intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thay đổi quy định về vốn lên thành quả tài chính các ngân hàng - Trường hợp Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn kiểm định sự thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản do tác động của các quy định về vốn của NHNN, kèm theo các yếu tố đặc trưng ngân hàng, yếu tố vĩ mô tác động lên chỉ số NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên), chỉ số ROA (suất sinh lợi trên tổng tài sản) và ROE (suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thay đổi quy định về vốn lên thành quả tài chính các ngân hàng - Trường hợp Việt Nam giai đoạn 2006-2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MAI BẢO ANH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ VỐN LÊN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG: TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MAI BẢO ANH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ VỐN LÊN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CÁC NGÂN HÀNG: TRƢỜNG HỢP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013 Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của GS.TS Trần Ngọc Thơ. Những số liệu thống kê đƣợc lấy từ nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2015 Tác giả Mai Bảo Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM LƢỢC ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 2 1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5. Điểm mới của đề tài.......................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ........................... 7 CHƢƠNG 3: MẪU, PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 10 3.1. Đặc trƣng hệ thống ngân hàng Việt Nam ....................................................... 10 3.2. Khái quát tình hình tuân thủ các quy định NHNN về vốn của NHTM .......... 11 3.2.1.Giai đoạn 1- Áp dụng Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN ......................... 12 3.2.2. Giai đoạn 2- Áp dụng Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ........................ 12 3.2.3. Giai đoạn 3- Áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNN ............................... 12 3.2.4. Giai đoạn 4-Áp dụng Thông tư 36/2014/TT-NHNN ................................ 13 3.3. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 13 3.4. Mô hình thực nghiệm ..................................................................................... 14
  5. 3.4.1. Biến phụ thuộc ......................................................................................... 14 3.4.2. Biến độc lập ............................................................................................. 14 3.4.3. Thống kê mô tả......................................................................................... 22 3.4.4. Mô hình thực nghiệm ............................................................................... 22 3.5. Các vấn đề cần lƣu ý và lựa chọn mô hình kinh tế lƣợng .............................. 24 3.5.1. Vấn đề về mẫu: ........................................................................................ 24 3.5.2. Lựa chọn mô hình phân tích động ........................................................... 33 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................................. 36 4.1. Phƣơng pháp hồi quy tĩnh _ Mô hình FEM ................................................... 36 4.1.1. Tác động của các biến độc lập lên yếu tố thu nhập lãi thuần (NIM) ...... 36 4.1.2. Tác động của các biến độc lập lên yếu tố lợi nhuận ............................... 40 4.2. Phƣơng pháp hồi quy động GMM .................................................................. 46 4.2.1. Tác động của các biến độc lập lên yếu tố thu nhập lãi thuần (NIM) ...... 46 4.2.2. Tác động của các biến độc lập lên yếu tố lợi nhuận (RO) ...................... 51 4.3. Tổng kết kết quả nghiên cứu .......................................................................... 57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 60 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 60 5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu............................................................................ 60 5.3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Danh sách các ngân hàng sáp nhập trong giai đoạn nghiên cứu ............... 18 Bảng 3.2 Tóm tắt các biến trong mô hình ................................................................. 20 Bảng 3.3 Thống kê mô tả biến .................................................................................. 22 Bảng 3.4 Ma trận hệ số tƣơng quan .......................................................................... 