intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của dự án đồng thời đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra những gợi ý chính sách đối với dự án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẩm định dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHAN CHÂU MỸ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS DAVID O. DAPICE TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 6 năm 2012 Tác giả luận văn Phan Châu Mỹ
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài “Thẩm định dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè”. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy David O.Dapice và thầy Nguyễn Xuân Thành đã tận tình, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã cung cấp số liệu dự án để tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh, chị cùng khoá học MPP3 - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học của Chương trình. Trân trọng cảm ơn,
  4. iii TÓM TẮT Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có chỉ hai Nhà máy xử lý nước thải, đó là nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Các nhà máy này chỉ xử lý được một phần lượng nước thải của người dân thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải còn lại chủ yếu đổ trực tiếp ra hệ thống sông, rạch của thành phố làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quy hoạch một số nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn thành phố để cải thiện tình trạng ô nhiễm của sông, rạch; trong số đó có Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tổng mức đầu tư của dự án ước tính khoảng 340 triệu USD, trong đó vốn ngân sách 10% và 90% còn lại dự kiến vay Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á. Kết quả phân tích tài chính cho NPV tổng đầu tư là -135,713 triệu USD, NPV chủ đầu tư là - 96,291 triệu USD, dự án không khả thi về mặt tài chính. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy dự án nhạy với các biến số về phí nước thải, mức tăng tỷ lệ nước cấp, lộ trình tăng giá nước. Dự án nếu được điều chỉnh một trong các biến số này thì dự án sẽ khả thi về mặt tài chính. Kết quả phân tích kinh tế cho NPV là 457,850 triệu USD, dự án khả thi về mặt kinh tế. Vậy trên quan điểm nền kinh tế thì đây là một dự án tốt, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên để dự án được triển khai thực hiện thì nhà nước cần có chính sách để điều chỉnh một số yếu tố cần thiết.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................... xi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.1.1 Lý do hình thành dự án .................................................................................. 1 1.1.2 Lý do hình thành luận văn ............................................................................. 4 1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.4 Phạm vi của luận văn ........................................................................................ 5 1.5 Bố cục đề tài ....................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................. 7 2.1 Giới thiệu dự án ................................................................................................. 7 2.1.1 Cơ sở pháp lý dự án ........................................................................................ 7 2.1.2 Sơ lược dự án .................................................................................................. 7 2.1.3 Mục tiêu của dự án ......................................................................................... 7 2.1.4 Nguồn vốn của dự án ..................................................................................... 8 2.1.5 Công nghệ cho dự án ...................................................................................... 8 2.2 Khung phân tích .............................................................................................. 10 2.2.1 Phương pháp luận của phân tích kinh tế .................................................... 10 2.2.2 Phương pháp luận của phân tích tài chính ................................................. 11 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH KINH TẾ ............................................................................. 13 3.1 Mục tiêu ............................................................................................................ 13 3.2 Xác định tỷ giá hối đoái kinh tế...................................................................... 13 3.3 Lợi ích kinh tế của dự án ................................................................................ 14 3.3.1 Lợi ích kinh tế từ mức sẵn lòng chi trả phí nước thải của hộ gia đình ..... 14
  6. v 3.3.2 Tiết kiệm chi phí không hút bể tự hoại:....................................................... 16 3.3.3 Tiết kiệm chi phí không xây bể tự hoại: ...................................................... 18 3.3.4 Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải từ các trạm xử lý nước thải riêng lẻ trên địa bàn quận 2 ............................................................................................................. 18 3.4 Chi phí kinh tế dự án....................................................................................... 19 3.4.1 Hệ số chuyển đổi CF: ................................................................................... 19 3.4.2 Chi phí đầu tư kinh tế:.................................................................................. 21 3.4.3 Chi phí hoạt động.......................................................................................... 22 3.5 Một số thông số khác ....................................................................................... 22 3.5.1 Chỉ số lạm phát ............................................................................................. 22 3.5.2 Chi phí vốn kinh tế........................................................................................ 23 3.6 Phân tích độ nhạy và rủi ro ............................................................................ 25 3.6.1 Phân tích rủi ro ............................................................................................. 25 3.6.2 Xác định các biến rủi ro ............................................................................... 25 3.6.3 Phân tích độ nhạy ......................................................................................... 25 3.6.4 Kết quả phân tích độ nhạy ............................................................................ 28 3.6.5 Phân tích mô phỏng Monte Carlo ................................................................ 28 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH......................................................................... 30 4.1 Các cơ sở xác định chi phí dự án.................................................................... 30 4.1.1 Chi phí vốn vay.............................................................................................. 30 4.1.2 Chi phí đầu tư ban đầu ................................................................................. 31 4.1.3 Chi phí hóa chất, chi phí O&M .................................................................... 31 4.2 Các cơ sở xác định doanh thu dự án .............................................................. 31 4.3 Nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn ................................................................. 31 4.4 Báo cáo ngân lƣu ............................................................................................. 32 4.5 Tính toán phân tích tài chính ......................................................................... 32 4.5.1 Theo quan điểm tổng đầu tư ........................................................................ 32 4.5.2 Theo quan điểm chủ đầu tư.......................................................................... 32 4.6 Phân tích độ nhạy và rủi ro ............................................................................ 33 4.6.1 Xác định các biến rủi ro ............................................................................... 33 4.6.2 Phân tích độ nhạy một chiều ........................................................................ 33 4.6.3 Phân tích độ nhạy hai chiều ......................................................................... 37
  7. vi 4.6.4 Phân tích kịch bản ........................................................................................ 40 4.6.5 Phân tích mô phỏng Monte Carlo ................................................................ 41 4.7 Phân tích kết quả ............................................................................................. 42 4.8 Phân tích phân phối......................................................................................... 43 CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ......................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 46 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 48
  8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng Phát triển Châu Á ADF (Asian Development Fund) : Quỹ phát triển Châu Á AER (Adjusted Exchange Rate) : Tỷ giá hối đoái điều chỉnh BOD (Biochemical Oxygen Demand) : Nhu cầu Oxy sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CF (Conversion Factor) : Hệ số chuyển đổi CSH : Chủ sở hữu ĐBGPMB : Đền bù giải phóng mặt bằng EIRR (Economy Internal Rate of Return) : Suất sinh lợi nội tại kinh tế ENPV (Economy Net Present Value) : Giá trị hiện tại ròng kinh tế EV (Economy Value) : Giá trị kinh tế EVadj (Economy Value Adjustment) : Giá trị kinh tế hiệu chỉnh FEP : Phí thưởng ngoại hối FIRR (Financial Internal Rate of Return) : Suất sinh lợi nội tại tài chính FNPV (Financial Net Present Value) : Suất sinh lợi nội tại tài chính FV (Financial Value) : Giá trị tài chính IDA (International Development Association) : Hiệp hội phát phiển quốc tế IMF (International Monetary Fund) : Quỹ Tiền tệ Quốc tế IRR (Internal Rate of Return) : Suất sinh lợi nội tại LIBOR (London Interbank Offer Rate) : Lãi suất liên ngân hàng London mg/l (milligrams per litre) : miligam/lít Ml (milliliter) : mililit MPN (Most Probable Number) : Mật độ khuẩn lạc NPV (Net Present Value) : Giá trị hiện tại ròng OCR (Ordinary Capital Resources) : Nguồn vốn thông thường ODA (Official Development Assistance) : Hỗ trợ phát triển chính thức OER (Official Exchange Rate) : Tỷ giá hối đoái chính thức O&M (Operation and Maintenance) : Vận hành và bảo dưỡng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SAWACO : Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TĐT : Tổng đầu tư TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPHCM : thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân USD (United States Dollar) : Đồng đô la Mỹ
  9. viii VNĐ : Việt Nam đồng WACC (Weighted Average Cost of Capital) : Chi phí vốn bình quân trọng số WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới
  10. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010: ................................ 14 Bảng 2:Tổng giá trị mức sẵn lòng chi trả phí nước thải...................................................... 16 Bảng 3: Tốc độ gia tăng số căn nhà .................................................................................... 17 Bảng 4: Chi phí hút bể tự hoại ............................................................................................ 17 Bảng 5: Chi phí xây bể tự hoại............................................................................................ 18 Bảng 6: Chi phí xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải công suất 100 m3/ngày ... 19 Bảng 7: chi phí xử lý nước thải từ các trạm xử lý nước thải riêng lẻ ................................. 19 Bảng 8: Bảng tổng hợp giá tài chính (Pf), kinh tế (Pe), hệ số chuyển đổi (Cfi), phí thưởng ngoại hối (FEP) và tỷ giá hối đoái ....................................................................................... 22 Bảng 9: Tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ kể từ năm 2011 ................................................................. 23 Bảng 10: Ngân lưu ròng kinh tế Đơn vị tính: triệu USD ........................................ 24 Bảng 11: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi tăng/giảm vốn đầu tư 10% .................. 25 Bảng 12: kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ................ 26 Bảng 13: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi lộ trình tăng giá nước............ 26 Bảng 14: NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi mức sẵn lòng chi trả phí nước thải ..... 27 Bảng 15: NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi tăng tỷ lệ nước cấp ............................. 28 Bảng 16: chi phí đầu tư ban đầu .......................................................................................... 31 Bảng 17: doanh thu từ phí nước thải ................................................................................... 33 Bảng 19: Kết quả NPV tài chính và IRR khi tăng/giảm vốn đầu tư: .................................. 33 Bảng 18: Báo cáo ngân lưu ................................................................................................. 34 Bảng 20: Kết quả NPV tài chính và IRR khi thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ........................ 35 Bảng 21: Kết quả NPV tài chính và IRR khi thay đổi phí nước thải .................................. 35 Bảng 22: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi lộ trình tăng giá nước............ 36 Bảng 23: Kết quả NPV kinh tế và IRR kinh tế khi thay đổi mức tăng tỷ lệ nước cấp........ 37 Bảng 24: Kết quả phân tích độ nhạy giữa biến số phí nước thải và mức tăng tỷ lệ nước cấp ............................................................................................................................................. 38 Bảng 25: Kết quả phân tích độ nhạy giữa biến số phí nước thải và lộ trình tăng giá nước giai đoạn 2026-2045 ............................................................................................................ 39 Bảng 26: Kết quả phân tích độ nhạy giữa biến số lộ trình tăng giá nước giai đoạn 2026- 2045 và mức tăng tỷ lệ nước cấp ......................................................................................... 40
  11. x Bảng 27: Kết quả phân tích kịch bản .................................................................................. 41 Bảng 28:Kết quả phân tích phân phối ................................................................................. 43
  12. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè ............................................................................... 1 Hình 2: Các vị trí lấy mẫu nước mặt ..................................................................................... 2 Hình 3: Các kết quả chính về nồng độ BOD ........................................................................ 3 Hình 4: Lưu vực quận 2 ........................................................................................................ 4 Hình 5: Các vị trí lấy mẫu nước mặt ở Quận 2 ..................................................................... 4 Hình 6: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, lưu vực quận 2 và vị trí tuyến cống bao, vị trí nhà máy xử lý nước thải. .............................................................................................................. 8 Hình 7: Công nghệ kích cống ngầm ...................................................................................... 9 Hình 8: Kết quả mô phỏng Monte Carlo ............................................................................. 29 Hình 9: Kết quả mô phỏng Monte Carlo ............................................................................ 41
  13. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1 Lý do hình thành dự án 1.1.1.1 Chất lượng nước hạ lưu sông Sài Gòn và các sông, kênh, rạch lưu vực quận 2 hiện tại: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè bao gồm quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận 3 , quận 1, quận 10, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, có mật độ dân cư lớn. Hiện nay, nước thải của dân cư sống trong lưu vực này chủ yếu thoát ra kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gây ô nhiễm cho nước kênh, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân trong khu vực. Hình 1: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè – Công ty tư vấn SCE (2012) Toàn bộ nước của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được dẫn ra hạ lưu của sông Sài Gòn, vì vậy, hầu hết lượng ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được chuyển về hạ lưu sông Sài Gòn. Khảo sát chất lượng nước mặt tại các vị trí ở hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và thượng lưu sông Nhà Bè vào thời điểm triều cao và triều thấp tại các vị trí như trong hình 2. Hình 3 cho thấy chất lượng nước tốt tại vị trí NM10 – vị trí trên điểm hợp lưu Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Sài Gòn, nhưng từ vị trí hợp lưu Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến hợp lưu
  14. 2 sông Đồng Nai (đoạn hạ lưu sông Sài Gòn) thì chất lượng nước sông Sài Gòn giảm. Điều này cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng. Hình 2: Các vị trí lấy mẫu nước mặt Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Công ty tư vấn SCE (2012) Quận 2 là một trong những quậncó tốc độ đô thị hóa nhanh. Chất thải sinh hoạt đổ trực tiếp xuống lòng kênh, rạch gây bồi lấp, ách tắc dòng chảy và gây ô nhiễm tuyến kênh rạch ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân. Khảo sát chất lượng nước tại một số vị trí kênh, rạch của quận 2 như hình 5 hàm lượng BOD vượt quy chuẩn cho phép (BOD khảo sát là 10mg/l). 1.1.1.2 Chất lượng nước hạ lưu sông Sài Gòn và sông, kênh, rạch tương lai: Để cải thiện tình trạng vệ sinh trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TPHCM đang triển khai dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Dự án này gồm các hợp phần như cải tạo hệ thống cống trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè ; xây dựng một tuyến cống bao hai bên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, xây dựng một trạm bơm có công suất là 64.000 m3/h; một đoạn cống băng sông Sài Gòn để xả nước thải chưa xử lý tại bờ Đông của sông Sài Gòn; cải tạo kênh và bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Dự án này được dự kiến hoàn thành trong năm 2012. Khi dự án này hoàn thành và đưa vào hoạt động thì chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ được cải thiện, nước thải
  15. 3 được xả ra hai tuyến cống bao dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, sau đó được dẫn về trạm bơm và thải ra sông Sài Gòn. Nước thải khi đến trạm bơm chỉ được lọc rác nghĩa là công đoạn này sẽ lấy đi các chất thải rắn chủ yếu nhưng các tải trọng ô nhiễm khác như chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng và vi khuẩn sẽ chỉ giảm đi nhưng không đáng kể. Kết quả là, chất lượng nước của hạ lưu sông Sài Gòn vẫn bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn… Hình 3: Các kết quả chính về nồng độ BOD Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Công ty tư vấn SCE (2012) BOD limittation: theo QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (BOD limittation = 6 mg/l) Để giảm thiểu ô nhiễm cho sông kênh rạch ở quận 2, Ủy ban nhân dân quận 2 đã quy hoạch các trạm xử lý nước thải riêng lẽ đối với từng dự án để thu gom, xử lý nước thải của dự án trước khi thải ra hệ thống sông, kênh, rạch. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nước thải của các trạm xử lý này không được kiểm soát chặt chẽ về tiêu chuẩn các nồng độ. Do đó, chất lượng nước các sông kênh rạch xem như vẫn chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn. Vì vậy, nước thải không được xử lý là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và hệ thống sông, kênh, rạch của Thành phố. Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè là nhu cầu cần thiết và hết sức cấp bách nhằm thu gom và xử lý nước thải nước thải lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, quận 2 trước khi đổ ra sông Sài Gòn.
  16. 4 Hình 4: Lưu vực quận 2 Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Công ty tư vấn SCE (2012) Hình 5: Các vị trí lấy mẫu nước mặt ở Quận 2 Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Công ty tư vấn SCE 1.1.2 Lý do hình thành luận văn Theo quy hoạch tổng thể xây dựng của TPHCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 thì dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những nhà máy góp phần cải thiện môi trường sống
  17. 5 của người dân TPHCM. Việc đầu tư vào dự án không chỉ phù hợp với định hướng phát triển của TPHCM mà còn phải mang lại lợi ích về mặt kinh tế đối với quốc gia. Do đó, luận văn được hình thành nhằm đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự án với kỳ vọng kết quả phân tích của đề tài làm nguồn tham khảo trong việc xem xét, đánh giá và ra quyết định của UBND TPHCM trong việc đầu tư dự án đồng thời luận văn đưa ra những kiến nghị chính sách thiết thực cho nhà nước và các hỗ trợ của nhân dân đối với dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè nói riêng và các nhà máy xử lý nước thải khác nói chung. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của dự án đồng thời đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra những gợi ý chính sách đối với dự án này. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau: 1/ Căn cứ vào mức sẵn lòng chi trả và các lợi ích kinh tế khác thì dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không? 2/ Với mức phí 480 VNĐ/m3 cho năm đầu tiên và điều chỉnh tăng theo lộ trình tăng giá nước thì dự án có khả thi về tài chính hay không? 1.4 Phạm vi của luận văn Đề tài phân tích ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi dự án, về các mặt phân tích tài chính, kinh tế và xã hội. Thông số đầu vào dựa trên số liệu của Nghiên cứu tiền khả thi của Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè và cập nhật những số liệu được công bố hiện hành, phân tích rủi ro có xét đến phân phối xác suất của các biến đầu vào, phân tích kinh tế, xã hội có dựa trên hệ số chuyển đổi giá. 1.5 Bố cục đề tài Luận văn gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu. Chương này nêu rõ lý do hình thành dự án, từ đó dẫn đến lý do hình thành đề tài, đồng thời đưa ra mục tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
  18. 6 Chương 2: Tổng quan và phương pháp luận. Chương này sẽ giới thiệu thông số chính của dự án (cơ sở pháp lý, địa điểm xây dựng nhà máy, công suất nhà máy, cấu phần chính của dự án, mục tiêu, nguồn vốn của dự án, công nghệ của nhà máy) và khung phân tích, phương pháp phân tích để làm cơ sở triển khai các chương tiếp theo của đề tài. Chương 3: Phân tích kinh tế dự án, tiến hành ước lượng các thông số kinh tế cho dự án, tính toán, phân tích các kết quả thu được và phân tích rủi ro. Chương 4: Phân tích tài chính, ước lượng các thông số tài chính cho dự án, lập dòng ngân lưu, từ đó tính toán, phân tích các kết quả thu được và phân tích rủi ro. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tổng kết những nội dung đã phân tích trong các chương trên, rút ra kết luận và những khuyến nghị chính sách cho dự án.
  19. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Giới thiệu dự án 2.1.1 Cơ sở pháp lý dự án Quy hoạch tổng thể xây dựng của TPHCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010. Văn bản số 3719/UBND-ĐTMT ngày 02/8/2010 của UBNDTPHCM về địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại quận2. 2.1.2 Sơ lược dự án Dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè dự kiến được xây dựng tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM, có công suất 820.000 m3/ngày đêm do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố (trực thuộc UBND TPHCM) làm chủ đầu tư. Dự án này bao gồm 02 hợp phần: - Xây dựng một tuyến cống bao chuyển tải nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến nhà máy xử lý nước thải và thu gom nước thải từ quận 2. - Xây dựng nhà máy xử lý nước thải để xử lý nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2. Thời gian thực hiện dự án trong 05 năm (2012-2016), trong đó 02 năm đầu (2012-2013) chủ yếu là giai đoạn chuẩn bị cho dự án như thiết kế và lập hồ sơ đấu thầu…, 03 năm tiếp theo (2014-2016) là giai đoạn thi công xây lắp tuyến cống bao, nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị. Nhà máy dự kiến vận hành vào năm 2017. Chi phí đầu tư tính theo giá năm 2012: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 4,314 triệu USD Chi phí xây dựng: 159,800 triệu USD Chi phí thiết bị: 108,000 triệu USD Chi phí quản lý dự án: 20,085 triệu USD Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 3,323 triệu USD Dự phòng phí (khối lượng + lạm phát): 44,295 triệu USD Tổng chi phí 339,817 triệu USD 2.1.3 Mục tiêu của dự án Việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè góp phần cải thiện
  20. 8 môi trường TPHCM bằng việc xử lý nước thải từ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và quận 2, khi đó chất lượng nước tại hạ lưu sông Sài Gòn sẽ được cải thiện. Ngoài ra, dự án này cũng góp phần cải thiện chất lượng nước sông, rạch ở quận2 và đặc biệt là khu vực Thủ Thiêm – nơi sẽ là khu vực mới về kinh tế và tài chính của TPHCM. Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè là nhà máy có công suất lớn nhất TPHCM nên có thể được xem là một mô hình mẫu và TPHCM sẽ học từ dự án này để thực hiện các dự án vệ sinh tiếp theo trong tương lai. 2.1.4 Nguồn vốn của dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè có tổng mức đầu tư khoảng 340 triệu USD, đầu tư với hình thức vốn ngân sách 10% và 90% còn lại sẽ vay của IDA – một tổ chức thành viên của WB và vay của ADB; dòng đời của dự án là 34 năm. Hình 6: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, lưu vực quận 2 và vị trí tuyến cống bao, vị trí nhà máy xử lý nước thải. Nguồn: Báo cáo tiền khả thi dự án Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Công ty tư vấn SCE (2012) 2.1.5 Công nghệ cho dự án 2.1.5.1 Tuyến cống bao Dự án này sử dụng công nghệ kích cống ngầm để lắp đặt đường cống ngầm dưới đất cho khu vực quận 2. Công nghệ này sử dụng một máy khoan ống ngầm và các kích thủy lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2