Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn nghiên cứu mong muốn sẽ tìm ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản với lợi nhuận của ngân hàng, từ đó giúp cơ quan quản lý có những chính sách điều hành phù hợp; đồng thời giúp nhà quản trị của các ngân hàng có thể cân đối tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. UNG THỊ MINH LỆ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Nội dung và kết quả của luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của học viên.
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... - 1 - 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... - 1 - 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... - 2 - 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. - 2 - 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... - 2 - 3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... - 2 - 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ - 3 - 5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. - 3 - 6. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ - 3 - CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG ... - 4 - 1.1. Lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng ................. - 4 - 1.1.1. Lý luận chung về thanh khoản của ngân hàng ............................................... - 4 - 1.1.1.1. Khái niệm thanh khoản của ngân hàng ................................................... - 4 - 1.1.1.2. Đo lường thanh khoản của ngân hàng .................................................... - 4 - 1.1.2. Lý luận chung về Rủi ro thanh khoản của ngân hàng:................................... - 7 - 1.1.2.1. Khái niệm Rủi ro thanh khoản ................................................................ - 7 - 1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại ... - 7 - Nguyên nhân khách quan: ............................................................... - 7 - Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM ..................................... - 8 -
- 1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................................................................................................. - 11 - 1.2. Lý luận chung về lợi nhuận ngân hàng ............................................................. - 12 - 1.2.1. Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng............................................................. - 12 - 1.2.2. Các chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng ............................................. - 13 - 1.2.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA: Return on asset) ................... - 14 - 1.2.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity) ........... - 14 - 1.2.2.3. Mối quan hệ giữa ROA và ROE: ....................................................... - 14 - 1.3. Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng ............................. - 15 - 1.4. Một số mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng .................................................................................................................................. - 16 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... - 20 - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012 ........................................ - 21 - 2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................... - 21 - 2.2. Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 .......................................................................................................................... - 25 - 2.2.1. Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................................. - 25 - 2.2.1.1. Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản ..................................................... - 26 - 2.2.1.2. Lãi suất diễn biến phức tạp ................................................................. - 29 - 2.2.1.3. Tăng trưởng tín dụng cao ................................................................... - 32 - 2.2.1.4. Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao ................................... - 34 - 2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. - 35 - 2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... - 35 - 2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... - 37 - 2.3. Thực trạng về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2012 .......................................................................................................................... - 41 - 2.3.1. Sự tăng trưởng về quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu .................................. - 41 -
- 2.3.2. Các tỷ số phân tích khả năng sinh lời .......................................................... - 44 - 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012: ............................................................................................................. - 46 - 2.4. Tác động của thanh khoản đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 ........................................................................................................ - 52 - 2.4.1. Kết quả phỏng vấn một số chuyên gia tại Việt Nam ................................... - 52 - 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu: ............................................. - 53 - 2.4.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ - 53 - 2.4.4. Kết quả nghiên cứu: ..................................................................................... - 54 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... - 59 - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ GIA TĂNG LỢI NHUẬN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................... - 60 - 3.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 ............ - 60 - 3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và gia tăng lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................. - 62 - 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ..................................................................... - 62 - 3.2.2. Về phía NHNN ............................................................................................ - 66 - 3.2.3. Về phía các NHTM ...................................................................................... - 70 - 3.2.3.1. Xây dựng thương hiệu có tầm cỡ khu vực và quốc tế ........................ - 70 - 3.2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và tinh thông nghiệp vụ ngân hàng ............................................................................. - 70 - 3.2.3.3. Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ................................ - 70 - 3.2.3.4. Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có ...................................................... - 71 - 3.2.3.5. Đảm bảo duy trì dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp ............................... - 73 - 3.2.3.6. Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng đóng góp vào lợi nhuận ...... - 73 - 3.2.3.7. Thực hiện tốt việc quản lý rủi ro lãi suất ........................................... - 74 - 3.2.3.8. Hoàn thiện cơ chế chuyển vốn nội bộ ................................................ - 75 - 3.2.3.9. Kiểm soát nợ xấu ................................................................................ - 77 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... - 79 -
- KẾT LUẬN .............................................................................................................. - 80 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. - 81 - PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM CÓ DỮ LIỆU ĐƯỢC THU THẬP...... - 84 - PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NHÓM NHTM ................................................. - 86 -
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính CSTT : Chính sách tiền tệ DN : Doanh nghiệp HĐV : Huy động vốn NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần RRTK : Rủi ro thanh khoản TCTD : Tổ chức tín dụng TSC : Tài sản có TSN : Tài sản nợ TTS : Tổng tài sản VTC : Vốn tự có WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Lãi suất huy động không kỳ hạn tháng 3/2011 tại một số NHTM ................... 38 Bảng 2.2: Tổng tài sản và vốn tự có phân theo nhóm các loại hình TCTD năm 2012 .... 43 Bảng 2.3: Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 ....... 46 Bảng 2.4: Các thông số thống kê mô tả ............................................................................. 54 Bảng 2.5: Phân tích tương quan ........................................................................................ 54 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích ..................................... 55
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 .................... 22 Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng và HĐV trong các năm 2008-2012 ................................ 23 Hình 2.3: Tỷ lệ tài sản thanh khoản 2008-2012 ................................................................ 27 Hình 2.4: Chỉ số chứng khoán thanh khoản 2008-2012 ................................................... 28 Hình 2.5: Tỷ lệ nắm giữ GTCG do NN phát hành của một số NHTM có hội sở tại TP.HCM ........................................................................................................................... 29 Hình 2.6: Lãi suất cơ bản năm 2008-2010 ....................................................................... 29 Hình 2.7: Tăng trưởng HĐV trong các năm 2008-2012 .................................................. 31 Hình 2.8: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2012 ...................................................... 32 Hình 2.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giai đoạn 2008-QIII/2012 ......................................... 34 Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ phi sản xuất cuối tháng 8/2011 ................................................. 40 Hình 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2012 ................................................................... 41 Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng TTS và VTC theo loại hình TCTD năm 2012 ................. 42 Hình 2.13: Tỷ số ROA của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 ........................... 44 Hình 2.14: Tỷ lệ ROE các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 .................................. 45 Hình 2.15: So sánh cơ cấu cho vay theo loại hình DN của VCB và ACB năm 2012 ....... 50
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức”. Như vậy, việc không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thể hiện việc một ngân hàng đang trong tình trạng mất khả năng thanh khoản hoặc thiếu khả năng thanh khoản. Một ngân hàng có thanh khoản tốt nếu ngân hàng đó nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản, dễ dàng chuyển sang tiền mặt hoặc có khả năng huy động thêm nguồn vốn với thời gian và chi phí thấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn khi cần thiết. Có thể nhận thấy rằng, có một sự xung đột tồn tại trong kinh doanh của các ngân hàng giữa việc nắm giữ tài sản thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng. Vì các tài sản có tính thanh khoản cao thường có lợi nhuận tương đối thấp, do đó, việc nắm giữ chúng thường tốn một chi phí cơ hội đối với ngân hàng. Các ngân hàng đôi khi bỏ qua những tài sản lợi nhuận bền vững nhưng rủi ro thấp để chọn lựa danh mục đầu tư có rủi ro cao nhưng đem lại tỷ suất sinh lợi cao. Trong tình huống này, dường như các ngân hàng quan tâm quá nhiều đến lợi ích của họ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc nắm giữ một lượng tài sản có tính thanh khoản cao (như tiền mặt, trái phiếu Chính phủ,...) ngoài việc đem lại một khoản lợi nhuận ổn định cho ngân hàng, chúng còn là những tài sản cầm cố tại Ngân hàng nhà nước để bù đắp thiếu hụt thanh khoản khi cần thiết. Do đó, việc duy trì một tỷ lệ tài sản thanh khoản hợp lý mà vẫn đạt được lợi nhuận mong muốn là một vấn đề các ngân hàng cần quan tâm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Tại Việt Nam, thời gian qua đã có không ít trường hợp các ngân hàng vì thiếu hụt thanh khoản đã đánh mất một lượng khách hàng không nhỏ, ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu.
- -2- 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu mong muốn sẽ tìm ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản với lợi nhuận của ngân hàng, từ đó giúp cơ quan quản lý có những chính sách điều hành phù hợp; đồng thời giúp nhà quản trị của các ngân hàng có thể cân đối tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thanh khoản của ngân hàng thương mại, tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại; - Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu thanh khoản tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Trên cơ sở dữ liệu thu thập được báo cáo tài chính từ năm 2008-20121, tác giả phân chia hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm chính để nghiên cứu, bao gồm: Nhóm 1: Nhóm các ngân hàng thương mại có sự chi phối của nhà nước. Nhóm 2: Nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn (dựa trên quy mô Vốn điều lệ và Tổng tài sản) bao gồm NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và NHTMCP Quân Đội. Nhóm 3: Nhóm các NHTMCP còn lại2. - Số liệu nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2008-2012 1 Phụ lục 1 2 Phụ lục 2
- -3- 4. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về thanh khoản và lợi nhuận của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào? - Thanh khoản tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế trong giai đoạn nghiên cứu (2008-2012)? - Cơ quan quản lý nhà nước và bản thân các ngân hàng cần có giải pháp gì trong việc cân đối tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng? 5. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích thực trạng thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chọn lựa các biến có liên quan, xây dựng mô hình kinh tế lượng để đo lường tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia ra làm ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, lợi nhuận của ngân hàng và các mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng Chương 2: Thực trạng thanh khoản, lợi nhuận và tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và gia tăng lợi nhuận đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
- -4- CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG 1.1. Lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng 1.1.1. Lý luận chung về thanh khoản của ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm thanh khoản của ngân hàng Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hoá thành tiền thấp và có khả năng chuyển hoá ra tiền nhanh3. Trong thực tế những tài sản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá như: Trái phiếu kho bạc, thương phiếu, hối phiếu…những tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị… Như vậy, đứng trên phương diện của ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác. 1.1.1.2. Đo lường thanh khoản của ngân hàng Trạng thái thanh khoản của NH được xác định thông qua mô hình Cung - Cầu về thanh khoản. Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm những hoạt động sau đây: - Các khoản tiền gửi đang chuyển. - Doanh thu từ việc cung ứng các dịch vụ, - Thu nợ tín dụng, 3 Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Trần Huy Hoàng
- -5- - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng, - Vay mượn từ thị trường tiền tệ. Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, có những hoạt động tạo cầu thanh khoản: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi, - Các nhu cầu tín dụng có chất lượng cao, - Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi, - Chi phí hoạt động kinh doanh, - Thanh toán cổ tức cho cổ đông. Trong trường hợp nguồn cung thanh khoản không đủ để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản và phải tìm cách huy động để bổ sung vốn thanh khoản. Thâm hụt thanh khoản xảy ra làm cho ngân hàng mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận, mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi. Trong trường hợp này, nhà quản trị ngân hàng phải đưa ra quyết định ở đâu và thời điểm nào cần phải bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất. Ngân hàng thường áp dụng các biện pháp như: Sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra, bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm, tái chiết khấu, vay trên thị trường tiền tệ,… Ngược lại với trạng thái thiếu hụt thanh khoản là thặng dư thanh khoản, lúc này cung về thanh khoản lớn hơn cầu về thanh khoản, thường xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay; do đó, nhà quản trị cần phải đưa ra quyết định sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng thanh khoản trong tương lai. Thông thường, ngân hàng
- -6- thường sử dụng thanh khoản thừa này để mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó, cho vay trên thị trường tiền tệ,… Để đảm bảo khả năng chi trả tức thời tại mọi thời điểm, các ngân hàng phải giám sát hàng ngày dự trữ thanh khoản của mình. Dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ sơ cấp bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu, hạn mức tín dụng được cấp bởi tổ chức tài chính khác,…). Đồng thời, các ngân hàng cần xây dựng chính sách quản lý tài sản để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định và có tính thanh khoản cao trong dài hạn. Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF được nhiều nước áp dụng, các chỉ số đánh giá sự lành mạnh về thanh khoản của ngân hàng bao gồm: - Chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – hệ số tài sản thanh khoản (Liquid asset to total asset – Liquid asset ratio): đo lường mức thanh khoản của ngân hàng, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo dự tính và bất thường của khách hàng. - Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid assets to shortterm liabilities): cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. - Tổng tiền gửi của khách hàng so với tổng dư nợ (Customer deposit to total noninterbank loans): dùng để phát hiện những vấn đề thanh khoản, tỷ lệ này thấp cho thấy nguy cơ căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và có thể là dấu hiệu dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. - Chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng cao nhất và thấp nhất (Spread between highest and lowest interbank rate): để đánh giá các vấn đề thanh khoản và rủi ro của hệ thống ngân hàng, nếu chênh lệch càng lớn cho thấy một vài ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản4. 4 Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn IMF (NHNN, 2011)
- -7- 1.1.2. Lý luận chung về Rủi ro thanh khoản của ngân hàng: 1.1.2.1. Khái niệm Rủi ro thanh khoản Theo A.Vento, rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro của ngân hàng khi ngân hàng không có đủ các nguồn tài chính để thanh toán các nghĩa vụ nợ vào thời điểm đến hạn, hoặc là phải sử dụng những nguồn tài chính với chi phí cao mặc dù ngân hàng vẫn có khả năng thanh toán5. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền tức thì của khách hàng, hoặc không thể thực hiện các cam kết giải ngân các khoản tín dụng đến hạn như đã cam kết. Khi đó, ngân hàng phải chuyển đổi các tài sản khác thành tiền mặt, hoặc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí cao như vay trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu,… Rủi ro thanh khoản là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới vì thái độ dè dặt của công chúng đối với ngân hàng, một số ngân hàng thì ở trong tình thế cho vay một cách miễn cưỡng vì phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng. 1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Nguyên nhân khách quan: - Chính sách tiền tệ của NHNN: Để thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, NHNN sử dụng ba công cụ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, và áp dụng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của NHNN mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu của chính NHNN. Khi muốn 5 A.Vento (2009)
- -8- tăng cung tiền, NHNN mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHNN trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHNN bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHNN thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM. Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHNN bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHNN. Nếu tỷ lệ bắt buộc quy định cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại. Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất mà NHNN áp dụng khi NHNN chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá từ NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHNN rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản. - Chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp: Theo thời vụ ở những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa... tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm. Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất có thể tiếp tục tăng nóng. - Ngoài ra, những sự cố khách quan khác cũng có thể là yếu tố làm gia tăng RRTK cho NHTM như sự mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, khách hàng mất khả năng chi trả, … Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM - Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ: Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và
- -9- ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn. Do đó, dòng tiền vào bên tài sản có thường không trùng khít để trang trải dòng tiền ra bên tài sản nợ. Vậy nên, NHTM luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản. - Biến động lãi suất: Tiền gửi ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư. Khi lãi suất trên thị trường tài chính thay đổi, khách hàng gửi tiền có xu hướng rút tiền gửi của họ ở NHTM có lãi suất thấp và tìm kiếm NHTM khác có lãi suất huy động cao hơn. Trong khi đó, những khách hàng có nhu cầu tín dụng sẽ tìm cách trì hoãn việc hoàn trả các khoản nợ đã đáo hạn hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất thấp, tìm cách trả trước hạn hoặc trì hoãn việc rút vốn vay với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất cao. Như vậy, biến động lãi suất đồng thời ảnh hưởng đến cả tiền gửi và tiền vay tức dòng tiền vào, dòng tiền ra và sau đó là đến thanh khoản của NHTM. - Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn sàng đáp ứng cầu thanh khoản: Đối với lĩnh vực kinh doanh khác (không phải kinh doanh tiền tệ), các doanh nghiệp có thể trì hoãn nợ với khách hàng, chậm thanh toán với đối tác, thậm chí chủ động chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh,… Nhưng với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ hết sức nhạy cảm, các ngân hàng không thể làm như vậy. Bất kỳ một sự thiếu hụt nào về thanh khoản đều có thể gây tâm lý lo lắng trong công chúng, và nếu NHTM không giải quyết ngay khó khăn này, khách hàng gửi tiền có thể đồng loạt kéo đến ngân hàng để rút tiền, trạng thái thiếu hụt thanh khoản sẽ trở nên trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên tài sản nợ luôn có một tỷ lệ nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có thể rút trước hạn. Đây là những tài sản nợ mà NHTM có nghĩa vụ phải trả
- - 10 - ngay lập tức nếu khách hàng có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. - Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ; hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút vốn một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản. - Rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản: Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị TSN và TSC. Trong danh mục tài sản của mình, ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu từ NHNN một khi thanh khoản có vấn đề. Điều này, bất cứ ngân hàng nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên. - Rủi ro từ tính lỏng của tài sản không ổn định: Tính lỏng của tài sản là đặc tính của tài sản có thể chuyển nhanh sang tiền mặt. Một NHTM có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của ngân hàng này giảm sút, ngân hàng này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với ngân hàng đó, đồng thời cũng đối mặt với RRTK nếu thị trường hoạt động của ngân hàng này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. RRTK thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn