Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, qua đó đề xuất các giải pháp áp dụng pháp luật để công tác thực thi được tiến hành hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** VŨ TRẦN NHẬT MINH THỰC TIỄN THỰC THI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VĂN HƯNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Vũ Trần Nhật Minh – mã số học viên: 7701240588A, là học viên lớp Cao học Luật Khóa 24, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Vũ Trần Nhật Minh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1 - Bối cảnh nghiên cứu ..............................................................................................1 2 - Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 3 - Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2 4 - Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................3 4.1-Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................3 4.1.1- Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4 4.2- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4 4.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 4.4- Kết cấu luận văn ..................................................................................................5 PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN VĂN ............................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ .................................................................................. 6 1.1. Quy định pháp luật về chống hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới.6 1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................6 1.1.2. Quy định pháp luật về chống hàng giả trên thế giới .......................................11 1.1.3. Quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới ..............13 1.2. Qui định pháp luật hiện hành về chống hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu tại Việt Nam ...................................................14 1.2.1. Phân tích theo chiều ngang .............................................................................15 1.2.2. Phân tích theo chiều dọc .................................................................................20 1.3. Tiểu kết luận Chương 1 ......................................................................................27
- CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC THI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU DƯỚI GÓC NHÌN KINH TẾ LUẬT . 28 2.1. Thực tiễn thực thi công tác phòng chống Hàng giả ..........................................28 2.1.1. Tình trạng tiêu cực trong công tác thực thi .....................................................33 2.2. Thực tiễn thực thi Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu .......................................................................................................34 2.3. Vì sao công tác thực thi chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu chưa được tiến hành hiệu quả ..............39 2.4. Dưới góc nhìn kinh tế luật..................................................................................40 2.4.1. Các mức phạt, chế tài hiện nay liệu có hiệu quả chưa, đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm không ................................................................................................42 2.4.2. So sánh lợi ích kinh tế mà chủ thể vi phạm có thể đạt được với hậu quả pháp lý phải gánh chịu .......................................................................................................43 2.4.3. Sự thiệt hại nặng nề của những nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới ..................44 2.5. Phân tích đặc trưng dễ bị vi phạm của nhãn hiệu nổi tiếng : .............................46 2.5.1. Tính phổ biến của nhãn hiệu nổi tiếng ............................................................46 2.5.2. Giá trị thương mại của nhãn hiệu nổi tiếng .....................................................47 2.6. Dưới góc nhìn từ các bản án thực tiễn ...............................................................48 2.6.1. Bản án số 282 /2014/HSST ngày 26/8/2014 – Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, TP. HCM ......................................................................................................48 2.6.1.1. Tóm tắt bản án ..............................................................................................48 2.6.1.2. Bình luận bản án...........................................................................................50 2.6.2. Bản án số 52/2014/HSST ngày 19/3/2014 – Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP. HCM ...................................................................................................................52 2.6.2.1. Tóm tắt bản án ..............................................................................................52 2.6.2.2. Bình luận bản án..........................................................................................54 2.7. Đúc kết thực trạng vi phạm ................................................................................56 2.8. Tiểu kết luận Chương 2 ......................................................................................57
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC THI PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU ............................................................................................................................. 59 3.1.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................................59 3.1.2. Giải pháp đề xuất ............................................................................................60 3.2. Nhóm các giải pháp về thực thi..........................................................................63 3.2.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................................63 3.2.2. Giải pháp đề xuất ............................................................................................64 3.2.2.1. Đề xuất cấp độ cao .......................................................................................64 3.2.2.2. Đề xuất cấp độ trung bình ............................................................................65 3.2.2.3. Đề xuất cấp độ thấp ......................................................................................66 3.3. Giải pháp khác ....................................................................................................66 3.3.1. Cơ sở đề xuất ...................................................................................................66 3.3.2. Giải pháp đề xuất ............................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT SHTT : Sở hữu trí tuệ. SHCN : Sở hữu công nghiệp. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. KH&CN : Khoa học và công nghệ. INTA : Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế Hiệp định TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1994. Công Ước Paris : Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1979. EU : Liên minh châu Âu. Cảnh sát kinh tế : Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế chức vụ và môi trường. QLTT : Quản lý thị trường. Hiệp định TPP : Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. NXB : Nhà Xuất Bản. TpHCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu có giá trị thương mại cực lớn trên thế giới vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và xa lạ với nhiều doanh nghiệp cũng như các cơ quan có thẩm quyền thực thi như: Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ/Sở Khoa học và công nghệ, Cảnh sát kinh tế, Hải quan. Luận văn hướng đến việc nghiên cứu sâu về thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, chỉ ra những bất cập hiện tại, những ưu điểm và khuyết điểm, những vấn đề cần phải cải thiện nhằm góp phần giúp Việt Nam có thể hòa nhập, thích nghi với làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn đa quốc gia đổ vào Việt Nam trong tương lai. Việt Nam sẽ trở thành một thị trường thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là sau khi các hiệp định thương mại lớn song phương và đa phương có hiệu lực. Tác giả tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn kinh tế luật để phân tích tại sao các nhãn hiệu rất nổi tiếng được nhiều người biết đến trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng bị vị phạm, cạnh tranh không lành mạnh; đánh giá mức độ hiệu quả trong công tác thực thi của các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp các góc nhìn đa chiều từ các vụ việc, bản án thực tiễn. Từ khóa: “thực thi”, “hàng giả”, “cạnh tranh không lành mạnh”, “tên thương mại”, “nhãn hiệu”.
- 1 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 - Bối cảnh nghiên cứu Hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp ở nước ta những năm trước đây chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp như: xác lập quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp….nghĩa là chỉ mới chú trọng đến trạng thái tĩnh của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ theo như thông báo của của Ban thư ký WTO. Trong đó việc Hiệp định TRIPS trở thành một bộ phận của WTO đã lần đầu tiên đem đến khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt hữu hiệu đối với những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, điều mà chưa một điều ước quốc tế nào trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có được. Vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung cũng như thực thi quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và là điều kiện tiên quyết đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập các hiệp định quốc tế như Hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tên tiếng Anh là Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan gồm Nga – Belarus – Kazakhstan, Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Nghị định thư Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên (PCA). Đó cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam với những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu có giá trị lên đến hàng trăm triệu Đô la Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống các qui phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu ngày càng được hoàn thiện và chú trọng nhiều hơn như việc ban hành một loạt các văn bản mới như Luật xử lý vi phạm hành chính 2012,
- 2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp …tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập tồn tại trong hoạt động thực tiễn, những kẽ hở pháp lý khiến việc thực thi công tác phòng chống hàng giả gặp nhiều khó khăn, kẻ xấu lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra không thể không nói đến sự thiếu hợp tác trong công tác thực thi giữa các cơ quan chức năng dẫn đến việc thực thi lâm vào bế tắc. Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 có hiệu lực vào ngày 01/07/2015 đã đánh dấu thời điểm làn sóng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam. Kể từ nay vấn đề thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ luôn là một đề tài nóng bỏng cần được nghiên cứu cấp bách để hỗ trợ, phục vụ cho các hoạt động tự do thương mại ngày càng phát triển, mở rộng. 2 - Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân những vướng mắc, khó khăn trong cơ chế thực thi quyền sở hữu công nghiệp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, công tác giám sát hải quan, xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xử lý những vi phạm liên quan đến tên thương mại và nhãn hiệu. Sau đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các qui định pháp luật điều chỉnh, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền thực thi. 3 - Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý với phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thông qua các vụ việc điển hình để làm rõ vấn đề thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu.
- 3 4 - Vấn đề nghiên cứu 4.1-Tính cấp thiết của đề tài Những đổi mới, thay đổi mà Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 cũng như hàng loạt bộ luật, nghị định khác được ban hành cùng thời điểm đã góp phần tạo ra cơ chế thoáng hơn, giảm tải thủ tục hành chính thúc đẩy kinh tế phát triển. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng phong phú, biến động và hứa hẹn càng ngày càng khốc liệt với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các quốc gia phát triển, vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, luôn được họ ưu tiên quan tâm hàng đầu. Do đó đi kèm với tập đoàn đa quốc gia luôn là những chiến lược bảo vệ giá trị những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo vệ giá trị cho những nhãn hiệu nổi tiếng vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và xa lạ với nhiều doanh nghiệp cũng như các cơ quan thực thi. Liên quan đến đề tài hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh, trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này, điển hình như : Luận văn thạc sĩ “các tội sản xuất và buôn bán hàng giả - thực trạng và nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Phạm Thái; Luận văn thạc sĩ “Đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Long An” của tác giả Phan Chí Trung”; Khóa luận tốt nghiệp “Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” của tác giả Trần Thúy Hồng. Các công trình nghiên cứu về hàng giả chủ yếu tiếp cận dưới góc độ Luật hình sự, bám sát lý thuyết, các quy định pháp luật. Chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả cũng như tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn kinh tế luật. Còn các công trình nghiên cứu về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu tiếp cận vấn đề một cách khái quát, dựa nhiều vào lý thuyết, không nghiên cứu sâu vào thực tiễn và chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực tiễn thực thi công tác phòng chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu. Do đó rất cần một công trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, thể hiện rõ hiện trạng hiện nay trong công tác thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu.
- 4 Dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm hành nghề thực tiễn trong các tập đoàn đa quốc gia, người viết chọn đề tài “Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nữa hai khía cạnh này cũng như đóng góp, bổ sung vào nguồn dữ liệu nghiên cứu về sở hữu trí tuệ và qua đó nâng cao nhận thức về bảo hộ giá trị nhãn hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. 4.1.1- Câu hỏi nghiên cứu 1 - Vì sao những quy định pháp luật hiện hành liên quan khó có thể được thực hiện trong thực tế? 2 - Vì sao việc áp dụng quy định pháp luật trong các tổ chức thực hiện công tác thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu chưa được tiến hành hiệu quả? 4.2- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu, qua đó đề xuất các giải pháp áp dụng pháp luật để công tác thực thi được tiến hành hiệu quả hơn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu những quy định của pháp luật, bản án liên quan đến công tác thực thi và phòng chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, giám sát hải quan, cạnh tranh không lành mạnh, thực trạng xử lý những vi phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu. 4.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn công tác thực thi phòng chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, giám sát hải quan, cạnh tranh không lành mạnh, thực trạng xử lý những vi phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu. - Giới hạn nghiên cứu : tác giả giới hạn nghiên cứu, phân tích trong phạm vi Luật SHTT, không tập trung phân tích khía cạnh hình sự đối với các vi phạm hàng giả dù trong Luận văn có đề cập đến các quy định trong Luật hình sự. - Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2012 - 2016.
- 5 4.4- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý. Chương 2: Thực tiễn thực thi công tác phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu dưới góc nhìn kinh tế luật. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi phòng chống hàng giả và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại và nhãn hiệu.
- 6 PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Quy định pháp luật về chống hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới 1.1.1. Các khái niệm Theo từ điển Black’s Law Dictionary, cạnh tranh lành mạnh được định nghĩa “là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh”1. Khái niệm này đơn thuần chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết vì cho đến nay, khoa học pháp lý vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về cạnh tranh lành mạnh. Ngược lại, cạnh tranh không lành mạnh lại được định nghĩa trong nhiều hệ thống pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Công ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”2. Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh các quốc gia khác cũng đưa ra những quan điểm không giống nhau về vấn đề này. Tại Đức “Các hành vi thương mại không lành mạnh bi cấm nếu như nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng hoặc các bên khác” (§ 3 (1) German Act against UC). Tại Hướng dẫn cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh châu Âu có nêu rõ “Các hành vi thương mại không lành mạnh bi cấm” (Điều 5 (1) EC Unfair Commercial Practices Directive). Cùng một vấn đề có người cho rằng lành mạnh, những người khác lại cho rằng không lành mạnh, thật sự khó khăn khi xây dựng ranh giới rõ ràng và hợp lý giữa lành mạnh và không lành mạnh (L‘Oréal v Bellure, [2007] EWCA Civ 968 at paras 139, 140 per Jacob LJ). Ở một góc cạnh khác, “Cạnh tranh không lành mạnh không được biết như là một điều sai trái trong luật” (Swedac v. Magnet & Southerns [1989] F.S.R. 243 at 249 per Harman J). 1 Bryan A. Garner (2004), Black’s Law Dictionary, Eight Edition, NXB. Thomson West, tr.279. 2 Điều 10 Bis, Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
- 7 Như vậy, tuy các quan điểm có cách thức tiếp cận có khác nhau, nhưng đều thống nhất về những đặc trưng cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: (i) nhằm mục đích cạnh tranh trong kinh doanh, (ii) trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh và (iii) gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng3. Hàng giả nên được hiểu như thế nào cho đúng. Đầu tiên ta bắt đầu đi từ định nghĩa hàng giả trong từ điển Black’s Law Dictionary, hàng giả là những sản phẩm sao chép, mô phỏng, bắt chước mà không được sự cho phép hay ủy quyền của chủ sở hữu quyền với mục đích lừa dối, lừa gạt khiến người tiêu dùng lầm tưởng là sản phẩm hàng thật, chính hãng4. Nhãn hiệu là dấu hiệu (thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều dùng hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau5. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập và bảo hộ dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hàng hoá có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là sản phẩm, hàng hoá hoặc trên bao bì sản phẩm, hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ6. Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định : “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá”. Điều 2 Chỉ thị 89/104 (First Council Directive 89/104/EEC of 21 December 1988 to approximate the laws of the 3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, NXB. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.73. 4 State v. 11c- Kenzie, 42 Me. 302; U. S. v. Barrett (D. C.) Ill Fed. 309; State v. Calvin, It. M. Charlt (Ga.) 159; Mattison v. State, 3 Mo. 421. 5 Khoản 1 Điều 72; khoản 16, Điều 4, Luật SHTT sửa đổi 2009. 6 Điều 129, Luật SHTT sửa đổi 2009.
- 8 Member States relating to trade marks) và Điều 4 Quy định 40/944 của châu Âu (Council Regulation (EC) No 40/94 of 20 December 1993 on the Community trade mark) quy định : “một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác họa hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác”. Tại Mỹ, hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu Liên Bang cơ bản được điều chỉnh bởi đạo luật Lanham (The Lanham Act) do quốc hội Mỹ thông qua ngày 05/07/1946. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa tại Mục 45, đoạn 1127 Đạo luật Lanham như sau : “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng được sử dụng bởi một người hoặc có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp đơn đăng ký nhằm xác định và phân biệt hàng hoá của mình từ những hàng hóa được sản xuất hoặc được bán bởi người khác và nhằm để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, ngay cả khi nguồn gốc của chúng chưa được biết đến”. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại Điều 74 Luật SHTT: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Trong khi đó, đạo luật Lanham và qui chế thẩm định nhãn hiệu (Qui chế thẩm định nhãn hiệu của Hoa Kỳ do Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu của Hoa Kỳ ban hành vào ngày 04/07/2009, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần sau đó. Bản sửa đổi mới nhất vào ngày 17/01/2015) của Mỹ đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu hoàn toàn khác với Việt Nam. Cụ thể tại Mục 2(f) của đạo luật Lanham qui định như sau: “nhãn hiệu đã trở nên phân biệt bằng sự chứng minh việc sử dụng liên tục và độc quyền một cách cơ bản nhãn hiệu bởi người nộp đơn trong thương mại năm năm trước ngày tuyên bố về sự phân biệt được đưa ra”. Điều ấy có nghĩa Mỹ công nhận khả năng phân biệt của nhãn hiệu thông qua việc sử dụng trong thương mại và
- 9 việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu căn cứ trên nguyên tắc quyền sử dụng trước (“first to use”). Còn Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trên nguyên tắc quyền nộp đơn trước (“first to file”), khả năng phân biệt của nhãn hiệu không được thừa nhận thông qua việc sử dụng trong thương mại. Trường hợp sản phẩm, hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu7. Theo quy định tại Điều 213 Luật SHTT, khái niệm “hàng hoá giả mạo nhãn hiệu” được hiểu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Về cơ bản, hàng giả được chia thành các loại8 như sau : - Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng : hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa. - Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa9. - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác. - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa. 7 Cục QLTT Bộ Công Thương – Dự án hổ trợ thương mại đa biên (EU – Viet Nam MUTRAP III), 2011. “Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, NXB Thông Tin và Truyền Thông, trang 15. 8 Khoản 8, Điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hang cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 9 Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP
- 10 - Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 : Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu. - Tem, nhãn, bao bì giả. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh10. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây11: (i) chứa thành phần tên riêng; (ii) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực là lãnh thổ kinh doanh và không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo 12. Do đặc điểm được sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, nên tên thương mại sẽ phải đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật doanh nghiệp dành cho tên doanh nghiệp13. Tên thương mại và tên doanh nghiệp có nhiều nét tương đồng như chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Vì thế trong thực tiễn hiện nay tên thương mại thường là tên doanh nghiệp. 10 Khoản 21, Điều 4, Luật SHTT sửa đổi 2009. 11 Điều 78 Luật SHTT. 12 Khoản 6, Điều 124, Luật SHTT. 13 Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014.
- 11 Hàng hoá có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại là sản phẩm, hàng hoá hoặc trên bao bì sản phẩm, hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với phần phân biệt (tên riêng) của tên thương mại được bảo hộ. Nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh (slogan), biểu tượng kinh doanh (logo), kiểu dáng bao bì sản phẩm, hàng hóa được gọi chung là chỉ dẫn thương mại14. 1.1.2. Quy định pháp luật về chống hàng giả trên thế giới Khi đề cập đến những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề chống hàng giả hay hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thì không thể không nhắc đến Công Ước Paris về bảo hộ SHCN. Công Ước Paris là một văn kiện cực kì quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng pháp luật quốc gia về bảo hộ SHCN của các quốc gia thành viên. Các quốc gia gia nhập và áp dụng Công Ước Paris sẽ hợp thành một Liên Minh bảo hộ SHCN15. Ở tất cả các nước thành viên của Liên Minh, tên thương mại được bảo hộ một cách tự động mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá16. Tại khoản 1, điều 9 Công Ước Paris có quy định “Thu giữ khi nhập khẩu hàng hoá có gắn trái phép nhãn hiệu hàng hoá hay tên thương mại”. Theo đó quy định này chỉ ra rằng tất cả hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách bất hợp pháp hay còn được hiểu là giả mạo nhãn hiệu hay tên thương mại đều bị thu giữ khi nhập khẩu vào những nước thành viên của Liên Minh nơi nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại đó được bảo hộ pháp lý. Bên cạnh đó việc thu giữ hàng hóa được thực hiện tại quốc gia nơi xảy ra việc gắn nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách trái phép hoặc tại nước nơi hàng hoá đã được nhập khẩu vào cũng được đề cập tại khoản 2, Điều 9 Công Ước Paris. 14 Cục QLTT Bộ Công Thương – Dự án hổ trợ thương mại đa biên (EU – Viet Nam MUTRAP III), 2011. “Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, NXB Thông Tin và Truyền Thông, trang 17 15 Điều 1 Công Ước Paris 16 Điều 8 Công Ước Paris
- 12 Hiệp định TRIPS cũng có đưa ra một nguyên tắc khái quát đối với các quốc gia thành viên để thừa nhận sự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và trật tự nhằm xử lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả. Có thể hiểu rằng những quy định trên được xem là những quy tắc khái quát nhất của pháp luật quốc tế về chống hàng giả. Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu chống lại các hành vi vi phạm luôn gắn liền chặt chẽ với các điều ước quốc tế bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Thỏa ước Madrid. Các nguyên tắc và quy định của những công ước và hiệp định này là một bộ phận quan trọng của pháp luật Châu Âu và pháp luật của các quốc gia thành viên. Ở những quốc gia phát triển, chính phủ của họ rất xem trọng việc chống hàng giả, thậm chí họ có những quy định rất khắt khe không chỉ ràng buộc công dân tại quốc gia của họ mà ngay cả đối với công dân của những quốc gia khác khi nhập cảnh vào quốc gia của họ cũng phải tuân thủ. Vương quốc Anh (United Kingdom – viết tắt là UK) nói chung và Anh nói riêng là điển hình tiêu biểu trong công cuộc chống hàng giả trên toàn thế giới, họ sở hữu những công ty luật hàng đầu thế giới trong mảng SHTT như Rouse Legal, Simmons&Simmons, Bird&Bird17. Không quá đáng khi nói UK là cái nôi của ngành SHTT, UK có riêng một đạo luật về hàng giả– Đạo luật về sự giả mạo và hàng giả được ban hành từ năm 1981 (Forgery and Counterfeiting Act 1981). Đạo luật này gồm có ba chương, trong đó chương I quy định về tội phạm hàng giả và tương tự, chương II quy định về tội phạm tiền giả và tương tự. Chương I quy định năm loại tội phạm như sau : - Tội phạm hàng giả. - Tội phạm sao chép công cụ giả. - Tội phạm sử dụng công cụ giả. - Tội phạm sử dụng bản sao chép của công cụ giả. - Tội phạm liên quan đến chuyển tiền, cổ phiếu, hộ chiếu. 17 http://www.chambersandpartners.com/224/34/editorial/2/1
- 13 Khung hình phạt cho năm loại tội phạm này là phạt tiền nhưng không quá mức luật quy định (theo hướng dẫn của Đạo luật Tòa Án 1980 là 1000 bảng18), hình phạt tù nhưng không quá mười năm. Chương II quy định sáu loại tội phạm về tiền giả như sau: - Tội phạm sản xuất tiền/tiền xu giả. - Tội phạm lưu thông, sử dụng tiền/tiền xu giả. - Tội phạm liên quan đến lưu thông, sử dụng tiền/tiền xu giả. - Tội phạm liên quan đến sản xuất, thiết kế tiền/tiền xu giả, sao chép tiền thật. - Tội phạm tái sản xuất các loại ngoại tệ của Vương Quốc Anh. - Tội phạm mô phỏng đồng tiền Anh. Đạo luật cũng quy định cấm nhập khẩu, xuất khẩu tiền/tiền xu giả19. Khung hình phạt cho sáu loại tội phạm ở trên là phạt tiền nhưng không quá mức luật quy định (theo hướng dẫn của Đạo luật Tòa Án 1980 là 1000 bảng20), hình phạt tù nhưng không quá mười năm. 1.1.3. Quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới Điều 10bis Công ước Paris cũng ghi nhận các trường hợp sử dụng nhãn hiệu nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, trong đó khẳng định rằng bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và bị ngăn cấm21: - Tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh; - Những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh; - Những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá. 18 Section 6, clause 5 (a) Forgery and Counterfeiting Act 1981. 19 Section 20, 21 Forgery and Counterfeiting Act 1981. 20 Section 22, clause 6 (a) Forgery and Counterfeiting Act 1981. 21 Khoản (2), (3) Điều 10bis Công Ước Paris.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn