intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức; thực trạng chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam; giải pháp cho chính sách cổ tức của các công ty và hệ thống thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- DƯƠNG BÌNH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- DƯƠNG BÌNH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn Dương Bình Hùng
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ................................... 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ........................... 5 1.1.1. Cổ tức...................................................................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm về cổ tức: ......................................................................... 5 1.1.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức ......................................................... 5 1.1.2. Chính sách cổ tức .................................................................................... 9 1.1.2.1. Khái niệm về chính sách cổ tức ........................................................ 9 1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức ...................................... 10 1.1.2.3. Các chính sách cổ tức trong thực tiễn.............................................. 14 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 16 1.2.1. Vấn đề tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp ............................................................................................................ 16 1.2.1.1. Phân tích tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức ............ 16 1.2.1.2. Lập luận của các trường phái về tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức ........................................................................................ 19 1.2.1.3. Chính sách cổ tức trong dài hạn ...................................................... 20 1.2.2. Thuế thu nhập đối với cổ tức ở một số nước .......................................... 21 1.2.2.1. Anh................................................................................................. 21 1.2.2.2. Mỹ .................................................................................................. 22
  5. 1.2.2.3. Ấn Độ ............................................................................................. 24 1.2.2.4. Úc ................................................................................................... 24 1.2.2.5. Nga ................................................................................................. 25 1.2.2.6. Singapore ....................................................................................... 25 1.2.3. Thuế cổ tức ở Mỹ và sự tác động từ việc cắt giảm thuế cổ tức theo Luật tương quan giữa tăng trưởng thuế và việc làm năm 2003 (the Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 –JGTRRA 2003) ............................... 26 1.2.3.1. Thuế cổ tức ở Mỹ ........................................................................... 26 1.2.3.2. Sơ lược về đạo luật JGTRRA đối với thuế thu nhập cổ tức ............. 29 1.2.3.3. Các đánh giá về ảnh hưởng của đạo luật JGTRRA 2003 ................. 31 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về sự tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty ................................................................... 33 1.2.4.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 33 1.2.4.2. Thuế cổ tức và thuế lãi vốn ............................................................. 35 1.2.4.3. Chính sách cổ tức trước sự thay đổi của thuế thu nhập .................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 42 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM. ..................................................................................... 43 2.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM ........................................................................................................ 43 2.1.1. Chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trước năm 2010 .... 43 2.1.1.1. Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức ở Việt Nam .... 43 2.1.1.2. Thực trạng về chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết . 46 2.1.1.3. Vấn đề cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ............................. 54 2.1.2. Chính sách cổ tức và sự tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết từ đầu năm 2010 đến nay. .......................... 57 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ...................................................................................... 60
  6. 2.2.1. Chính sách thuế thu nhập đối với cổ tức ................................................ 60 2.2.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................... 60 2.2.1.2. Thuế thu nhập cá nhân .................................................................... 62 2.2.2. Phân tích thực nghiệm về sự thay đổi chính sách cổ tức của các công ty niêm yết khi có sự thay đổi của thuế thu nhập ................................................ 65 2.2.3. Phân tích phản ứng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết tiêu biểu khi có sự thay đổi chính sách thuế thu nhập ............................................ 68 2.2.3.1. Công ty Cổ phần Công Nghệ FPT................................................... 68 2.2.3.2. Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh REE.............................................. 71 2.2.3.3. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk ...................................... 73 2.2.3.4. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ................................................. 75 2.2.3.5. Nhận xét về phản ứng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết tiêu biểu khi có sự thay đổi chính sách thuế thu nhập. ................................. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 78 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................... 79 3.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 79 3.1.1. Cơ sở dòng tiền để xây dựng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt nam......................................................................................................... 79 3.1.2. Chính sách cổ tức nên được xây dựng theo chu kỳ vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp............................................................................................ 82 3.1.3. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến các yếu tố nội tại của công ty ... 84 3.1.3.1. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến cấu trúc vốn mục tiêu ........ 84 3.1.3.2. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến thuế suất thuế thu nhập hiện nay ....................................................................................................... 85 3.1.3.3. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến ưu tiên cổ đông ................. 88 3.1.3.4. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến mối quan hệ giữa dòng tiền tư do và hiệu quả dự án đầu tư của các công ty niêm yết Việt nam.............. 89
  7. 3.1.4. Xây dựng chính sách cổ tức hướng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt nam...................................................................................................... 92 3.2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI CỔ TỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 94 3.2.1. Cơ sở đánh giá hiệu quả của chính sách thuế thu nhập........................... 94 3.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................. 95 3.2.3. Thuế thu nhập cá nhân........................................................................... 98 3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CỔ TỨC AN TOÀN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................. 101 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................. 105 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chỉ số giá tiêu dùng và chi trả cổ tức các công ty niêm yết ............................ 111 Phụ lục 2: Thống kê tình hình các công ty trả cổ tức tăng - giảm- không đổi.................. 111 Phụ lục 3: Thống kê các công ty trả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu .......................... 111 Phụ lục 4: Thống kê tỷ lệ chi trả cổ tức các công ty niêm yết qua các năm ..................... 112 Phụ lục 5: Thống kê các mức tăng trưởng cổ tức bình quân liên tục các năm ................. 112 Phụ lục 6: Thống kê mức trả cổ tức so với EPS và FCFE ............................................... 112 Phụ lục 7: Thống kê mức trả cổ tức tiền mặt với FCFE .................................................. 113 Phụ lục 8: Thống kê mức tăng trưởng doanh thu và cổ tức trung bình giai đoạn 2003 - 2009 ...................................................................................................................................... 113 Phụ lục 9: Xu hướng cổ tức toàn cầu ............................................................................. 113 Phụ lục 10: Thuế cổ tức trong quan hệ giữa cổ tức và các yếu tố khác .......................... 116 Phụ lục 11: Chính sách cổ tức trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp ..................... 118
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VAFI : Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam TTCK : Thị trường chứng khoán TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNCN : Thu nhập cá nhân NSNN : Ngân sách nhà nước FCFE : Dòng tiền tự do EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phần DPS : Cổ tức trên mỗi cổ phần NBER : Viện nghiên cứu kinh tế Mỹ JGTRRA : Luật tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSX : Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ICT : Ngành công nghệ thông tin và viễn thông D/E : Tỷ số nợ trên vốn CNCK : Chuyển nhượng chứng khoán CK : Chứng khoán CSH : Chủ sở hữu WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân WTO : Tổ chức thương mại thế giới.
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1-1: So sánh hiệu quả của công ty từ việc sử dụng vốn vay..................................... 17 Bảng 1-2: Sự thay đổi thuế suất thực trên cổ tức trước và sau khi thay đổi luật thuế năm 2003 ở Mỹ....................................................................................................................... 35 Bảng 1-3: Thuế suất thực trên cổ tức theo hệ thống thuế ấn định của Úc .......................... 37 Bảng 1-4: Minh họa hệ thống thuế từng phần .................................................................. 37 Bảng 2-1: So sánh mức thuế thực trên cổ tức ở một số quốc gia....................................... 44 Bảng 2-2: Một số công ty niêm yết có chính sách cổ tức đặc trưng trong dài hạn ............. 48 Bảng 2-3: Thông kê các doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu quỹ từ đầu năm 2010 đến nay ........................................................................................................................................ 58 Bảng 2-4: Thuế TNDN của một số nước.......................................................................... 61 Bảng 2-5: Bảng tóm tắt chính sách thuế TNCN đối với chứng khoán............................... 63 Bảng 2-6: Thuế cổ tức và lãi vốn ở các nước ................................................................... 64 Bảng 2-7: Thống kê vốn hóa thị trường và giá trị giao dịch bình quân phiên các năm ...... 65 Bảng 2-8: Các văn bản PL về thuế TNCN đối với CK từ sau luật thuế TNCN 2007......... 67 Bảng 3-1: Thuế thu nhập doanh nghiệp một số nước từ năm 2009 ................................... 96
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1-1: Thuế cổ tức và thuế lãi vốn ở Mỹ qua các năm ...................................... 27 Hình 1-2: So sách mua lại cổ phần và cổ tức các công ty Mỹ từ năm 1989-2008 ... 39 Hình 2-1: Chỉ số giá tiêu dùng và chi trả cổ tức các công ty niêm yết VN............. 46 Hình 2-2: Thay đổi cổ tức của các công ty ............................................................. 47 Hình 2-3: So sánh cổ tức bằng tiền mặt & cổ tức bằng cổ phiếu ............................ 50 Hình 2-4: Tỷ lệ chi trả cổ tức các công ty niêm yết ................................................ 52 Hình 2-5: Mức trả cổ tức bình quân phân theo thời gian niêm yết .......................... 53 Hình 2-6: Mức chi trả cổ tức so với EPS & FCFE ................................................. 54 Hình 2-7: Mức chi trả cổ tức tiền mặt so với FCFE ............................................... 55 Hình 2-8: Tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ cổ tức bình quân giai đoạn 2003-2009 .. 56 Hình 2-9: Thay đổi DPS & EPS trung bình của các công ty niêm yết 2007-2009... 67 Hình 2-10: Tổng giá trị CP quỹ cuối năm tài chính của các công ty niêm yết ........ 68 Hình 3-1: Cổ tức và FCFE các công ty Mỹ năm 2008 ............................................ 80 Hình 3-2: Sơ đồ phân phối dòng tiền hoạt động để ra quyết định chi trả cổ tức...... 81 Hình 3-3: Phân tích chính sách cổ tức theo chu kỳ sống của doanh nghiệp ............ 83 Hình 3-4: Khung phân tích chính sách cổ tức theo hiệu quả đầu tư ........................ 90 Hình 3-5: Ma trận xây dựng chính sách cổ tức....................................................... 91
  12. Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chính sách cổ tức là quyết định phân phối quan trọng của các doanh nghiệp cổ phần, các quyết định phân phối cổ tức luôn cố gắng hướng đến lợi ích trước mắt của cổ đông, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông trong tương lai. Bản thân các chính sách cổ tức chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với chính sách cổ tức là rất phức tạp, do các yếu tố thường đồng thời tác động đến chính sách cổ tức. Thuế thu nhập là một trong những yếu tố nổi bật tác động đến chính sách cổ tức của công ty, do nó liên quan trực tiếp đến mức lợi nhuận của công ty và thu nhập của các cổ đông. Một sự thay đổi mức thuế thu nhập có thể dẫn đến làm tăng hoặc giảm thu nhập của nhà đầu tư, do đó các nhà quản trị tài chính công ty luôn có sự điều chỉnh chính sách cổ tức phù hợp sao cho mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông. Các chuyên gia tài chính trên thế giới cũng đã có sự quan tâm đo lường mức độ ảnh hưởng của thuế bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm quan trọng ở các thị trường phát triển như: Anh, Mỹ,… Ở Việt nam, TTCK hiện tại còn non trẻ, nhiều yếu tố còn chưa bền vững, việc ban hành luật thuế thu nhập đối với hoạt động đầu tư chứng khoán có thể xem là một thử thách lớn đối với TTCK, đặc biệt là các công ty niêm yết. Vào thời điểm dự thảo và ban hành năm 2008& 2009, do luật thuế còn mới lạ, TTCK chịu tác động của các điều kiện khách quan như: khủng hoảng tài chính thế giới, sự suy giảm kinh tế trong nước … nên Chính phủ đã có sự điều chỉnh, gia hạn hiệu lực áp dụng đến hết năm 2009. Sự thay đổi của luật thuế như thế làm cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có những phản ứng nhất định, đã có hiện tượng các doanh nghiệp có sự thay đổi chính sách cổ tức theo hướng tăng tỷ lệ chi trả để tránh thuế thu nhập cho các cổ đông. Với mong muốn đánh giá đúng và có cái nhìn bao quát hơn về hiện tượng
  13. Trang 2 này, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Việt Nam” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, xem xét các kết quả nghiên cứu cùng với các quan điểm, các tranh luận để làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu, phân tích thực tế ở Việt Nam - Khảo sát thực trạng thuế thu nhập ở một số nước tiêu biểu và nghiên cứu phân tích các hệ thống thuế cổ tức để rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống thuế thu nhập ở Việt nam - Phân tích số liệu tổng thể trên TTCK về chi trả cổ tức của các công ty, từ đó đưa ra các nhận định về tình trạng cũng như xu hướng cổ tức của các công ty trong thời gian qua, có lưu ý đến khoảng thời gian dự thảo, ban hành luật thuế thu nhập cá nhân có bao gồm thu nhập từ đầu tư chứng khoán trước khi có hiệu lực áp dụng từ năm 2010. - Phân tích các yếu tố chính, chủ yếu tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết để thấy rõ hơn về mức độ tác động của chúng đến chính sách cổ tức hiện nay. Ngoài ra còn đi sâu phân tích mức độ tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp khi có sự thay đổi của thuế thu nhập. - Đánh giá chính sách cổ tức một số công ty lớn, tiêu biểu trên TTCK và phân tích dữ liệu lịch sử về chi trả cổ tức của các công ty trước và sau khi ban hành luật thuế thu nhập cá nhân để thấy rõ hơn mức độ phản ứng của các công ty khi có sự thay đổi thuế thu nhập. - Trên cơ sở các nền tảng lý luận lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở các nước và các kết quả phân tích thực tế ở Việt Nam, đưa ra các giải pháp cụ thể
  14. Trang 3 về hoàn thiện luật thuế thu nhập và xây dựng chính sách cổ tức phù hợp. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên hai sàn HNX và HSX từ năm 2003 đến 2009 và nửa đầu năm 2010. - Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư chứng khoán trong thời gian qua. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Dữ liệu về chính sách cổ tức của tất cả các công ty niêm yết trên hai sàn HNX và HSX từ năm 2003 đến 2009 có xem xét thêm số liệu trước năm 2003 và nửa đầu năm 2010. - Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư chứng khoán và các văn bản dưới luật liên quan đến TTCK trong những năm gần đây. - Nguồn dữ liệu, có hai nguồn dữ liệu cơ bản: + Dữ liệu sơ cấp: Được lấy trực tiếp từ các công ty, cụ thể một phần các số liệu về cổ tức, các thông tin thông báo chi trả cổ tức được lấy từ chính các công ty chi trả từ các bảng cáo bạch, các thông báo của công ty,…. + Dữ liệu thứ cấp: Được lấy gián tiếp thông qua các cơ quan thông tin đại chúng chuyên ngành uy tín trong nước và ngoài nước như: Báo đầu tư chứng khoán, Vneconomy.vn, bloomberg.com,…… 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê: Tập hợp các số liệu nghiên cứu liên quan, phân tích, xử lý
  15. Trang 4 các mối liên hệ giữa chúng. - Phương pháp mô tả: Đưa các nhận định về mối liên hệ, các xu hướng trên cơ sở các thông tin, dữ liệu đã được xứ lý. - Phương pháp lịch sử: Xem xét, đánh giá các dữ liệu, dữ kiện trong quá khứ từ đó nhận định, đánh giá các vấn đề ở hiện tại. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu sau: - Chương 1: Tổng quan về chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức. - Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp cho chính sách cổ tức của các công ty và hệ thống thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay.
  16. Trang 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1.1. Cổ tức 1.1.1.1. Khái niệm về cổ tức: Cổ tức là một khoản chi trả cho các cổ đông của công ty từ thu nhập ròng của cổ đông. Các công ty thường sử dụng thu nhập ròng của cổ đông theo hai cách – Thưởng cho các cổ đông từ việc đầu tư vào công ty hoặc tái đầu tư (thu nhập giữ lại). Hầu hết các công ty thường tái đầu tư một phần thu nhập và chi trả phần còn lại dưới dạng cổ tức. Cổ tức được chi trả cho các cổ đông từ thu nhập ròng, dù vậy tùy theo mỗi quốc gia khoản cổ tức này thường vẫn được xem là khoản thu nhập chịu thuế. Cổ tức thường được trả dưới dạng một khoản nhất định trên mỗi cổ phần. Do đó, mỗi cổ đông nhận mức cổ tức tương ứng với mức độ nắm giữ cổ phần của họ. Hầu hết các công ty trả cổ tức theo một kế hoạch cụ thể, như hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm. Tuy nhiên công ty cũng có thể thông báo một mức cổ tức bất cứ khi nào, thường được áp dụng cho các khoản cổ tức ưu đãi. 1.1.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức Thông thường có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu, và cổ tức bằng tài sản. Ngoài ra còn có thêm phương thức chi trả cổ tức thông qua hình thức mua lại cổ phần, nhưng nó được xem như là cách khác thay cho phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt. Cổ tức trả bằng tiền mặt Cổ tức bằng tiền mặt là hình thức các công ty phân phối một khoản tiền mặt đến các
  17. Trang 6 cổ đông. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phần theo một số tuyệt đối hoặc tỷ lệ tính trên mệnh giá cổ phần. Hầu hết các công ty lựa chọn hình thức phân phối tiền mặt đến với các cổ đông do ưu điểm là cổ tức tiền mặt có thể phát đi tín hiệu cho các nhà đầu tư rằng, công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng và sẵn sàng chia sẻ lợi ích đạt được đến với các cổ đông, một sự gia tăng cổ tức tiền mặt sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu và do đó các nhà quản lý thường sử dụng việc thông báo chi trả cổ tức để tạo niềm tin cho cổ đông về triển vọng của công ty trong tương lai. Điểm bất lợi của cổ tức tiền mặt là các cổ đông thường phải chịu thuế cổ tức ngay khi nhận được cổ tức, trong khi cổ tức cổ phiếu chỉ bị đánh thuế khi chuyển nhượng được, ngoài ra ở các nước thông thường thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn1. Vì vậy trong chính sách cổ tức của các doanh nghiệp luôn có sự cân đối chi trả cổ tức tiền mặt với mức hợp lý để giảm thiểu nghĩa vụ thuế cho cổ đông. Về mặt hạch toán kế toán, cổ tức bằng tiền mặt là một sự dịch chuyển tài sản từ công ty sang cổ đông như là một dòng tiền ra của công ty. Do đó làm giảm tài sản công ty và giá trị của vốn chủ sở hữu. Vì thế cổ tức tiền mặt làm tăng đòn bẩy tài chính so với trước khi chi trả cổ tức. Sự gia tăng đòn bẩy tài chính có thể làm giảm giá trị thị trường của các khoản nợ hiện hành và các trái chủ thường tìm cách để bảo vệ vị thế của họ thông qua việc đưa ra các giới hạn trong việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp sự gia tăng cổ tức tiền mặt mang đến cho nhà đầu tư tín hiệu ngầm hiểu về sự mất đi các cơ hội tăng trưởng hiệu quả do công ty không thể tái đầu tư hiệu quả tất cả các khoản thu nhập đạt được. 1 Lãi vốn là khoản lợi nhuận thu được do giá trị bán tài sản đầu tư cao hơn giá trị mua ban đầu
  18. Trang 7 Mua lại cổ phần Là hình thức thay thế cho việc trả cổ tức bằng tiền mặt. Theo hình thức này, công ty mua lại cổ phần của chính mình và trả tiền cho cổ đông. Hình thức này phát triển sau so với trả cổ tức bằng tiền mặt và đã từng có lúc có giá trị lớn hơn cả cổ tức tiền mặt. Có ba phương thức mua lại cổ phần: - Mua theo giá thị trường: đây là hình thức phổ biến nhất, nó tạo ra sự linh hoạt cho công ty trong việc tự do mua lại cổ phần trong một khuôn khổ cho phép. Đôi khi, theo một số nhà đầu tư, việc mua lại cổ phần của công ty sẽ tạo ra mức giá sàn cho cổ phiếu, hay ít nhất là tạo ra sự hỗ trợ cho giá cổ phiếu. - Mua lại một số lượng cố định theo một giá ấn định (tender offer): với hình thức này, công ty đưa ra đề nghị mua lại một số lượng nhất định cổ phiếu với một mức giá ấn định và thường là cao hơn giá thị trường hiện tại cho tất cả cổ đông. Cổ đông có quyền chấp nhận hay không chất nhận đề nghị này. Nếu số cổ phiếu bán lại cao hơn số cổ phiếu đề nghị mua thì đông ty sẽ phân phối đều theo tỷ lệ sở hữu. - Mua lại theo thỏa thuận trực tiếp: thỉnh thoảng công ty có thể thỏa thuận mua lại cổ phần của một số cổ đông lớn với giá cao hơn giá thị trường nhằm giảm số lượng cổ phiếu lưu thông trên thị trường tạo áp lực giảm giá cổ phiếu. Trong một vài trường hợp khác ít phổ biến hơn, việc mua lại cổ phần khi công ty buộc phải mua lại của đối tác có ý định thâu tóm cưỡng bức với giá cao hơn giá thị trường và thường là gây thiệt hại cho các cổ đông còn lại. Hình thức mua lại cổ phần ngày càng được ưu chuộng do nó có nhiều thuận lợi như: Ngăn ngừa sự pha loãng thu nhập trên mỗi cổ phần, gửi đến nhà đầu tư tín hiệu về triển vọng tương lai tốt đẹp của công ty khi giá cổ phiếu giảm, hình thức mua lại cổ phần linh động hơn cổ tức tiền mặt do không phải chịu áp lực chi trả trong tương lai và đặc biệt là mua lại cổ phần sẽ làm giảm nghĩa vụ thuế cho cổ đông rất nhiều trong trường hợp thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn.
  19. Trang 8 Tuy nhiên, việc mua lại cổ phần trong điều kiện công ty có tỷ số nợ cao dễ dẫn đến phá sản do tăng gánh nặng nợ. Ở các nước, mua lại cổ phần thường được quy định giới hạn mức mua cụ thể và sẽ bị phạt nếu cơ quan thuế phát hiện mua lại cổ phần quá mức vì mục đích thuế. Do có nhiều ưu việt trong việc truyền tải thông tin tốt đến các cổ đông, nên trong chính sách cổ tức của mình, các doanh nghiệp thường xem xét mua lại cổ phần với mức phù hợp song song với cổ tức tiền mặt để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất cho cổ đông, đặc biệt là trong điều kiện thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn. Cổ tức trả bằng cổ phiếu Với hình thức cổ tức bằng cổ phiếu, công ty không hoàn trả tiền mặt trực tiếp cho cổ đông mà phân phối một lượng cổ phiếu thêm cho mỗi cổ đông theo tỷ lệ hoặc số tuyệt đối. Việc chi trả này, tổng giá trị đầu tư của mỗi cổ đông không thay đổi, nhưng giá trị đầu tư trên mỗi cổ phần giảm do có thêm số cổ phiếu. Cổ tức cổ phiếu không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn công ty vì không làm thay đổi giá trị của vốn và nợ. Về mặt hạch toán, đó là sự dịch chuyển một khoản từ mục thu nhập giữ lại sang mục vốn cổ đông trên bảng cân đối kế toán. Có thể thấy, xét trên gốc độ cả công ty và cổ đông, với cổ tức bằng cổ phiếu, mỗi cổ đông kết thúc với số cổ phần tăng thêm và công ty không phải trả bất cứ khoản tiền nào từ việc phát hành cổ phiếu cổ tức. Cổ tức cổ phiếu không làm thay đổi giá trị vị trí sở hữu của mỗi cổ đông trong công ty vì với số lượng cổ phần tăng thì thu nhập trên mỗi cổ phần công ty cũng được điều chỉnh tương ứng. Cổ tức cổ phiếu có bất lợi là dễ dẫn đến sự thao túng cổ phiếu từ các cổ đông mới do số lượng cổ phiếu tăng và giá giảm làm ảnh hướng đến cơ cấu sở hữu của các nhà đầu tư. Về tâm lý đầu tư, nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu trong điều kiện thị trường có nhiều bất ổn có thể sẽ làm cho các nhà đầu tư quan ngại về tình hình tài chính
  20. Trang 9 công ty, do đó giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng giảm làm thiệt hại cho các cổ đông. Tuy nhiên trả cổ tức bằng cổ phiếu có ưu điểm là tạo điều kiện cho công ty tích lũy lượng tiền mặt để có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ tức cổ phiếu còn giúp các cổ đông có được lợi ích của thuế hơn so với cổ tức tiền mặt do thu nhập từ cổ tức cổ phiếu chỉ bị đánh thuế khi cổ phiếu cổ tức được chuyển nhượng. Ngoài ra, theo thói quen thông thường, giá cổ phiếu càng thấp thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư, vấn đề là các công ty nên xây dựng cho mình một vùng mức giá mục tiêu để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Cổ tức trả bằng tài sản Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng hóa, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất ít được áp dụng trong thực tiễn. 1.1.2. Chính sách cổ tức 1.1.2.1. Khái niệm về chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một khoản thu nhập hiện tại. Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Một khi chính sách được đưa ra, nó cần được thông tin một cách rõ ràng đến với tất cả cổ đông để họ biết rằng khi nào và hình thức phân phối nào họ được nhận. Các chính sách có thể luôn được điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn như, nếu trong năm công ty đạt lợi nhuận thấp, ban quản trị có thể quyết định không trả cổ tức và dùng lợi nhuận đó để tái đầu tư với hy vọng sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt hơn sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1