intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý vốn luân chuyển như: Kỳ lưu kho, kỳ thu tiền khách hàng, kỳ trả nợ và kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------- HOÀNG THỊ NGỌC DUNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------- HOÀNG THỊ NGỌC DUNG TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn GS. TS. Trần Ngọc Thơ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Người thực hiện Hoàng Thị Ngọc Dung Học viên cao học lớp TCDN –K26 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình, đồ thị TÓM TẮT ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................... 2 1.1 Giới thiệu đề tài ..................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 3 1.5 Bố cục luận văn ..................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................................................................. 4 2.1 Tổng quan lý thuyết .............................................................................. 4 2.1.1 Định nghĩa vốn luân chuyển ................................................................. 4 2.1.2 Các thành phần của vốn luân chuyển .................................................... 4 2.1.3 Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi ............. 5 2.1.4 Tác động của quy mô tài sản đến khả năng sinh lợi.............................. 8 2.1.5 Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi ................................. 8 2.1.6 Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lợi ............. 9 2.1.7 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản .................................................................. 11 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ............................................. 12 2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................. 12 2.2.1.1 Các nghiên cứu ở Mỹ và một số nước Châu Âu .............................. 12
  5. 2.2.1.2 Các nghiên cứu một số nước Châu Á ............................................... 14 2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................ 20 3.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 20 3.2 Các biến và giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 21 3.2.1 Biến phụ thuộc và biến giải thích trong mô hình nghiên cứu ............ 21 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 22 3.3 Dữ liệu và xử lý dữ liệu ...................................................................... 23 3.4 Mô hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định mô hình .................. 24 3.4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 24 3.4.2 Phương pháp kiểm định mô hình........................................................ 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 26 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................... 26 4.1.1 Mô tả kết cấu mẫu nghiên cứu theo nhóm ngành kinh tế ................... 26 4.1.2 Giá trị trung bình của các biến theo ngành ......................................... 27 4.1.3 Giá trị trung bình của các biến qua các năm ....................................... 28 4.1.4 Các chỉ số thống kê mô tả .................................................................... 33 4.2 Phân tích tương quan........................................................................... 34 4.3 Phân tích hồi quy................................................................................. 35 4.3.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM ............................................ 35 4.3.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS ............................................ 40 4.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM ........................................... 44 4.3.4 So sánh kết quả ước lượng theo phương pháp FEM, GLS và REM .. 49 4.4 Kiểm định để chọn mô hình phù hợp .................................................. 51 4.4.1 Kiểm định Likelihood ratio ................................................................. 51 4.4.2 Kiểm định Hausman ............................................................................ 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................. 60 5.1 Kết luận ............................................................................................... 60
  6. 5.2 Những gợi ý về hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 61 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR (Number of days accounts receivable) Kỳ thu tiền khách hàng AP (Number of days accounts payable) Kỳ trả nợ ngắn hạn CCC (Cash Conversion Cycle) Chu kỳ luân chuyển tiền DEBT (Ratio of debt to liabilities) Tỷ số nợ trên tổng tài sản ES (Economic sector) Nhóm ngành kinh tế FEM (Fixed Effects Model) Mô hình ảnh hưởng cố định GDPGR (Gross Domestic Product Growth) Tốc độ tăng trưởng GDP GLS (Generalized least squares) Bình phương tối thiểu tổng quát GOP (Gross operating profit) Lợi nhuận hoạt động gộp GOPR (Gross operating profit ratio) Tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp INV (Number of days of inventory) Kỳ lưu kho NOP (Net operating profit) Lợi nhuận hoạt động ròng NPM (Net profit margin) Biên lợi nhuận ròng REM (Random Effects Model) Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA (Return on assets) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản SGROW (Sales Growth) Tăng trưởng doanh số bán hàng SIZE (Logarithm of assets) Qui mô của công ty SME (Small and medium enterprises) Doanh nghiệp nhỏ và vừa WCM (working capital management) Quản lý vốn luân chuyển
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.1 So sánh sự khác nhau vốn luân chuyển theo ngành Bảng 3.2.1 Tổng hợp các biến nghiên cứu Bảng 4.1.1 Kết cấu mẫu nghiên cứu theo nhóm ngành kinh tế Bảng 4.1.2 Giá trị trung bình của các biến theo nhóm ngành kinh tế Bảng 4.1.3 Giá trị trung bình của các biến qua các năm Bảng 4.1.4 Các chỉ số thống kê mô tả Bảng 4.2 Ma trận tương quan Bảng 4.3.1.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM với biến giải thích AR Bảng 4.3.1.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM với biến giải thích INV Bảng 4.3.1.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM với biến giải thích AP Bảng 4.3.1.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM với biến giải thích CCC Bảng 4.3.1.5 Tổng hợp kết quả ước lượng 4 mô hình hồi quy theo phương pháp FEM Bảng 4.3.2.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS với biến giải thích AR Bảng 4.3.2.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS với biến giải thích INV Bảng 4.3.2.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS với biến giải thích AP Bảng 4.3.2.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS với biến giải thích CCC Bảng 4.3.2.5 Tổng hợp kết quả ước lượng 4 mô hình hồi quy theo phương pháp GLS Bảng 4.3.3.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM với biến giải thích AR Bảng 4.3.3.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM với biến giải thích INV Bảng 4.3.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM với biến giải thích AP
  9. Bảng 4.3.3.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM với biến giải thích CCC Bảng 4.3.3.5 Tổng hợp kết quả ước lượng 4 mô hình hồi quy theo phương pháp REM Bảng 4.3.4 So sánh sự khác nhau của kết quả ước lượng theo phương pháp FEM, GLS và REM Bảng 4.4.1.1 Kết quả kiểm định Likelihood ratio với biến giải thích AR Bảng 4.4.1.2 Kết quả kiểm định Likelihood ratio với biến giải thích INV Bảng 4.4.1.3 Kết quả kiểm định Likelihood ratio với biến giải thích AP Bảng 4.4.1.4 Kết quả kiểm định Likelihood ratio với biến giải thích CCC Bảng 4.4.2.1 Kết quả kiểm định Hausman với biến giải thích AR Bảng 4.4.2.2 Kết quả kiểm định Hausman với biến giải thích INV Bảng 4.4.2.3 Kết quả kiểm định Hausman với biến giải thích AP Bảng 4.4.2.4 Kết quả kiểm định Hausman với biến giải thích CCC
  10. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Đồ thị 4.1.3.1 Phân tích xu hướng của ROA giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.2 Phân tích xu hướng của AR giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.3 Phân tích xu hướng của INV giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.4 Phân tích xu hướng của AP giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.5 Phân tích xu hướng của CCC giai đoạn 2009 – 2016 Đồ thị 4.1.3.6 Phân tích xu hướng của DEBT giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.7 Phân tích xu hướng của SIZE giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.8 Phân tích xu hướng của SGROW giai đoạn 2009 - 2016 Đồ thị 4.1.3.9 Phân tích xu hướng của GDPGR giai đoạn 2009 - 2016
  11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt: 1. Bộ môn Chiến lược kinh doanh, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, 2009. Quản trị học. Nhà xuất bản Phương Đông. 2. Bùi Kim Phương (2011). Mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của công ty. 3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Thống kê ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 4. Ngô Thị Hồng Giang và các đồng chủ biên (2011). Kinh tế vi mô. Trường Đại học Tài chính – Marketing. 5. Nguyễn Thị Ngọc Trang và các đồng chủ biên (2008). Phân tích tài chính. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 6. Phan Thị Phượng (2012). Kiểm định mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 7. Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 8. Thái Thị Mỹ Cúc (2013). Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 9. Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014). Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 14(24) – tháng 01-02/2014. Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài: 1. Adeel Mumtaz, Muhammad Rehan, Muhammad Rizwan, Farhan Murtaza, Atif Jahanger, Hina Almas Khan (2012). Impact of Working Capital Management on firms’ performance: Evidence from Chemical sector listed
  12. firms in KSE-100 index. IOSR Journal of Business and Management (IOSR- JBM) e-ISSN: 2278-487X, p-ISSN: 2319-7668, PP 93-100 www.iosrjournals.org. 2. Agrim Aggarwal1, Rahul Chaudhary (2015). Effect of Working Capital Management on the Profitability of Indian Firms. IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM) e-ISSN: 2278-487X, p-ISSN: 2319-7668. Volume 17, Issue 8.Ver. IV (Aug. 2015), PP 34-43 www.iosrjournals.org. 3. Azhar, N., & Noriza, M. (2010). Working Capital Management: The Effect of Market Valuation and Profitability in Malaysia. International Journal of Business and Management, 5 (11), 140-147. 4. Deloof, M. (2003). Does working capital management affect profitability of Belgian firms? Journal of Business Finance & Accounting, 30(3-4), 573- 588. 5. Dong, H.P & Su, J (2010). “The relationship between working capital management and profitability: a Vietnam case”. International Research Journal of Finance and Economics, 49, pp. 59- 67. 6. Enqvist, Julius, Graham, Michael & Nikkinen, Jussi. (2013). The Impact of Working Capital Management on Firm Profitability in Different Business Cycles: Evidence from Finland. Retrieved from http://ssrn.com/abstract=1794802. 7. Filbeck, G., Krueger.T.M. (2005). “An Analysis of Working Capital Management results across industries”. Mid-American [20]. Journal of Business, 20 (2), 10-17. 8. Garcia, Joana and Martins, F. Vitorino and Brandão, Elísio. The Impact of Working Capital Management Upon Companies’ Profitability: Evidence from European Companies (November 23, 2011). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2165210.
  13. 9. Gill, A., Biger, N. and Mathur, N. (2010). The Relationship Between Working Capital Management And Profitability: Evidence From The United States, Business and Economics Journal. 10. Howorth, C., & Westhead, P. (2003). The focus of working capital management in UK small firms. Management Accounting Research, (14), 94- 111. 11. Jeyan Suganya S. N (2016). Working Capital Management and Firms‟ Profitability: The Listed Companies in Sri Lankan Context. International Journal of Emerging Research in Management &Technology ISSN: 2278- 9359 (Volume-5, Issue-7). 12. Kulkanya Napompech (2012). Effects of Working Capital Management on the Profitability of Thai Listed Firms; 227 International Journal of Trade, Economics and Vol. 3, No. 3, June 2012. 13. Lazaridis, I., & Tryfonidis, D. (2006). Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange. Journal of Financial Management and Analysis, 19(1), 26-35. 14. Mansoori and Mohammad (2012). The effect of information technology system on firm’s profitability: evidence from Singapore. Interdisciplinary journal of contemporary research in business, Vo l 4. No 5, 472-487. 15. Mian Sajid Nazir and Talat Afza (2009). Impact of aggressive working capital management policy on firms' profitability. The IUP Journal of Applied Finance, 15(8), 20-30. 16. Pedro Juan Garcia-Teruel, P. J., & Pedro Martínez-Solano, P. (2007). Effects of working capital management on SME profitability. International Journal of Managerial Finance, 3(2), 164-177.
  14. 17. Raheman, A., & Nasr, M. (2007). Working capital management and profitability-case of Pakistani firms. International Review of Business Research Papers 3(1), 279-300. 18. Samiloglu F, Demirgunes K.2008. “The Effects of Working Capital management on Firm Profitability: Evidence from Turkey”. The International Journal of Applied Economics and Finance. 2(1), 44-50. 19. Sayeda Tahmina Quayyum (2012). Relationship between Working Capital Management and Profitability in Context of Manufacturing Industries in Bangladesh. International Journal of Business and Management Vol. 7, No. 1; January 2012. 20. Shin, H. H., & Soenen, L. (1998). Efficiency of working capital management and corporate profitability. Financial Practice and Education, (8), 37-45. 21. Snober Javid (2014). Effect of Working Capital Management on SME’s Performance in Pakistan. European Journal of Business and Management www.iiste.org ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online) Vol.6, No.12, 2014. 22. Vijayakumar, A. (2011). Cash Conversion Cycle and Corporate Profitability – An Emperical Enquiry in Indian Automobile Firms. International Journal of Research in Commerce, IT & Management , 1 (2), 84-91.
  15. 1 TÓM TẮT Quản lý vốn luân chuyển là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của công ty bởi vì nó tác động đến khả năng sinh lợi của công ty. Mục tiêu nghiên cứu là để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của quản lý vốn luân chuyển cụ thể là kỳ thu tiền khách hàng, kỳ lưu kho, kỳ trả nợ, kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi (thể hiện qua tỷ suất sinh lợi trên tài sản) của 100 công ty đại chúng ở Việt Nam từ năm 2009 - 2016. Kết quả cho thấy rằng các nhà quản lý có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm kỳ thu tiền khách hàng, kỳ lưu kho, kỳ trả nợ, kỳ luân chuyển tiền. Từ khóa: Quản lý vốn luân chuyển, khả năng sinh lợi trên tài sản.
  16. 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Trong chương này bao gồm các nội dung sau: 1.1 Giới thiệu đề tài 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 1.5 Bố cục đề tài. 1.1 Giới thiệu đề tài Trong bố i cảnh nề n kinh tế đang gă ̣p nhiề u khó khăn, các công ty Việt Nam đang phải đố i mă ̣t với những bấ t ổ n và tiề m ẩ n nhiề u rủi ro như hiêṇ nay thì viêc̣ nâng cao hiêụ quả quản tri ̣ công ty trong đó có quản lý vố n luân chuyể n la ̣i trở thành mô ̣t chủ đề thu hút sự quan tâm đă ̣c biê ̣t từ góc đô ̣ nhà quản tri ̣ doanh nghiêp. ̣ Đặc biệt, trong giai đoa ̣n từ năm 2009 đế n năm 2016, khi mà hàng loạt những công ty Việt Nam phải ngừng sản xuất, đóng cửa hoặc rơi vào tình trạng khốn khó đã đặt ra dấu hỏi lớn về quản lý vốn luân chuyển như thế nào để gia tăng khả năng sinh lợi. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi thật sự có ích, thật sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp”. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý vốn luân chuyển như: Kỳ lưu kho, kỳ thu tiền khách hàng, kỳ trả nợ và kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi của công ty.
  17. 3 Qua kết quả nghiên cứu đó giúp cho lãnh đạo các công ty thấy được tầm quan trọng của việc quản lý vốn luân chuyển để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm quản lý tốt vốn luân chuyển, gia tăng giá trị của công ty. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi sau đây: Quản lý vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty hay không? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của 100 công ty đại chúng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2009 đến 2016. 1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: - Tác giả sử dụng dữ liệu bảng (Panel data); phân tích thống kê; phân tích tương quan (Correlations); phân tích hồi quy bằng các phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS - Generalized Least Squares), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM - Fixed Effect Model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model). 1.5 Bố cục luận văn: Bài luận văn được thiết kế bao gồm năm chương, nội dung của các chương được trình bày như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và gợi ý.
  18. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Trong chương này bao gồm các nội dung sau: 2.1 Tổng quan lý thuyết 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 2.1 Tổng quan lý thuyết: 2.1.1 Định nghĩa vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hoá qua tất cả các dạng tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. 2.1.2 Các thành phần của vốn luân chuyển: Tiền mặt và và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kì hạn và các khoản tiền gửi, các chứng khoán đầu tư có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng. Hàng tồn kho có thể gồm nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa (chờ bán và đang vận chuyển). Khoản phải thu: Khi một công ty bán hàng cho một công ty khác thì thường không nhận tiền ngay, những hóa đơn chưa thanh toán này là tín dụng thương mại chiếm phần lớn khoản phải thu. Các công ty bán lẻ bán chịu hàng cho người tiêu dùng là tín dụng cho người tiêu dùng.
  19. 5 Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các khoản thanh toán mà theo đó công ty sử dụng nó để nắm giữ các tài sản ngắn hạn tương ứng. Nợ ngắn hạn có khoảng thời gian thanh toán mong đợi dưới một năm. Nợ ngắn hạn có thể chia ra làm hai loại: Thứ nhất, nợ ngắn hạn phát sinh từ các hoạt động tài trợ bao gồm các khoản vay mượn ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả. Thứ hai, nợ ngắn hạn phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Thuế phải trả, chi phí phải trả, nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn, khoản phải trả người bán... 2.1.3 Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hoá qua tất cả các dạng tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản lý vốn luân chuyển chiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản lý tài chính. Quản lý vốn luân chuyển với mu ̣c tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh mô ̣t cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vu ̣ tài chính trong ngắn hạn. Hiệu quả của quản lý vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiê ̣p (Filbeck, Krueger & Preece – 2007; Faulender & Wang - 2006): Sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiê ̣p. Đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển một mặt làm giảm rủi ro thanh khoản, nhưng mặt khác sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi công ty dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển. Bảng 2.1.1 So sánh sự khác nhau vốn luân chuyển theo ngành
  20. 6 Sản xuất Bán lẻ Dịch vụ Không hoặc rất Hàng tồn kho Cao Khá thấp thấp Phải thu khách hàng Cao Thấp Thấp Phải trả người bán Từ thấp đến trung bình Rất cao Thấp Kỳ lưu kho: Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là tốc độ thu hồi vốn nhanh, do đó làm tăng khả năng thanh toán cho công ty. Kỳ lưu kho quan hệ ngược chiều với giá vốn hàng bán và quan hệ thuận chiều với hàng tồn kho. Khi các công ty phải dự trữ hàng tồn kho không chỉ bao gồm chi phí tồn trữ và rủi ro hư hỏng hay lỗi thời mà còn phải kể đến chi phí cơ hội của vốn – tức là tỷ suất sinh lợi từ các cơ hội cơ hội đầu tư khác có mức rủi ro tương đương. Lợi ích của việc duy trì hàng tồn kho thường là gián tiếp. Thí dụ, một lượng lớn tồn kho thành phẩm (tương đối lớn so với doanh số dự kiến) làm giảm rủi ro do hết hàng nếu nhu cầu hàng tăng cao đột ngột. Một nhà sản xuất chỉ giữ một lượng hàng tồn kho nhỏ rất dễ bị thiếu hàng, không thể giao hàng đúng hẹn. Tương tự, lượng tồn kho nguyên liệu lớn làm giảm nguy cơ thiếu hụt bất ngờ, giúp công ty khỏi phải cắt giảm sản xuất hay phải sử dụng nguyên liệu thay thế đắt hơn. Những đơn đặt hàng nguyên liệu lớn hơn sẽ đưa đến lượng tồn kho trung bình lớn hơn là việc nên làm nếu công ty có thể được nhà cung cấp dành cho giá rẻ hơn. Nhiệm vụ quản lý hàng tồn kho là đánh giá những lợi ích và phí tổn này và tìm ra mức tồn kho tối ưu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1