Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
lượt xem 4
download
Đề tài nhằm xem xét khả năng và các hành động nên thực hiện đối với một quốc gia đang phát triển thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, để huy động tối ưu nguồn lực hiện có của đất nước vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- LÊ HOÀNG PHÚC TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- LÊ HOÀNG PHÚC TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia” này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hay Sinh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Học viên LÊ HOÀNG PHÚC
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình ảnh Tóm tắt Chương 1 – TỔNG QUAN ----------------------------------------------------------------- 1 1.1. Nguyên nhân chọn đề tài ---------------------------------------------------------------- 1 1.2. Ý nghĩa của đề tài ------------------------------------------------------------------------ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 4 1.4 Mục tiêu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 5 1.6. Kết cấu của luận văn --------------------------------------------------------------------- 5 Kết luận Chương 1----------------------------------------------------------------------------- 6 Chương 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN ------------------------------------------------------------ 7 2.1. Cơ sở khoa học về tăng trưởng kinh tế ------------------------------------------------ 7 2.2. Lý thuyết liên quan đến tài sản trí tuệ ------------------------------------------------- 8 2.3. Cơ sở thực nghiệm về phát triển tài sản trí tuệ ------------------------------------- 11 2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm với mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ ---------------- 11 2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về số lượng tài sản trí tuệ ------------------------ 14 2.3.3. Giải thích việc sử dụng các biến trong mô hình --------------------------------- 16 Kết luận Chương 2 -------------------------------------------------------------------------- 22 Chương 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------- 23 3.1. Mô tả bộ dữ liệu ------------------------------------------------------------------------ 23 3.2. Vận dụng mô hình nghiên cứu -------------------------------------------------------- 23
- 3.2.1 Biến và nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu -------------------------------- 24 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 29 Kết luận Chương 3 -------------------------------------------------------------------------- 33 Chương 4 – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -------------------------- 34 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu ---------------------------------------------------------------- 34 4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ------------------------------------------------ 38 4.3. Tài sản trí tuệ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới như thế nào ? (Câu hỏi 1) ------------------------------------------------------------- 40 4.4. Tài sản trí tuệ tác động như thế nào đển tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nhóm nước có GNI bình quân khác nhau? (Câu hỏi 2) ---------------------------------------- 46 4.4.1. Hồi quy dữ liệu nhóm nước có thu nhập cao (38 quốc gia) -------------------- 46 4.4.2. Hồi quy dữ liệu nhóm nước có thu nhập trung bình cao (25 quốc gia) ------- 50 4.4.3. Hồi quy dữ liệu nhóm nước thu nhập trung bình thấp (21 quốc gia)---------- 51 4.4.4. Hồi quy dữ liệu nhóm nước thu nhập thấp (16 quốc gia) ----------------------- 53 4.5. Việt Nam nên có những chính sách như thế nào quản lý như thế nào để phát triển và khai thác tài sản trí tuệ một cách hiệu quả? (Câu hỏi 3) ---------------------- 60 Kết luận Chương 4 -------------------------------------------------------------------------- 61 Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------- 62 5.1. Kết luận chung về tài sản trí tuệ ------------------------------------------------------ 62 5.2. Đóng góp của kết quả nghiên cứu ---------------------------------------------------- 63 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất ------------------------------------------ 64 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FDI : Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign direct investment) FEM : Mô hình tác động cố định (Fixed Effected Model) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GMM : Mô hình hồi quy Generalized Method of Moments GP : Chỉ số bảo hộ quyền sáng chế Ginarte-Park IP : Tài sản trí tuệ (Intellectual Property) IPR : Quyền tài sản trí tuệ (Intellectual Property Right) IPT : Tổng số tài sản trí tuệ (Intellectual Property in Total) PM : Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS) PPP : Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) R&D : Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development) REM : Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effected Model) rGDP : Tốc độ tăng GDP bình quân (Rate of GDP per capital growth) TFP : Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) TPP : Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank) WIPO : Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả biến dùng trong nghiên cứu ---------------------------------------- 24 Bảng 4.1 Bảng thống kê tính đầy đủ của các biến ---------------------------------- 34 Bảng 4.2 Thống kê mô tả dữ liệu ------------------------------------------------------ 36 Bảng 4.3 Thống kê mô tả dữ liệu đã logarit hóa ------------------------------------ 37 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến --------------------------- 38 Bảng 4.5 Hồi quy thử các biến giải thích với biến gdp_ln ------------------------ 39 Bảng 4.6 So sánh kết quả hồi quy với biến ope và lab có độ trễ 1 năm ---------- 40 Bảng 4.7 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình cho mẫu chung --------- 41 Bảng 4.8 Ma trận tương quan giữa phần dư và biến giải thích của ước lượng cho mẫu chung ------------------------------------------------------------------------------- 43 Bảng 4.9 Kết quả ước lượng mẫu chung bằng GMM ------------------------------ 44 Bảng 4.10 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình trong nhóm nước thu nhập cao----------------------------------------------------------------------------------- 46 Bảng 4.11 Ma trận tương quan giữa phần dư và biến giải thích của ước lượng cho nhóm các nước thu nhập cao ------------------------------------------------------ 48 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mẫu các nước thu nhập cao bằng GMM -------- 49 Bảng 4.13 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình trong nhóm nước thu nhập trung bình cao --------------------------------------------------------------------- 50 Bảng 4.14 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp -------------------------------------------------------------------- 52 Bảng 4.15 So sánh kết quả ước lượng của các mô hình cho mẫu các nước thu nhập thấp---------------------------------------------------------------------------------- 53 Bảng 4.16 Ma trận tương quan giữa phần dư và biến giải thích của ước lượng cho các nước thu nhập thấp ------------------------------------------------------------ 55 Bảng 4.17 Kết quả ước lượng mẫu các nước thu nhập thấp bằng GMM ------- 56 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy tổng hợp từ các nhóm quốc gia ---------------------- 57
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bảo hộ sở hữu trí tuệ và đổi mới (Furukawa, 2010) --------------------- 9 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu-------------------------------------------------------- 32 HÌnh 4.1. Tác động của IPT đến tăng trưởng kinh tế ------------------------------- 58 Hình 4.2. Tác động của IPR đến tăng trưởng kinh tế ------------------------------- 59
- TÓM TẮT Vào cuối thế kỷ 20, khái niệm “bảo hộ sở hữu trí tuệ” bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu trên thế giới. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này đã đề cập đến hai yếu tố tài sản hữu hình và tài sản vô hình, bao gồm tài sản trí tuệ. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tài sản trí tuệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia và các nhóm quốc gia. Tuy nhiên, trong phạm vi tìm kiếm của tác giả, các bài nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, … các loại có tác động thật sự đến các nhóm quốc gia có thu nhập bình quân khác nhau như thế nào, nhất là sau khi nền kinh tế thế giới vừa trải qua bão “đại suy thoái” vào năm 2008. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp các mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS Model), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) và mô hình GMM. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm của 100 quốc gia liên quan đến biến số lượng tài sản trí tuệ và mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ cùng với một số biến kiểm soát liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các bằng độc quyền có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nhưng với mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng tác động khác nhau lên các nền kinh tế có thu nhập trung bình khác nhau theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Phát hiện này có phần nào tương đồng với lý thuyết hình chữ U ngược đã được Furukawa (2010) đề cập và giải thích. Qua tìm hiểu về tác động giữa số lượng tài sản trí tuệ với tăng trưởng kinh tế, tác giả kỳ vọng cung cấp được các đề xuất hợp lý cho việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của một nước có thu nhập GNI bình quân đầu người ở mức dưới trung bình như Việt Nam.
- 1 Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1. Nguyên nhân chọn đề tài Năm 1988, Chin và Grossman (1988) trong “Intellectual Property Rights and North- South Trade” cho rằng trong khi các công ty phía Bắc thực hiện R&D để giảm chi phí sản xuất, các công ty phía Nam có thể bắt chước nếu chính phủ các nước này không thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sau đó, vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) có hiệu lực và là một trong những điều kiện bắt buộc đối với tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Stiglitz (2008) cho rằng tài sản trí tuệ đã trở thành một trong những đề tài chính của xã hội toàn cầu. Toàn cầu hoá là một trong những vấn đề quan trọng ngày nay, đặc biệt khi thế giới hướng về nền kinh tế tri thức. Làm thế nào để chúng ta có thể điều chỉnh và quản lý tốt việc sản xuất tri thức và quyền tiếp cận tri thức trong khi TRIPS có thể làm cho việc tiếp cận tri thức trở nên khó khăn hơn, vì vậy tạo cách biệt về tri thức và gây khó khăn cho phát triển. Để nâng cao uy tín thương mại quốc tế, Việt Nam đã quyết định gia nhập WTO từ ngày 11/1/2007 qua nhiều vòng đàm phán khó khăn. Do đó, Việt Nam phải cam kết thực hiện Hiệp định TRIPS. Thực tế, sau khi nộp đơn xin gia nhập WTO năm 1995, hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn với TRIPS về tính đầy đủ và tính hiệu quả. Năm 2005, Việt Nam ban hành Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 sửa đổi, bổ sung quy định về quyền tài sản nhằm đảm bảo tài sản thực sự là hàng hoá trong giao dịch dân sự, trong đó bao gồm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những quy định trong Bộ luật Dân sự chủ yếu là những nguyên tắc cơ bản và liên quan đến khía cạnh dân sự. Cho đến khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành vào tháng 11/2005 thì hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam mới bước đầu phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Kể từ thời điểm đó đến nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2009. Cùng với sự phát triển của luật, các văn bản dưới luật cũng liên tục được bổ
- 2 sung, thay đổi để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội Việt Nam có liên quan đến loại tài sản khá đặc biệt này. Tuy nhiên, hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam vẫn được nhận định là chưa thực sự có hiệu quả trong Hội thảo “Sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại toàn cầu: Giải pháp khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam” do Cục Sở hữu Trí tuệ, Tạp chí Tia Sáng, và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức ngày 28/5/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể vì vậy mà đến nay doanh nghiệp vẫn thờ ơ với bảo hộ sở hữu trí tuệ và số lượng đăng ký tài sản trí tuệ còn hạn chế. Trong tình hình đó, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán gia nhập khối Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Để gia nhập, Việt Nam phải đồng ý với Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ cao hơn TRIPS trước đây. Trần Hồng Minh và Ngô Văn Giang (2008) cho rằng có thể có “lợi ích đáng kể” của số đông khi mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ “tương đối lỏng lẻo” có thể tiếp cận được với công nghệ bằng giá tiền không quá đắt đỏ như lĩnh vực phần mềm để phát triển kinh tế. Như vậy, cần so sánh việc tăng trưởng kinh tế nhờ vào “công nghệ giá rẻ” so với lợi ích sẽ thu được có xứng đáng để Việt Nam, một nước thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp, lựa chọn gia nhập TPP? Tác giả chọn đề tài “Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu một phần quy luật tác động lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ và tổng tài sản trí tuệ qua các nhóm nước có thu nhập khác nhau, từ đó đóng góp cho định hướng phát triển về hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức của Việt Nam. 1.2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nhằm xem xét khả năng và các hành động nên thực hiện đối với một quốc gia đang phát triển thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, để huy động tối ưu nguồn lực hiện có của đất nước vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
- 3 Nguồn lực phát triển quốc gia có thể là tài nguyên, vốn, con người. Tuy nhiên, trong tình hình của các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc sử dụng các nguồn lực tài chính và tài nguyên để bắt kịp sự phát triển của các nước phát triển hầu như khó khăn vì: - Nguồn vốn: khả năng tích lũy tài chính thấp, khó có khả năng phát triển nhanh về công nghiệp - Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: cạn kiệt theo thời gian, phát triển không bền vững Ngược lại, nguồn lực con người là một loại nguồn lực đặc biệt, thể hiện khả năng của con người thông qua các kỹ năng cứng và mềm tăng lên theo thời gian, dễ tái tạo và phát triển bền vững. Các ý tưởng sáng tạo của con người khi hội đủ điều kiện (tính mới, tính sáng tạo, khả năng ứng dụng sản xuất công nghiệp, …) có thể được bảo hộ của pháp luật. Quyền sở hữu trí tuệ lúc này trở thành những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư với các mức giá trị có thể rất cao. Solow (1956) cho rằng nền kinh tế phát triển dựa trên mối tương quan với các yếu tố Lao động (L), Vốn (K) và công nghệ (A) theo hàm số Y=A.f(L,K). Trong đó, tài sản trí tuệ được xem là một phần của yếu tố A, nên việc phát triển nó được xem như một vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế, cung cấp cho nền kinh tế một sức bật mạnh hơn nhiều so với L và K. Khi nhận thấy rõ sự tương quan giữa Tài sản trí tuệ và Tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn phát triển (theo GNI bình quân), nhà quản lý có thể có thêm cơ sở để quyết định hợp lý liên quan đến việc phát triển tài sản trí tuệ về mặt số lượng hay mức độ bảo hộ của pháp luật, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế tốt nhất. Nguồn lực quốc gia có thể tập trung đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao hơn cho tăng trưởng kinh tế.
- 4 1.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi dữ liệu của 100 quốc gia phân bố ở các nhóm nước có thu nhập GNI bình quân đầu người khác nhau: - Nhóm các nước thu nhập cao (38 quốc gia) - Nhóm các nước thu nhập trung bình cao (25 quốc gia) - Nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (21 quốc gia) - Nhóm các nước thu nhập thấp (16 quốc gia) Nghiên cứu được thực hiện thành 2 phần: Nghiên cứu trên mẫu chung và nghiên cứu trên các nhóm nước khác nhau. Trong đó, tác giả thực hiện tổng hợp số liệu thứ cấp được công bố trên website của Ngân hàng thế giới (các chỉ số kinh tế, giáo dục,…) và của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (các chỉ số về lượng tài sản trí tuệ đang ở giai đoạn nộp đơn xin bảo hộ). Để xem xét sức mạnh về bảo hộ sở hữu trí tuệ, tác giả sử dụng chỉ số đo lường mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ do Ginarte và Park (1997) phát triển, Park (2008) cập nhật. Chỉ số này hiện đang được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề về đổi mới, tăng trưởng kinh tế liên quan đến sở hữu trí tuệ. 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục tiêu xem xét tác động của số lượng tài sản trí tuệ tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế các quốc gia trong mối tương quan với yếu tố pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua việc tìm lời giải cho các câu hỏi sau: 1. Kiểm chứng tài sản trí tuệ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới như thế nào? 2. Tài sản trí tuệ tác động như thế nào đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nhóm nước có GNI bình quân khác nhau? 3. Trong tình hình kinh tế hiện nay, Việt Nam nên có những chính sách quản lý như thế nào để phát triển, khai thác tài sản trí tuệ hiệu quả?
- 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thống kê, phân tích kết quả từ các mô hình định lượng Pooled OLS, FEM, REM và GMM trên phần mềm thống kê Stata 12.0. Các kiểm định được sử dụng trong nghiên cứu là kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định nội sinh, kiểm định Pagan L-M, kiểm định Hausman, kiểm định Arellano- Bond. Trường hợp sử dụng các hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, tác động của hiện tượng phương sai thay đổi sẽ được kiểm soát bằng robust khi thực hiện hồi quy. Số liệu dùng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp được tác giả thu thập, tổng hợp từ nguồn dữ liệu được công bố chính thức tại Ngân hàng thế giới và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Để xây dựng mô hình hồi quy, tác giả kế thừa và phát triển từ các mô hình của các tác giả Gould và Gruben (1996), Falvey và Greenaway (2006). Ngoài hai biến giải thích là số lượng tài sản trí tuệ và mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ, tác giả đã dùng các biến kiểm soát khác như mức đầu tư, chi phí cho giáo dục, tốc độ tham gia lực lượng lao động, … căn cứ vào các nghiên cứu của nhiều tác giả khác (xem thêm mục 2.3.3) Từ kết quả phân tích định lượng, tác giả rút ra các kết luận về liên quan đến việc giải thích các vấn đề đã nêu ở mục 1.4. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các hình, bảng biểu, Tóm tắt, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, tác giả trình bày nghiên cứu theo các phần như sau: - Chương 1 - Tổng quan - Chương 2 - Cơ sở lý luận - Chương 3 -Phương pháp nghiên cứu - Chương 4 -Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 5 - Kết luận và kiến nghị
- 6 Kết luận Chương 1 - Qua chương này, tác giả đã xác định nguyên nhân của việc lựa chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. - Tác giả đã sơ bộ phác thảo phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong bài. - Giới thiệu kết cấu luận văn để người đọc dễ theo dõi các hoạt động của nghiên cứu.
- 7 Chương 2 –CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở khoa học về tăng trưởng kinh tế Harrod (1939) và Domar (1946) xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỉ lệ giữa tiết kiệm S và lượng vốn K. Tiết kiệm S được kỳ vọng được dùng vào đầu tư I. Do đó càng tiết kiệm nhiều thì đầu tư càng nhiều, điều này sẽ tác động tích cực lên mức tăng trưởng của nền kinh tế. =( ⁄ )– = ( ⁄ )− Tuy nhiên, theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển, việc tiết kiệm bổ sung thêm không làm cho tăng trưởng tăng theo quan hệ tuyến tính mà mức độ tăng giảm dần theo quy luật lợi nhuận biên giảm dần theo vốn bổ sung. Ngoài ra, tỉ lệ tăng dân số còn có vai trò cho phép có sự thay thế giữa vốn và lao động trong quá trình tăng trưởng. (Solow, 1956). Nguồn nhân lực lại là một yếu tố có thể thay đổi nhanh chóng, có thể tạo ra những giá trị vượt trội nhờ vào việc vận dụng khả năng tư duy của mình. Baier và cộng sự (2006) cho rằng năng suất trong 40 năm, từ 1960 đến 2000, tăng chủ yếu nhờ vào TFP chứ không phải là tăng lượng đầu vào. Trong đó, yếu tố nhân lực giữ vai trò tác động bên cạnh cơ sở hạ tầng và yếu tố công nghệ. Điều này cũng được (Lucas, 1988) khẳng định từ trước về lao động hay vốn nhân lực có thể nâng cao kỹ năng (tăng giá trị theo thời gian) thông qua hoạt động đào tạo lý thuyết và thực hành (on the job training, learning by doing) từ đó có thể tác động lên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Abramovitz (1993) và Eaton và Kortum (1995) đều cho rằng nhờ vào tiếp cận với các tiến bộ về công nghệ (thông qua giáo dục, học tập và sử dụng các sản phẩm và quy trình), vốn con người sẽ tăng lên trong dài hạn, dẫn đến tăng năng suất lao động. Sự gia tăng kỹ năng của vốn nhân lực không chỉ tác động trực tiếp lên việc tạo sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp, mà còn là tăng năng lực R&D. Eaton và Kortum (1995) cho rằng bằng sáng chế thể hiện đầu ra của nghiên cứu và phát triển được bảo hộ.
- 8 Todaro và Smith (2012) cho rằng sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: - Tích lũy vốn bao gồm tất cả các khoản đầu tư mới trong đất, thiết bị và nguồn nhân lực thông qua cải thiện các kỹ năng y tế, giáo dục và công việc. - Tăng trưởng dân số dẫn đến tăng trưởng lực lượng lao động - Công nghệ mới 2.2. Lý thuyết liên quan đến tài sản trí tuệ (Cadot và Lippman, 1995; Horowitz và Lai, 1996; O'Donoghue và Zweimuller, 2004 và Scotchmer và Green, 1990) trong quá trình nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức bảo hộ sở hữu trí tuệ và đổi mới biểu hiện dưới dạng đường cong hình chữ U ngược. Sau đó nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích hỗ trợ cho lý thuyết này như (Furukawa, 2007; Futagami và Iwaisako, 2007; Horii và Iwaisako, 2007). Furukawa (2010) đã phân tích lý thuyết ủng hộ sự tồn tại của đường cong hình chữ U ngược (inverted U-shape) thể hiện mối liên hệ giữa mức độ bảo hộ tài sản trí tuệ với tốc độ đổi mới như sau: - Việc tích lũy vốn con người thông qua kỹ năng, kinh nghiệm được trau dồi sẽ khuyến khích đổi mới. Tuy nhiên, khi tăng bảo hộ, việc điều chỉnh sản lượng thấp do giá cả độc quyền sẽ làm kỹ năng của người lao động giảm sút và giảm tích lũy vốn con người. - Ở hình 2.1, sự gia tăng bảo hộ tài sản trí tuệ (tăng ) đến một mức độ nhất định (mức *), tốc độ đổi mới đạt mức cao nhất. Nếu mức bảo hộ vượt quá * sẽ khiến việc tích lũy vốn con người bị giảm sút, từ đó sẽ tác động tiêu cực trở lại với tốc độ đổi mới. - Hàm ý chính sách : đường này phụ thuộc vào chi phí ban đầu cho đổi mới, nếu chi phí đổi mới cao, trong khi mức độ bảo hộ quá cao hoặc quá thấp sẽ ức chế tốc độ đổi mới. Có thể giải thích tình trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ quá mức gây ảnh hưởng đến tốc độ đổi mới như sau: Khi tăng cường bảo hộ sẽ dẫn đển gia tăng tình trạng độc quyền.
- 9 Nhờ lợi thế độc quyền, nhà sản xuất sẽ tìm cách thu lợi nhuận độc quyền bằng cách tăng giá bán và hạn chế sản lượng. Sản lượng thấp có thể làm tăng tình trạng thất nghiệp, dẫn đến giảm sút điều kiện sống, thu nhập của người lao động. Điều kiện để học tập, rèn luyện kỹ năng của lao động bị giảm theo. Việc giảm sút điều kiện học tập làm giảm sút khả năng sáng tạo, tạo ra sự đổi mới, gián tiếp góp phần vào việc hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia bảo hộ sở hữu trí tuệ quá mức. Hình 2.1. Bảo hộ sở hữu trí tuệ và đổi mới Nguồn: Furukawa, 2010 Maskus (1998) nhận định rằng mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng. Nguyên nhân có thể là do hệ thống bảo hộ quá mức gây hạn chế lợi ích xã hội về sáng chế vì làm giảm khả năng phổ biến sản phẩm của sáng chế đó. Nhưng một hệ thống bảo hộ quá yếu có thể làm giảm sự đổi mới vì không thu hút được đầu tư. Quan điểm này tương tự với phân tích lý thuyết hình chữ U ngược của Furukawa (2010), nhưng Furukawa (2010) tập trung vào nguyên nhân là việc tăng hay giảm vốn con người, còn Maskus (1998) đã mở rộng tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ tới lợi ích chung của xã hội. Trong thực tế, chúng ta có thể nhận thấy nếu một nhà sáng chế nhờ có nhiều năm kinh nghiệm, trăn trở và suy nghĩ để tìm được một giải pháp kỹ thuật mà từ trước
- 10 đến nay chưa ai giải quyết được vấn đề tương tự. Nhưng quá trình suy nghĩ, lao động khó khăn và lâu dài đó của nhà sáng chế không được bảo hộ nên bị người khác bắt chước và làm được ngay, thậm chí bán được nhiều sản phẩm hơn, thu được lợi nhuận cao hơn. Nhà sáng chế sẽ mất động lực tạo ra các giải pháp khác, hệ quả là toàn xã hội sẽ bị giảm sút khả năng đổi mới để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Như vậy, tình trạng pháp luật quá lỏng lẻo trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng đã góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để có thể tạo được sự công bằng cho nhà sáng chế khi tạo ra tài sản trí tuệ thì việc tăng cường luật pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ là điều cần phải làm. Nhà sáng chế phải có trách nhiệm nhận diện các đơn vị tài sản trí tuệ của mình, lưu chứng để tạo lập tài sản và tiến hành các thủ tục để được bảo hộ. Lúc này, bảo hộ sở hữu trí tuệ mới có thể tạo ra sự công bằng cho nhà sáng chế trước toàn xã hội. Sự công bằng cũng thể hiện ở chỗ không gây gây thiệt hại cho xã hội vì bảo hộ tràn lan. Không phải tất cả ý tưởng đều được bảo hộ. Sáng chế chỉ được bảo hộ độc quyền nếu “có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp”, hay bí mật kinh doanh cũng chỉ được bảo hộ nếu “không phải là hiểu biết thông thường, không dễ dàng có được, tạo được lợi thế kinh doanh cho người nắm giữ và được chủ sở hữu bảo mật …” (Điều 58 và 84, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009). Ngay cả trong trường hợp được bảo hộ, tùy tính chất và sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích xã hội, Pháp luật cũng có giới hạn về thời gian bảo hộ hoặc hình thức bảo hộ. Ví dụ: Sáng chế chỉ được bảo hộ trong thời gian 20 năm kể từ ngày nộp đơn (Điều 93, luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009). Điều này cho thấy, chủ thể quyền sở hữu tài sản trí tuệ được pháp luật bảo vệ để khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản của mình trong một khung thời gian nhất định, sau đó, các thông tin về sáng chế sẽ được cộng đồng sử dụng rộng rãi và mang lại lợi ích cho xã hội sau khi đã ưu tiên cho nhà sáng chế. Nếu sự bảo hộ này là vô hạn, thì xã hội sẽ không được hưởng lợi từ việc sáng tạo gây ảnh hưởng đến tăng trưởng chung.
- 11 2.3. Cơ sở thực nghiệm về phát triển tài sản trí tuệ 2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm với mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ Trong nghiên cứu định lượng liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, các nhà nghiên cứu thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, kỹ thuật định lượng được các nhà nghiên cứu sử dụng càng lúc càng phức tạp dần theo thời gian, điều này phù hợp với đặc điểm số liệu của kinh tế vĩ mô, rất dễ xảy ra các hiện tượng như tự tương quan, nội sinh, … do đó, các phương pháp phải hoàn thiện dần để khắc phục được các nhược điểm số liệu. Ban đầu, kỹ thuật hồi quy đơn giản nhất được Gould và Gruben (1996) là hồi quy dạng hàm Log – Linear, sau đó Thomson và Rushing (1999) dùng phương pháp bình phương tối thiểu 2 và 3 giai đoạn. Đến năm 2005, Schneider (2005) thực hiện nghiên cứu định lượng với hồi quy OLS và mô hình hiệu ứng cố định FEM cho dữ liệu dạng bảng. Năm 2006, Falvey và Greenaway (2006) nghiên cứu thực nghiệm bằng phương trình ước lượng tăng trưởng phi tuyến, tập trung vào các ngưỡng đặc biệt (thresholds in particular). Với khả năng kiểm soát được hiện tượng nội sinh, phương pháp GMM được Kim và cộng sự (2012) dùng đồng thời với các phương pháp OLS và FEM. Ngoài ra, để trả lời sâu hơn về các câu hỏi về ngưỡng tác động, Hudson và Minea (2013) dùng kỹ thuật hồi quy ngưỡng linh hoạt dữ liệu bảng1 để xem xét ngưỡng tác động của mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ và mức độ đổi mới (innovation) Trong các một số mô hình nghiên cứu định lượng về bảo hộ sở hữu trí tuệ tác động đến tăng trưởng kinh tế, có tác giả cho rằng bảo hộ sở hữu trí tuệ có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế như Falvey và Greenaway (2006), nhưng cũng có một số khác như Gould và Gruben (1996), Park và Ginarte (1997), Thompson và Rushing (1999), Schneider (2005), Hudson và Minea (2013) lại cho rằng tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ là gián tiếp thông qua “đổi mới”, “R&D”. 1 The Panel Smooth Threshold Regression - PSTR
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn