Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẻ Sacombank thực trạng và chiến lược phát triển
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người củ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Như vậy,chủ thẻ muốn sử dụng thẻ thanh toán thì phải mua hàng háo,dịch vụ tại các nơi có lắp thiết bị đọc thẻ. Đối với ngân hàng,việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán là một hoạt động bao gồm các nghiệp vụ cho vay,huy động vốn,thanh toán tiền trong và ngoài nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thẻ Sacombank thực trạng và chiến lược phát triển
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THANH TUYỀN THẺ SACOMBANK THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006
- 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM 1.1 Lịch sử ra đời và phát triển thẻ ngân hàng - Theo nguồn của Tổ chức thẻ quốc tế VISA (là tổ chức sở hữu một trong những thương hiệu thẻ ngân hàng có uy tín nhất trên thế giới hiện nay) nghiên cứu về lịch sử phát triển thẻ ngân hàng trên thế giới đã ghi nhận vào năm 1914, một công ty điện báo hàng đầu của Mỹ là Western Union trong nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ đã cấp cho những khách hàng thân thuộc những tấm thẻ bằng kim loại để thực hiện những giao dịch trên thị trường mà người ta tin rằng đó là những tấm thẻ thanh toán đầu tiên. Tấm thẻ này là một miếng kim loại mỏng, nhỏ được xem như “tiền kim loại” với một số thông tin được in nổi trên thẻ bao gồm hai chức năng cơ bản là nhận dạng và lưu trữ thông tin khách hàng. Tấm thẻ này thuận tiện cho khách hàng trong việc gửi đi nhiều bức điện tín, có thể thanh toán ngay, và được chậm trả những khoản thanh toán này mà không bị tính lãi. Đến cuối mỗi tháng, công ty này liệt kê và in ra hóa đơn từng khoản thanh toán, tình hình thực hiện giao dịch của khách hàng và gửi đến cho họ… - Thấy được sự tiện lợi của thẻ Western Union,vào năm 1924 công ty General Petroleum ở California đã phát hành những tấm thẻ xăng dầu cho công nhân và những khácch hàng chọn lọc của mình, những tấm thẻ này cho phép khách hàng của họ thanh toán tại các cửa hàng bán xăng dầu của công ty trên toàn nước Mỹ. Sau đó, công ty đã mở rộng dịch vụ này bao gồm cả dịch vụ công cộng. Những tấm thẻ kim loại nói trên chính là nền tảng đầu tiên cho sự ra đời tấm thẻ nhựa sau này. - Sự suy thoái kinh tế năm 1929 đã tạm ngưng việc phát triển thêm các loại thẻ thanh toán. Tuy nhiên đến cuối năm 1930, công ty AT&T giới thiệu thẻ Bell Credit Card một công cụ thuận tiện được thiết kế để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng được gọi là “Thẻ trung thực”. Sau đó, ngành
- 2 đường sắt, hàng không tịa Mỹ theo sự hướng dẫn của AT&T cũng đã phát hành thẻ, tiếp đó là đến các nhà hàng, khách sạn,cửa hiệu… - Hoạt động nghiệp vụ thẻ thanh toán qua ngân hàng trên thế giới ra đời vào năm 1946, nhưng nó chỉ thực sự trở thành bước ngoặt trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng vào năm 1949 khi Frank Mc Namara, một chủ doanh nghiệp người Mỹ đã phát minh ra thẻ thanh toán mang tên Dinner’s Club. Sự ra đời của thẻ thanh toán này liên quan đến một câu chuyện về Mc Namara mà sau này nó đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Một lần Mc Namara mời những khách hàng của mình đến dùng bữa tối tại nhà hàng Mahatan ở New York, sau khi bữa tiệc kết thúc, hóa đơn thanh toán được mang đến, ông hết sức bối rối vì phát hiện số tiền mặt trong ví không đủ để thanh toán. Ông phải gọi điện thoại về nhà nhờ vợ đến thanh toán. Chính tình trạng khó xử lần đó đã kiến ông quyết tâm tìm tòi,nghiên cứu và chế tạo ra một phương tiện chi trả không dùng tiền mặt, đó là thẻ thanh toán Diner’s Club. Với lệ phí hàng năm là 5 USD, như vậy Diner’s Club là hình thức thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Nó cho phép chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư trong vòng 60 ngày. Số lượng thẻ và doanh số thanh toán của thẻ Diner’s Club ngày càng tăng lên và công ty phát hành thẻ nhanh chóng thu được nhiều lợi nhuận. Thành công vượt ngoài dự kiến của Diner’s Club đã tạo tiền đề cho hoạt động phát hành thẻ tín dụng ngân hàng mà tiên phong trong lĩnh vực này là Franklin National Bank ở Long Island, New York vào năm 1951 với thẻ Charge-It. Thẻ này có thể sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ ở địa phương và có cách hoạt động khá giống với thẻ tín dụng hiện nay. - Đến 1955, thị trường thẻ thế giới chứng kiến sự ra đời của hàng lọat thẻ mới như: Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club…Đến năm 1958, công ty Americant Express Corporation phát hành thẻ tín dụng American Express ở Mỹ và nước ngoài. Công ty này nhanh chóng đứng đầu trong lĩnh vực thẻ ngân hàng phục vụ cho giải trí và du lịch. Sau đó,chuỗi hệ thống khách sạn Hilton cũng tung ra thị truờng sản phẩm thẻ Carte Blanche dành riêng cho khách sạn của họ. Hai loại thẻ này đã thống lĩnh thị trường thẻ thế giới.
- 3 - Năm 1960, một ngân hàng ở Mỹ là Bank of America phát hành thẻ Bank Americard hình thức thẻ tín dụng tuần hoàn đầu tiên và cũng chính là tiền thân của thẻ VISA sau này. Thẻ Bank AmeriCard cho phép chủ thẻ được quyền chọn lựa cách thanh toán. Họ có thể trả toàn bộ số nợ hoăc thanh toán một phần nợ hàng tháng, số tiền còn thiếu sẽ bị tính lãi. Sau đó, ngân hàng này đã cấp phép cho các định chế tài chính trong khu vực để phát triển thẻ mang thương hiệu Bank AmeriCard. Cùng với thời gian ngày càng nhiều định chế tài chính được cấp phép phát hành thẻ. Vì vậy, Bank of America đã xây dựng một số quy định và tiêu chuẩn riêng đới với các định chế tài chính khi phát hành thẻ Bank AmeriCard. - Trước thành công của Bank AmeriCard, một số ngân hàng phát hành thẻ khác ở Mỹ đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cạnh tranh. Vào năm 1966, 14 ngân hàng ở Mỹ đã quyết định thành lập Hiệp Hội thẻ liên ngân hàng, gọi là InterBank Card Association – ICA. Tổ chức này có khả năng trao đổi thông tin về giao dịch thẻ tín dụng. - Đến năm 1967, bốn ngân hàng ở California đã đổi tên Hiệp hội thẻ ngân hàng California (California BankCard Association) thành hiệp hội thẻ ngân hàng các bang phía Tây-Western State BankCard Association (WSBA) và kết nạp thêm các tổ chức tài chính ở phía Tây làm thành viên và thẻ của Hiệp hội được biết đến với tên gọi là MasterCharge, đây chính là tiền thân của tổ chức MasterCard sau này. Sau đó,WSBA cũng cho phép ICA sử dụng tên và logo của MasterCharge. Đến cuối thập niên 1960, nhiều định chế tài chính đã trở thành hội viên của WSBA để phát hành các sản phẩm thẻ ngân hàng mang thương hiệu MasterCharge và cạnh tranh với thẻ Bank AmeriCard. - Năm 1961, ngân hàng sanwa ở Nhật đã cho ra đời thẻ JCB (Japan Credit Bureau) và đã nhanh chóng phát triển trên thế giới vào năm 1981. Ngày nay JCB đã phát hành được hơn 48,4 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (số liệu năm 2004).
- 4 - Vào giữa năm 70,nền công nghiệp thẻ ngày càng phát triển,mở rộng phạm vi phát hành và thanh toán thẻ ra toàn thế giới vì vậy thương hiệu “America” không còn thích hợp nữa, do đó Bank AmeriCard đã đổi tên thành Visa international vào năm 1977 và Tổ chức Visa quốc tế ra đời từ đây. Đến nay, Visa đã có hơn 22.000 thành viên tại 200 nuớc, phát hành hơn 500 triệu thẻ, với 13 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ và 320.000 máy rút tiền mặt, doanh số giao dịch hằng năm khoảng 800 tỷ USD (số liệu năm 2004). - Năm 1979, MasterCharge cũng đổi tên thanh MasterCard và trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu cảu Visa. MasterCard là tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ hai sau Visa. Hiện nay MasterCard cũng đã có 22.000 thành viên tại 200 quốc gia,12 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ và 200.000 máy rút tiền, doanh số giao dịch hàng năm khoảng 460 tỷ USD (số liệu năm 2004). - Ngày nay, hai loại thẻ ngân hàng này được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và chiếm lĩnh hoàn toàn thị truờng thẻ thế giới cả về số lượng thẻ phát hành lẫn doanh số thanh toán thẻ. 1.2 Khái niệm và cấu tạo thẻ 1.2.1 Khái niệm thẻ: Do điều kiện ra đời và khái niệm pháp lý về thẻ ở mỗi quốc gia có sự cạnh tranh khác nhau hơn nữa trong thuật ngữ có nhiều cách diễn đạt khác nhau để làm nổi bật một nội dung nào đó vì vậy có tất nhiều khái niệm khác nhau về thẻ: - Quan điểm thứ nhất: cho rằng thẻ ngân hàng là một trong những công cụ đuợc sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ thay thế cho tiền mặt, hoặc có thể đuợc sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. - Quan điểm thứ hai: thẻ ngân hàng được sử dụng để thanh toán là một laọi thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi các ngân hàng,các định chế tài chính. - Quan điểm thứ ba: thẻ được sử dụng để thanh toán là một phương thức ghi sổ những số tiền cần để thanh toán thông qua các máy móc,thiết bị chuyên dùng được lắp đặt tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
- 5 - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về thẻ trong Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng, ban hàn kèm theo quyết định số 371/1999/QĐ ngày 19/10/1999. Theo đó Ngân hàng Nhà nuớc quy định: “Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ”. Từ đó có thể khái quát: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người củ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Như vậy,chủ thẻ muốn sử dụng thẻ thanh toán thì phải mua hàng háo,dịch vụ tại các nơi có lắp thiết bị đọc thẻ. Đối với ngân hàng,việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán là một hoạt động bao gồm các nghiệp vụ cho vay,huy động vốn,thanh toán tiền trong và ngoài nước. 1.2.2Cấu tạo thẻ Mặc dù có nhiều tên gọi và do nhiều ngân hàng khác nhau phát hành nhưng tất cả các loại thẻ đang lưu hành trên thị trường hiện nay đều có hình dạng và cấu tạo tương đối giống nhau. Hầu hết các loại thẻ đều có hình chữ nhật bốn góc tròn, đuợc làm bằng nhựa ABC hoặc PC, cấu tạo bởi ba lớp đuợc ép thường với kỹ thuật cao và có kích thươc chuẩn là 85mmx54mmx0,76mm. - Mặt trước của thẻ thường bao gồm các yếu tố cơ bản sau: + Tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ: là tên và biểu tượng của ngân hàng trực tiếp phát hành thẻ (Vietcombank, ACB, Sacombank…) Đây là yếu tố bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ nhằm phân biệt ngân hàng phát hành thẻ. + Biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế: các huy hiệu,logo và tên của tổ chức thẻ quốc tế (VISA, MasterCard, JCB…) dùng để phân biệt các loại thẻ quốc tế. Ví dụ: biểu tượng của Visa là Hologam có hình con chim bồ câu đang bay trong không gian ba chiều, của MasterCard là hình ảnh quả đại cầu giao nhau với các lục địa…
- 6 Hình 2 Một số mẫu thẻ thế giới Thẻ của hệ thống khách sạn Hilton MasterCard Thẻ American Express Thẻ Visa - Tên chủ thẻ: đựơc in dập nổi trên mặt thẻ, là tên cá nhân (hoặc tổ chức) được ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. - Thời gian hiệu lực của thẻ: đây là khoảng thời gian ngân hàng phat hành cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ, thời gian này tùy thuộc vào loại thẻ và chính sách của từng ngân hàng mà có thể là một năm, ba năm, năm năm. Hết thời gian sử dụng thẻ, chủ thẻ phải trả lại thẻ cho ngân hàng và có nhu cầu sử dụng tiếp thì tiến hành làm thủ tục gia hạn thẻ. - Số thẻ: in dập nổi trên thẻ, đây là số thẻ danh riêng cho chủ thẻ, số thẻ này được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ. tùy theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau. Ví dụ số thẻ Visa thường bắt đầu bằng số 4 (số Bin), MasterCard bắt đầu bằng số 5xxxxx - Thẻ EMV: được sử dụng đối với tất cả các loại thẻ thông minh, đây là loại thẻ được nhiều người ưu chuộng nhất vì độ an toán rất cao. - Ngoài ra còn có thể có những yếu tố khác: các đặc điểm quy định về tính năng an toàn của thẻ như từng tổ chức thẻ có ký hiệu riêng của minh, hình chủ thẻ, code 10… - Mặt sau của thẻ gồm các yếu tố:
- 7 + Dãi băng từ: gồm 3 rãnh, chứa những thông tin đã được mã hóa theo chuẩn thống nhất như số tài khoản,tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực thẻ, mã số cá nhân cảu chủ thẻ (số PIN), số thẻ, loại thẻ, tên ngân hàng phát hành…Khi thực hiện giao dịch các các thiết bị đọc thẻ, những dữ liệu này sẽ truyền về ngân hàng chấp nhận thẻ và thông qua mạng thông tín kết nối với các tổ chức thẻ quốc tế, dữ liệu này sẽ được chuyển đến ngân hàng phát hành để kiểm tra thông tin và cấp số chuẩn chi để thực hiện giao dịch. + Ô chữ ký dành cho chủ thẻ: việc ngân hàng páht hành yêu cầu chủ thẻ ký tên vào mặt sau của thẻ là để xác nhận đúng người sử dụng thẻ khi thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa,dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Theo đó các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn và trên thẻ xem có phù hợp không. Băng chữ ký này được làm bằng một nguyên liệu rất đặc biệt,nếu chữ ký bị tẩy xóa thì lập tức thẻ sẽ bị khóa và không thể thực hiện được giao dịch,lúc đó chủ thẻ yêu cầu ngân hàng cấp lại thẻ mối để sử dụng. 1.2.3 Phân loại thẻ Hiện nay trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam, có rất nhiều loại thẻ khác nhau với những đặc điểm cũng như công dụng rất đa dạng và phong phú,có thể phân loại thẻ theo một số tiêu chí sau: * Xét theo công nghệ sản xuất: Có hai loại thẻ - Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa ba rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ, theo đó các dữ liệu, thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được lưu vào trong dải băng từ này. Những thông tin này không được mã hóa tự động nên người ta có thể đọc được thông tin này một cách dễ dàng thông qua một thiết bị đọc thẻ khác ngoài những POS do ngân hàng cài đặt. Hơn nữa, khu vực chứa thông tin của thẻ rất hẹp nên không thể áp dụng được các kỹ thuật mã hóa đảm bảo an toàn. Do đó, ngày nay các ngân hàng trên thế giới đang chuyển dần sang phát hành thẻ EMV thay cho thẻ từ. - Thẻ thông minh (EMV) hay còn gọi là Smartcard: đây là loại thẻ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, được áp dụng kỹ thuật bằng thao tác gắn vào