26 Bảng 3.5 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (1) biến phụ thuộc là Nim1 ........... 27 Bảng 3.6 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (2) biến phụ thuộc Nim1 ............... 27 Bảng 3.7 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (3) biến phụ thuộc Nim1 ............... 28 Bảng 3.8 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (1) biến phụ thuộc ROA ................ 28 Bảng 3.9 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (2) biến phụ thuộc ROA ................ 29 Bảng 3.10 Kiểm định VIF hồi quy phƣơng trình (3) biến phụ thuộc ROA .............. 29 Bảng 3.11 Kiểm định bỏ sót biến Costeff ................................................................. 30 Bảng 3.12 Kiểm định bỏ sót biến Implicit ................................................................ 30 Bảng 3.13 Kiểm định bỏ sót biến Buscycle .............................................................. 31 Bảng 3.14 Kiểm định bỏ sót biến Inf ........................................................................ 31 Bảng 4.1 Kết quả LR Test với biến phụ thuộc NIM ................................................. 33 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Hausman test với biến phụ thuộc NIM ....................... 36 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc NIM......................................... 37 Bảng 4.4 Kết quả LR Test với biến phụ thuộc RO ................................................... 41 Bảng 4.5 Kết quả Hausman Test với biến phụ thuộc RO ......................................... 42 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy FEM với biến phụ thuộc RO ........................................... 43 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi biến phụ thuộc NIM ................... 46 Bảng 4.8 Kết quả GMM với biến NIM ..................................................................... 47 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định tƣơng quan chuỗi với biến NIM.................................. 50 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi biến phụ thuộc RO ................... 51 Bảng 4.11 Kết quả GMM với biến RO ..................................................................... 53 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tƣơng quan chuỗi với biến RO .................................. 57
  7. 1 Tóm lƣợc Năm 2010, Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam ban hành thông tƣ số 13/2010/TT- NHNN quy định nâng hạn mức an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, đồng thời quy định lộ trình nâng vốn điều lệ các ngân hàng. Mới nhất, ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà Nƣớc tiếp tục ban hành thông tƣ 36/2014/TT-NHNN hƣớng dẫn quy định tính toán các chỉ tiêu an toàn thanh khoản. Với mục tiêu rõ ràng định hƣớng theo tiêu chuẩn quốc tế Basel, phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hƣớng bền vững, quan trọng chất lƣợng hơn số lƣợng, các quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc tác động rất lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bài nghiên cứu dựa trên hồi quy GMM đi tìm mối quan hệ tác động của các quy định này lên thành quả tài chính của các ngân hàng đại diện là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. Kết quả trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (đại diện cho sự thay đổi quy định về vốn) có tƣơng quan âm với các yếu tố thành quả tài chính. Ngoài ra nghiên cứu tìm ra mối quan hệ tích cực của việc mua bán sáp nhập với các thành quả tài chính.
  8. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu Khủng hoảng kinh tế, đặc biệt khủng hoảng ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều, tỷ lệ xảy ra khủng hoảng là 4-5% một cuộc/năm trong cả các nƣớc công nghiệp và các nƣớc mới nổi theo nghiên cứu Walter (2010). Có nhiều nhân tố góp phần gây tổn thƣơng lên lĩnh vực ngân hàng, đứng đầu danh sách này là việc sở hữu quá ít nguồn vốn chất lƣợng cao và thanh khoản không đảm bảo. Hơn nữa, khủng hoảng ngân hàng thƣờng kết hợp với sự suy thoái kinh tế. Vì thế để đẩy mạnh ổn định tài chính, Ủy ban Basel đã thiết lập yêu cầu vốn và thanh khoản chặt chẽ hơn trong Basel II và III. Tuy nhiên, luôn có chi phí cơ hội trong mỗi quyết định. Một mặt, các quy định giúp có sự đo lƣờng thận trọng nhằm đảm bảo “sức khỏe” an toàn của chính ngân hàng đó trong điều kiện bình thƣờng và “sức đề kháng” của các ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng nội bộ hoặc hạn chế tác động khủng hoảng kinh tế lên sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, nếu quy định quá chặt, quá mức, sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí cơ hội và giảm lợi nhuận của ngành công nghiệp ngân hàng. Đồng thời, khi các ngân hàng trở nên ngại rủi ro, khi các quy định ràng buộc ngân hàng quá nhiều, khả năng tăng trƣởng tín dụng, đầu tƣ đóng góp vào sự phát triển kinh tế sẽ bị cản trở trong suốt giai đoạn nền kinh tế trong tình trạng không khủng hoảng. Ngày 20/11/2014 sau một thời gian soạn dự thảo và lấy ý kiến thực tế từ các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) chính thức ban hành thông tƣ 36/2014/TT-NHNN hiệu lực vào 01/02/2015 quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những văn bản đƣợc xem nhƣ thể hiện quyết tâm của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng trong nƣớc, nâng cao tính an toàn hệ thống ngân hàng thông qua các quy định, thu hẹp dần khoản cách với tiêu chuẩn Basel. Trong tình hình kinh tế trên thế giới nói chung, đặc biệt các nƣớc có nền kinh tế mới nổi và Việt Nam nói
  9. 3 riêng, vai trò hƣớng dẫn và hỗ trợ về mặt nguyên tắc và chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng nhà nƣớc thông qua các quy định trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên, thay đổi quy định nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tác động thực tế của sự thay đổi đó lên thành quả tài chính của ngân hàng là nhƣ thế nào, giúp hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển ổn định mà không gây ra hạn chế chức năng của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Để trả lời cho câu hỏi này thì việc phân tích tác động của các quy định về vốn của Ngân hàng nhà nƣớc là điều cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu phân tích tác động của các quy định về vốn lên thành quả tài chính của các ngân hàng. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra:  Kiểm định sự thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản do tác động của các quy định về vốn của NHNN, kèm theo các yếu tố đặc trƣng ngân hàng, yếu tố vĩ mô tác động lên chỉ số NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên), chỉ số ROA (suất sinh lợi trên tổng tài sản) và ROE (suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) của ngân hàng.  Kiểm định độ trễ thời gian của việc thay đổi các quy định về vốn lên các biến phụ thuộc trên trong ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: tác động của các quy định về vốn lên thành quả tài chính của các ngân hàng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu sử dụng mẫu là các ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình lấy số liệu, với yêu cầu về sự đầy đủ thông tin báo cáo tài chính, mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn trong 17 ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính công bố. Đây cũng là 17 ngân hàng lớn nhất Việt Nam theo tiêu chí tổng tài sản (chiếm hơn 90% tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam). Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006 đến 2013 (8 năm), giai đoạn này đƣợc lựa chọn nhằm mục đích phân tích sát các quy định về vốn (bắt đầu từ quy định về tỷ lệ an toàn vốn CAR
  10. 4 theo quyết định 457/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 đến thời điểm thu thập dữ liệu mới nhất năm 2013). Các biến đƣợc tính toán dựa trên báo cáo thƣờng niên hợp nhất đƣợc công bố. 1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu bao gồm năm chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu: Giới thiệu chung về bài nghiên cứu Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây: Giới thiệu các lý thuyết nghiên cứu liên quan cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu của các giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Chƣơng 3: Mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu: Giới thiệu về đặc trƣng hệ thống ngân hàng Việt Nam và tình hình tuân thủ các quy định về vốn của các ngân hàng để biện dẫn cho việc chọn lựa biến và mốc thời gian nghiên cứu. Áp dụng mô hình nghiên cứu của hai tác giả Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007) vào dữ liệu các ngân hàng Việt Nam. Chƣơng 4: Kết quả thực nghiệm: Trình bày và giải thích kết quả bài nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và hạn chế của đề tài: Kết luận bài nghiên cứu và đƣa ra các điểm hạn chế của đề tài. 1.5. Điểm mới của đề tài So với nghiên cứu gốc của Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007) Bài nghiên cứu của tác giả lựa chọn mẫu ngân hàng ngẫu nhiên, không mang tính đại diện. Báo cáo tài chính thu thập là riêng lẻ hoặc hợp nhất không ràng buộc. Trong khi nghiên cứu này dựa trên sự chọn lựa nguồn dữ liệu đồng nhất (báo cáo tài chính hợp nhất cho tất cả các ngân hàng trong mẫu). Sự đồng nhất này giúp hạn chế các sai lệch về độ biến động giá trị các biến cho cùng một ngân hàng và cho cả toàn mẫu ngân hàng (hạn chế giá trị đột biến) giúp kết quả ƣớc lƣợng chính xác hơn.
  11. 5 Ngoài ra, nghiên cứu này có loại bỏ một biến so với bài nghiên cứu gốc, đồng thời mở rộng đƣa thêm biến mới phù hợp hơn đối với tình hình hiện tại của thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam. Cụ thể: Biến lƣợt bỏ: biến cấu trúc tài chính (financial structure) đƣợc đo lƣờng dựa trên tổng tài sản so với giá trị thị trƣờng của ngân hàng đó định giá trên thị trƣờng chứng khoán. Hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán (tập trung và OTC) , vì vậy giá trị biến này bị hạn chế trong việc tính toán tại Việt Nam Biến đƣợc thêm vào: biến mua bán sáp nhập M&A. Trong những năm gần đây và cũng là xu hƣớng sắp tới, việc mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng diễn ra rầm rộ cùng với tiến trình nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống tài chính ngân hàng. Vì vậy bài nghiên cứu đƣợc đƣa vào biến giả M&A nhằm đóng góp cái nhìn thời đại vào trong bài nghiên cứu. So với các bài nghiên cứu tại Việt Nam Mặc dù một số nghiên cứu định lƣợng đã đƣợc tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần,chỉ tiêu lợi nhuận ROA, ROE đƣợc thực hiện tại Việt Nam, nhƣng theo hiểu biết của học viên, tính tới thời điểm hiện tại chƣa có nghiên cứu định lƣợng nào phân tích tác động của các quy định về vốn đối với các yếu tố trên. Ngoài ra, theo học viên tìm hiểu, các nghiên cứu hiện có chỉ nghiên cứu rời rạc các yếu tố vĩ mô (nhƣ lạm phát, tăng trƣởng GDP, lãi suất) hoặc các yếu tố mang tính đặc trƣng của ngân hàng (nhƣ chi phí quản lý, chi phí lãi suất ngầm, vị thế của ngân hàng...) tác động lên NIM và chỉ tiêu lợi nhuận, chƣa có một nghiên cứu định lƣợng nào kiểm định cùng lúc hai nhóm yếu tố trên kèm theo yếu tố chính sách chủ quan của cơ quan hữu quan quản lý nhƣ bài nghiên cứu đang đƣợc thực hiện.
  12. 6 Hơn nữa, ứng dụng kỹ thuật ƣớc lƣợng thông qua mô hình GMM là một điểm so với các phân tích định lƣợng có liên quan tại Việt Nam. Với các điểm mới trên, hy vọng bài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về chủ đề đang đƣợc quan tâm hiện nay trong lĩnh vực quản lý rủi ro ngân hàng.
  13. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Quản lý rủi ro và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đếnlợi nhuận là đề tài đang đƣợc quan tâm của các nhà phân tích đặc biệt đƣợc chú trọng trong lĩnh vực ngân hàng- ngành “kinh doanh rủi ro”. Các nghiên cứu phân tích về đề tài trên đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu dựa trên mẫu là khu vực và nhóm nghiên cứu dựa trên một quốc gia xác định. Nhóm đầu tiên phải kể đến Demirguc-Kurt và Hizinga (1988) phân tích dựa trên dữ liệu của 80 quốc gia trong giai đoạn năm 1988-1995 nghiên cứu về biên lãi suất và lợi nhuận. Kết luận đƣa ra sự tác động của các yếu tố nhƣ đặc trƣng của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô...Cụ thể, nhóm các ngân hàng quy mô lớn thƣờng có lợi nhuận biên cao hơn, nhóm ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao thƣờng có NIM cao và chỉ số lợi nhuận tốt hơn. Các yếu tố vĩ mô cũng ảnh hƣởng đến biên lợi nhuận. Phát triển lên là nghiên cứu của Demirguc- Kurt, Laeven và Levin (2003) phân tích tác động của quy định về vốn của ngân hàng dựa trên xem xét các yếu tố bên trong nhƣ sự tập trung về mặt quy mô tài sản của các ngân hàng và các thể chế chính sách lên thu nhập lãi cận biên. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 72 quốc gia đồng thời kiểm soát chuỗi các yếu tố vĩ mô, tài chính và đặc tính của ngân hàng và kết luận cho thấy có mối quan hệ giữa quy định về vốn đối với chỉ số NIM. Doliente (2003) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng thu nhập lãi cận biên của 4 nƣớc khu vực Nam Á, kết quả thu nhập lãi cận biên đƣợc giải thích một phần bởi các yếu tố đặc tính ngân hàng, nhƣ chi phí hoạt động, chất lƣợng vốn vay, tài sản đảm bảo và tài sản có tính thanh khoản. Nghiên cứu đối với mỗi quốc gia, Ben-Khediri, Casu, và Sheik-Rahim (2005) nghiên cứu lợi nhuận và chênh lệch lãi suất ở các ngân hàng Tunisi. Họ tập trung vào yếu tố thu nhập lãi thuần của ngân hàng nhƣ là tiêu chí hiệu quả của ngành. Kết luận đƣa ra rằng các ngân hàng sinh lợi nhiều hơn khi chi phí hoạt động thấp, quy
  14. 8 mô ngân hàng lớn. Ngoài ra, các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng và các quy định có mối tƣơng quan trong việc giải thích chênh lệch lãi suất. Sử dụng dữ liệu của Đài Loan Lin, Penm, Garg và Chang (2005) nghiên cứu tác động trực tiếp của quy định về vốn và yêu cầu về vốn. Chi tiết hơn, họ nghiên cứu 3 mục: (i) mối liên hệ giữa hệ số an toàn vốn và chỉ số rủi ro chi trả, (ii) mối quan hệ giữa an toàn vốn và thành quả tài chính và (iii) tác động qua lại và mối quan hệ giữa rủi ro chi trả của ngân hàng và các thành quả tài chính. Nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM đƣợc Ho và Saunder (1981) tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này. Trƣớc đó có hai nhóm mô hình giải thích về hoạt động ngân hàng. Nhóm thứ nhất cho rằng ngân hàng luôn nỗ lực làm cho thời hạn đáo hạn tài sản Có và Nợ không bị khoảng cách quá lớn. Vì thế yếu tố lãi suất sẽ là yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Tuy nhiên, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã bị bỏ qua trong nhóm lý luận này. Nhóm thứ hai dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Pyle (1971) xác định các điều kiện cần và đủ đối với một trung gian tài chính. Theo đó, ông cho rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động thì trung gian tài chính sẽ tồn tại, tuy nhiên chƣa phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lãi suất đó và sự chênh lệch đó sẽ thay đổi nhƣ thế nào khi lãi suất thị trƣờng và các yếu tố khác thay đổi. Nghiên cứu của Ho và Saunder (1981) đã gắn kết và mở rộng hai luồng tƣ tƣởng trên. Trong đó, hai ông đề xuất mô hình đo lƣờng chênh lệch lãi suất thuần sau đó phát triển lên mô hình đo lƣờng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Các nghiên cứu của Ho & Saunder (1981), Angbazo (1997), Allen (1988) đã cung cấp cái cơ sở lý thuyết cho việc chọn lựa các biến độc lập mang tính chất đặc trƣng ngân hàng nhằm phân tích tác động lên NIM. Trong khi đó nghiên cứu của Athanasoglou (2005) bổ sung thêm các yếu tố mang tính vĩ mô ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận. Theo đó, ROA và ROE không những chịu tác động từ các nhân tố đặc trƣng của ngân hàng mà còn bị tác động bởi các yếu tố mang tính chất ngành nhƣ sự tập trung quy mô, yếu tố sở hữu
  15. 9 (tƣ nhân hay nhà nƣớc), các yếu tố vĩ mô nhƣ lạm phát, chu kỳ phát triển kinh tế (dựa trên GDP). Kế thừa các nghiên cứu trên, nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007), hai nhà nghiên cứu của IMF đã lựa chọn và kiểm định ngoài yếu tố chính là sự thay đổi quy định về vốn thì mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trƣng ngân hàng và vĩ mô có tác động nhƣ thế nào đến NIM và chỉ tiêu lợi nhuận. Bài nghiên cứu của học viên dựa trên nghiên cứu này và có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và đặc trƣng tại Việt Nam (sẽ đƣợc đề cập rõ hơn trong phần mô tả các biến).
  16. 10 CHƢƠNG 3: MẪU, PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc trƣng hệ thống ngân hàng Việt Nam Bài nghiên cứu của học viên tập trung kiểm định sự ảnh hƣởng của các quy định về vốn đối với thành quả tài chính của các ngân hàng Việt Nam. Do đó trƣớc khi vào phân tích về các biến đƣợc lựa chọn, xin phép đƣợc tóm lƣợt về đặc trƣng về hệ thống ngân hàng Việt Nam để làm căn cứ cũng nhƣ giải thích việc lựa chọn thêm biến hoặc giản lƣợt biến trong mô hình của học viên. Tính đến năm 2014 hệ thống bao gồm 38 ngân hàng thƣơng mại, trong đó có 5 ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, 33 ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN) đồng thời cũng là nhóm gồm 4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank) duy chỉ có Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng quy mô nhỏ. Tại các ngân hàng này, Nhà nƣớc vẫn nắm đa số cổ phần. Nhóm ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) có 4 ngân hàng có vốn điều lệ từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ (MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank). Các ngân hàng có vốn điều lệ từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 13 ngân hàng, số còn lại là các ngân hàng với vốn điều lệ dƣới 5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm 6 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nƣớc ngoài, khoảng 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng. Nếu nhƣ năm 2000, bốn NHTMNN chiếm 70% thị phần tín dụng thì đến năm 2007, tỷ lệ này giảm về dƣới 60% và hiện chỉ nhỉnh hơn một chút so với khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Chỉ 5 năm trở lại đây, NHTMCP đã nắm giành đƣợc hơn 15% thị phần từ tay NHTMNN. Trong khi Agribank là ngân hàng mất nhiều thị phần nhất thì thị phần của VietinBank lại tăng thêm 1,3% trong vòng 3 năm qua. Hiện khối NHTMNN tập trung chủ yếu vào cho vay các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nƣớc, trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay doanh nghiệp nhỏ và
  17. 11 vừa, khách hàng cá nhân, trong khi khối ngân hàng ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp trong nƣớc, thì khối ngân hàng nội cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI. Tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tài chính của Việt Nam là tƣơng đối nhanh.Tuy nhiên, sự tăng trƣởng về số lƣợng không tƣơng đồng với chất lƣợng tăng trƣởng.Số lƣợng ngân hàng lớn, nhƣng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc, số lƣợng NHTMCP phải đƣợc giảm xuống và thực tế từ năm 2013 đến đầu năm 2015 chính sách đó đã đƣợc thực thi rõ ràng. Nhiều vụ sáp nhập ngân hàng đã và đang diễn ra rầm rộ, mang đến bức tranh chuyển động từng ngày của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 3.2. Khái quát tình hình tuân thủ các quy định NHNN về vốn của NHTM Bài nghiên cứu học viên tập trung vào phân tích tác động của việc thay đổi các quy định về vốn, cụ thể liên quan đến quy định về an toàn vốn vì đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá an toàn thanh khoản của ngân hàng, và cũng là quy định về vốn chủ yếu đƣợc NHNN sử dụng để giám sát sự tuân thủ đảm bảo an toàn của các NHTM. Trong chiến lƣợc phát triển lâu dài, việc tăng của ngân hàng thì việc tăng cƣờng khả năng phòng thủ thanh khoản hay nói cách khác là tăng độ vững mạnh của bảng tổng kết tài sản qua việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù nghị định 141/2006/NĐ-CP và nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định việc tăng vốn điều lệ lên bằng vốn pháp định (tối thiểu 3,000 tỷ)nhƣng việc thực hiện là có lộ trình, nhằm mục đích thực hiện nâng cao khả năng đáp ứng Basel III và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN đối với các NHTM. Trong giới hạn bài nghiên cứu, học viên xin đề cập sự thay đổi quy định liên quan đến yêu cầu giới hạn CAR- tỷ lệ an toàn vốn của thông tƣ 13 đánh dấu sự thay đổi quy định về vốn nói chung của NHNN đối với các ngân hàng trong hệ thống.
  18. 12 Cùng điểm lại các giai đoạn quản lý an toàn thanh khoản ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Có thể tạm chia quá trình trên thành bốn giai đoạn đi kèm với các quy định về an toàn vốn nhƣ sau: 3.2.1.Giai đoạn 1- Áp dụng Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN Ở giai đoạn này, hệ thống chủ yếu bao gồm năm ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc chiếm hơn 70% thị phần hoạt động của toàn hệ thống. Tuy nhiên, khi đƣa vào áp dụng quyết định 297/1999/QĐ-NHNN thì các ngân hàng này lại không đáp ứng đƣợc tỷ lệ tối thiểu 8% của hệ số CAR. Vì vậy NHNN phải trực tiếp cấp 12,000 tỷ đồng dƣới dạng trái phiếu đặc biệt thời hạn 20 năm nhằm tăng vốn tự có lên cho bốn NHTMNN. Trong khi đó, các NHTMCP thời điểm này lại đảm bảo đƣợc mức an toàn quy định. 3.2.2. Giai đoạn 2- Áp dụng Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN Quy định 457/2005/QĐ-NHNN bổ sung, điều chỉnh và quy định các chỉ tiêu cụ thể và đƣợc quản lý chặt chẽ cũng nhƣ áp dụng hiệu quả hơn quyết định 297. Trong giai đoạn này, vốn tự có của các ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh và sự bùng nổ thị trƣờng chứng khoán trong giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trƣởng nóng này, việc nới lỏng tiền tệ của NHNN lên tín dụng khiến Tài sản có rủi ro của hệ thống tăng mạnh hơn so với mức tăng vốn tự có khiến tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống tuy có tăng nhƣng chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn. 3.2.3. Giai đoạn 3- Áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNN Đây là bƣớc ngoặc đánh dấu sự quan tâm sâu sắc hơn của các nhà chính sách ngân hàng đến an toàn thanh khoản của hệ thống. Với bƣớc tăng mức tối thiểu CAR từ 8% lên 9% cùng với quy định khá cụ thể và chặt chẽ về hệ số rủi ro của các tài sản Có, NHNN hƣớng đến việc tiếp cận chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với quy định mới, các ngân hàng dần có sự phân nhóm rõ rệt.Sức khỏe và sự hiệu quả của các ngân hàng đƣợc phản ánh phần
  19. 13 nào qua khả năng đáp ứng quy định. Và ngƣợc lại, quy định này cũng thúc đẩy các ngân hàng xem xét cơ cấu lại danh mục tài sản sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn nhƣ quy định và cân nhắc quy mô vốn tự có cần thiết nhƣ một tấm đệm cho việc hoạt động bền vững. Chính vì vậy, học viên lựa chọn giai đoạn chuyển giao này để nghiên cứu tác động của quy định lên thành quả tài chính của các ngân hàng. 3.2.4.Giai đoạn 4-Áp dụng Thông tư 36/2014/TT-NHNN Đây là quy định mang tính thời sự nhất hiện nay, với nhiều điều chỉnh, bổ sung thay thế TT13/2010/TT-NHNN, thông tƣ mới ra đời ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào 01/02/2015 đã thể hiện sự cập nhật và lộ trình thu hẹp khoảng cách quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng trong nƣớc với chuẩn mực Basel II. Năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo kiểm soát tốt chất lƣợng hoạt động, hạn chế sở hữu chéo, chi phối của một số TCTD đối với các TCTD khác. Đồng thời quy định mới này còn mang tinh thần thúc đẩy phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng tài chính. Giai đoạn này mặc dù không đƣợc đƣa vào dữ liệu (vì chỉ mới áp dụng số liệu chƣa có và cũng chƣa đủ dài để phân tích) nhƣng sẽ là hƣớng mở mới để phát triển đề tài cho giai đoạn sau này. 3.3. Mẫu nghiên cứu Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất của 17 ngân hàng đáp ứng điều kiện đủ thông tin, đồng thời đó cũng là 17 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2006-2013. Giai đoạn này đƣợc lựa chọn để kiểm định tác động của yếu tố thay đổi quy định về vốn (năm 2010) lên các biến phụ thuộc. Các ngân hàng đƣợc chọn thỏa mãn đủ báo cáo tài chính hợp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu gồm 17 ngân hàng trong 8 năm, dữ liệu lấy theo năm, tổng cộng 136 quan sát.
  20. 14 Quy trình chọn mẫu đƣợc thực hiện nhƣ sau: thu thập báo cáo tài chính của các ngân hàng, loại bỏ các ngân hàng thiếu thông tin báo cáo tài chính, chỉ những ngân hàng có đủ báo cáo tài chính mới đƣợc đƣa vào mẫu quan sát. Đồng thời, để kiểm định biến mua bán sáp nhập (M&A), học viên ƣu tiên lựa chọn trong các ngân hàng có xảy ra hoạt động trên, lấy vào mẫu ngân hàng có đủ báo cáo tài chính và là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong các ngân hàng bị sáp nhập. 3.4. Mô hình thực nghiệm 3.4.1. Biến phụ thuộc Dựa vào nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007) nghiên cứu các biến phụ thuộc đại diện thành quả tài chính của ngân hàng, cụ thể: Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đại diện phí trung gian mà ngân hàng đƣợc hƣởng. Bài nghiên cứu sử dụng hai cách tính NIM: (1) thu nhập lãi thuần trên bình quân tổng tài sản sinh lãi – NIM1. Tỷ lệ này đƣợc kỳ vọng thấp trong giai đoạn trƣớc khi áp dụng các quy định về vốn, và tăng lên trong giai đoạn sau khi áp dụng quy định do cổ đông đòi hỏi suất sinh lời cao hơn do rủi ro nhiều hơn, áp lực gia tăng NIM để bù đắp phần rủi ro cho cổ đông (2) thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản – NIM2. Tỷ lệ này nhƣ một chỉ tiêu bổ sung, giúp lập luận về ảnh hƣởng của các biến độc lập lên biến NIM đƣợc mạnh hơn.  Biến lợi nhuận ROA và ROE. Tỷ lệ ROA đo lƣờng bởi lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, trong khi ROE là lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Topak, 2011). Các chỉ số này đƣợc sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu học thuật và cả phân tích đầu tƣ để đo lƣờng hiệu quả hoạt động tài chính. Bài nghiên cứu sẽ kiểm định tác động của quy định vốn lên các chỉ số trên. 3.4.2. Biến độc lập Bài nghiên cứu sử dụng 3 biến độc lập đại diện cho quy định về vốn: Capr (capital ratio) đƣợc tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity/Total Assets). Biến này nhằm kiểm định sự thay đổi về tỷ trọng vốn chủ sở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2