intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2018

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào các nghiên cứu trước, luận văn sử dụng mô hình hồi quy GMM để phân tích mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tín dụng. Trong đó, rủi ro tín dụng của các ngân hàng được luận văn đo lường bởi hai yếu tố tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên dư nợ cho vay và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay khách hàng và các TCTD khác. Bộ dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) có kiểm toán của 23 NHTPCP tại Việt Nam từ năm 2008-2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- VŨ THỊ HƯƠNG THẢO TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- VŨ THỊ HƯƠNG THẢO TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (HƯỚNG ỨNG DỤNG) MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Vũ Thị Hương Thảo, học viên lớp Cao học khóa K27, chuyên ngành Tài chính, trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt nhưng năm học ở trường. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.2 Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 1.5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................................................................................................... 6 2.1 Khái niệm, nguyên nhân về rủi ro tín dụng và các tiêu chí đo lường ............... 6 2.1.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .................................................................... 7 2.1.2 Cách đo lường rủi ro tín dụng ...................................................................... 10 2.3 Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và rủi ro tín dụng.............. 13 2.3.1 Mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và rủi ro tín dụng dưới góc độ của rủi ro đạo đức .................................................................................................................... 13 2.3.2 Mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và rủi ro tín dụng dưới góc độ hành vi ngân hàng................................................................................................................. 15
  5. 2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây .......................................... 16 2.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ................................................. 16 2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam.................................................... 21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 28 3.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 28 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 33 3.2.2 Phương pháp ước lượng ............................................................................. 36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 39 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 39 4.1.1 Nợ xấu và trích lập dự phòng .................................................................... 39 4.1.2 Vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn ................................................................. 40 4.1.3 Tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân .............................................................. 41 4.1.4 Quy mô tổng tài sản ................................................................................... 42 4.1.5 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát ................................................. 43 4.1.6 Thống kê mô tả .......................................................................................... 43 4.2 Ma trận hệ số tương quan và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................. 45 4.3 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ............................................ 48 4.4 Kết quả hồi quy................................................................................................. 49 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình............................................................................ 49 4.4.2 Kiểm định độ tin cậy của mô hình ............................................................. 52 4.4.3 Tổng hợp kết quả ước lượng ...................................................................... 52 4.4 Thảo luận kết quả ............................................................................................. 53 4.5 Hàm ý chính sách ............................................................................................. 56 4.5.1 Hàm ý đối với cơ quan chức năng ............................................................. 56 4.5.2 Hàm ý đối với các NHTM ......................................................................... 57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ............................................................................................ 60 5.1 Kết luận............................................................................................................. 60
  6. 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 62 5.2.1 Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 62 5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA ASEAN Free Trade Khu vực Mậu dịch Tự do Area ASEAN APEC Asia-Pacific Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Economic châu Á – Thái Bình Dương Cooperation ASEAN Association of Hiệp hội các Quốc gia Đông Southeast Asian Nam Á Nations BCBS Basel Committee on Uỷ ban Basel về giám sát banking Supervision ngân hàn BCTC Báo cáo tài chính CAR Capital Adequacy Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Ratio GDP Gross Domestic Tổng thu nhập quốc nội Product GMM Generalized Method Phương pháp ước lượng of Moments moment tổng quát NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ROA Return on Asset Suất sinh lời trên tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ................................. 24 Bảng 3.1. Mô tả biến ...................................................................................................... 33 Bảng 3.2. Danh sách các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu .............................. 35 Bảng 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................... 44 Bảng 4.2 Ma trận tương quan......................................................................................... 46 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến qua hệ số VIF .............................................. 47 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra vấn đề hồi quy ..................................................................... 48 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi NPL .......................................................................................... 50 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng được đại diện bởi LLP ........................................................................................... 51
  9. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 4.1 So sánh tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................... 39 Hình 4.2 Vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn trung bình hàng năm từ 2008-2018 ............ 40 Hình 4.3 Tỷ lệ ROAA của các NHTM trung bình hàng năm từ 2008-2018 ................. 41 Hình 4.4 Tổng tài sản của các NHTM trung bình hàng năm từ 2008-2018 ................. 42 Hình 4.5 Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 2008-2018................. 43
  10. TÓM TẮT Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-2008, NHNN liên tiếp đưa ra những yêu cầu nâng cao chất lượng vốn tự có trong hệ thống nhằm chống đỡ những rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, Thông tư 41/2016/TT-NHNN đã được ban hành với mục tiêu điều chỉnh hệ số CAR tiệm cận với Basel II, ngoài yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng thì cần bổ sung thêm yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét tác động của yếu tố vốn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ phần tại Việt Nam để xác định chính sách tăng vốn của NHNN đối với các NHTM có thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Dựa vào các nghiên cứu trước, luận văn sử dụng mô hình hồi quy GMM để phân tích mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tín dụng. Trong đó, rủi ro tín dụng của các ngân hàng được luận văn đo lường bởi hai yếu tố (1) tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên dư nợ cho vay và (2) tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay khách hàng và các TCTD khác. Bộ dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) có kiểm toán của 23 NHTPCP tại Việt Nam từ năm 2008-2018. Kết quả ước lượng cho thấy vốn ngân hàng có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng, nhưng chiều hướng tác động tùy thuộc vào đại diện vốn ngân hàng. Cụ thể, kết quả này cho thấy rằng khi vốn điều lệ của các ngân hàng tăng cao thì có thể làm tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải đối mặt. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn gia tăng thì có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Từ khóa: Vốn ngân hàng, Rủi ro tín dụng, Tỷ lệ an toàn vốn.
  11. ABSTRACT After the global crisis in 2007-2008, the State Bank of Vietnam continuously made requests to improve the quality of capital in the banking system, in order enhance bank performance, control and reduce possible risks. Specifically, Circular 41/2016 / TT-NHNN was issued with the aim of adjusting CAR asymptotic to Basel II, in which bank capital is not required only for credit risks, but also for market risks and operational risks. The study was conducted to examine the impact of bank capital on credit risk in Vietnam joint stock commercial banks, in order to determine whether the SBV's policy of increasing bank capital is really effective in controlling credit risk. Based on previous studies, this paper used the GMM regression model to analyze the relationship between bank capital and credit risk. In particular, the credit risk of banks is measured by two factors (1) Non-performing loans (NPL) and (2) Loan loss Provision (LLP). The study data was collected from 23 commercial banks in Vietnam for the 2008– 2008 period. The result shows that bank capital has a significant impact on credit risk, but the direction of impact depends on the bank capital representative. Specifically, with bank capital represented by charter capital, the correlation is positive and in contrast, with bank capital represented as the capital adequacy ratio, this correlation is negative. Keywords: Bank capital, Credit risk, Capital adequacy ratio.
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Sau năm 1990, mối quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam đã chuyển hướng hội nhập với thị trường quốc tế ngày càng sâu rộng. Cụ thể, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995 tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập APEC năm 1998 và WTO năm 2007 cũng như nhiều hiệp định thương mại khác. Cùng với sự hội nhập chung của các ngành kinh tế, ngành tài chính - ngân hàng cũng dần chuyển theo hướng thị trường ngày càng mạnh mẽ. Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng với xu thế tự do hóa như hiện nay, hệ thống các NHTM tại Việt Nam cần phải chủ động tăng tính minh bạch, lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, Hiệp ước về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng, hay còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel là một trong những vấn đề được quan tâm. Vào những năm 1970, thị trường tài chính tiền tệ đã xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, và là nguyên nhân hàng loạt ngân hàng trên thế giới sụp đổ. Trước tình trạng đó, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã thành lập Hiệp ước vốn Basel với mục đích ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, trong đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên ( Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. Từ đó đến nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng trong hiệp ước Basel, và rất nhiều nước hiện nay đã áp dụng Basel III.
  13. 2 Qua đó có thể thấy vốn tự có là vấn đề mà trong hiệp ước Basel rất quan tâm vì mởi đây là nguồn hấp thụ tổn thất tài chính và khi nó gia tăng, sẽ giúp giảm thiểu xác suất và sự khắc nghiệt của rủi ro hệ thống. Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Do vậy, các cơ quan quản lý như Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng vốn tự có nhằm giúp hệ thống tài chính an toàn. Cụ thể, vào năm 1999 NHNN đã ban hành Quyết định số 297/1999/QĐ quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn (hệ số CAR) trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức tại Việt Nam. Theo đó, quyết định này yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh đầy đủ nội dung Basel I. Tiếp đến, năm 2005 quyết định số 457/2005/QĐ - NHNN được ra đời với quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được thực hiện kéo dài trong 3 năm và phương pháp tính đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. 1.2 Lý do nghiên cứu Cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu toàn cầu 2007-2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ năm 2007 khi bong bóng nhà ở bị vỡ cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện. Từ đó dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, từ đó lan rộng ra khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng đã gây hậu quả lớn và nặng nề khi nó phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới. Trước hết là đối với nước Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên. Cuộc khủng hoảng còn làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ.
  14. 3 Qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, các thành viên Ủy ban Basel có cơ hội đánh giá một cách nghiêm túc những quy định mà Basel II đã đưa ra trước đó. Mục tiêu cơ bản là tăng cường quản lý và quản trị rủi ro, nâng cao tính minh bạch của các ngân hàng, có thể đối phó với khó khăn kinh tế và tài chính toàn cầu. Năm 2010, khuôn khổ Basel III được đưa ra với các quy định nghiêm ngặt hơn, tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của những quy định Basel trước đó, như cải thiện chất lượng vốn pháp định, nâng cao yêu cầu về vốn để ngân hàng có thể chịu đựng được những thiệt hại trong thời kỳ khó khăn, tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, hiệp ước Basel III đã bắt dầu được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-2008, nhận thấy việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập vào thị trường ngân hàng quốc tế cũng như chất lượng vốn tự có trong hệ thống để chống đỡ những rủi ro có thể xảy ra, ngày 20/5/2010 tỷ lệ an toàn vốn đã được NHNN nâng lên 9% qua Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Và mới nhất, Thông tư 41/2016/TT-NHNN về các quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hướng theo chuẩn Basel II trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng hàng nước ngoài đã được NHNN ban hành vào tháng 12/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Theo đó, hệ số CAR đã được điều chỉnh ngoài yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng thì cần bổ sung thêm yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, và được điều chỉnh từ 9% xuống còn 8%. Để đáp ứng các Quy định ngày càng chặt chẽ của cơ quan quản lý, từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta thường xuyên tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an toàn vốn giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế tối thiểu là 8% của các ngân hàng thương mại ngày càng giảm xuống. Do đó quy mô hoạt động ngân hàng này càng tăng, dư nợ cho vay tăng cao, thì vốn điều lệ cũng phải tăng cao. Mặc dù vậy, trong khi thực tế việc tăng vốn lại không đi cùng với sự ổn định trong hệ thống ngân
  15. 4 hàng khi hệ thống ngân hàng ngày càng bất ổn, cụ thể nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng bị giám sát đặc biệt, bị yêu cầu tái cơ cấu và NHNN phải mua lại với giá 0 đồng. Vì thế, câu hỏi được đặt ra là liệu việc yêu cầu tăng vốn tại các Ngân hàng có thực sự giúp các ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn, với lượng vốn “đủ” theo thông lệ tiên tiến để trang trải các rủi ro có thể xảy ra cho các loại rủi ro chính. Từ đó có thể thấy, bối cảnh Việt Nam hiện nay việc xem xét tác động của việc tăng vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng là cần thiết. Bởi vì, việc xác định mức độ và chiều hướng tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống ngân hàng ngày càng bền vững. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn ngân hàng và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu không đồng nhất. Điều này minh chứng rằng mỗi quốc gia có đặc thù riêng trong chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, giám sát ngân hàng riêng của mình mà chiều hướng tác động của vốn đến rủi ro tín dụng sẽ khác nhau. Tại Việt Nam, các nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tín dụng chỉ xem xét trên khía cạnh vốn chủ sở hữa, trong khi tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu lại cho chúng ta thấy được khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Do đó, luận văn tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn ngân hàng với rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trên phương diện gồm vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu – hệ số CAR. Từ những lý do bên trên, vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu là: “Tác động vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2018“ 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của bài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018.
  16. 5 Với mục tiêu chung bên trên, đề tài sẽ lần lượt nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau: - Thứ nhất, tổng quan từ các lý thuyết và nghiên cứu trước để đề xuất mô hình đánh giá tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. - Thứ hai, áp dụng mô hình bên trên để đánh giá tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. - Thứ ba, đưa ra những khuyển nghị, hàm ý chính sách nhằm tăng tính lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro của các NHTM tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống các NHTM cổ phần trong nước gồm có 31 ngân hàng theo thống kê tại website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, vì lý do dữ liệu một số ngân hàng không có sẵn để thu thập và cũng như loại bỏ các ngân hàng thương mại cổ phần được đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt, nên dữ liệu thống kê chỉ còn 23 ngân hàng. Việc ra đời và áp dụng Basel II của các NHTM xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Khi đó, các quy định của Basel I đã không dự báo được cuộc khủng hoảng. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này được bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2018. 1.5. Kết cấu đề tài Kết cầu của luận văn bao gồm 5 chương với tên gọi cụ thể như sau: - Chương 1: Giới thiệu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả và thảo luận - Chương 5: Kết luận
  17. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Khái niệm, nguyên nhân về rủi ro tín dụng và các tiêu chí đo lường Rủi ro ngân hàng được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, có thể chia thành nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn. Đối với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì thế, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng do hoạt động tín dụng là hoạt động trọng yếu của các NHTM Việt Nam. Rủi ro tín dụng theo định nghĩa của Ủy ban Basel là “khả năng một người vay hoặc đối tác không đáp ứng được nghĩa vụ của mình theo điều khoản thỏa thuận”. Theo quy định trong Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy, có thể nói rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng đã được kí kết giữa hai bên, biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi hết thời hạn vay các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
  18. 7 2.1.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Các nghiên cứu trước đây cho rằng có hai nhóm yếu tố giải thích sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của ngân hàng: bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong ngân hàng. Yếu tố bên ngoài Berger và DeYoung (1997) đã lập luận sự gia tăng trong rủi ro do các yếu tố bên ngoài (chẳng hạn như các doanh nghiệp phá sản, nhà máy đóng cửa…) và theo sau đó là sự suy giảm trong hiệu quả, sự gia tăng trong rủi ro tín dụng có thể khiến các ngân hàng buộc phải chi tiêu với chi phí hoạt động cao hơn chẳng hạn như chi phí giám sát người đi vay. Các phát hiện này hàm ý rằng sự thất bại của các ngân hàng có thể được gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, và chính sách và quy định có thể giảm thiểu các rủi ro này, chẳng hạn như một tỷ lệ vốn ngân hàng cao hơn có thể giảm thiểu cú sốc bên ngoài, hạn chế việc tập trung cho vay…. Trong các nghiên cứu gần đây, Reddy (2011) tìm thấy phát hiện tương tự khi cho thấy rằng rủi ro đạo đức, quản trị yếu kém đều có thể giải thích sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Klein (2013) tiến hành phân tích các ngân hàng ở 16 quốc gia châu Âu, và tìm thấy rằng cả các yếu tố đặc điểm ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô đều có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tác giả tìm thấy rằng các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp cao, chính sách phá giá đồng nội tệ và lạm phát cao có thể dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Skarica (2014) tìm thấy kết quả tương tự khi cho rằng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng, nhưng tăng trưởng kinh tế lại có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Messai và Jouini (2013) cũng tìm thấy cho thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ suy giảm nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp, lãi
  19. 8 suất và chất lượng tín dụng thấp sẽ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Salas và Saurina (2002) đã nghiên cứu các ngân hàng tiết kiệm và thương mại ở Tây Ban Nha trong giai đoạn 1986 đến 1997 và tìm thấy rằng tăng trưởng kinh tế và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Macit (2012) đã giải thích rủi ro tín dụng của 15 ngân hàng lớn nhất từ năm 2005 đến năm 2010. Tác giả kết luận rằng các yếu tố vĩ mô có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô như thất nghiệp, lạm phát, nợ công đều làm gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong khi đó tăng trưởng kinh tế càng cao sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Yếu tố bên trong Các yếu tố đặc điểm ngân hàng được xem như là các yếu tố bên trong ngân hàng và có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt. Những rủi ro từ chính bản thân ngân hàng có thể tổng hợp thành những nhóm nhân tố liên quan như sau: Năng lực tài chính Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động của một ngân hàng thương mại, đồng thời nó cũng là hai chỉ tiêu giúp ngân hàng thể hiện được tiềm năng phát triển và tiềm lực kinh tế (Nguyễn Mạnh Hùng và Tạ Thu Hồng Nhung, 2016). Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của một định chế tài chính theo thông lệ quốc tế. Hai chỉ tiêu này là những chìa khóa đối với hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng là những tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của định chế tài chính đó. Một ngân hàng quy mô lớn có lợi thế cạnh tranh và cơ hội đa dạng hóa hoạt động của mình nên hạn chế rủi ro
  20. 9 (Demset và Strahan,1997), (Nguyễn Quốc Anh, 2016), (Lê Thị Thu Điềm, 2016). Nhưng Das và Ghost (2007) cho rằng quy mô càng lớn thì tâm lý chấp nhận rủi ro cao hơn và kết quả nợ xấu cao hơn trong tương lai. Một giải thích khác của Berger và De Young (1997), Park và Zhang (2012) liên quan đến quy mô nhỏ của ngân hàng, đó là ngân hàng nhỏ có thể chấp nhận rủi ro bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay và đầu tư của mình, và kết quả nợ xấu cao hơn trung bình trong tương lai. Năng lực quản trị Quản trị lành mạnh là chìa khóa đối với hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của định chế tài chính đó. Tiếp cận năng lực quản trị, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá nhân tố hiệu quả chi phí thể hiện qua các chỉ số ROA, ROE (Berger và DeYoung (1997), Messai và Jouini (2013), Williams (2004); Fiordelisi và các cộng sự (2011), Podpiera và Weill (2008) Như trong nghiên cứu của mình, Berger và DeYoung (1997) tìm thấy mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả bằng cách nghiên cứu mẫu dữ liệu với 57655 quan sát các ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1985 – 1994. Kết quả của các tác giả khẳng định sự suy giảm trong hiệu quả của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều này cho thấy rằng năng lực quản trị không chỉ thể hiện ở những khoản chi tiêu khác mà còn thể hiện ở các hoạt động giám sát và bảo lãnh yếu kém hơn mức cần thiết, và kết quả là mức nợ xấu ngân hàng có trong danh mục cho vay cao hơn, nói cách khác rủi ro tín dụng gia tăng Messai và Jouini (2013) đã nghiên cứu các ngân hàng ở Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp. Các tác giả cũng tìm thấy khả năng sinh lợi ROA có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Nói cách khác các ngân hàng có khả năng sinh lợi cao thì thường có khuynh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1