- 8 thẻ một bộ nhớ điện tử có kảh năng lưu trữ vào xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, có cấu trúc giống như một máy vi tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau. Thẻ Chip có ưu điểm hơn so với thẻ từ là hạn chế được việc sử dụng thẻ giả mạo và gian lận. Tuy nhiên,chi phí đầu tư phát triển hệ thống thẻ thông minh cao hơn rất nhiều so với thẻ từ. * Xét về phạm vi sử dụng - Thẻ nội địa: là loại thẻ chỉ sử dụng trong phạm vi một quốc gia nơi thẻ được phát hành, đồng tiền giao dịch trên thẻ là đồng bản tệ của quốc gia đó. Thẻ nội đại chịu sự giới hạn về phạm vị địa lý, nên muốn mở rộng thị trường thẻ nội địa cần phải phát triển đại lý chấp nhận thanh toán cũng như tính năng của thẻ. - Thẻ quốc tế: là loại thẻ sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Thẻ quốc tế không bị giới hạn về phạm vi địa lý, thị phần lớn và rất tiện lợi cho khách hàng thường xuyên đi nước ngoài. Tuy nhiên, khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế thường phải chịu chi phí cao hơn so với thẻ nội địa, đặc biệt là phí chuyển đổi ngoại tệ giữa các quốc gia. Thẻ quốc tế cũng đòi hỏi vấn đề kiểm soát và những thủ tục thanh toán chặt chẽ hơn so với thẻ nội địa. * Xét về tính chất thanh toán thẻ - Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gởi của chủ thẻ. Theo đó, khách hàng muốn sử dụng thẻ thì phải mở tài khoản tại ngân hàng phát hành thẻ và người sử dụng thẻ chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư tài khoản của mình. Chủ thẻ khi sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa,dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ thì giá trị của những giao dịch sẽ đựoc khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ đồng thời ghi có vào tài khoản của đại lý chấp nhận thanh toán thẻ. - Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng bằng cách sử dụng mã số nhận dạng cá nhân (số PIN). Thẻ rút tiền mặt cho phép người sử dụng thẻ
- 9 được rút số tiền tối đa bằng số tiền ký quỹ trong tài khoản và số tiền rút ra mỗi lần sẽ được khấu trừ dần vào số tiền ký quỹ. Thẻ rút tiền mặt có hai loại: + Loại 1: chỉ được rút tiền tại các ATM của ngân hàng phát hành. + Loại 2: được sử dụng không chỉ rút tiền tại máy ATM của ngân hàng phát hành mà còn có thể rút tiền mặt tại các ngân hàng có tham gia tổ hợp thanh toán với ngân phát hành thẻ, nhưng thông thường chủ thẻ phải chịu thêm phí. - Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ mà chủ thẻ có thể có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại các đơn vị chấp nhận thanh toán từ nguồn tiền vay của ngân hàng phát hành thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ căn cứ vào nhu cầu và khả năng trả nợ của chủ thẻ để cấp cho họ một hạn mức tín dụng, chủ thẻ chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán trong hạn mức này và sẽ không bị tính lãi nếu hoàn trả số tiền đã sử dụng cho ngân hàng đúng thời hạn mức này và sẽ không bị tính lãi nếu hoàn trả số tiền đã sử dụng cho ngân đúng thời hạn quy định, nếu không hoàn trả đúng hạn thì phải chịu một mức lãi suất trên số nợ theo quy định của ngân hàng phát triển. Có hai loại thẻ tín dụng: + Loại 1: Thẻ tín dụng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, ký quỹ. Chủ thẻ phải dùng tài sản của chính mình như: tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng…để đảm bảo cho khả năng trả nợ của mình. + Loại 2: Thẻ tín dụng được đảm bảo bằng tín chấp. Ngân hàng sẽ dựa vào uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng để cấp tín dụng cho họ mà không cần thế chấp hay ký quỹ tài sản. Thẻ tín dụng tín chấp chỉ đựơc cấp cho một số đối tượng như: những người giữ những chức vụ lãnh đạo, cao cấp trong các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc các cá nhân được những công ty có uy tín đứng ra bảo lãnh. 1.3 Các chủ thể tham gia trong thị trường thẻ - Tổ chức thẻ quốc tế: tham gia thị trường với tư cách là người tổ chức thị trường. Những tổ chức này đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành
- 10 một hệ thống một hệ thống toàn cầu đối với thị trường thẻ quốc tế. Theo đó, các tổ chức này sẽ cấp giấy phép hoạt động phát hành và thanh toán các sản phẩm thẻ mang thương hiệu của tổ chức họ, Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào một tổ chức thẻ quốc tế. - Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa (sản phẩm thẻ)trên thị trường. Để có thể hoạt động trên thị trường, đòi hỏi ngân hàng phát hành thẻ phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ ra thị trường. Đối với các ngân hàng phát hành thẻ quốc tế ngoài việc được phép của Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của Tổ chức thẻ quốc tế. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ của khách hàng, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của chủ thẻ, đồng thời chịu trách nhiệm về việc thanh toán thẻ đó. - Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer): tham gia thị trường với vai trung gian, hoạt động như là đại lý của ngân hàng phát hành thẻ, đồng thời cũng là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của tổ chức thẻ quốc tế (đối với thẻ quốc tế). Ngân hàng thanh toán thẻ có nhiệm vụ thực hiện các dịch thanh toán thẻ theo hợp đồng dưới sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch về thẻ tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, cung cấp các dịch hỗ trợ cho đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ và sẽ được hưởng khoản phí hoa hổng từ ngân hàng phát hành thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ. - Chủ thẻ (Cardholder): tham gia thị trường với tư cách là người mua hàng hóa trên thị trường. Chủ thẻ là người có tên trên thẻ do ngân hàng phát hành thẻ cấp và được quyền sử dụng tất cả những tiện ích mà thẻ mang lại như: thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thanh toán, rút tiền mặt, kiểm tra số dư…đồng thời chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (đối với thẻ tín dụng) và trả các khoản phí cho ngân hàng (phí
- 11 thường niên, phí rút tiền mặt…)khi sử dụng những tiện ích của dịch vụ thanh toán qua thẻ mà ngân hàng đã cung cấp. - Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (Merchant): là những đơn vị bán hàng hóa,dịch vụ có ký hợp đồng với ngân hàng thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ như: cửa hàng,khách sạn,nhà hàng…Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ tham gia thị trường thẻ nhằm tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác do đã đa dạng hóa hình thức thanh toán tại đơn vị mình cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn sử dụng thẻ. Các đơn vị này sẽ được ngân hàng thanh toán trang bị những máy móc thiết bị cần thiết để tiếp nhận thẻ thanh toán thay cho tiền mặt và phải trả cho ngân hàng thanh toán một khoản chi phí dịch vụ khi sử dụng tiện ích này. Các chủ thể tham gia trong thị trường thẻ có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, tất cả đều hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý của các tổ chức thẻ quốc tế và cơ quan quản lý của mỗi quốc gia nhằm giúp cho hoạt động trên thị trường thẻ diễn ra lành mạnh, góp phần tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa tiền tệ được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. 1.4 Lợi ích của việc sử dụng thẻ 1.4.1 Đối với người sử dụng thẻ - Trước hết, sử dụng thẻ trong thanh toán sẽ mang lại sự an toàn nhiều hơn so với sử dụng tiền mặt. Giữ tiền mặt bên mình có thể gặp rủi ro mất cắp,tiền giả,gian lận trong thanh toán. Nhưng nếu sở hữu một chiếc thẻ thanh toán trong tay khách hàng sẽ không gặp phải những rủi ro như trên, và nếu trong trường hợp làm mất thẻ thì chủ thẻ có thể thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ để phong tỏa tài khoản của mình do đó vẫn không bị mất tiền. Người nhặt được thẻ hay đánh cắp cũng khó sử dụng được vì thẻ có hình và chữ ký và đặt biệt là mã số nhận dạng cá nhân (PIN) chỉ có chủ thẻ mới biết được. - Dịch vụ thẻ còn mang lại cho người sử dụng sự tiện ích và linh hoạt trong thanh toán. Không cần mang theo tiền mặt bên mình, khách hàng có
- 12 thể mua được hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, siêu thị,nhà hàng, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, mua hàng qua mạng Internet…mà không cần phải đến tận nơi cung cấp. Đối với những người hay đi công tác nước ngoài hay những gia đình có con em đi du học nước ngoài thì thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán rất cần thiết để không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn bên mình vừa bất tiện vừa không an toàn. - Bên cạnh đó, với hệ thống máy ATM phục vụ 24/24, chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt khi có nhu cầu bất cứ khi nào mà không phải phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng. Các tiện ích này khách hàng có thể thực hiện dễ dàng không chỉ phạm vi trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu (đối với thẻ quốc tế). Như vậy với việc sử dụng thẻ sẽ giảm được nhiều chi phí cũng như tiết kiệm thời gian hơn hẳn so với dùng tiền mặt. - Đặt biệt với thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được cấp trước một khoản tiền để sử dụng mà không bị trả lãi cho ngân hàng trong thời gian ưu đãi nấht định tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Theo đó,chủ thẻ có thể mua được những hàng hóa mình muốn ngay cả khi không có tiền mà không phải làm thủ tục vay vốn như các hình thức khác. Ngoài ra, đối với thẻ ATM số tiền trong tài khoản của chủ thẻ sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn giống như một hình thức gửi tiết kiệm cho số tiền không sử dụng đến, và khi nào cần thì chủ thẻ có thể dễ dàng rút ra để sử dụng. Như vậy sử dụng thẻ tiền sẽ được sinh lời trong khi sử dụng tiền mặt thì không sinh lời. - Hàng tháng,ngân hàng đều gửi bản sao kê liệt kê những giao dịch đã được thực hiện trong tháng với đầy đủ những nội dung như: gía trị giao dịch,thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch…mà bình thường sử dụng bằng tiền mặt chúng ta không thể nào nhớ hết được. Do đó sử dụng thẻ giúp chúng ta có thể kiểm soát được việc chi tiêu để từ đó lên kế hoạch và cân đối lại ngân sách sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu. - Bên cạnh những lợi ích tài chính trên thì những lợi ích phi tài chính mà tấm thẻ đem lại cho người sử dụng là không thể phủ nhận được: sự văn
- 13 minh,tiện lợi,bộc lộ một tác phong công nghiệp,một nét văn hóa mới trong tiêu dùng,cũng như thể hiện sự hội nhập với nên kinh tế thế giới. 1.4.2 Đối với ngân hàng phát hành thẻ - Dịch vụ thẻ góp phần tạo nên nguồn thu nhập cho ngân hàng phát hành thẻ thông qua các khoản phí thu từ khách hàng như: phí thường niên,phí chuyển tiền mặt,phí thu lãi trả chậm (đối với thẻ tín dụng), phí chuyển đổi ngoại tệ, chânh lệch tỷ giá (đối với thẻ quốc tế). - Góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng,giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới và củng cố thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Thông qua dịch vụ thẻ ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng biết đến mình vì khi đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng thí khách hàng cũng sẽ có nhu cầu tìm hiểu thêm về ngân hàng đó cũng như những sản phẩm,dịch vụ khác như: tín dụng,thanh toán,chuyển tiền,gửi tiết kiệm…Đối với khách hàng mới thì đây chính là cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Mỗ khách hàng tìm đến dịch vụ thẻ của ngân hàng là một khách hàng tiềm năng của ngân hàng, vì vậy ngân hàng vừa đa dạng hóa được các sản phẩm,dịch vụ của mình vừa thu được nhiều lợi nhuận hơn. - So với các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt khác (séc, ủy nhiệm thu,ủy nhiệm chi, thư dụng, ngân phiếu thanh toán,..)chỉ đáp ứng các đối tượng là các tổ chức và doanh nghiệp với quy mô giao dịch lớn, thẻ ngân hàng có ưu điểm vượt trội là có khả năng phổ cập đông đảo tầng lớp dân cư một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. - Dịch vụ thẻ góp phần làm giảm các chi phí hoạt động cho ngân hàng phát hành. Bởi lẽ việc lắp đặt một máy ATM đơn giàn và tốn ít chi phí so với việc thành lập một phòng giao dịch truyền thống. Các ngân hàng không phải quan tâm nhiều đến đất đai,nhà cửa,nhân viên,bảng hiệu…đó là những khoản chi phí lớn hơn rất nhiều so với chi phí cho một máy ATM. Hơn nữa,chi phí lao động tại các quầy giao dịch,chi phí kiểm đếm,đóng gói,bảo quản, vận chuyển và chi trả tiền mặt cũng như những khoản chi phí không
- 14 nhỏ ở các ngân hàng. Ngày nay, các ATM với khả năng xử lý đa dịch vụ,các phòng giao dịch truyền thống đã chuyển dần những nghiệp vụ có thể cho ATM. Như vậy chi phí hoạt động của ngân hàng chắc chắn được tiết kiệm rất nhiều. - Thông qua hoạt động phát hành thẻ,các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi đáng kể trong dân cư với chi phí thất khi họ gửi tiền vào tài khoản thẻ. Như chúng ta đã biết đối với tiền gửi trong tài khoản thẻ ký quỹ thanh toán ngân hàng chỉ phải trả lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn,thấp hơn so với lãi suất huy động từ tiền gủi tiết kiệm. Với nguồn tiền huy động này, ngân hàng dùng để cho vay để tăng thêm thu nhập. - Kinh doanh thẻ là lĩnh vực có thu nhập cao mà lại có tính an toàn hơn so với các sản phẩm truyền thống khác của ngân hàng. Đối với thẻ thanh toán ký quỹ thì khách hàng phải nạp tiền vào tài khoản và chỉ được chi tiêu trên số tiền đó. Đối với thẻ tín dụng thì hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải ký quỹ tiền mặt bằng hạn mức tín dụng được cấp hoặc thế chấp sổ tiết kiệm có số dư bằng hạn mức tín dụng được cấp, và do đó nếu khách hàng không trả đuợc nợ thì ngân hàng cũng đã có khoản thế chấp này để bù đắp rủi ro. 1.4.3 Đối với ngân hàng thanh toán - Ngân hàng thanh toán thẻ thu đuợc phí chiết khấu đại lý từ các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. Điều này một mặt góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng,mặt khác sẽ giúp ngân hàng mở rộng được đối tượng thanh toán,và có thêm nguồn khách hàng chính là những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, vì khi các đơn vị này ký hợp đồng với ngân hàng thanh toán thì họ cũng sẽ mở luôn tài khoản tại đây, do đó họ có thể sử dụng thêm các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp khi có nhu cầu. - Như vậy thông qua việc làm trung gian thanh toán các ngân hàng thanh toán thẻ cũng đã huy động được một nguồn vốn từ tài khỏan của các nhà bán sỉ và bán lẻ có chấp nhận thanh toán thẻ và có thể sử dụng nguồn vốn này, vì khi thu được tiền bán hàng hóa,dịch vụ các đơn vị này có thể
- 15 không rút ra sử dụng ngay mà vẫn giữ trên tài khoản tại ngân hàng thanh toán đến cuối kỳ mới sử dụng. - Thông qua các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ,các ngân hàng thanh toán có thể mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, và có thể phát triển các sản phẩm,dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng hiệu quả hơn. 1.4.4 Đối với đại lý chấp nhận thanh toán thẻ: việc chấp nhận thanh toán thẻ mang lại cho đơn vị chấp nhận thẻ rất nhiều lợi ích: - Thứ nhất, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ đã làm tăng doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ. Thanh toán bằng thẻ giúp khách hàng mua sắm hàng hóa nhiều hơn với giá trị cao hơn, nhất là đối với thẻ tín dụng, khách hàng có thể mua hàng ngay khi họ chưa có sẵn tiền mặt. Trong khi sử dụng tiền mặt thì khách hàng chỉ có thể mua đúng với số tiền mang theo bên mình. Việc thanh toán bằng thẻ được tiến hành nhanh gọn do đó giảm được tình trạng trả chậm cho khách hàng. Tất cả những lợi ích trên đã giúp đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ bán được nhiều hàng hơn,làm gia tăng doanh số cũng như lợi nhuận. - Thứ hai: việc thanh toán bằng thẻ giúp làm giảm các chi phí cho các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ như chi phí kiểm đếm tiền mặt, bảo quản tiền mặt,chi phí đóng gói, vận chuyên tiền gửi đến ngân hàng…do đó làm cho tiện ích của đơn vị đó tăng lên khá nhiều. Bên cạnh đó,việc thanh toán bằng thẻ còn giúp các cửa hàng tránh rủi ro thu tiền giả,tình trạng gian lận,mất cắp tiền trong thanh toán, giảm thời gian cho việc quản lý,thu tiền mặt,cũng tránh được những mâu thuẫn có thể phát sinh trong việc thanh toán bằng tiền mặt giữa các nhân viên cửa hàng,cũng như giữa nhân viên với khách hàng. - Bên cạnh đó, thanh toán bằng thẻ giúp đơn vị chấn nhận thẻ tăng được khả năng cạnh tranh của mình so với các đơn vị chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Ngày nay,xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh lượng khách hàng trong nước thì lượng khách nứơc ngoài đến Việt Nam không ngừng gia tăng và tất nhiên việc
- 16 khách hàng yêu cầu được thanh toán bằng thẻ cũng tăng lên. Do đó, nếu các cửa hàng không có thanh toán bằng thẻ thì tất yếu khách hàng sẽ tìm đến những cửa hàng khác có thanh toán bằng thẻ. Như vậy các cửa hàng đã mất đi một lượng khách hàng vào tay các đối thủ khác. - Ngoài ra, khi chấp nhận thanh toán thẻ cho các ngân hàng, các đơn vị sẽ đựơc trang bị những thiết bị đọc thẻ hiện đại, đội ngũ nhân viên được huấn luyện nghiệp vụ thanh toán thẻ hoàn toàn miễn phí, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ phía ngân hàng và đặc biệt là có cơ hội đựơc tiếp cận với những dịch vụ khác của ngân hàng. Đối với những đại lý đã gắn bó nhiều năm và có quan hệ tốt với ngân hàng thì có thể đựơc xem xét cho vay trong một hạn mức nào đó mà không cần thế chấp tài sản. 1.4.5 Đối với nền kinh tế-xã hội: việc sử dụng thẻ trong thanh toán không chỉ đem lại lợi ích rất nhiều mặt cho các chủ thể tham gia mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho việc điều hành chính sách vĩ mô của nền kinh tế-xã hội. - Việc thanh toán bằng thẻ được tập trung qua hệ thống ngân hàng rất an toàn,chính xác và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó giúp cho người dân tiếp cận gần với ngân hàng hơn ,tạo lập được niềm tin của người dân vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng sẽ kiểm soát được các giao dịch thanh toán của dân cư cả nền kinh tế, đây là tiền đề cho việc tính toán lượng cung ứng tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ ngày càng hiệu quả hơn. - Hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu các tiêu cực, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nên kinh tế, đặc biệt là điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. - Việc sử dụng thẻ trong thanh toán tạo lập cho người dân thói quen mới: thanh toán không dùng tiền mặt, giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn rất lớn trong dân cư với chi phí thấp, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào các hoạt động kinh doanh của mình góp phần tăng thêm lợi nhuận. Hơn nữa,hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cũng tạo điều kiện
- 17 cho hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng lên,nguồn vốn tín dụng này rất lớn nhưng rủi ro thấp. - Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong việc phát hành và thanh toán thẻ,đã tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nên kinh tế nói chung hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ đó Nhà nứơc có thể kiểm soát lượng tiền ra nước ngoài, quản lý được hoạt động ngoại hối, tránh tình trạng tiêu cực,rửa tiền… - Khi thanh toán bằng thẻ thì khối lượng giao dịch sẽ tăng lên người dân sẽ có nhu cầu chi tiêu thường xuyên hơn vì họ có thể tiêu dùng ngay khi chưa có tiền mà vẫn kiểm soát được chi tiêu của mình do đó đã kích thích cầu tiêu dùng. Khi cầu tăng thì cung tăng dẫn đến thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. - Như vậy, qua những tiện ích mà tấm thẻ đem lại có thể nói: thẻ ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện địa,đa tiện ích,nó ra đời đã làm thay đổi cách thức chi tiêu,giao dịch của cộng đồng xã hội. Với tính linh hoạt và các tiện ích mang lại cho mọi chủ thể có liên quan,thẻ ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vị trí của nó trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- 18 Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI SACOMBANK 2.1 GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ 2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được thành lập năm 1991 trên cơ sở hợp nhất của 4 tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. - Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng năm 1991, từ năm 2003 Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Đến tháng 10 năm 2005, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 1250 tỷ đồng và vừa qua, ngày 10 tháng 4 năm 2006 đã tăng lên gần 1900 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 Chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập, tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên trên 108 điểm giao dịch trải đều khắp các tỉnh/thành kinh tế trọng điểm trong cả nước: Miền Bắc - duyên hải Miền Trung - và Miền Nam - Sacombank là ngân hàng bán lẻ và là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân. Năm 2002, Sacombank được Công ty Tài chính Quốc tế (ICF) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank) góp vốn đầu tư. Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, ICF đã trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ 2 của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc). Ngày 8/8/2005, ngân hàng ANZ chính thức ký hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank. - Ngoài 3 cổ đông nước ngoài trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là ngân hàng trương mại cổ phần có số có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 6500 cổ đông. - Định hướng của ngân hàng là trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh tại Việt Nam, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. - Mục tiêu của ngân hàng
- 19 + Gia tăng giá trị cổ đông. + Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho khách hàng và đối tác. + Ổn định và phát triển cuộc sống của nhân viên. Những cam kết của ngân hàng + Với khách hàng: Cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất. + Với các cổ đông: Lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. + Với nhân viên: Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để các nhân viên tạo dựng sự nghiệp cùng Sacombank. +Với đối tác: Là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác. - Các sản phẩm, dịch vụ Sacombank cung cấp cho khách hàng: + Đối với khách hàng cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tài khoản Âu Cơ; tài khỏa tiền gửi thanh toán; tiết kiệm tích lũy và các dịch vụ hỗ trợ; tiền gửi bậc thang; tiết kiệm bậc thang; chuyển tiền trong nước, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam; chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài; chuyển tiền bằng BANKDRAFT; chuyển tiền nhanh tận nhà; cho vay bất động sản; cho vay tiêu dùng; cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay tiểu thương; cho vay nông nghiệp; cho vay cầm cố sổ tiền gửi; thẻ SACOMPASSPORT; thẻ tín dụng Sacombank; thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa/Mastercard; thẻ đồng thương hiệu Vnpay; dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt; dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ; dịch vụ Phone Banking; dịch vụ hỗ trợ du học; dịch vụ bảo lãnh. + Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn; tiết kiệm tích lũy thưởng; tiền gửi bậc thang; cho vay sản xuất kinh doanh; dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ; dịch vụ thấu chi tài khoản, dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ thu chi hộ; dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên; bao thanh toán nội địa. Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành Sacombank
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 401 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn