Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế của đồng bào dân tộc Ê đê: nghiên cứu tình huống tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLăk
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài thông qua điều tra thực tế để đánh giá các mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của đồng bào Ê đê tại điểm nghiên cứu, từ đó có thể phát hiện và xác định những lý do có thể dẫn tới việc thoát nghèo của hộ, làm cơ sở cho các kiến nghị chính sách cho sinh kế của hộ gia đình Ê đê tại điểm nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh kế của đồng bào dân tộc Ê đê: nghiên cứu tình huống tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLăk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ê ĐÊ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI XÃ EABAR, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮKLĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ê ĐÊ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI XÃ EABAR, HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮKLĂK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC T.S Trần Tiến Khai LỜI CAM ĐOAN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Sinh kế của đồng bào dân tộc Ê đê: nghiên cứu tình huống tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLăk” là công trình nghiên cứu của bản thân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn của T.S Trần Tiến Khai. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất lỳ luận văn nào trƣớc đây. Nguyễn Thị Minh Phương
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ GHI TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách của đề tài .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................... 4 2.1 Sinh kế............................................................................................................................... 4 2.1.1 Định nghĩa .................................................................................................................. 4 2.1.2 Các nhân tố sinh kế chính ........................................................................................... 5 2.1.3 Các yếu tố của chiến lƣợc sinh kế .............................................................................. 7 2.1.4 Hệ thống các chiến lƣợc sinh kế hộ ............................................................................ 8 2.2 Dân tộc thiểu số ................................................................................................................. 9 2.2.1 Định nghĩa .................................................................................................................. 9 2.2.2 Đặc điểm đồng bào Ê đê ............................................................................................. 9 2.3 Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................................... 11 CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 14 3.1 Khung phân tích .............................................................................................................. 14 3.1.1 Tài sản sinh kế .......................................................................................................... 15 3.1.3 Kết quả sinh kế ......................................................................................................... 16 3.2 Phƣơng pháp lấy mẫu ...................................................................................................... 16 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................................. 16
- iii 3.2.2 Chọn mẫu điều tra .................................................................................................... 16 3.2.3 Thu thập số liệu ........................................................................................................ 17 3.2.4 Phƣơng pháp phân tích ............................................................................................. 17 CHƢƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................... 19 4.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... 19 4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................ 20 4.2.1 Sản xuất nông nghiệp ............................................................................................... 20 4.2.2 Văn hóa xã hội .......................................................................................................... 21 4.2.3 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................ 22 CHƢƠNG V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 23 5.1 Nguồn vốn sinh kế của hộ đồng bào Ê đê tại xã Eabar ................................................... 23 5.1.1 Vốn con ngƣời .......................................................................................................... 23 5.1.2 Vốn tự nhiên ............................................................................................................. 27 5.1.3 Vốn tài chính ............................................................................................................ 28 5.1.4 Vốn vật chất .............................................................................................................. 30 5.1.5. Vốn xã hội ............................................................................................................... 31 5.2 Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng, sự hỗ trợ của Chính phủ cho sinh kế của đồng bào Ê đê ..... 32 5.2.1 Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng ....................................................................................... 32 5.3 Chiến lƣợc sinh kế của đồng bào Ê đê ............................................................................ 34 5.4 Kết quả sinh kế ................................................................................................................ 35 5.4.1 Thu nhập của hộ gia đình ......................................................................................... 35 5.4.2 Chi tiêu của hộ gia đình ............................................................................................ 36 5.4.3 Tích lũy của hộ ......................................................................................................... 37 5.6 Hoạt động cải thiện chiến lƣợc sinh kế, thoát nghèo ...................................................... 38 CHƢƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 42 6.1 Kết luận ........................................................................................................................... 42 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 44 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 46
- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ GHI TẮT BMT : Buôn Ma Thuột NHCS : Ngân hàng chính sách THCS : Trung học cơ sở VND : Đồng Việt Nam TB : Trung bình
- v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng: Trang Bảng 3.1 Thống kê số mẫu điều tra theo buôn 17 Bảng 5.1 Phân loại hộ nghiên cứu 23 Bảng 5.2 Quy mô hộ gia đình, số lao động gia đình, tỷ lệ giới tính và cấu trúc theo nhóm tuổi 24 Bảng 5.3 Giáo dục và trình độ học vấn của hộ 25 Bảng 5.4 Tình trạng sức khỏe 27 Bảng 5.5 Tình hình đất đai của hộ gia đình 28 Bảng 5.6 Tình hình vốn và các nguồn vốn vay của hộ 29 Bảng 5.7 Tài sản phục vụ sinh hoạt 30 Bảng 5.8 Vai trò của các tổ chức xã hội với cộng đồng 31 Bảng 5.9 Vai trò của các nguồn thông tin 32 Bảng 5.10 Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ 37 Bảng 5.11 Tích lũy của các nhóm hộ 37 Bảng 5.12 Mô hình SWOT của sinh kế hộ gia đình tại điểm nghiên cứu 38 Hình vẽ: Hình 5.1 Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp 26 Hình 5.2 Cơ cấu nguồn thu của hộ (%) 35 Hình 5.3 Cơ cấu nguồn thu của từng nhóm hộ 36
- 1 CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh chính sách của đề tài Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 70% dân số sinh sống ở nông thôn, sinh kế chính của dân cƣ vì thế cũng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là phần lớn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đƣợc xem nhƣ là một phần chính trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Việt Nam cũng là một quốc gia với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 52/54 chiếm 14% dân số cả nƣớc, trong đó dân tộc Ê đê chiếm 27,5% trong số cộng đồng dân tộc thiểu số (GSO, 2009), là một trong số nhóm các dân tộc thiểu số ít ngƣời cao nhất cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên. Từ nhiều năm nay trong quá trình phát triển Chính phủ luôn có những chính sách quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số phát triển với nhiều chƣơng trình dự án nhƣ chƣơng trình 134, 135… Mục đích của các chƣơng trình này nhằm giúp cải thiện đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần giảm bớt sự chênh lệch trong đời sống Có thể nói hộ gia đình đóng vai trò là nhân tố chính trong việc phát triển, tạo ra của cải vật chất cho gia đình và cho xã hội. Với đặc thù là nƣớc sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ ở cấp hộ gia đình thì đây là lực lƣợng nòng cốt đóng vai trò quyết định. Ở khu vực Tây Nguyên, cấu trúc bản làng dựa trên hộ gia đình cũng là thể chế xã hội cơ bản đối với đồng bào dân tộc. Sử dụng các nguồn lực đầu vào nhƣ thế nào đối với nông hộ gia đình để tạo đầu ra tốt nhất, đem lại hiệu quả cho xã hội là điều mà cộng đồng và các nhà làm chính sách muốn hƣớng tới. EaBar là một xã nằm ở phía Đông Nam, huyện Buôn Đôn cách Thành phố Buôn Ma Thuột 10km và cách trung tâm huyện 14km. Tại đây có 10 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Ê đê, M Nông, Mán, Gia Rai, Hoa, Chăm, Giao) trong đó Ê đê chiếm khoảng 19% dân số của huyện với 3.163 khẩu. Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung cũng nhƣ ngƣời Ê đê nói riêng thì sinh kế của họ chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên với những hạn chế khác nhau trong việc tiếp thu những kiến thức cũng nhƣ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hoạt động sản xuất nông nghiệp hầu nhƣ vẫn theo phƣơng thức canh tác truyền thống , trông chờ nhiều vào tự nhiên do đó rủi ro khá cao. Những năm gần đây với sự biến động bất thƣờng của
- 2 thời tiết khí hậu cùng với dịch bệnh trên đàn gia súc đã khiến cho đời sống của ngƣời dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Do đó đặt ra nhu cầu tìm hiểu các nguồn sinh kế chính của đồng bào Ê đê là gì? Chiến lƣợc sinh kế của họ nhƣ thế nào? Hoạt động tạo ra thu nhập chính cho nông hộ Ê Đê là gì và họ gặp trở ngại gì trong quá trình sinh sống? Từ đó phát hiện những nhân tố nào có thể giúp hộ thoát nghèo, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, tạo nguồn thu nhập ổn định và cao hơn là những câu hỏi chúng ta quan tâm. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thông qua điều tra thực tế để đánh giá các mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của đồng bào Ê đê tại điểm nghiên cứu, từ đó có thể phát hiện và xác định những lý do có thể dẫn tới việc thoát nghèo của hộ, làm cơ sở cho các kiến nghị chính sách cho sinh kế của hộ gia đình Ê đê tại điểm nghiên cứu 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Sinh kế chính của đồng bào dân tộc Ê đê tại xã EaBar, huyện Buôn Đôn, Tỉnh ĐắkLăk là gì? Đâu là lý do có thể thoát nghèo của ngƣời Ê đê tại xã EaBar, huyện Buôn Đôn, Tỉnh ĐắkLăk? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến đời sống và chiến lƣợc sinh kế của hộ Ê đê tại điểm nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu: Phân tích các tài sản sinh kế; các chính sách và bối cảnh dễ gây tác động tổn thƣơng; phân tích các chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình Ê đê; hoạt động sinh kế và kết quả của hoạt động; đề xuất các hoạt động cũng nhƣ chính sách tác động để cải thiện kết quả sinh kế góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho hộ Ê đê tại điểm nghiên cứu. Không gian nghiên cứu: nghiên cứu dự định đƣợc thực hiện tại 4 buôn của xã EaBar, huyện Buôn Đôn, Tỉnh ĐắkLăk.
- 3 Luận văn có kết cấu gồm 6 chƣơng: Chƣơng I: Giới thiệu. Đây là chƣơng giới thiệu bối cảnh và lý do của nghiên cứu, bao gồm thông tin liên quan đến bối cảnh, mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Chƣơng II: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu. Cung cấp các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Chƣơng III: Phƣơng pháp nghiên cứu. Giới thiệu khung phân tích đƣợc áp dụng, trình bày phƣơng pháp lấy mẫu cho nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phƣơng pháp phân tích. Chƣơng IV: Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu. Chƣơng V: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả thu đƣợc từ việc thực hiện nghiên cứu Chƣơng VI: Kết luận và kiến nghị
- 4 CHƢƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Sinh kế 2.1.1 Định nghĩa Sinh kế là một khái niệm đƣợc sử dụng ngày càng nhiều trong phân tích về nghèo đói và phát triển nông thôn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về định nghĩa này. Theo từ điển Oxford sinh kế có nghĩa là “phƣơng tiện để sinh sống, phƣơng tiện để hỗ trợ cho cuộc sống và các sinh hoạt”, điều này cho thấy nó không phải đồng nghĩa với thu nhập vì nó hƣớng đến cách thức sinh sống và tồn tại chứ không chỉ là kết quả thu nhập nhận đƣợc. Tuy nhiên trong thực tế khi nghiên cứu ở lĩnh vực phát triển nông thôn, để hiểu về sinh kế không phải là điều đơn giản. Do sự khác biệt về các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và thể chế nông thôn nên các khái niệm về sinh kế có thể đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có một định nghĩa phổ biến theo Chambers và Conway (1992) “Một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (cả về vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phƣơng tiện sinh sống. Một sinh kế đƣợc gọi là bền vững khi nó có thể ứng phó và khôi phục từ những căng thẳng và những cú sốc, duy trì hay tăng cƣờng năng lực và tài sản của mình trong khi không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp, cung cấp lợi ích ròng đến sinh kế khác ở cấp địa phƣơng và toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn”. Tính quan trọng của định nghĩa sinh kế này là hƣớng sự chú ý đến các liên kết giữa các tài sản hộ gia đình, Các chiến lƣợc (hoạt động) và kết quả là dƣới ảnh hƣởng của môi trƣờng trung gian. Căn cứ vào định nghĩa trên, nhiều mô hình và khung phân tích sinh kế đã đƣợc phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu. Theo Scoones (1998): “những câu hỏi quan trọng để hỏi trong bất kỳ phân tích sinh kế bền vững là – Với một bối cảnh cụ thể (của chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế xã hội), những sự kết hợp các nguồn sinh kế kết quả trong khả năng cho phép kết hợp các chiến lƣợc sinh kế (nông nghiệp tăng cƣờng, đa dạng hóa sinh kế và di cƣ) với những kết quả gì?” Vấn đề đặc biệt quan tâm trong khung phân tích này là những quá trình thể chế làm trung gian đem đến khả năng để thực hiện chiến lƣợc đạt kết quả hay không. Từ khung phân tích sinh kế bền vững năm yếu tố tƣơng tác với nhau đƣợc
- 5 đánh dấu bao gồm bối cảnh, nguồn lực, thể chế, chiến lƣợc và kết quả . Ellis (2000) trong định nghĩa của ông về sinh kế đã chú trọng nhiều hơn đến tài sản và các hoạt động ảnh hƣởng bởi quan hệ xã hội (giới tính, giai cấp, màu da, hệ thống niềm tin) và thể chế. Điều quan trọng của định nghĩa sinh kế này là hƣớng sự chú ý đến các liên kết giữa tài sản và những sự lựa chọn ngƣời sở hữu trong thực tế để theo đuổi các hoạt động có thể tạo ra thu nhập cần thiết cho sự sinh tồn. “Một sinh kế bao gồm các tài sản (tự nhiên, vật chất, nhân lực, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và tiếp cận với những điều này (qua trung gian bởi các tổ chức và các mối quan hệ xã hội) đƣợc xác định bởi các cá nhân và hộ gia đình” (Ellis, 2000) 2.1.2 Các nhân tố sinh kế chính Một cách tiếp cận sinh kế dựa trên tiền đề cho rằng tình trạng tài sản của ngƣời nghèo là cơ sở để hiểu các lựa chọn mở cho họ, những chiến lƣợc mà họ thích ứng để đạt đƣợc sinh kế, các kết quả họ mong muốn và bối cảnh dễ bị tổn thƣơng. Tài sản sinh kế là những tài sản thuộc sở hữu, kiểm soát, sử dụng hoặc một số phƣơng tiện khác đƣợc sử dụng bởi hộ gia đình. DFID phân biệt năm loại tài sản vốn bao gồm tự nhiên, vật chất, con ngƣời, tài chính và xã hội (Carney, 1998). Theo cách này trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói một trong những cách có ý nghĩa hơn là kết quả của đói nghèo đó là những cách thức khác nhau cần thiết cho phƣơng tiện sinh sống (Warner, 2000). Khung phân tích sinh kế bền vững đã đƣợc phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣng trong khung phân tích này có ba yếu tố cốt lõi đƣợc định nghĩa nhƣ một quá trình bao gồm các “tài sản vốn” dựa trên “chiến lƣợc sinh kế” khác nhau dẫn đến “kết quả sinh kế” khác nhau 2.1.2.1 Tài sản sinh kế Vốn tự nhiên bao gồm đất, nƣớc và các nguồn tài nguyên sinh học đƣợc sử dụng bởi con ngƣời để tạo ra phƣơng tiện cho sự tồn tại (Ellis, 2000), gồm cả tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Điều này rõ ràng là quan trọng cho những ai nhận đƣợc tất cả hay một phần trong sinh kế của họ từ tài nguyên thiên nhiên dựa trên các hoạt động nhƣ nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, thu nhập từ rừng (DFID, 1999). Các quá trình tự nhiên nhƣ hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, mùa vụ và bão thƣờng dễ gây ra sự tổn thƣơng. Do đó có mối quan hệ chặt chẽ
- 6 giữa vốn tự nhiên và bối cảnh dễ bị tổn thƣơng trong đó có nhiều cú sốc có thể tàn phá đời sống của ngƣời nghèo (DFID, 1999). Vốn xã hội – các nguồn lực xã hội (các mạng lƣới, các yêu cầu xã hội, quan hệ xã hội, đảng phái, hiệp hội) mà ngƣời thiết kế khi theo đuổi chiến lƣợc sinh kế khác nhau đòi hỏi hành động phối hợp (Scoones, 1998). Trong tài liệu hƣớng dẫn về sinh kế bền vững từ DFID (1999), tầm quan trọng của vốn xã hội dƣờng nhƣ đƣợc coi là “tài nguyên của phƣơng sách cuối cùng” – bộ đệm có thể giúp các hộ gia đình đối phó với một cú sốc và “một mạng lƣới an toàn để đảm bảo sự sống còn trong thời kỳ bất ổn sâu”. Ngoài ra thông qua các mạng xã hội hộ gia đình có thể phát triển và chia sẻ kiến thức cho nhau. Vốn con người đề cập đến các lao động sẵn có của hộ gia đình. Nó không chỉ đo bằng số lƣợng lao động mà còn bởi chất lƣợng lao động nhƣ kỹ năng, trình độ, sức khỏe ảnh hƣởng đến cách mà hộ gia đình thực hiện các chiến lƣợc sinh kế để đạt kết quả sinh kế. Ngƣời nghèo có lao động của họ là tài sản sinh kế chính (FAO, 2002). Vốn con ngƣời là tăng đầu tƣ vào giáo dục đào tạo cũng nhƣ các kỹ năng nhận đƣợc thông qua theo đuổi một hoặc nhiều ngành nghề (Ellis, 2000). Việc chú trọng vào giáo dục và kỹ năng thì việc cải thiện vốn con ngƣời là không dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt là với nông dân - những ngƣời thƣờng phải đối mặt với những rủi ro và các cú sốc. Trong thực tế việc ra quyết định về đầu tƣ vào giáo dục và học tập kỹ năng của hộ gia đình chịu ảnh hƣởng bởi cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Vốn vật chất bao gồm những gì đƣợc tạo ra từ quá trình sản xuất, bao gồm cơ sở hạ tầng nhƣ kênh mƣơng thủy lợi, đƣờng bộ, xây dựng, thiết bị sản xuất nhƣ công cụ, máy móc, các phƣơng tiện khác giúp con ngƣời đạt hiệu quả hơn. Mặt khác vốn vật chất khác nhƣ giao thông hợp lý, đảm bảo nơi ở, cấp nƣớc đầy đủ, vệ sinh môi trƣờng, năng lƣợng sạch, giá cả hợp lý và việc truy cập thông tin thƣờng đƣợc giúp đỡ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của ngƣời dân (Ellis, 2000) Vốn tài chính liên quan đến giá trị của tiền mà hộ gia đình có thể gia tăng. Điều này chủ yếu có khả năng đƣợc tiết kiệm và tiếp cận tín dụng dƣới hình thức cho vay (Ellis, 2000). Vốn tài chính trong sinh kế hộ gia đình đôi khi không chỉ là tiền, nó còn có thể tồn tại dƣới
- 7 hình thức các tài sản khác nhƣ vật nuôi, cơ sở vật chất, phƣơng tiện đi lại, các nguồn vốn thƣờng xuyên bao gồm cả thu nhập có đƣợc, lƣơng hƣu, tiền gởi nhận đƣợc. Tóm lại một hộ gia đình cơ bản với năm loại tài sản sinh kế nhƣ trên mà họ sở hữu hoặc có thể gia tăng để xây dựng các hoạt động sinh kế có liên quan đến việc tạo ra thu nhập và nâng cao năng lực cho sinh kế của hộ. 2.1.2.2 Chiến lược sinh kế Chiến lƣợc sinh kế bao gồm các hoạt động tạo ra các phƣơng tiện sống cho hộ gia đình (Ellis, 2000). Tùy thuộc vào tài sản mà con ngƣời sở hữu, các cấu trúc và quá trình tác động tới chúng và bối cảnh dễ bị tổn thƣơng con ngƣời sẽ lựa chọn chiến lƣợc sinh kế có khả năng cho một kết quả sinh kế tốt nhất. Chiến lƣợc sinh kế thay đổi khi môi trƣờng bên ngoài mà con ngƣời kiểm soát thay đổi. Trong khung sinh kế bền vững có ba nhóm các chiến lƣợc sinh kế đƣợc xác định là mở rộng nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và vấn đề di cƣ. Ngƣời dân có thể có đời sống khá hơn từ họat động nông nghiệp qua quá trình thâm canh, hoặc họ đa dạng hóa với một loạt các họat động phi nông nghiệp có thu, hoặc họ di chuyển tạm thời hay vĩnh viễn đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Đôi khi ngƣời ta theo đuổi một sự kết hợp các chiến lƣợc với nhau. 2.1.2.3 Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế chỉ kết quả đạt đƣợc bằng cách thích nghi với các chiến lƣợc sinh kế. Kết quả sinh kế có thể bao gồm các chỉ số khác nhau nhƣ việc làm và thu nhập, an ninh lƣơng thực, y tế, sự độc lập, kiến thức và xóa đói giảm nghèo. Năm yếu tố quan trọng của sinh kế cần đƣợc đƣa vào tài khỏan để đánh giá các chiến lƣợc sinh kế và kết quả của họ là tạo ra các ngày làm việc, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi và khả năng, sinh kế thích ứng, tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng phục hồi, cơ sở bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (Scoones, 1998) 2.1.3 Các yếu tố của chiến lƣợc sinh kế Có ba yếu tố chính quyết định chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình gồm động lực của hộ gia đình; nguồn sinh kế và khả năng tiếp cận và môi trƣờng sinh kế.
- 8 Động lực của hộ gia đình: Theo Ellis (2000) lý do mà các cá nhân và hộ gia đình theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa sinh kế đƣợc chia làm hai phần đó là sự cần thiết hay sự lựa chọn. Nông hộ có nguồn thu nhập từ việc phân bổ đa dạng của các tài sản vốn tự nhiên, vật chất và con ngƣời trong các hoạt động tạo thu nhập khác nhau. Sự kết hợp lựa chọn các tài sản và các hoạt động này đƣợc gọi là chiến lƣợc sinh kế của hộ gia đình. Một chiến lƣợc sinh kế không chỉ bao gồm các hoạt động tạo thu nhập mà còn bao gồm nhiều vấn đề khác nhƣ lựa chọn kết hợp văn hóa và xã hội để tạo nên nghề nghiệp chính của hộ gia đình (Ellis, 1998) Nguồn sinh kế và khả năng tiếp cận: Hộ gia đình phải kết hợp năm nguồn vốn sinh kế để đạt đƣợc mục tiêu nhất định nhằm hình thành chiến lƣợc sinh kế và hoạt động của mình. Hộ gia đình và các cá nhân có các tài sản sinh kế khác nhau và mức độ tiếp cận với nguồn vốn cũng khác nhau. Một ảnh hƣởng lớn đến sự lựa chọn chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân là việc tiếp cận với tài sản, các chính sách, các tổ chức và các quá trình ảnh hƣởng đến khả năng của họ trong việc sử dụng các tài sản này để đạt kết quả tốt trong đời sống. Scoones (1998) cho rằng sự khác biệt trong việc tiếp cận nguồn sinh kế khác nhau giữa các hộ gia đình khác nhau phụ thuộc vào việc sắp xếp thể chế, tổ chức, các vấn đề, quyền lực và chính sách, do đó họ phản ứng theo những cách khác nhau trƣớc các cú sốc sinh kế. Môi trường sinh kế: Trong khung phân tích phát triển sinh kế của DFID, môi trƣờng sinh kế đƣợc chia thành chuyển đổi cơ cấu và quy trình hay các chính sách, thể chế, quy trình và hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng, đƣợc mô tả trong các điều khoản của cú sốc, xu hƣớng và yếu tố mùa vụ. Tính dễ bị tổn thƣơng gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong đƣợc phân chia theo mức độ cao của việc tiếp xúc với rủi ro, cú sốc và căng thẳng, các khó khăn trong việc đối phó với chúng. Ngoài bối cảnh dễ bị tổn thƣơng chủ yếu liên quan đến xu hƣớng và các cú sốc còn có các mối quan hệ xã hội, các thể chế và các tổ chức. 2.1.4 Hệ thống các chiến lƣợc sinh kế hộ Bao gồm chiến lƣợc đa dạng hóa sinh kế; chiến lƣợc thâm canh/quảng canh trong nông nghiệp; chiến lƣợc di cƣ; đối phó, tính dễ bị tổn thƣơng và việc thích ứng (phụ lục 4)
- 9 2.2 Dân tộc thiểu số 2.2.1 Định nghĩa Một nhóm dân tộc là một nhóm ngƣời mà các thành viên có mối liên hệ với nhau thông qua một di sản chung có thể là thật hay giả. Di sản này đƣợc chia sẻ có thể dựa trên giả định tổ tiên chung, lịch sử, thân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, lãnh thổ đƣợc chia, quốc tịch hay ngoại hình. Các thành viên của một nhóm dân tộc có ý thức thuộc về một nhóm dân tộc, hơn nữa bản sắc dân tộc đƣợc đánh dấu bằng sự công nhận về tính khác biệt của nhóm từ những nhóm khác 2.2.2 Đặc điểm đồng bào Ê đê Đồng bào Ê đê là một trong những cộng đồng dân tộc ít ngƣời sinh sống ở Tây Nguyên, cũng nhƣ các dân tộc thiểu số khác họ có một số đặc điểm sau: 2.2.2.1 Trong hoạt động kinh tế xã hội Tính sở hữu riêng như một quốc gia ví dụ như ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng như các nghi lễ Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều tôn giáo khác nhau đã xuất hiện và đã giới thiệu đến các dân tộc thiểu số thành lập nhiều tổ chức tôn giáo.Tuy nhiên các đặc tính văn hóa truyền thống vẫn đƣợc cộng đồng gìn giữ. Một số quy định trong nhận thức và hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng bằng văn bản luật tục và kiến thức bản địa vẫn đƣợc tuân theo Sự cư trú Các dân tộc thiểu số thƣờng sống ở các khu vực miền núi gần rừng, đặc biệt là các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thƣờng làm nhà ở gần bến sông, suối và vì vậy tên của các buôn làng cũng thƣờng là tên của con sông dòng suối Tính cộng đồng cao Tính đoàn kết trong cộng đồng giữa các thành viên của cộng đồng dân tộc thiểu số thƣờng rất cao. Nó thể hiện ở sự giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong sản xuất cũng nhƣ các hoạt động thƣờng ngày nhƣ ma chay cƣới hỏi.
- 10 Sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số phụ thuộc vào tự nhiên Hầu hết đồng bào dân tộc là những ngƣời nghèo sinh sống tại địa phƣơng, sinh kế của họ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một số chiến lƣợc sinh kế truyền thống nhƣ săn bắn, hái lƣợm, đánh bắt, chăn thả gia súc và canh tác. Mở rộng nghề nông là một trong những cách thức nổi tiếng mà hộ áp dụng trong sản xuất. Đối với sinh kế của các dân tộc thiểu số ở các vƣờn quốc gia, rừng đặc biệt lƣu vực sông trở thành phần quan trọng trong sinh kế của các cộng đồng này. Do đó cách thức phổ biến trong sinh kế của họ là chăn thả gia súc tập trung trong rừng và trồng trọt chỉ là phần hoạt động thứ yếu của họ mà thôi. Thu nhập của họ chủ yếu từ việc khai thác sản phẩm ngoài rừng và nuôi trồng thủy sản. Đối với ngƣời Ê đê, hoạt động chính của họ là nuôi gia súc, đánh bắt cá, hái lƣợm, dệt vải. Luân canh là phƣơng thức canh tác truyền thống của ngƣời Ê đê. Ngày nay, bên cạnh các cây trồng truyền thống sinh kế của ngƣời Ê đê cũng dựa vào các cây lâu năm nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều và ca cao. Chăn nuôi gia súc nhƣ trâu, bò, voi cũng đƣợc đƣa vào sinh kế của ngƣời Ê đê. Các nghề thủ công truyền thống nhƣ đan, dệt thổ cẩm cũng đƣợc thực hiện vào những lúc nông nhàn. Chế độ mẫu hệ ở một số cộng đồng dân tộc bản xứ Một số dân tộc thiểu số bản địa nhƣ Ê đê, M Nông, Gia Rai theo chế độ mẫu hệ, điều này có nghĩa là vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình rất quan trọng. Ngƣời phụ nữ có quyền thừa kế tài sản từ gia đình họ, kết hôn với nam giới và tên con đƣợc đặt theo họ mẹ, trong khi đàn ông chỉ có quyền thay phụ nữ trong giao tiếp với những ngƣời khác trong xã hội. Phụ nữ dƣờng nhƣ đóng một vai trò của ngƣời quản lý trong việc quyết định tất cả tài sản của gia đình. Theo Thu Nhung Mlo (1998) việc phân chia công việc giữa vợ và chồng của ngƣời Ê đê đƣợc xác định là phụ nữ đóng vai trò chủ sở hữu còn đàn ông trong vai trò ngƣời quản lý, hai vai trò này bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ nhƣ mặc dù phụ nữ là ngƣời chủ sở hữu và quản lý họ cũng dựa vào chồng trong việc nuôi dạy con cái và đảm bảo cuộc sống tốt hơn. Ngƣợc lại mặc dù đàn ông là lao động chính và tạo ra của cải để nuôi mọi thành viên trong gia
- 11 đình nhƣng họ vẫn phụ thuộc vào vợ, ngƣời sở hữu tài sản, chịu mọi trách nhiệm trong gia đình, quản lý tài sản và quyết định việc chi tiêu. 2.2.2.2 Trong hoạt động sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp hình thức du canh vẫn còn tồn tại, chủ yếu là việc chặt đốt rừng và tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa không phải là phổ biến. Trong hoạt động sản xuất, sử dụng các giống cây trồng truyền thống địa phƣơng, mức độ canh tác đơn giản. Những hoạt động này đƣợc thực hiện trong tình trạng thiếu vốn, kiến thức, kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh. Dân tộc thiểu số bản địa là nhóm dân cƣ sống thời gian dài trong khu vực Tây Nguyên. Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phát triển việc trồng lúa rẫy một vụ, phát triển chăn nuôi chủ yếu là tự cung tự cấp. Những năm gần đây, tình hình sản xuất đã có sự thay đổi. Trong cơ cấu cây trồng, bên cạnh các cây truyền thống nhƣ lúa, ngô thì những cây công nghiệp cũng đã đƣợc trồng nhƣ đậu tƣơng, đậu xanh, đậu phụng, mía. Ngày nay, việc sản xuất của các dân tộc bản địa đã đƣợc thay đổi từ việc sản xuất tự cung tự cấp dựa trên những lợi thế của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội từng vùng. Họ bắt đầu kết hợp các họat động của mình với việc bảo vệ môi trƣờng. Trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho dân tộc bản địa, chăn nuôi cũng đƣợc chú ý phát triển. 2.3 Các nghiên cứu có liên quan Theo bản tóm tắt của dự án DFID1 xem xét và nghiên cứu các bằng chứng liên quan đến tầm quan trọng của sáu yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm và thu nhập trong khu vực nông thôn ở Uganda, Tanzania, Ấn Độ, Nam Mỹ và nhóm 3 nƣớc (Armenia, Georgia, Romania) gồm (1) giáo dục và kỹ năng; (2) nguốn vốn xã hội; (3) dân tộc và tính giai cấp; (4) giới tính; (5) vốn tài chính; (6) cơ sở hạ tầng thông tin. Nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố ngoài hộ gia đình ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của hộ gia đình trong khu vực nông thôn nhƣ nông 1 The rural non – farm economy, livelihoods and their diversification: issues and option (by Junior R. Davis, July 2003)
- 12 nghiệp phát triển, cung cấp vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng, môi trƣờng kinh doanh và phát triển thị trấn nông thôn. Các chính sách và sự can thiệp cho sự phát triển của khu vực nông thôn đƣợc đƣa ra gồm: về phía cầu lƣu ý nhu cầu phát sinh tại địa phƣơng; về phía cung có cơ sở hạ tầng, tài chính, thông tin, các tổ chức, giao dịch và chính phủ ; tích hợp cung và cầu: các chuỗi giá trị; phát triển tổ chức nông thôn. Frank Ellis (1999)2 sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững với 5 nguồn vốn cơ bản là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con ngƣời, vốn vật chất, vốn tài chính. Kết quả nghiên cứu cho rằng vốn con ngƣời là minh chứng rõ nhất nhƣ là chìa khóa của sự đa dạng hóa sinh kế thành công, việc cung cấp các dịch vụ và chất lƣợng giáo dục ở nông thôn và các kỹ năng cần tiếp tục đƣợc quan tâm. Báo cáo tổng hợp về sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do ESRC-DFID (2008) tài trợ với mục đích muốn tìm hiểu tại sao nhóm các đồng bào dân tộc thiểu số chƣa tận dụng đƣợc đầy đủ những lợi ích do sự tăng trƣởng kinh tế cao của Việt Nam gần đây mang lại cho dù đã có hàng loạt chƣơng trình của chính phủ đƣợc thiết kế và thực hiện để hỗ trợ. Báo cáo nghiên cứu tham vấn hiện trƣờng khu vực Tây Nguyên về “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam” (PGS.TS Bảo Huy và cộng sự, tháng 8 năm 2005). Mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá tính thích hợp, khả thi và đƣa ra thứ tự ƣu tiên của các giải pháp nhằm cải thiện tình hình giảm nghèo và sinh kế của vùng Tây Nguyên đƣợc trình bày trong chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia tạm thời, đồng thời đƣa ra các đề xuất nhằm thực hiện, giám sát và đánh giá các phần có liên quan về phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo và tạo ra sinh kế vùng cao trong chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia.Theo nghiên cứu thì đối với đồng bào dân tộc thiểu số rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của ngƣời nghèo, vì vậy các biện pháp để cải thiện nên tập trung vào lâm nghiệp. Mục đích của cải thiện sinh kế bao gồm cả phát triển lâm nghiệp kết hợp với xóa đói giảm nghèo để tạo ra các sinh kế bền vững cho cộng đồng thông qua quản lý rừng bao gồm: (1) Các cộng đồng có thể tham gia và nhận 2 Rural livelihood diversity in developing countries: evidence and policy implications
- 13 đƣợc lợi ích từ các hoạt động lâm nghiệp; (2) Cải thiện tổ chức quản lý và khả năng ra quyết định của cộng đồng trong hoạt động sản xuất bao gồm tất cả các bƣớc nhƣ trồng rừng, thu hoạch và các quá trình; (3) Nhân tố vốn bao gồm khả năng tiếp cận các nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của các hộ gia đình cũng nhƣ cộng đồng trở thành yếu tố chính để tăng hiệu quả đầu tƣ cho lâm nghiệp Theo Hoàng MQ (2006) nghiên cứu về văn hóa, phong tục và kiến thức bản địa cũng nhƣ tác động qua lại của họ đối với sinh kế để tìm hiểu hoạt động sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Nghiên cứu cũng cho thấy những kiến thức quý giá trong đặc điểm văn hóa bản địa ảnh hƣởng đến quyết định chiến lƣợc sinh kế của sinh kế truyền thống tại địa phƣơng với ba loại phổ biến là văn hóa (lúa rẫy, ngô, sắn, chuối), chăn nuôi và hoạt động phi nông nghiệp (dệt, khai thác sản phẩm ngoài gỗ). Đồng bào dân tộc cũng đã thay đổi và áp dụng một số giống mới trong trồng trọt nhƣ lúa nƣớc, đậu, cây ăn trái và cây lâu năm. Tuy nhiên một số hoạt động sinh kế mới không thành công vì họ không chú ý đến điều kiện thực tế tại địa phƣơng. Vì vậy các sinh kế bền vững đƣợc đề xuất là sự kết hợp của nông nghiệp, lâm nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời cần có sự hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý, dịch vụ đặc biệt là về kỹ thuật, vốn và thị trƣờng cho đồng bào dân tộc. Nhƣ vậy có thể thấy trong các nguồn vốn sinh kế thì vốn con ngƣời đƣợc xem nhƣ là một yếu tố cốt lõi quyết định sự đa dạng hóa sinh kế, bên cạnh đó với cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa thì rừng cũng có tác động lớn đến sinh kế của nông hộ đồng bào. Với đặc trƣng sở hữu những kiến thức văn hóa bản địa quý giá thì việc lựa chọn và quyết định chiến lƣợc sinh kế của nông hộ cũng đã có những thay đổi theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên kết quả của sự thay đổi chƣa cao và đang rất cần một sự hỗ trợ cần thiết. Với những nghiên cứu đã đƣợc thực hiện có nhiều cách tiếp cận khác nhau thì trong nghiên cứu này tôi sử dụng hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn