intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Hội nhập kinh tế đến Chi tiêu chính phủ - Nghiên cứu cho trường hợp nhóm quốc gia phát triển

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu sự tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ của nhóm quốc gia phát triển trong dài hạn, giai đoạn 2000-2015. Trong đó, đặt sự tác động này ở một viễn cảnh rộng hơn; mà tại đó, không chỉ thương mại mà sự linh hoạt của dòng vốn đầu tư cũng cần được kiểm định để thể hiện sự ảnh hưởng lên từng khoản chi tiêu đặc thù của các quốc gia phát triển trong dài hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Hội nhập kinh tế đến Chi tiêu chính phủ - Nghiên cứu cho trường hợp nhóm quốc gia phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lệ Thanh TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ ĐẾN CHI TIÊU CHÍNH PHỦ. NGHIÊN CỨU CHO TRƢỜNG HỢP NHÓM QUỐC GIA PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC HÙNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tác động của Hội nhập kinh tế đến Chi tiêu chính phủ. Nghiên cứu cho trƣờng hợp nhóm quốc gia phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thanh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Lý do nghiên cứu ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu ..................................................3 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu .......................................4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 1.3.2 Phạm vi thu thập dữ liệu............................................................................4 1.3.3 Lý do chọn mẫu ......................................................................................... 4 1.3.4 Dữ liệu chi tiêu chính phủ theo tiêu chuẩn của COFOG .......................... 5 1.3.5 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................5 1.4 Đóng góp mới của nghiên cứu..........................................................................6 1.5 Kết cấu của nghiên cứu ....................................................................................7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...8 2.1 Chi tiêu chính phủ ............................................................................................. 8 2.1.1 Khái niệm Chi tiêu chính phủ....................................................................8 2.1.2 Chi tiêu chính phủ theo chức năng ............................................................ 9 2.2 Hội nhập kinh tế .............................................................................................. 11 2.2.1 Độ mở thương mại................................................................................... 11 2.2.1.1 Khái quát ............................................................................................. 11 2.2.1.2 Một số lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế .......................... 12 2.2.1.3 Lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman (The new trade theory) .............................................................................................................. 15
  4. 2.2.2 Sự linh hoạt của dòng vốn đầu tư ............................................................ 17 2.2.2.1 Khái quát ............................................................................................. 17 2.2.2.2 Các lý thuyết vĩ mô ........................................................................... 18 2.2.2.3 Các lý thuyết vi mô ........................................................................... 19 2.3 Tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ................................ 22 2.3.1 Lý thuyết về hành vi quản lý và chính trị (The political theories of fiscal policy ; The theories of political and administrative behaviour) ..................... 22 2.3.2 Lý thuyết mang tính phi chính trị (The non-political theories of fiscal policy) ...............................................................................................................25 2.3.3 Lý thuyết về sự học hỏi ( The learning theory) .......................................27 2.4 Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 28 2.4.1 Giả thuyết bù đắp và giả thuyết hiệu quả ................................................28 2.4.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ...................................................... 29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33 3.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.2 Mô tả biến và đo lƣờng biến...........................................................................33 3.2.1 Biến phụ thuộc......................................................................................... 33 3.2.2 Biến độc lập ............................................................................................. 36 3.2.3 Biến kiểm soát ......................................................................................... 38 3.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng .................................................................................40 3.3.1 Phương pháp ước lượng trung gian (PMG – Pooled mean group) .........40 3.3.2 Kiểm định tính dừng và tính đồng liên kết..............................................42 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 43 4.1 Kiểm định tính dừng và tính đồng liên kết ................................................... 43 4.2 Giải thích kết quả kiểm định theo Phƣơng pháp ƣớc lƣợng trung gian (PMG) ..................................................................................................................... 46 4.2.1 Nhận xét chung ........................................................................................ 46 4.2.2 Chi tiêu chính phủ theo chức năng .......................................................... 47 4.2.2.1 Biến kiểm soát.................................................................................... 47
  5. 4.2.2.2 Biến độc lập ........................................................................................ 50 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 56 5.1 Kết luận ............................................................................................................56 5.2 Một số kiến nghị ............................................................................................. 57 5.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ..................................................61 DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FPI Foreign Portfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế GFS Government Finance Statistics Thống kê tài chính chính phủ COFOG The Classification of the Phận loại chi tiêu chính phủ theo Function of Government chức năng ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh Cooperation and Development tế PMG Pooled mean group Phương pháp ước lượng trung gian ECM Error correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số REM Random effect model Mô hình tác động ngẫu nhiên FEM Fixed effect model Mô hình tác động cố định OLS Ordinary Least Square Mô hình bình phương nhỏ nhất
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 : Kết quả kiểm định theo Phƣơng pháp ƣớc lƣợng trung gian (PMG – Pooled mean group) DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục A.1: Mô tả chi tiêu chính phủ theo chức năng (functions và sub- functions) Phụ lục A.2: Danh sách 30 quốc gia phát triển trong nghiên cứu Phụ lục A.3: Thống kê mô tả cho các biến nghiên cứu Phụ lục A.4: Kiểm định tính dừng Fisher
  8. TÓM TẮT Cuộc tranh luận suốt nhiều thập kỷ giữa hai trường phái giả thuyết bù đắp (compensation hypothesis) và giả thuyết hiệu quả (efficiency hypothesis) cho sự tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ là động lực để tiếp tục thực hiện nghiên cứu trong tương lai. Cơ chế bù đắp là trung tâm của sự chú ý cho những nền kinh tế mở trong suốt những năm 1970s và 1980s như Cameron (1978) và Katzenstein (1985) đã chỉ ra. Sau đó, tiếp tục được các nhà nghiên cứu khẳng định cho giai đoạn những năm 1990s bên cạnh một số nhận định thiên về giả thuyết hiệu quả. Tất cả nghiên cứu ấy, bên cạnh yếu tố thời gian là một trong những cơ sở để các tác giả trước đưa ra kết luận ( các nghiên cứu cho giai đoạn 1970s và 1980s) thì nhìn chung vẫn tồn tại một số vấn đề (các nghiên cứu cho thời kỳ 1970s; 1980s và 1990s) để tác giả của bài luận này tiếp tục tìm hiểu. Nghiên cứu này lần đầu kiểm định sự tác động của hội nhập kinh tế đến từng hạng mục chi tiêu chính phủ giai đoạn những năm 2000s. Trong đó, chú trọng vào tính chất thống nhất dài hạn của nhóm nước phát triển. Có thể nói, kết quả cho thấy, sự tác động cùng chiều trong dài hạn của Độ mở thương mại và Dòng vốn đầu tư lên khoản chi Lĩnh vực phục vụ kinh tế, Chi tiêu công tổng thể ( productive spendings) diễn ra cùng với sự tác động ngược chiều trong dài hạn của 2 biến này lên khoản chi Phúc lợi xã hội (unproductive spending). Vì vậy, mang đến những lập luận rõ ràng hơn để ủng hộ cho giả thuyết hiệu quả. Theo đó, đối với nhóm quốc gia phát triển, mỗi chính phủ cần có hành vi thích hợp nhằm năng cao năng suất, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa kinh tế giữa những quốc gia tương đồng về trình độ phát triển hoặc tiềm lực kinh tế; và cơ hội để mở rộng sức ảnh hưởng trên thị trường toàn cầu.
  9. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu Trong những thập kỷ trở lại đây, có thể nói xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã và đang ảnh hưởng tới nhiều mặt của nền kinh tế vĩ mô các quốc gia. Một trong số đó chính là sự ảnh hưởng của nó lên chi tiêu chính phủ và hệ thống thuế của một quốc gia. Theo một số nhà nghiên cứu, sự hội nhập sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu quả của các chính sách trong nước cũng như gây ra các sức ép cạnh tranh tác động phần nào đến hành vi của chính phủ sở tại. Các nhà kinh tế học cũng như các nhà nghiên cứu chính trị có xu hướng thể hiện sự quan tâm của họ vào mối quan hệ giữa quy mô chính phủ và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Cameron (1978) là người khởi đầu cho nghiên cứu về độ mở kinh tế và quy mô chính phủ với mẫu nghiên cứu cho 18 nước OECD. Tiếp theo đó, những cuộc tranh luận về mối liên hệ giữa hội nhập kinh tế và chi tiêu chính phủ đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, nhìn chung đã hình thành nên hai trường phái giả thuyết trái ngược nhau. Đó là “giả thuyết hiệu quả” (efficiency hypothesis) nhấn mạnh sức ảnh hưởng của hội nhập kinh tế lên phía cung (supply side) của chính phủ và “giả thuyết bù đắp” (compensation hypothesis) coi trọng sự tác động của vấn đề này ở phía cầu (demand side) của chính phủ (Gemmell và Cộng sự ,2007). (trình bày ở chương 2) Mặc dù đã có sự tồn tại của nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, có một số lý do để tác giả thực hiện bài nghiên cứu về chủ đề này: -Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu chỉ chú trọng phạm vi nghiên cứu cho độ mở thương mại sau đó lại đưa ra kết luận cho vấn đề hội nhập kinh tế. Trong khi đó, nhìn chung độ mở kinh tế có thể bao gồm cả sự linh hoạt của dòng vốn. Vì vậy, việc chỉ sử dụng độ mở thương mại có thể làm cho các kết luận có thể sẽ không thể bao quát hết. Mặt khác, dù vẫn có một số nghiên cứu đề cập đến yếu tố dòng vốn đầu tư bên cạnh độ mở thương mại, tuy nhiên nhìn chung vẫn ở dạng sơ khai và chưa chi tiết, ví dụ như các nghiên cứu của Rodrik (1997), Quinn (1997), Kaufman & Segura et al. (2001), Garret & Mitchell (2001), Swank (2001), Bretschger & Hettich (2002). Các nghiên cứu của các tác giả này chủ yếu sử dụng một chỉ số làm
  10. 2 đại diện như chỉ số tự do hóa tài khoản vốn và chỉ số mức luân chuyển vốn hoặc có khi sử dụng biến FDI nhưng lại cho ra kết luận cho sự không tác động của chúng lên chi tiêu chính phủ (Garret & Mitchell, 2001). Và điều quan trọng là những chỉ số này hầu hết được sử dụng để kiểm tra tính vững cho các nghiên cứu đó, vì thế không có nghiên cứu thật sự đặt yếu tố thương mại và đầu tư bên cạnh nhau để đồng thời thể hiện sự tác động lên chi tiêu chính phủ. Chính vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hơn cho vấn đề hội nhập kinh tế bằng cách vừa phân tích cho thương mại và đầu tư. Qua đó sẽ có những nhận xét so sánh, đánh giá cho 2 yếu tố này. -Thứ hai, rõ ràng những kết luận dựa trên dữ liệu tổng chi không thể mang đến cho các nghiên cứu trước những phân tích thuyết phục bởi nó không vận dụng được hết nền tảng của cơ sở lý thuyết. Tùy từng giai đoạn mà mỗi hạng mục chi sẽ thể hiện những xu hướng nhất định của chính sách tài khóa; trong khi đó, kể cả khi có sự cải tiến bằng các phương pháp kinh tế lượng, các kết quả âm hoặc dương của tổng chi tiêu cũng không thể mang đến những lập luận sâu sắc và phức tạp cho hành vi chính sách. Tuy nhiên, theo quan điểm của các tác giả trước, họ chỉ dừng lại ở tổng chi tiêu và kết luận ngay cho hai giả thuyết bù đắp hoặc hiệu quả. Vì thế, ở nghiên cứu này, với sự trợ giúp của lý thuyết nền, tác giả đề xuất việc nghiên cứu chi tiết các khoản chi tiêu chính phủ theo chức năng. Hơn thế, tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu theo nhóm quốc gia là hướng đi vô cùng quan trọng. Bởi những phân tích theo nhóm có sự tương đồng về chế độ và điều kiện kinh tế sẽ có giá trị hơn các nghiên cứu cố gắng mở rộng số quốc gia mà không có sự phân biệt rõ ràng. -Thứ ba, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp thì thời kỳ nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng. Để minh họa cho phát biểu này, có thể thấy, mức độ hội nhập của giai đoạn những năm 1970s và đầu những năm 1980s phản ánh sự lựa chọn chính trị của một thời kỳ bị chi phối bởi tính chất chính trị tầm quốc gia và nhu cầu phải duy trì một loạt những công cụ chính sách, như tín dụng, hối đoái, đặc biệt là chính sách hướng về phía cầu (demand-side policy). Do đó, mặc dù tồn tại nhiều hạn chế khi lựa chọn phương pháp hay sử dụng biến tổng chi,…nhưng chính
  11. 3 sự xem xét yếu tố thời gian cũng là cơ sở để các nghiên trước cho rằng nên ủng hộ giả thuyết bù đắp, kể cả khi tìm thấy sự tác động ngược chiều của độ mở thương mại lên tổng chi tiêu (tức giả thuyết hiệu quả), một số tác giả vẫn dành thiên hướng cho giả thuyết bù đắp như Garrett & Mitchell (2001). Xu hướng này sau đó vẫn tiếp tục được nhìn nhận cho các nghiên cứu thời kỳ những năm 1990s. Chính vì thế, nghiên cứu này sẽ tiếp tục tiến hành mở rộng thời kỳ nghiên cứu cho giai đoạn những năm 2000s. Theo Campell (2004), mối quan hệ giữa độ mở kinh tế và chi tiêu công là mối quan hệ phức tạp và luôn thay đổi, vì thế thật cần thiết khi ta tiến hành tìm hiểu cho một giai đoạn mới. -Thứ tư, bên cạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu theo nhóm quốc gia, không thể không nhắc đến yếu tố tác động ngắn hạn và dài hạn sau khi đã hướng đến một giai đoạn nghiên cứu mới. Trong quá khứ, các nghiên cứu, hoặc đa số chỉ thể hiện mức độ (levels) hội nhập và mức chi tiêu công tại một thời điểm nhất định; hoặc có khi một số ít có sự lưu ý đến yếu tố dài hạn nhưng lại cố gắng mở rộng số thời kỳ quan sát bằng cách lùi thời gian trở về trước và mở rộng số quốc mà không có sự phân chia theo nhóm quốc gia, vì thế thường bỏ qua khả năng mất một số thông tin quan trọng về sự thay đổi (changes) đặc trưng trong mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và chi tiêu chính phủ. Vì thế, nhìn chung, họ chưa có cái nhìn rõ ràng và chi tiết cho vấn đề này. Chính vì vậy, trong bài luận này, tác giả cho rằng việc thực hiện các chính sách tài khóa là một quá trình phức tạp và cần có thời gian để phản ứng lại các tác động của yếu tố hội nhập trước khi cho ra những kết quả cuối cùng về chính sách. Với từng khoản chi chính phủ theo chức năng và sự hỗ trợ của một phương pháp ước lượng mới, nghiên cứu có thể theo dõi được cả một quá trình của sự tác động ấy, từ trong ngắn hạn cho đến khi đạt được sự ổn định trong dài hạn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Rõ ràng, không thể phủ nhận những thành tựu mà các nghiên cứu trong quá khứ về chủ đề này đã đạt được. Tất cả chúng là nền tảng để cho tác giả của bài này
  12. 4 tìm ra các khoảng trống nghiên cứu và là động lực để tiếp tục tìm hiểu và hoàn thiện những lập luận chứng minh cho các hiện tượng kinh tế. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu sự tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ của nhóm quốc gia phát triển trong dài hạn, giai đoạn 2000-2015. Trong đó, đặt sự tác động này ở một viễn cảnh rộng hơn; mà tại đó, không chỉ thương mại mà sự linh hoạt của dòng vốn đầu tư cũng cần được kiểm định để thể hiện sự ảnh hưởng lên từng khoản chi tiêu đặc thù của các quốc gia phát triển trong dài hạn. Qua đó, chứng minh được sự ủng hộ dành cho giả thuyết bù đắp hoặc giả thuyết hiệu quả.  Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Trong dài hạn, hội nhập kinh tế có tác động như thế nào lên chi tiêu chính phủ của các quốc gia phát triển giai đoạn 2000-2015? Cụ thể là, -Độ mở thương mại và dòng vốn đầu tư có ảnh hưởng như thế nào khi chúng đồng thời cùng tác động lên một số hạng mục chi tiêu của chính phủ? 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Độ mở thương mại; Tổng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; và Chi tiêu chính phủ của các quốc gia phát triển 1.3.2 Phạm vi thu thập dữ liệu Tác giả thực hiện nghiên cứu cho 30 quốc gia phát triển trong giai đoạn 2000 -2015. Cụ thể, nhóm quốc gia này là những đại diện đặc trưng cho các nền kinh tế phát triển đến từ một số khu vực trên thế giới như Châu , Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu u (Phụ lục A.2) 1.3.3 Lý do chọn mẫu -Nhóm quốc gia phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại và đầu tư toàn cầu -Ở những quốc gia này, phần lớn có tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI của một nước vừa tiếp nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước
  13. 5 -Kim ngạch thương mại hai chiều của nhóm nước này chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu -Nhóm quốc gia này thường thể hiện các hành vi khá tương đồng nhau do có sự ngang bằng về trình độ phát triển, điều mà nhóm nước đang phát triển sẽ không thể hiện rõ ràng bằng. -Cách sắp xếp các hạng mục chi tiêu theo chức năng sử dụng cho nghiên cứu này dựa trên sự phù hợp với các hoạt động của những quốc gia này -Ở các nghiên cứu trước, những nhận định cho nhóm nước phát triển thường không có sự phân biệt với nhóm nước đang phát triển, do đó không đáp ứng về một nghiên cứu đặc trưng theo nhóm và các kết luận cũng không thể mang tính vững cao 1.3.4 Dữ liệu chi tiêu chính phủ theo tiêu chuẩn của COFOG -COFOG cho phép kiểm định xu hướng theo thời gian trong chi tiêu chính phủ theo từng chức năng đặc thù và được áp dụng cho các so sánh quốc tế giữa các chính phủ -Số liệu được cập nhật thường xuyên -COFOG dựa trên một số tiêu chuẩn phân loại quốc tế. Theo đó: COFOG có cách phân chia tương tự ISIC (The International Standard Industrial Classification of All Economic Activities), nhưng COFOG phù hợp hơn ISIC vì sự phân loại các khoản chi tiêu chính phủ của COFOG chi tiết và cụ thể hơn. Khoản chi Chăm sóc sức khỏe trong COFOG phù hợp với SHA (System of Health Accounts). Trong khi đó, hạng mục chi Giáo dục tham khảo dựa trên ISCED (the International Classification of Education). Và khoản chi Phúc lợi xã hội dựa trên ESSPROS (the European System of Integrated Social Protection Statistics) 1.3.5 Bối cảnh nghiên cứu -Những năm 1970s đến đầu những năm 1980s là thời kỳ khi sự quốc tế hóa kinh tế của thị trường hàng hóa có thể được đảm bảo bằng những phương pháp bảo vệ trong thị trường tài chính và sự can thiệp của hệ thống phúc lợi (Huber và
  14. 6 Stephens, 1998). Ở giai đoạn này, một chính sách phúc lợi thông thoáng có thể mang đến sự an toàn cần thiết cho các chiến lược mang chủ trương xuất khẩu (Adserà và Boix, 2002; Ruggie, 1997) -Tiếp đó, quá trình hội nhập của các quốc gia tiếp tục và mở rộng trong suốt những năm cuối 1980s đến giữa những năm 1990s. Thời kỳ mới của sự toàn cầu hóa kinh tế này về cơ bản đã chuyển đổi nền tảng chính trị - kinh tế và nhận thức về chế độ phúc lợi (Ruggie, 1997; Huber và Stephens, 1998; Jahn,2006). Theo đó, chính phủ đã bắt đầu nhen nhóm và đối mặt với nhiều vấn đề khác khi thị trường quốc tế mang đến nhiều sức ép hơn cho việc ra các quyết sách kinh tế của quốc gia sở tại. -Xu hướng này càng rõ ràng khi hội nhập kinh tế diễn ra một cách năng động trong giai đoạn những năm 2000s cho đến nay, đi kèm theo đó là sự chuyển đổi từ chính sách kinh tế hướng về phía cầu ( bù đắp cho người dân bằng các khoản chi phi năng suất) sang những chính sách tập trung vào phía cung (xây dựng sức mạnh trong dài hạn, sự cạnh tranh cho nền kinh tế). 1.4 Đóng góp mới của nghiên cứu Thứ nhất, áp dụng phương pháp PMG đã mang đến những ưu điểm mà các phân tích sử dụng phương pháp ước lượng khác không có được và đáp ứng được kỳ vọng về một nghiên cứu tác động dài hạn đồng nhất cho nhóm quốc gia phát triển, điều mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện được. Thứ hai, làm rõ vai trò của những phân tích theo nhóm quốc gia. Theo đó, đây là điều kiện quan trọng để có thể tối ưu các kết quả nghiên cứu trong một thế giới toàn cầu hóa có sự tham gia của nhóm quốc gia phát triển và nhóm đang phát triển Thứ ba, nghiên cứu đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu bằng cách tiếp cập mới với sự phân chia chi tiêu chính phủ thành các khoản chi năng suất (productive spendings) và phi năng suất (unproductive spendings) để xem xét từng hạng mục chi tiêu dựa trên ý tưởng của các tác giả nghiên cứu về sự tác động của
  15. 7 chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Và có thể nói, sự kiểm định chi tiết đã mang đến những kết quả rõ ràng hơn những gì mà các tác giả khác đã thực hiện. Thứ tư, thay vì chỉ quan tâm yếu tố thương mại như các tác giả trước, nghiên cứu này cũng đồng thời kiểm định tác động của thương mại và đầu tư lên từng hạng mục chi tiêu chính phủ và có sự so sánh về mức độ tác động giữa 2 nhân tố này cho một giai đoạn mới. Theo đó, đã chứng minh được sự giao lưu hai chiều của hàng hóa và sự linh hoạt của dòng vốn đầu tư cùng có tác dụng trong việc ảnh hưởng đến hành vi chính sách của quốc gia phát triển. 1.5 Kết cấu của nghiên cứu Chương 1 : Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Chi tiêu chính phủ 2.1.1 Khái niệm Chi tiêu chính phủ Nhìn chung, chi tiêu chính phủ có thể được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, chi tiêu chính phủ là tổng hợp tất cả các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và một số đối tượng khác khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động của Chính phủ. Theo nghĩa hẹp, đây là những chi phí trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được tài trợ bởi Chính phủ thông qua chi ngân sách Nhà nước. Kormendi & Meguire (1985) và Barro (1991) cho rằng chi tiêu chính phủ được khái niệm thông qua việc phản ánh chính sách tài khoá, tiêu dùng chính phủ. Shah (2003) lại cho rằng chi tiêu chính phủ là khoản chi được chính phủ thực hiện thông qua các nguồn thu như thuế, phí, lệ phí,.. nhằm chi trả cho các khoản chuyển nhượng đến các cá nhân và doanh nghiệp, thanh toán lãi cho các khoản nợ vay và tài trợ cho các chi tiêu tổng thể của chính phủ Theo Bùi Đại Dũng (2012), chi tiêu chính phủ hiện nay ở khá nhiều nước trên thế giới mang tính chất chính trị, nó là sự chia sẻ lợi ích từ “bầu sữa” ngân sách được hợp pháp hóa thông qua chính sách tài khóa thường niên và quy trình chi tiêu ngân sách hiện được thừa nhận như một tập quán khó thay đổi. Có thể nói, dù nghĩa rộng sẽ phản ánh đầy đủ hơn chi phí xã hội của các hoạt động của Chính phủ, nhưng những khái niệm của các nhà nghiên cứu trên có xu hướng thiên về định nghĩa chi tiêu chính phủ theo nghĩa hẹp do những khó khăn rất lớn trong việc ước tính chi phí đó. Chính vì thế, trong phạm vi và sự phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn khái niệm chi tiêu chính phủ là những khoản chi tiêu của Chính phủ, các cấp chính quyền thông qua ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho những hoạt động và chức năng quản lý của chính quyền.
  17. 9 2.1.2 Chi tiêu chính phủ theo chức năng Khi quy mô chính phủ là vấn đề liên quan đến sự lựa chọn công, các thành phần của nó trở nên được quan tâm cho các cuộc thảo luận chính sách. Vì vậy khi đề cập đến chi tiêu chính phủ nói chung, không thể không nói đến các hạng mục của nó. Các lý thuyết kinh tế và nghiên cứu trước đây thường đặt mối quan tâm các hạng mục của chi tiêu chính phủ trong mối quan hệ với tăng trường kinh tế. Theo đó, cấu trúc của chi tiêu công có thể trở thành công cụ hữu ích trong việc gây ảnh hưởng đến mức độ và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng của chúng lên tổng cung. Cốt lõi của chính sách tối ưu là những mô hình chính sách công dựa trên sự tăng trưởng nội sinh, thực tế được biết đến như một sự mở rộng của lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Trong ngân sách chính phủ, các khoản chi được phân loại dựa trên mục đích, chức năng để có thể so sánh, đối chiếu các hoạt động chính yếu theo thời gian. Những sự trình bày theo chức năng sẽ tiết lộ xu hướng và khả năng so sánh với các khoản chi khác. Oxley và Martin (1991); Saunders (1993) xếp chi tiêu chính phủ gồm khoản chi cho hàng hóa công thuần túy (pure goods), hàng khuyến dụng (merit goods), khoản chi chuyển giao (tranfers), các dịch vụ kinh tế và các khoản chi khác không được phân loại. Trong khi đó, Barro và Sala-i-Martin (1995), Kneller (1999) chia chi tiêu chính phủ thành hai hạng mục chính : một là khoản chi có tác động đến năng suất (productive expenditure), bao gồm dịch vụ công tổng thể (public services), quốc phòng (defense), bảo vệ an ninh và trật tự ( public order and national safety), giáo dục (education), y tế (health), đây là những khoản chi được Uỷ ban Châu u xem như những khoản chi “thân thiện” với sự tăng trưởng của đất nước ( growth-friendly expenditures) ; và hai là khoản chi phi sản xuất (non-productive expenditure) như văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo ( culture, recreation, religion) và phúc lợi xã hội (social protection).
  18. 10 Guru (2016) cho rằng những khoản chi tiêu công giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được gọi là khoản chi phát triển (developmental expenditures). Rõ ràng sự phân chia chi tiêu chính phủ thành phát triển và phi phát triền ( developmental expenditures và non-developmental expenditures) là phiên bản mới của sự phân chia chi tiêu chính phủ có tính sản xuất (productive expenditures) và phi sản xuất (non-productive expenditures) theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển. Theo đó, khoản chi cho quốc phòng và quản trị dân sự (defense và civil administration) giúp duy trì các điều kiện cho các hoạt động tạo ra năng suất cho kinh tế đất nước được vận hành một cách thuận lợi. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, khoản chi cho quốc phòng và quản trị dân sự có thể gián tiếp mang lại năng suất (productive). Tương tự, trước đây khoản chi cho giáo dục và y tế được xếp vào dạng phi phát triển (non-developmental type). Tuy nhiên, hiện nay xu hướng chi cho giáo dục và y tế của chính phủ với một mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện sự tăng trưởng của nhân tố được gọi là vốn con người (human capital), qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung cũng như vốn vật chất (physical capital), điều này đặc biệt có ý nghĩa với các quốc gia đang phát triển. Do đó, trong một số trường hợp, các khoản chi này cũng được xem như những khoản chi phát triển (developmental expenditure). Có thể nói, những khoản chi tiêu công có khả năng tác động đến năng suất (productive public expenditures) có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của khu vực tư, tạo ra ngoại tác tích cực đến các doanh nghiệp và có tác động cùng chiều với năng suất biên của vốn và lao động. Trong khi đó, các khoản chi tiêu công phi năng suất (non- productive public expenditures) lại tác động trực tiếp đến xã hội nói chung (Angelopoulos, 2006; Devarajan, 1996) , ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân nước đó nhưng không làm thay đổi mức hiệu quả của khu vực tư (Barro và Sala-i- Martin, 1995) Tóm lại, có thể thấy rằng cách phân chia thành phần chi tiêu chính phủ của các nhà nghiên cứu ( ví dụ như developmental và non-developmental; pro- ductive và unproductive ) không dựa hoàn toàn vào tiêu chuẩn chính thống nào,
  19. 11 mặc dù những phân chia đó vẫn có sự tương đồng về bản chất. Vì thế nhìn chung, đôi khi nó mang tính chất của một sự phân chia khá tùy ý và hoàn toàn có sự xem xét về việc phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu. Do đó, trong giới hạn của bài luận này, để phục vụ cho nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ, tác giả sẽ vận dụng cách cấu trúc chi tiêu chính phủ của một số nghiên cứu như Kneller (1999) và Guru (2016),…; theo đó khoản chi như giáo dục, … cũng sẽ được xem có tính chất tác động đến năng suất và tạo điều kiện cho các nhân tố khác phát triển.(Chi tiết sẽ trình bày ở chương 3) 2.2 Hội nhập kinh tế Toàn cầu hóa là gì Có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực. Trong đó, sự hội nhập kinh tế thể hiện ở việc hàng hóa, vốn, thông tin, lao động, …vận động thông thoáng; và mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau tạo nên mạng lưới quan hệ đa chiều có sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, đặc trưng nổi bật cho sự năng động của hội nhập kinh tế là sự giao thương trên thị trường toàn cầu và sự linh hoạt của dòng vốn đầu tư ở cả hai chiều của mỗi quốc gia. 2.2.1 Độ mở thƣơng mại 2.2.1.1 Khái quát Không chỉ riêng độ mở thương mại, khi đề cập đến sự mở cửa của nền kinh tế nói chung, Fisher (2003) cho rằng quá trình tiếp theo của sự độc lập kinh tế với mức độ lớn hơn của các quốc gia được phản ánh trong sự tăng lên của khối lượng giao dịch, trao đổi thương mại xuyên quốc gia của hàng hóa và dịch vụ, sự phát triển của lượng dòng vốn quốc tế và sự tăng lên của dòng lao động luân chuyển linh hoạt giữa các nước. Theo Muhammad Shahbaz (2012), nỗ lực tạo sự thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước được biết đến như đặc trưng của độ mở thương mại. Ngân hàng Thế giới (2002) nhấn mạnh lợi ích của độ mở thương mại cho các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn tiếp theo của làn sóng tự do hóa kinh tế.
  20. 12 Họ phân loại các quốc gia đang phát triển thành hai nhóm có mức tự do hóa cao và có mức tự do hóa kém, nhóm nước có độ mở hơn sẽ có khả năng tham gia vào thị trường hàng hóa toàn cầu hơn là việc chỉ dựa vào tình trạng xuất khẩu truyền thống thuần túy. Theo Romer (1990), độ mở thương mại cho phép các nhà sản xuất trong nước kết nối với một lượng lớn các loại hàng hóa và mở rộng một cách có hiệu quả nền tảng của các hiểu biết về năng suất. Coe & Helpman (1995) cho rằng các nghiên cứu của Romer (1990), Aghion & Howitt (1992) và Grossman & Helpman (1991) có ngụ ý tương tự nhau, đó là năng suất các nhân tố tổng hợp tăng khi thương mại của một quốc gia phát triển theo hướng có độ mở đáng kể. 2.2.1.2 Một số lý thuyết cổ điển về thƣơng mại quốc tế  Chủ nghĩa trọng thƣơng ( The mercantile theory) Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như: Các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về… Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về thương mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương. (Wikipedia, 2008) Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người Anh), Thomas Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-1584, người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa trọng kim. Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2