vuï thông tin di ñoäng để tôi có thể hoàn thành luận văn. Xin caûm ôn Ban laõnh ñaïo Trung taâm Taàn soá VTÑ khu vöïc 2, caùc baïn ñoàng nghieäp, beø baïn ñaõ giuùp ñôõ, hoã trôï cho toâi trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên. Cuoái cuøng toâi xin chaân thaønh caûm ôn söï ñoäng vieân, giuùp ñôõ töø gia ñình trong suoát quaù trình hoïc taäp cuõng nhö khi thöïc hieän luaän vaên toát nghieäp naøy. Xin chaân thaønh caûm ôn!
- ii LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động” - Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hay Sinh - Tên sinh viên: Phạm Thị Thanh Huyền - Địa chỉ sinh viên: 5A/Đ1 Quang trung, phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. - Số điện thoại liên lạc: 0913141952 - Ngày nộp luận văn: 16/12/2009 - Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép bất cứ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự sai phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010 Phạm Thị Thanh Huyền
- iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ngành công nghiệp viễn thông được xác định là một trong những mũi nhọn kinh tế của Việt Nam với doanh thu từ viễn thông năm 2008 đạt 5 tỷ đô la, chiếm khoảng 5% GDP. Vì vậy, mục tiêu của nhà nước là phát triển bền vững ngành viễn thông trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ và thị trường. Thị trường dịch vụ thông tin di động Việt Nam được xem là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, sự phát triển này đang có dấu hiệu chậm lại khi doanh thu từ dịch vụ thoại trên di động ngày một giảm đến mức thấp nhất. Để ngành không bị rơi vào tình trạng suy thoái, ngành viễn thông cần tìm ra một hướng phát triển mới đó là dịch vụ giá trị gia tăng trên di động. Chiến lược đưa ngành viễn thông chuyển sang một giai đoạn phát triển mới đã được khởi đầu bằng việc Việt Nam đã có bốn nhà khai thác thông tin di động thế hệ thứ ba (3G), hứa hẹn một sự bùng nổ về dịch vụ nội dung như đã từng xảy ra với dịch vụ thoại. Trước tình hình mới đó, đề tài này đã tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ giá trị gia tăng trên di động, những khó khăn cũng như cơ hội khi phát triển dịch vụ này nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên di động thông qua các phương pháp trao đổi chuyên gia, thảo luận nhóm, bảng câu hỏi, thống kê, so sánh, phân tích,... Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực tế là chất lượng dịch vụ và giá dịch vụ giá trị gia tăng trên di động chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể là chất lượng mạng, chất lượng phục vụ chưa đúng như các doanh nghiệp công bố, chất lượng nội dung chưa được kiểm soát tốt. Giá sử dụng các dịch vụ giá trị gia tưng chất lượng cao như truy cập Internet, truyền tải dữ liệu còn cao, giá các thiết bị đầu cuối để sử dụng dịch vụ 3G chưa phù hợp với đa số người sử dụng. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ được tác giả đề nghị bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mới phù hợp với đặc thù của dịch vụ giá trị gia tăng trên di động để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý chất lượng dịch vụ; các doanh nghiệp phải có chiến lược
- iv đầu tư mạng lưới đồng bộ và chia sẻ hạ tầng viễn thông nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới cũng như tiết kiệm chi phí; nâng cao chất lượng nội dung bằng cách thuê các công ty cung cấp nội dung chuyên nghiệp. Về giá sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược chia sẻ hạ tầng viễn thông để tiết kiệm chi phí và chiến lược thuê ngoài (cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng hoặc xây dựng, vận hành mạng) để tối ưu hoá chi phí, tạo ra dịch vụ có giá thành rẻ. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thiết kế nhiều gói cước phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau kết hợp với chính sách giảm giá thoại và các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản. Về giá thiết bị đầu cuối (đối với dịch vụ 3G), doanh nghiệp nên hỗ trợ người sử dụng bằng cách tặng máy hay trả dần tiền mua máy. Bên cạnh đó, tác giả còn đề nghị nhà nước cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý về viễn thông (Luật viễn thông và các cơ chế, chính sách liên quan) để làm tiền đề cho ngành viễn thông phát triển ổn định, bền vững. Với những giải pháp này, tác giả tin tưởng rằng, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng trên di động sẽ thật sự khởi sắc, mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho bản thân người sử dụng và cho cả xã hội.
- v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4 4.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 4 4.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 4 5.1 Khung phân tích .................................................................................................. 4 5.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5 5.3 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 5 5.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ............................................................... 7 5.5 Phương pháp lấy mẫu, cỡ mẫu............................................................................ 7 5.6 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................... 9 6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 9 7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 9 8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MỚI ...................................................................... 11 1.1 LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH............................. 11 1.1.1 Các vấn đề cơ bản trong phát triển ngành......................................................... 11 1.1.2 Các tiến trình phát triển ngành.......................................................................... 12 1.1.3 Các quan hệ chủ yếu trong quá trình phát triển ngành ..................................... 14 1.2 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................. 15
- vi 1.2.1 Những yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong ngành.......................... 15 1.2.2 Các chiến lược cạnh tranh................................................................................. 17 1.3 CHIỂN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MỚI ......................... 19 1.3.1 Tầm quan trọng của phát triển sản phẩm, dịch vụ mới..................................... 19 1.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mới ................................................... 20 1.4 TỔNG QUAN NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ DỊCH VỤ GTGT TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ................................................................................. 23 1.4.1 Tổng quan ngành viễn thông Việt Nam............................................................ 23 1.4.2 Dịch vụ GTGT trên mạng di động ................................................................... 25 1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN DI ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC .......................................................................................................... 30 1.5.1 AT&T................................................................................................................ 30 1.5.2 KDDI................................................................................................................. 31 1.5.3 Maxis................................................................................................................. 32 1.6 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................ 33 Chương 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN DI ĐỘNG ........................................................................................................ 36 2.1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN .............................................................................. 36 2.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................ 36 2.1.2 Tổng hợp số liệu về hiện trạng sử dụng dịch vụ GTGT trên mạng di động..... 38 2.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ GTGT TRÊN MẠNG DI ĐỘNG .... 45 2.2.1 Đối với mạng di động 2G.................................................................................. 45 2.2.2 Đối với mạng di động 3G.................................................................................. 49 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN DI ĐỘNG 52 2.3.1 Đối với người sử dụng dịch vụ ......................................................................... 52 2.3.2 Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ........................................................... 55 2.3.3 Đối với xã hội.................................................................................................... 57
- vii 2.4 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN DI ĐỘNG.......................................................................................................... 58 2.4.1 Khó khăn về chất lượng dịch vụ ....................................................................... 58 2.4.2 Khó khăn về giá ................................................................................................ 64 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 65 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN DI ĐỘNG .... 67 3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG.................................... 67 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ..................................................................................................................... 70 3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ............................................................. 70 3.2.2 Giải pháp giá ..................................................................................................... 77 3.2.3 Các giải pháp khác ............................................................................................ 80 TÓM TẮT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GTGT TRÊN DI ĐỘNG............. 81 KẾT LUẬN .......................................................................................... 84 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................... 84 2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO............................................................. 85 PHỤ LỤC A: TÀI LIỆU PHỎNG VẤN NHÓM VÀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .............................................................................................................................. 88 PHỤ LỤC B: PHIẾU GHI NHẬN Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG............................. 92 PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................ 94
- viii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Trang 25 Hình 1. Khung phân tích 5 Hình 2. Tóm tắt quá trình nghiên cứu 7 Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng thuê bao di động Việt Nam 25 Hình 1.2. Thị phần điện thoại di động Việt Nam 25 Hình 1.3. Tổng quan dịch vụ GTGT trên mạng 2G và 3G 29 Hình 2.1. Hiện trạng sử dụng DV GTGT 39 Hình 2.2. Những khó khăn khi sử dụng DV GTGT trên mạng di động 39 Hình 2.3. Tiếp cận DV GTGT trên các mạng TTDĐ hiện nay 40 Hình 2.4. Đặc điểm lựa chọn DV GTGT trên di động 41 Hình 2.5. Hiểu biết về dịch vụ GTGT 3G 41 Hình 2.6. Tiếp cận thông tin về dịch vụ 3G 42 Hình 2.7. Nhận thức của khách hàng về lợi ích của dịch vụ 3G 43 Hình 2.8. Các dịch vụ 3G khách hàng mong muốn được sử dụng 43 Hình 2.9. Các rào cản đối với khách hàng khi sử dụng DV 3G 44 Hình 2.10. Các hỗ trợ từ nhà cung cấp để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ 3G 45 Hình 3.1. Hội tụ công nghệ - dịch vụ 69 Hình 3.2. Các lĩnh vực ứng dụng công nghiệp nội dung số 69 Bảng 1. Các bước nghiên cứu 6 Bảng 2.1. Chỉ tiêu chất lượng TCN 68-186:2006 59 Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thông tin di động 60 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng 62 Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ GTGT trên di động 70 Bảng PL.A. Danh sách phỏng vấn nhóm 88 Bảng PL.B. Danh sách phỏng vấn chuyên gia 90 Bảng PL.C.1. Hiện trạng sử dụng DV GTGT 94
- ix Bảng PL.C.2. Những khó khăn khi sử dụng DV GTGT trên mạng di động 94 Bảng PL.C.3. Tiếp cận DV GTGT trên các mạng TTDĐ hiện nay 95 Bảng PL.C.4. Đặc điểm lựa chọn DV GTGT trên di động 96 Bảng PL.C.5. Hiểu biết về dịch vụ GTGT 3G 96 Bảng PL.C.6. Tiếp cận thông tin về dịch vụ 3G 97 Bảng PL.C.7. Nhận thức của khách hàng về lợi ích của dịch vụ 3G 97 Bảng PL.C.8. Các dịch vụ 3G khách hàng mong muốn được sử dụng 98 Bảng PL.C.9. Các rào cản đối với khách hàng khi sử dụng DV 3G 98 Bảng PL.C.10. Các hỗ trợ từ nhà cung cấp để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ 3G 99
- x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2/3/4G Thông tin di động thế hệ thứ hai/ba/bốn (2nd/3rd/4th Generation) ADSL Đường thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line) ARPU Doanh thu bình quân trên thuê bao (Average Revenue Per User) BREW Binary Runtime Environment for Wireless BTS Trạm thu phát sóng (Base Transceiver Station) CDMA Đa truy nhập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access) EDGE công nghệ web trên di động nâng cấp từ GPRS (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) EV-DO Phát triển, tối ưu hóa dữ liệu (Evolution-Data Optimized) NGN Mạng thế hệ sau (Next Generation Network) MMS Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (Multimedia Message Service) GPS Dịch vụ vô tuyến gói chung (General Packet Radio Service) GPRS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) GSM Thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile) GTGT Giá trị gia tăng HSDPA Truy cập gói đường xuống tốc độ cao (High Speech Downlink Packet Access) HSUPA Truy cập gói đường lên tốc độ cao (High Speech Uplink Packet Access) SMS Dịch vụ bản tin ngắn (Short Message Service) WAP Giao thức ứng dụng không dây (Wireless Application Protocol)
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ ngày dịch vụ thông tin di động bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam vào năm 1992 với chỉ vài chục thuê bao đăng ký sử dụng, đến cuối tháng 9 năm 2008 tổng số thuê bao di động đã đạt trên 57 triệu (Báo cáo viễn thông quí 1 năm 2009, Bisiness Monitor International Ltd). Trong những năm gần đây, với mức độ tăng trưởng luôn duy trì trên 70% một năm, thị trường viễn thông di động Việt Nam vì vậy được coi là thị trường đầy tiềm năng. Cùng với sự phát triển thuê bao di động, chúng ta cũng chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ di động, công nghệ máy đầu cuối, sự xuất hiện nhanh chóng các loại hình dịch vụ,… và đặc biệt là sự bùng nổ thị trường dịch vụ di động tại Việt Nam từ bao cấp, độc quyền sang cạnh tranh đã tạo nên một thị trường hết sức đa dạng, năng động và hướng tới khách hàng. Hơn một thập kỷ trước, thế giới đã chứng kiến sự thành công to lớn của mạng thông tin di động thế hệ thứ hai (2G), mà tiêu biểu ở Việt Nam là các mạng thông tin di động Vinaphone, Mobifone. Sự thành công của mạng 2G là do dịch vụ tiện ích (hay còn gọi là dịch vụ giá trị gia tăng - GTGT) mà nó mang lại cho người dùng mà tiêu biểu là chất lượng thoại và khả năng di động. Tiếp nối thế hệ thứ hai, mạng thông tin di động thế hệ thư ba (3G) đã và đang được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam hiện đã có ba trong bốn nhà khai thác được cấp phép kinh doanh mạng di động 3G (Viettel, Vinaphone, MobiFone và liên danh giữa EVN Telecom và Hanoi Telecom) chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Cải thiện nổi bật nhất của mạng 3G so với 2G là khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện (như truyền hình di động, truy cập internet di động, phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, thoại thấy hình, thương mại điện tử,…). Sau khi có sự xuất hiện của các dịch vụ như Skype, khách hàng đang bắt đầu kỳ vọng có được dịch vụ thoại miễn phí trên điện thoại di động. Điều này đe dọa doanh thu của các nhà cung cấp vốn lâu nay chỉ chú trọng khai thác dịch vụ thoại mà gần như “bỏ quên” các ứng dụng khác trên di động. Khi doanh thu bình quân
- 2 trên thuê bao (ARPU – Average Revenue Per User) ngày một giảm, toàn bộ ngành viễn thông đang chuyển hướng sang các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng ARPU và giảm thuê bao rời bỏ mạng. Chính vì vậy, 3G sẽ là cứu cánh duy nhất cho hướng phát triển này, cho phép ứng dụng dữ liệu đa phương tiện và những tính năng như tải nhạc, phim, truyền hình di động, thoại thấy hình nhằm mở ra một luồng doanh thu mới cho các nhà cung cấp. Nói cách khác, dịch vụ GTGT chất lượng cao được coi là chìa khóa thành công cho tất cả các mạng thông tin di động từ 2G đến 3G và các mạng thế hệ sau (4G, NGN - Next Genergation Network). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không có cách nào khác là phát triển các dịch vụ GTGT trên mạng di động. Làm thế nào để phát triển dịch vụ GTGT trên di động cũng chính là chủ đề nóng bỏng nhất hiện nay của ngành công nghiệp thông tin di động, nhất là ở thời điểm dịch vụ 3G vừa mới được chính thức thương mại hóa. 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngành viễn thông Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài bối cảnh và xu hướng chung của thế giới. Đến thời điểm này, thị trường dịch vụ GTGT di động Việt Nam được đánh giá là khá phong phú, cạnh tranh sôi động với nhiều hình thức. Thị trường thông tin di động Việt Nam đã có tới 7 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Bên cạnh chất lượng dịch vụ thoại, vùng phủ sóng, giá cả khuyến mãi liên tục, một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn mạng di động đó là được sử dụng các dịch vụ GTGT chất lượng tốt về cả nội dung và kỹ thuật. Nhu cầu này giờ đã được đáp ứng khá tốt với hàng loạt các dịch vụ mới được các nhà khai thác nghiên cứu triển khai cung cấp. Có thể nói, cuộc "rượt đuổi" giữa các mạng di động trong việc cung cấp các dịch vụ GTGT khá sát nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông thì thị trường dịch vụ GTGT trên di động Việt Nam vẫn chỉ ở mức “tiềm năng hấp dẫn” chứ chưa thành thị trường thực sự mạnh. Thực vậy, theo báo cáo quí 2 năm 2009 của BMI, doanh thu bình quân trên thuê bao di động (ARPU) của Việt Nam chỉ vào khoảng 6 đô-la/tháng, thuộc hàng thấp nhất Châu Á, mặc dù số lượng và tốc độ
- 3 tăng trưởng thuê bao rất lớn. Nguyên nhân chính là do cước thoại ngày càng giảm. Trong khi đó doanh thu từ dịch vụ GTGT chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn trong tổng doanh thu từ thông tin di động (khoảng 10 – 15%). Đây cũng là một yếu tố cho thấy thị trường dịch vụ GTGT trên di động ở Việt Nam hiện chưa đủ “mạnh” để có thể làm một cuộc “soán ngôi” như nhiều người kỳ vọng. Như đã nói ở trên, mặc dù thị trường dịch vụ GTGT trên di động của Việt Nam có vẻ khá sôi động với gần 50 công ty cung cấp dịch vụ GTGT, nhưng thực tế số người sử dụng các dịch vụ này tương đối thấp và chủ yếu chỉ sử dụng các dịch vụ truyền thống giá rẻ (doanh thu lớn nhất của dịch vụ GTGT là từ dịch vụ SMS chiếm 53%, tải nhạc chuông, hình nền chiếm 24%). Do vậy, nếu “cạnh tranh dịch vụ GTGT” được coi như một cánh cửa cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển thì việc lôi cuốn, khuyến khích, hấp dẫn người dùng sử dụng các dịch vụ GTGT trên di động chính là chìa khóa để các doanh nghiệp mở cánh cửa này, gồm cả các doanh nghiệp mới triển khai dịch vụ 3G và đang sử dụng công nghệ 2G/2,5G. Thực tế hiện nay cho thấy chỉ có rất ít các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người dùng (như data safe, Ezmail của Vinaphone…), đa số các dịch vụ mà các nhà mạng cung ứng còn khá nghèo nàn, chưa thực sự đánh trúng nhu cầu bức thiết của khách hàng, hoặc chưa quảng bá đến đúng khách hàng tiềm năng. Muốn làm được điều đó, trước tiên các nhà cung cấp phải hiểu được nhu cầu, mong muốn của người dùng, qua đó cũng thấu hiểu được những khó khăn mà họ gặp phải khi sử dụng dịch vụ được cung cấp, nhất là đối với các dịch vụ GTGT chất lượng cao thường khá “kén” người dùng chứ không mang tính đại chúng như các dịch vụ truyền thống. Từ đó các nhà cung cấp mới có những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao khả năng đáp ứng cũng như tiếp cận nhu cầu của khách hàng tốt hơn, giúp gia tăng doanh thu từ dịch vụ GTGT trên di động và đưa dịch vụ GTGT về đúng vị trí, vai trò của nó trong ngành công nghiệp thông tin di động. Đây chính là vấn đề hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp và người làm chính sách trong ngành viễn thông quan tâm và cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- 4 Câu hỏi lớn nhất, xuyên suốt trong nghiên cứu này là “Làm thế nào để phát triển dịch vụ GTGT trên mạng thông tin di động?” Để tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ GTGT trên di động, cần phải trả lời được các câu hỏi sau: 1) Nhu cầu hiện nay của khách hàng đối với dịch vụ giá trị gia tăng trên di động là gì? 2) Những khó khăn mà khách hàng thường gặp phải khi sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động? 3) Tác động của việc phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên di động đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội là gì? 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhất để phát triển dịch vụ GTGT trên mạng thông tin di động ở Việt Nam nhằm giúp ngành viễn thông phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. 4.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua các nghiên cứu nhỏ như sau: - Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ GTGT trên di động đối với các dịch vụ hiện đang được cung cấp bởi mạng di động 2G. - Nghiên cứu nhu cầu, hiểu biết và mong muốn của người tiêu dùng về dịch vụ GTGT trên mạng 3G mới được cung cấp. - Tìm hiểu những khó khăn khách hàng thường gặp phải khi sử dụng các dịch vụ GTGT trên di động. - Xác định các tác động chính của việc phát triển dịch vụ GTGT trên di động đối với người sử dụng, doanh nghiệp cung cấp và xã hội. - Đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ GTGT trên di động. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Khung phân tích Từ các mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý luận như trên, tác giả đề xuất một khung phân tích cho đề tài như sau:
- 5 Hình 1. Khung phân tích - Các yếu tố vĩ mô: tình hình phát triển ngành thông tin di động ở Việt Nam và các nước trong khu vực hiện nay; xu hướng phát triển của ngành thông tin di động; định hướng và mục tiêu phát triển của nhà nước đối với ngành thông tin di động. - Lý thuyết về chiến lược phát triển ngành, doanh nghiệp, dịch vụ mới, chiến lược cạnh tranh và phân tích SWOT. Nhu cầu hiện nay của người Khả năng cung cấp các dịch vụ tiêu dùng đối với các dịch vụ GTGT hiện nay và định hướng GTGT trên di động 2G và 3G phát triển ngành thông tin di là gì? Những khó khăn của họ động có đáp ứng nhu cầu của khi sử dụng các dịch vụ này? người tiêu dùng? (Tổng hợp số (Điều tra thực tế khách hàng) liệu thứ cấp) Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ GTGT trên di động để vừa phát triển doanh nghiệp và ngành viễn thông vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và của xã hội. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sẽ là sự kết hợp giữa phương pháp định tính và các phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, bảng câu hỏi, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 5.3 Thiết kế nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- 6 Bảng 1. Các bước nghiên cứu Böôùc Daïng Phöông phaùp Kyõ thuaät Kết quả thu được 1 Sô boä Ñònh tính Thaûo luaän Nhu cầu chính và các vấn nhoùm (810 đề thường gặp phải của người tiêu dùng hiện nay ngöôøi) đối với dịch vụ GTGT trên di động. 2 Sô boä Ñònh tính Phoûng vaán Kiểm chứng, điều chỉnh chuyeân gia các kết luận ở bước 1 cho phù hợp với thực tế (23 ngöôøi) thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ. 3 Sô boä Ñònh tính Phoûng vaán thöû Kieåm tra tính hôïp lyù cuûa Ñònh löôïng baûng caâu hoûi baûng caâu hoûi. (68 ngöôøi) 4 Chính Ñònh löôïng Phoûng vaán Soá lieäu ñieàu tra chính thöùc trực tiếp, qua thöùc. e-mail (200 300 người)
- 7 Hình 2. Tóm tắt quá trình nghiên cứu Đặt vấn đề Xác định các vấn đề - Cơ sở lý thuyết liên quan đến nhu - Thảo luận cầu sử dụng dịch vụ nhóm GTGT trên di động Xác định các vấn đề cụ thể cần khảo sát Phỏng vấn liên quan đến nhu Phỏng vấn thử cầu sử dụng dịch vụ. chuyên gia Thu thập số liệu - Phân tích thống kê Xử lý, phân tích số mô tả liệu thu thập - So sánh, tổng hợp. Kết luận 5.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu - Số liệu về nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ GTGT trên di động là số liệu sơ cấp do tác giả thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua email. Các số liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp thông qua các báo cáo của ngành, của các doanh nghiệp. - Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm SPSS version 13.0 for windows. 5.5 Phương pháp lấy mẫu, cỡ mẫu Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) vì việc lấy mẫu ngẫu nhiên đòi hỏi phải biết tổng thể (tức hơn 70 triệu thuê bao di động), điều này là rất khó để thực hiện với qui mô của nghiên cứu (thời
- 8 gian và chi phí). Ngoài ra, theo tham khảo của tác giả với nghiên cứu trước đây như “Đánh giá xu thế lựa chọn mạng thông tin di động của khách hàng” năm 2004 của Trần Duy Đạm cũng đã chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tuy phương pháp lấy mẫu là thuận tiện và chỉ tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đây là thị trường có tính đại diện cao vì có số lượng thuê bao rất lớn thuộc tất cả các thành phần trong xã hội, là nơi tập trung tất cả các nhà khai thác thông tin di động và các nhà cung cấp các dịch vụ nội dung. Côõ maãu ñöôïc xaùc ñònh theo trung bình: Z 2 2 n e2 Trong đó: n: Qui mô mẫu 1 α Z : Giá trị tương ứng của miền thống kê tính từ trung tâm của miền 2 phân phối chuẩn. : Độ lệch chuẩn. e: Sai số mẫu cho phép. Theo “Döï aùn Wave” do Indochine Reseach tieán haønh thăm dò sự hài lòng của khách hàng dành cho dịch vụ thoâng tin di ñoäng, möùc tin caäy được chọn là 98% (Z=2.33), e = 0.1, = 0.57 (Nguyễn Hoàng Vân Trung, 2003: 46 và Trần Duy Đạm, 2005: 48). Nhö vaäy cỡ mẫu sẽ là: Z 2 2 2.33 2 x 0.57 2 n 177 thuê bao e2 0.12 Cũng theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, tỉ lệ hồi đáp đối với các phỏng vấn này vào khoảng từ 60 – 70%. Vì vậy, để có được 177 mẫu thì số bảng câu hỏi phát ra phải là: 177/0.6 = 295.
- 9 Thang đo được sử dụng là thang đo danh nghĩa. 5.6 Thiết kế bảng câu hỏi Để có cơ sở thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng sử dụng điện thoại di động, phương pháp thảo luận nhóm sẽ được sử dụng để nhận dạng các vấn đề chính liên quan tới nhu cầu, đánh giá của khách hàng về các dịch vụ GTGT trên di động. Trên cơ sở các vấn đề chính được nêu ra trong thảo luận nhóm, tác giả sẽ tiếp túc sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để kiểm chứng những nhận định trên có phù hợp với thực tế đang diễn ra. Bước tiếp theo là thiết kế bảng câu dùng để phỏng vấn thử. Mục đích của việc phỏng vấn thử là để xác định tính hợp lý của bảng câu hỏi nhằm điều chỉnh sao cho đơn giản, dễ hiểu và đạt hiệu quả thu thập số liệu cao. Sau đó sẽ đưa ra bảng câu hỏi chính thức để bắt đầu thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu. 6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài này các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động Việt Nam, gồm có Vinaphone, Mobifone, Viettel, E-Mobile, S- Fone, HT Mobile (tại thời điểm tiến hành khảo sát, mạng Vietnam Mobile và G-Tel chưa hoạt động). Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài laø khu vöïc Thaønh phoá Hoà Chí Minh trong thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 10/2009. Tuy phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đây là thị trường có tính đại diện cao vì có số lượng thuê bao rất lớn thuộc tất cả các thành phần trong xã hội, là nơi tập trung tất cả các nhà khai thác thông tin di động và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan. 7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Việc phát triển dịch vụ GTGT trên di động có ý nghĩa hết sức to lớn không những đối với ngành viễn thông mà còn với cả nền kinh tế, cả xã hội. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này, ngoài một số nghiên cứu riêng lẻ về sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ di động của một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 234 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn