intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này cho thấy sự tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời. Giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách vốn luân chuyển phù hợp với tình hình hoạt động và mục tiêu của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------- * -------- CHU THỊ OANH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LUÂN CHUYỂN LÊN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------- * -------- CHU THỊ OANH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LUÂN CHUYỂN LÊN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN ------- * -------- Để hoàn thành luận văn này, sự cố gắng của bản thân là một yếu tố quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là những kiến thức được truyền đạt từ thầy cô cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM và viện đào tạo sau đại học của trường trong việc hỗ trợ, tạo mọi điều kiên cho tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học cũng như bài luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt là GS-TS Trần Ngọc Thơ là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, làm đề cương chi tiết cho đến việc chọn mẫu nghiên cứu và phân tích, sửa lỗi của bài nghiên cứu…Tôi cũng chân thành cảm ơn các tác giả của các bài nghiên cứu có liên quan được liệt kê trong phần các tài liệu tham khảo đã giúp tôi có thêm những hiểu biết sâu sắc về kiến thức có liên quan đến luận văn của mình. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bố mẹ và các anh chị em trong gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như tài chính cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả Chu Thị Oanh
  4. ii LỜI CAM ĐOAN ------- * -------- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa có ai từng công bố trong bất cứ công trình nào. Bài nghiên cứu này là kết quả cuộc việc tìm hiều, đọc các tài liệu của các tác giả trong nước và nước ngoài, dựa trên phương pháp nghiên cứu có chọn lọc để tìm ra kết luận đối với đề tài cần nghiên cứu. Trong luận văn cũng sử dụng một số nhận xét của các tác giả nước ngoài, có chú thích tác giả rõ ràng để người đọc có thể tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 Tác giả Chu Thị Oanh
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AR Account Receivables Khoản phải thu AP Account Payables Khoản phải trả CCC Cash Conversion Cycle Chu kỳ luân chuyển tiền mặt CCCs Sample Cash Conversion Cycle Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của mẫu CCCa Cash Conversion Cycle of aggressive group Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của nhóm mạo hiểm CCCd Cash Conversion Cycle of defensive group Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của nhóm phòng thủ. DAYSAR Days account receivables Số ngày khoản phải thu DAYSAP Days Account Payables Số ngày khoản phải trả DAYSINV Days inventory held Số ngày hàng tồn kho. FIXFINA Fix Financial Asset Tài sản tài chính cố định FINADEBT Financial Debt Nợ tài chính FIRMSIZE Firm Size Quy mô công ty GOP Gross operating Profit Tổng lợi nhuận hoạt động INV Inventory Hàng tồn kho K Discount rate Tỷ lệ chiết khấu NPV Net present value Hiện giá thuần PVP Present Value of Perpetuity Hiện giá của dòng tiền đều vô hạn
  6. iv ROA Returns on Assets Tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROCE Returns on common equity Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường SMEs Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp nhỏ và vừa WC Working Capital Vốn luân chuyển WCP Working Capital Policy Chính sách vốn luân chuyển WCMP Working Capital Management Policy Chính sách quản lý vốn luân chuyển
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả ........................................................................ 19 Bảng 4.2 Bảng tương quan .............................................................................. 20 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy 1 .............................................................................. 21 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy 2 .............................................................................. 23 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy 3 .............................................................................. 24 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy 4 .............................................................................. 25 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy 5 .............................................................................. 26 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy 6 .............................................................................. 27
  8. vi TÓM TẮT Từ nhiều năm nay, đã có nhiều tranh cãi về sự ảnh hưởng của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời. Một vài nhà nghiên cứu lập luận rằng vốn luân chuyển chỉ là một nguồn nhàn rỗi với một chi phí cao và đi kèm với lợi nhuận thấp, các công ty không nên theo đuổi chính sách vốn luân chuyển và nó có thể dẫn đến phá sản. Một số nhà nghiên cứu khác thì ủng hộ các công ty duy trì chính sách vốn luân chuyển bởi vì họ tin rằng sự quản lý thích hợp các thành phần của vốn luân chuyển có thể cân bằng chi phí và lợi nhuận của công ty và nó sẽ giảm thiểu rủi ro phá sản bằng cách gia tăng mức độ thanh khoản. Các công ty có thể lựa chọn giữa 3 loại khác nhau của vốn luân chuyển: mạo hiểm, bảo thủ, và trung hòa…nhưng lựa chọn thì phụ thuộc vào mức độ mong muốn về thanh khoản và rủi ro. Các nhà nghiên cứu nhận ra tầm quan trọng của đề tài và rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Pakistan, Ấn Độ, và Đài Loan…Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nghiên cứu sự tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu sự tác động của các thành phần trong chu kỳ luân chuyển tiền tệ lên khả năng sinh lời. Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng mẫu 55 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ từ 2008 đến 2011. Bài nghiên cứu sử dụng GOP như là một thước đo khả năng sinh lời và CCC được sử dụng như là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ mạo hiểm của chính sách vốn luân chuyển. Tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp đã được lọc ra từ báo cáo tài chính hàng năm của các công ty, để tính toán GOP, nợ tài chính, quy mô công ty, tài sản tài chính cố định, các thành phần của CCC. Trong nghiên cứu này, sáu mô hình hồi quy được chạy trên 220 quan sát trên phần mềm SPSS. Mỗi hồi quy phân tích biến phụ thuộc GOP và biến độc lập như quy mô công ty, tỷ số nợ tài chính, tỷ số tài sản tài chính cố định, các biến độc lập như
  9. vii CCCs, CCCa, CCCd, ngày tồn kho bình quân, ngày phải trả bình quân, ngày phải thu bình quân thay thế các biến vừa nêu. Lý do phải thay thế các biến độc lập là tìm ra CCC và các thành phần của CCC ảnh hưởng lên GOP như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thay đổi chính sách quản lý vốn luân chuyển có thể tác động lên khả năng sinh lời.
  10. viii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v TÓM TẮT ............................................................................................................. vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .................................................................... 1 1.1 Giới thiệu .................................................................................................. 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 1.6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................... 3 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................. 5 2.1 Deloff (2003): ........................................................................................... 5 2.2 Lazaridis và Tryfonidis (2006) ................................................................. 6 2.3 Wajahat Ali & Syed Hammad Ul Hassan (2010) ........................................... 7 2.4 Teruel và Sonalo (2007) ............................................................................ 7 2.5 Uyar (2009) ............................................................................................... 8 2.6 Samiloglu và Demirgnunes (2008) ........................................................... 8 2.7 Lamberson (1995) ..................................................................................... 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 9 3.1 Các biến, giả thiết, mô hình nghiên cứu ................................................... 9 3.1.1 Các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu................ 9 3.1.1.1 Các biến độc lập của mô hình hồi quy ...................................................... 9 3.1.1.2 Biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình hồi quy...................................... 11 3.1.2 Các giả thiết nghiên cứu.......................................................................... 11
  11. ix 3.1.2.1 Giả thiết 1 ................................................................................................ 12 3.1.2.2 Giả thiết 2 ................................................................................................ 12 3.1.2.3 Giả thiết 3 ................................................................................................ 13 3.1.2.4 Giả thiết 4 ................................................................................................ 13 3.1.2.5 Giả thiết 5 ................................................................................................ 14 3.1.2.6 Giả thiết 6 ................................................................................................ 14 3.1.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 15 3.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 15 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 15 3.2.2 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................... 17 CHƯƠNG 4: NỘI DỤNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ 19 4.1 Mô tả thống kê các biến giải thích .......................................................... 19 4.2 Tương quan giữa các biến ....................................................................... 20 4.3 Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 21 4.3.1 Mô hình hồi quy 1 ................................................................................... 21 4.3.2 Mô hình hồi quy 2 ................................................................................... 22 4.3.3 Mô hình hồi quy 3 ................................................................................... 24 4.3.4 Mô hình hồi quy 4 ................................................................................... 25 4.3.5 Mô hình hồi quy 5 ................................................................................... 26 4.3.6 Mô hình hồi quy 6 ................................................................................... 27 4.4 Phân tích kết quả mô hình hồi quy.......................................................... 28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU XA HƠN .................. 31 5.1 Kết luận ................................................................................................... 31 5.2 Kiến nghị và hướng nghiên cứu xa hơn .................................................. 31 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 33 Tài liệu tham khảo PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách mẫu 55 công ty nghiên cứu Phụ lục 2: Kết quả hồi quy 1
  12. x Phụ lục 3: Kết quả hồi quy 2 Phụ lục 4: Kết quả hồi quy 3 Phụ lục 5: Kết quả hồi quy 4 Phụ lục 6: Kết quả hồi quy 5 Phụ lục 7: Kết quả hồi quy 6
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Giới thiệu Các nhà đầu tư trên toàn thế giới đầu tư tiền của họ vào một doanh nghiệp để thu lại lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa như doanh nghiệp tư nhân và hợp danh, những người chủ doanh nghiệp có quyền điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc quản lý doanh nghiệp, vì thế chính họ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ các khoản lời và lỗ của doanh nghiệp. Mặt khác ở các công ty đa quốc gia, các nhà quản lý của công ty quản lý các công việc của công ty thay cho các chủ sở hữu của công ty nhưng các chủ sở hữu công ty thì muốn các nhà quản lý thực hiện các quyết định tạo ra các tín hiệu tích cực tới thị trường, gia tăng giá trị công ty, gia tăng lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Trọng tâm của các vấn đề tài chính doanh nghiệp là đầu tư dài hạn, cấu trúc vốn và các phương pháp định giá khác nhau. Nói tóm lại nó liên quan chủ yếu đến các kế hoạch hoặc quyết định tài chính dài hạn. Mặt khác, cũng nhiều người tin rằng các quyết định tài chính về việc quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cũng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Những quyết định tài chính này thì rất cần thiết bởi vì chúng chứng minh sự ổn định về tài chính của công ty và theo đó thị trường phát triển nhận thức về công ty. Để tìm ra phương thức mới của sự sáng tạo giá trị, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào việc quản lý hàng tồn kho và quản lý các khoản phải thu, nhưng quản lý vốn luân chuyển có một khái niệm rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm tài sản lưu động mà nó còn bao gồm nợ ngắn hạn. Một chính sách hiệu quả đối với vốn luân chuyển có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông, mặt khác một chính sách nghèo nàn có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh rất trầm trọng và có thể gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính. Tình cảnh này có thể dẫn đến việc thoái vốn và thất bại của tất cả các kế hoạch dài hạn và kết quả là các cổ đông sẽ mất hết giá trị. Tầm quan trọng của chính sách vốn luân chuyển hay việc quản lý vốn luân chuyển không thể phủ nhận trong bất kỳ tổ chức nào. Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới
  14. 2 đã tập trung về vấn đề này và thảo luận chi tiết ở nhiều nước. Các nhà nghiên cứu từ các nước đang phát triển xem xét vốn luân chuyển như là dòng máu sống của bất kỳ một tổ chức nào và đây là lý do hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện ở các nước phát triển như Pakistan, Ấn Độ và Đài Loan…Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề này ở các công ty tại Việt Nam, để tìm ra sự tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Vốn luân chuyển là một vấn đề rất quan trọng trong bất kỳ một tổ chức nào bởi vì không có sự quản lý phù hợp các thành phần vốn luân chuyển sẽ rất khó khăn cho các tổ chức để điều hành hoạt động một cách suôn sẻ. Hơn nữa, chính sách vốn luân chuyển là vấn đề chính đặc biệt là trong các nước đang phát triển và để lý giải mối quan hệ giữa chính sách vốn luân chuyển và khả năng sinh lời, nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã thực hiện những cuộc nghiên cứu ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Pakistan, Ấn Độ và Đài Loan). Mặc dù vấn đề này rất quan trọng nhưng ở Việt Nam vẫn có rất ít các cuộc nghiên cứu về nó. Vì thế, tôi quyết tâm thực hiện đề tài này để thấy được sự tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của các công ty ở Việt Nam và cố gắng lấp lỗ hổng của các nghiên cứu hiện tại cũng như trước đó. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Một điều rõ ràng là chính sách vốn luân chuyển có một số ảnh hưởng lên khả năng sinh lời của công ty, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam được thực hiện để khảo sát sự tác động này. Bài nghiên cứu sử dụng CCC (Cash Conversion Cycle – chu kỳ luân chuyển tiền mặt) là một công cụ hữu ích để đo lường mức độ mạo hiểm của chính sách vốn luân chuyển. Vì thế mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra sự ảnh hưởng của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà quản lý của công ty có thể vận dụng kết quả của nghiên cứu này để quản lý vốn luân chuyển hợp lý, gia tăng giá trị cho các cổ đông.
  15. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu chính sách vốn luân chuyển và những tác động của nó lên khả năng sinh lời của 55 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ từ 2008-2011, ngoại trừ các công ty nước, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ và cho thuê bởi vì tính chất đặc thù của chúng. Tôi sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, được đăng tải trên trang web của các công ty đó và trên trang web chính thức của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (SSC), cổng thông tin dữ liệu tài chính – chứng khoán Việt Nam (Cafef). Bài nghiên cứu này sử dụng tổng lợi nhuận hoạt động như là phương pháp đo lường khả năng sinh lợi bởi vì tôi muốn tương quan lợi nhuận hoạt động với tài sản hoạt động của công ty. Chu kỳ luân chuyển tiền tệ sẽ được sử dụng để đo lường chính sách vốn luân chuyển. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này bởi vì các dữ liệu thu thập được sẽ ở dạng chữ số và sử dụng các công cụ thống kê để phân tích, chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS. 1.6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu này cho thấy sự tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời. Giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách vốn luân chuyển phù hợp với tình hình hoạt động và mục tiêu của công ty. Đây cũng là một trong số ít những nghiên cứu ở Việt Nam về vốn luân chuyển, nghiên cứu tác động của chính sách vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời, góp phần làm phong phú kiến thức về đề tài này.
  16. 4 Bài nghiên cứu cũng đưa ra những hướng nghiên cứu tiếp theo, giúp cho các sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận của luận văn và hướng nghiên cứu xa hơn
  17. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Deloff (2003): Mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đựơc nghiên cứu bằng một mẫu là 1009 doanh nghiệp lớn phi tài chính Bỉ trong giai đoạn từ 1992 – 1996. Chính sách bán chịu và chính sách hàng tồn kho đựơc đo lường bởi số ngày các khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền mặt sử dụng như là một thước đo mở rộng trong quản trị vốn luân chuyển. Ông đã thấy rằng số ngày khoản phải thu, số ngày khoản phải trả, hàng hóa tồn kho có mối quan hệ nghịch với khả năng sinh lợi. Theo ông các công ty có thể tạo ra giá trị bằng cách giảm khoản đầu tư vào tài sản lưu động tới một mức hợp lý và rút ngắn số ngày khoản phải thu và số ngày tồn kho. Các kết quả thu thập được từ nghiên cứu này đề nghị các nhà quản lý doanh nghiệp có thể làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm số ngày phải thu khách hàng và số ngày của tài khoản hàng tồn kho. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm sút nếu các thời gian khoản phải thu dài hơn. Mẫu dựa trên một cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi Ngân hàng quốc gia Bỉ, bao gồm các báo cáo tài chính của 2000 công ty quan trọng nhất của Bỉ. Mẫu được xây dựng như sau. Bắt đầu với 1637 doanh nghiệp mà báo cáo tài chính đã có sẵn cho mỗi năm trong giai đoạn 1991-1996. Bởi vì bản chất cụ thể của các hoạt động của mình, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp NACE 1 (năng lượng và nước ), 8 (" tài chính và ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ kinh doanh, cho thuê ) và 9 (" các dịch vụ khác") bị loại khỏi mẫu. Một số các công ty có dữ liệu bị bỏ sót cũng đã được loại bỏ. Vì vậy, một bảng điều khiển cân bằng được thiết lập với 5045 quan sát thu được của 1009 công ty trong giai đoạn 1992-1996. Hai cách đo lường lợi nhuận được sử dụng: thu nhập ròng và tổng thu nhập. Thu nhập ròng là doanh thu trừ chi phí bán hàng, bao gồm khấu hao và trả góp. Tổng thu
  18. 6 nhập là thu nhập ròng cộng khấu hao và trả góp. Cả hai đều được chia cho tổng tài sản trừ tài sản tài chính. Đối với một số doanh nghiệp trong mẫu, tài sản tài chính, mà chủ yếu là cổ phần trong các công ty khác, là một phần quan trọng của tổng tài sản. Đó cũng là lý do tại sao lợi nhuận trên tài sản không được coi là một thước đo của khả năng sinh lợi: khi một công ty có chủ yếu là các tài sản tài chính trên bảng cân đối kế toán của mình, các hoạt động để tạo ra lợi nhuận của nó sẽ góp phần nhỏ để sinh lợi tính trên tổng thể tài sản. Các cách đo lường khả năng sinh lợi được tạo ra trên thị trường chứng khoán không được tính bởi vì chỉ có một số giới hạn các công ty Bỉ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Số ngày khoản phải thu được tính bằng cách (các khoản phải thu x 365)/ doanh thu bán hàng. Số lượng hàng tồn kho [hàng tồn kho x 365]/chi phí bán hàng. Số ngày khoản phải phải (các khoản phải trả x 365)/ tổng số hàng mua. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt được sử dụng như một thước đo toàn diện của chính sách quản lý vốn luân chuyển. Vòng quay tiền mặt chỉ đơn giản là (số ngày các khoản phải thu + số ngày hàng tồn kho - số ngày các khoản phải trả Ngoài ra, kích cỡ (các logarit tự nhiên của doanh số bán hàng), tăng trưởng doanh số bán hàng [(doanh số bán hàng năm nay - doanh số bán hàng của năm trước) / doanh số bán hàng của năm trước)], các tỷ lệ nợ tài chính (tổng nợ tài chính / tổng tài sản), và tỷ lệ tài sản tài chính cố định so với tổng tài sản được xem như là các biến độc lập khác trong các hồi quy. Tài sản tài chính cố định là cổ phần các công ty khác (chủ yếu là liên kết), để đóng góp vào các hoạt động của công ty để giữ chúng, bằng cách thiết lập một mối quan hệ lâu dài và cụ thể, và các khoản vay đã được cấp cùng một mục đích. Đối với một số công ty thì tài sản đó là một phần quan trọng trong tổng tài sản. 2.2 Lazaridis và Tryfonidis (2006) Tập trung vào thị trường chứng khoán Athen và nghiên cứu 131 công ty niêm yết trong thời kỳ từ 2001-2004 để khảo sát tác động của việc quản lý vốn luân chuyển
  19. 7 hiệu quả lên lợi luận. Họ sử dụng tổng lợi nhuận hoạt động như là một công cụ đo lường khả năng sinh lợi. Không giống như các nghiên cứu trước, họ sử dụng CCC, size của công ty, tài sản tài chính cố định, tỷ số nợ tài chính như là các biến độc lập. Kết quả thì tương tự như các nghiên cứu trước đó là tỷ suất sinh lợi và chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tương quan nghịch với nhau. 2.3 Wajahat Ali & Syed Hammad Ul Hassan (2010) Nghiên cứu mẫu gồm 47 công ty ở Thụy Điển trong thời kỳ từ 2004 đến 2008. Nghiên cứu của tác giả cũng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa chính sách vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty Thụy Điển. Mô hình nghiên cứu được chạy dựa trên 185 quan sát, sử dụng phần mềm SPSS. Nghiên cứu này thì cho thấy không có mối quan hệ giữa chính sách vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các công ty Thụy Điển, nhưng lại có mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và số ngày khoản phải thu, số ngày khoản phải trả và số ngày hàng tồn kho. 2.4 Teruel và Sonalo (2007) Nghiên cứu xu hướng vốn luân chuyển ở các doanh nghiệp nhỏ và trung bình ở Tây Ban Nha. Họ thu thập dữ liệu từ 8872 công ty trong thời kỳ từ 1996-2002. Họ sử dụng ROA như là một biến phụ thuộc và số ngày khoản phải thu, số ngày khoản phải trả, số ngày hàng tồn kho và chu kỳ luân chuyển như là một biến độc lập. Ngoài ra quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng doanh thu được sử dụng như là một biến điều khiển. Họ tìm ra mối quan hệ nghịch giữa số ngày khoản phải thu và số ngày hàng tồn kho với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này có nghĩa là nếu công ty có số ngày tồn kho lớn và số ngày khaỏn phải thu lớn thì nó sẽ làm giảm lợi nhuận. Họ cũng nhận thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn sẽ làm gia tăng lợi nhuận, Tôi đã thảo luận trước đây trong bài báo cáo rằng CCC được sử dụng như là công cụ đo lường mức độ mạo hiểm của chính sách vốn luân chuyển. Như vậy nghiên cứu này gián tiếp chỉ ra rằng chính sách vốn luân chuyển có thể gia tăng lợi nhuận.
  20. 8 2.5 Uyar (2009) Tác giả cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa chính sách vốn luân chuyển, tỷ suất lợi nhuận và quy mô công ty. Trọng tâm là các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), ông thu thập dữ liệu từ 166 công ty từ 7 ngành công nghiệp khác nhau trong vòng 1 năm (2007). Ông sử dụng tổng tài sản và doanh thu ròng như là một biến để đo lường quy mô công ty và ROA như là một biến để đo lường tỷ suất sinh lợi. ANOVA và tương quan Pearson được chạy để tìm ra sự kết hợp giữa CCC với quy mô công ty và giữa CCC với khả năng sinh lợi. Không ngạc nhiên khi có tồn tại một mối quan hệ ngược chiều giữa CCC và quy mô công ty, giữa CCC và khả năng sinh lợi. 2.6 Samiloglu và Demirgnunes (2008) Tác giả xem xét các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ cho các nghiên cứu của họ. Nghiên cứu của họ không chỉ có giá trị giống như phát hiện của Uyar, họ còn thấy rằng khả năng sinh lợi và sự tăng trưởng của doanh thu có mối quan hệ trực tiếp với nhau. 2.7 Lamberson (1995) Cố gắng tìm ra sự tác động của những thay đổi trong hoạt động kinh tế lên chính sách quản lý vốn luân chuyển. Ông nghiên cứu 50 công ty nhỏ ở Mỹ trong thời kỳ từ 1980 đến 1991. Ông kết luận rằng các công ty đồng nhất về việc đầu tư của họ vào vốn luân chuyển và việc đầu tư của họ không gia tăng trong suốt thời kỳ mở rộng kinh tế, vì thế có ảnh hưởng rất nhỏ lên vốn luân chuyển của các công ty nhỏ bằng cách thay đổi trong hoạt động kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2