intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành hệ thống hóa lý luận về KTQT với các nội dung phù hợp cho các trường học nhằm tạo tiền đề cho việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế; đánh giá thực trạng công tác kế toán và KTQT tại Trường Đại học lao động – Xã hội (CSII); tổ chức công tác KTQT tại trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn: “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu luận văn. Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội CBVC: Cán bộ viên chức CĐCQ: Cao đẳng chính quy ĐHCQ: Đại học chính quy ĐHKT: Đại học kinh tế GTGT: Giá trị gia tăng GV: Giảng viên HS-SV: Học sinh, sinh viên KTQT: Kế toán quản trị LĐTBXH: Lao động, thương binh và xã hội LTCĐ: Liên thông cao đẳng LTĐH: Liên thông đại học NSNN: Ngân sách nhà nước TC-HC: Tổ chức – Hành chính TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNTT: thu nhập tăng thêm TSCĐ: Tài sản cố định XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng so sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính Bảng 2.1 Bảng qui mô đào tạo năm 2010 – 2012 Bảng 2.2 Bảng chi tiết nguồn thu năm 2012 Bảng 2.3 Bảng chi tiết theo nội dung chi năm 2012 Bảng 3.1 Bảng Số lượng SV và số lớp qua 3 năm của bậc ĐHCQ
  4. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Trình tự lập dự toán Sơ đồ 1.2 Mô hình lập dự toán thông tin 1 xuống Sơ đồ 1.3 Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên Sơ đồ 1.4 Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại trường Đại học Lao Sơ đồ 2.1 động – Xã hội (CSII) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại trường Đại học Lao Sơ đồ 2.2 động – Xã hội (CSII) Hình thức kế toán áp dụng tại trường Đại học Lao động Sơ đồ 2.3 – Xã hội (CSII) Sự phân cấp quản lý tại trường Đại học Lao động – Xã Sơ đồ 2.4 hội (CSII) Mô hình lập dự toán đề nghị tại trường ĐH Lao động - Sơ đồ 3.1 Xã hội (CSII) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán đề nghị tại trường ĐH Sơ đồ 3.2 Lao động -Xã hội (CSII)
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- LÊ QUỐC DIỄM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  6. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- LÊ QUỐC DIỄM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn: “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu luận văn. Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
  8. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Phần mở đầu ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................ 4 1.1. Khái niệm về kế toán quản trị........................................................................ 4 1.2. Lich sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị .....................................4 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 5 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 6 1.3. Vai trò của kế toán quản trị.............................................................................. 7 1.4. So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị............................................ 8 1.5. Tóm tắt những nội dung cơ bản của kế toán quản trị..................................... 11 1.5.1. Dự toán ngân sách ................................................................................... 11 1.5.1.1.Khái niệm ............................................................................................ 11 1.5.1.2. Các loại dự toán ngân sách .................................................................. 11 1.5.1.3. Trình tự lập dự toán ............................................................................ 12 1.5.1.4. Các mô hình lập dự toán ..................................................................... 13 1.5.1.5. Nội dung dự toán ngân sách ................................................................ 16 1.5.2. Kế toán trách nhiệm ................................................................................ 17 1.5.2.1.Khái niệm ............................................................................................ 17 1.5.2.2. Nội dung kế toán trách nhiệm ............................................................. 17 1.5.3. Hệ thống kế toán chi phí ......................................................................... 19 1.5.3.1. Khái niệm chi phí................................................................................ 19 1.5.3.2. Phân loại chi phí ................................................................................. 19 1.5.3.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành......................................... 21 1.5.3.4. Kỳ tính giá thành ................................................................................ 22 1.5.3.5. Phương pháp tập hợp chi phí............................................................... 22 1.5.3.6. Phương pháp tính giá thành................................................................. 22 1.5.3.7. Phân tích biến động chi phí ................................................................. 22 1.5.4. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho quá trình ra quyết định ............... 24 1.5.4.1.Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn .................. 24
  9. 1.5.4.2. Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định dài hạn ................... 26 1.6. Đặc điểm của ngành giáo dục.......................................................................... 26 Kết luận chương 1.................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: THỰC RẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII) .................... 29 2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ........................... 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ........................................................................... 30 2.1.3. Quy mô ................................................................................................... 30 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 31 2.1.5. Một số chỉ tiêu thu, chi tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ......... 35 2.1.5.1. Nội dung thu ..................................................................................... 35 2.1.5.2. Nội dung chi ..................................................................................... 36 2.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển .................................... 37 2.1.6.1. Thuận lợi .......................................................................................... 37 2.1.6.2. Khó khăn .......................................................................................... 38 2.1.6.3. Phương hướng phát triển................................................................... 38 2.2. Thực trạng về tổ chức kế toán tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ..... 40 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 40 2.2.1.1. Sơ đố tổ chức bộ máy kế toán ........................................................... 40 2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận .............................................. 40 2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán......................................................... 43 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .......................................... 43 2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán ............................................................ 43 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ........................................................... 44 2.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán ......................................................................... 45 2.2.7. Tổ chức phân tích thông tin kế toán ........................................................ 45 2.2.8. Tổ chức cơ sở vật chất lỹ thuật phục vụ công tác kế toán ........................ 46 2.2.9. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ................................................................................................ 46 2.2.9.1. Ưu điểm............................................................................................ 46 2.2.9.2. Hạn chế ............................................................................................ 47
  10. 2.3. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ...................................................................................................... 48 2.3.1. Dự toán thu, chi ...................................................................................... 48 2.3.2. Đánh giá trách nhiệm quản lý .................................................................. 50 2.3.2.1. Sự phân cấp quản lý tại trường.......................................................... 50 2.3.2.2. Nội dung đánh giá trách nhiệm ......................................................... 50 2.3.2.3. Mức độ đánh giá ............................................................................... 51 2.3.2.4. Quy trình đánh giá ............................................................................ 52 2.3.2.5. Tiêu chí đánh giá .............................................................................. 53 2.3.2.6. Báo cáo đánh giá trách nhiệm ........................................................... 54 2.3.3. Xác định chi phí đào tạo một năm học .................................................... 55 2.3.4. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) ............................................................................... 56 2.3.4.1. Ưu điểm............................................................................................ 56 2.3.4.2. Hạn chế ............................................................................................ 56 2.3.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ..................................................................... 58 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 59 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII) ........................................................................ 60 3.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ........................................................................................................ 60 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) .................................................................................... 61 3.3. Tổ chức công tác KTQT tại trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII)............. 62 3.3.1. Những nội dung của kế toán quản trị thực hiện tại trường Đại học Lao động xã hội (CSII) ........................................................................................... 63 3.3.1.1. Dự toán ngân sách ........................................................................... 63 3.3.1.2. Đánh giá trách nhiệm quản lý ........................................................... 66 3.3.1.3. Tổ chức kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí .................... 67 3.3.1.4. Vận dụng kỹ thuật phân tích CVP để ra quyết định ngắn hạn ............ 71 3.3.2. Các giải pháp để thực hiện những nội dung kế toán quản trị ................... 74
  11. 3.3.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ................................................... 74 3.3.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán................................................... 75 3.3.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ............................................................. 77 3.3.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị ........................................ 78 3.3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán quản trị ...................................... 79 3.3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin ......................................................... 81 3.4. Một số kiến nghị nhằm thực hiện công tác kế toán quản trị tại trường Đại học lao động xã hội (CSII) ........................................................................................... 81 Kết luận chương 3.................................................................................................. 83 Kết luận luận văn ................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán quản trị là một phân hệ trong hệ thống kế toán với mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định. Trong một tổ chức, kế toán quản trị giữ vai trò tạo lập kênh thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức và tổng hợp, phân tích, chọn lọc thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị nhằm giúp cho nhà quản trị xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, kiểm soát hoạt động và ra quyết định. Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả. Song, nó chỉ mới được áp dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp, còn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các trường học nói riêng thì kế toán quản trị còn mới mẻ và rất ít được áp dụng. Trong khi đó các trường học đóng vai trò chính trong việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục và đào tạo, góp phần to lớn vào sự nghiệp “Trồng người” của đất nước. Vì vậy để có thể phát huy tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình thì trong công tác quản lý ở các trường học luôn cần phải có các công cụ quản lý đắc lực, một trong số đó chính là kế toán quản trị. Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) là một trong số hơn 50 trường đại học tại Tp.Hồ Chí Minh với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo cán bộ, chuyên viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học làm công tác quản lý lao động và các vấn đề xã hội cho các tỉnh, thành phố phía Nam. Để hoàn thành tốt trọng trách này thì việc vận dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả nhận thấy rằng việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại các trường học là rất cần thiết, nhất là trong xu thế hiện nay các trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm do đó đã chọn đề tài “Tổ chức
  13. 2 công tác KTQT tại Trường Đại học Lao động – xã hội (CSII)” làm đề tài luận văn thạc sỹ cho mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Như đã nói ở trên, KTQT phần lớn mới chỉ được áp dụng ở các tổ chức sản xuất sinh doanh, còn đối với các tổ chức phi lợi nhuận nói chung và các trường đại học nói riêng thì KTQT còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm. Chính vì vậy liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả thì chỉ có một công trình đã nghiên cứu trước đây, cụ thể là Luận văn thạc sỹ kinh tế “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường Cao đẳng kinh tế TP.HCM” do tác giả Trần Thanh Thúy Ngọc thực hiện với sự hướng dẫn của TS.Huỳnh Đức Lộng và đã được công bố năm 2010. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị, trên cơ sở đó đề xuất những nội dung KTQT cần thực hiện cũng như đưa ra giải pháp để tổ chức tốt công tác KTQT, tuy nhiên chưa được cụ thể, rõ ràng. Với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả không chỉ đưa ra những nội dung KTQT cần thực hiện mà còn đi sâu phân tích từng nội dung chi tiết để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng được việc thực hiện từng nội dung của KTQT. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn được thực hiện nhằm: - Hệ thống hóa lý luận về KTQT với các nội dung phù hợp cho các trường học nhằm tạo tiền đề cho việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán và KTQT tại Trường Đại học lao động – Xã hội (CSII). - Tổ chức công tác KTQT tại trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và Tổ chức công tác kế toán và KTQT tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).
  14. 3 - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: Số liệu nghiên cứu năm 2012 + Không gian: Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính, trong đó sử dụng đồng bộ các phương pháp như thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và đánh giá. Những phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau: - Tập hợp những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá để tìm ra những nội dung KTQT thích hợp để tổ chức cho Trường Đại học lao động – Xã hội (CSII). - Khảo sát thực tế việc tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là KTQT tại Trường Đại học lao động – Xã hội (CSII) để đánh giá những ưu, nhược điểm cũng như tìm ra nguyên nhân chưa thực hiện tốt công tác KTQT tại đơn vị. - Thông qua cơ sở lý luận đã trình bày về KTQT kết hợp với khảo sát thực tế KTQT tại Trường Đại học lao động – Xã hội (CSII), luận văn sẽ tổng hợp để chọn lọc những nội dung KTQT cần thiết để tổ chức tại Trường cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp để tổ chức tốt công tác KTQT tại đơn vị. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về KTQT Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán và KTQT tại Trường Đại học lao động xã hội (CSII) Chương 3: Tổ chức công tác KTQT tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII).
  15. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Khái niệm về KTQT KTQT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán và là công cụ quản lý không thể thiếu đối với các tổ chức, hoạt động. Các tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về KTQT, cụ thể như sau: Theo GS. Robert S.Kaplan, trường Đại học Harvard Business School (HBS), trường phái KTQT của Mỹ, “KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”. Theo quan điểm này, KTQT là công cụ quan trọng trong việc tổ chức xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức. Theo GS H.BOUQUIN Đại học Paris – Dauphin, trường phái KTQT của Pháp, “KTQT là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao”. Theo quan điểm này, KTQT là công cụ dùng để cung cấp thông tin, các nhà quản trị căn cứ vào thông tin này để đưa ra các quyết định điều hành nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao cho tổ chức. Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa kỳ: “KTQT là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó.” Theo luật kế toán Việt Nam: “KTQT là việc thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Tóm lại, KTQT là một phân hệ trong hệ thống kế toán với mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của KTQT
  16. 5 1.2.1. Trên thế giới Về sự ra đời của KTQT thì có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng KTQT ra đời từ những năm đầu thế kỉ 19, nhưng cũng có ý kiến cho rằng KTQT mới ra đời từ những năm 50 của thế kỉ 20. Theo Robert S. Kaplan và Anthony A.Atkinson, KTQT ra đời ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỉ 19. Xuất phát từ sự lớn mạnh về quy mô, sự phức tạp trong hoạt động và áp lực cạnh tranh, KTQT được áp dụng trước tiên là trong hệ thống các nhà máy dệt ở Lowell (1814), sau đó là ngành đường sắt (1840), ngành luyện kim (1872). Tuy nhiên các kỹ thuật KTQT lúc này chỉ chú trọng vào việc phát triển các phương pháp xác định chi phí phục vụ cho mục tiêu đánh giá tài sản và đo lường lợi nhuận. Theo Ronald W.Hilton thì trước những năm 1950 của thế kỉ 20 chưa có khái niệm về KTQT mà trong giai đoạn này trọng tâm là kế toán chi phí. Mãi đến những năm 1950 thì KTQT mới ra đời và kể từ thời điểm này trở đi mới xuất hiện khái niệm KTQT, một bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Theo IFAC (2002), quá trình phát triển của KTQT diễn ra theo 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1 – trước những năm 1950 đến năm 1965, trọng tâm của KTQT ở giai đoạn này là xác định chi phí và kiểm soát tài chính thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí. Các hoạt động KTQT trong giai đoạn chỉ mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật. - Giai đoạn 2 – từ năm 1965 đến 1985, trọng tâm của KTQT là lợi nhuận. KTQT lúc này phải cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản trị thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích các quyết định; thiết kế và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý. Vị trí của KTQT trong tổ chức lúc này đã được nâng lên một bậc, từ chức năng nghiệp vụ chuyển thành hoạt động với chức năng tham mưu, báo cáo cho các nhà quản trị.
  17. 6 - Giai đoạn 3 – từ năm 1985 đến năm 1995, KTQT tập trung cắt giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chiến lược quản trị chi phí. Kỹ thuật kế toán được phát triển trong giai đoạn này là phân tích các quá trình và quản lý chi phí. - Giai đoạn 4 – từ 1995 đến nay, trọng tâm của KTQT là quản trị nguồn lực và tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Kỹ thuật KTQT tập trung vào việc phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và cải cách tổ chức. Tóm lại, quá trình phát triển của KTQT được ghi nhận theo 4 giai đoạn nhưng thực ra sự phát triển của nó có sự chuyển hóa và hoàn thiện dần từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Mỗi quá trình của sự phát triển thể hiện sự đáp ứng của kế toán đối với yêu cầu quản trị trong môi trường mới. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, KTQT đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản trị hiện đại. 1.2.2. Ở Việt Nam Hệ thống kế toán ở Việt nam gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính vì vậy đã tạo nên sự chuyển biến hệ thống kế toán, KTQT ở Việt Nam với những đặc trừng khác nhau qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp do đó mục đích của hệ thống kế toán chủ yếu là cung cấp thông tin kinh tế cho Nhà nước kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của đơn vị. Chính vì vậy chỉ có duy nhất một phận kế toán với các nội dung công việc của kế toán tài chính. - Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991, Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế, thiết lập và tạo dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước theo định hướng XHCN. Và chính sự chuyển biến này đã làm ảnh hưởng đến hệ thống kế toán. Lúc này, nó không chỉ cung cấp thông tinh kinh tế,
  18. 7 tài chính để các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát mà còn có các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, các yếu tố làm tăng, giảm giá thành… Những năm đầu 1990 KTQT được đưa vào giảng dạy tại trường ĐHKT Tp.Hồ Chí Minh. - Giai đoạn từ năm 1991 đến nay Ngày 17/6/2003 Luật kế toán Việt Nam chính thức được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua, trong đó đã có đề cập đến KTQT. Đến ngày 12/6/2006, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, KTQT đã xuất hiện ẩn trong kế toán tài chính (kế toán chi phí và tính giá thành, một số lĩnh vực kế toán chi tiết về hàng tồn kho, bán hàng, chi phí,…) trong doanh nghiệp và ngày nay, trong các doanh nghiệp việt nam, KTQT chỉ là bước khởi điểm, chưa có quan điểm rõ ràng, rời rạc, cục bộ. 1.3. Vai trò của KTQT Vai trò của KTQT được thể hiện rõ ở việc cung cấp thông tin để thực hiện các chức năng của nhà quản trị như sau: - Với chức năng hoạch định thì KTQT cung cấp thông tin nhằm giúp cho nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đạt được mục tiêu. Chẳng hạn như các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường, thị hiếu khách hàng… - Với chức năng tổ chức – điều hành thì KTQT cung cấp thông tin cho nhà quản trị về các hoạt động trong doanh nghiệp như thông tin về giá thành, giá bán, khách hàng, lợi nhuận …Trên cơ sở các thông tin này nhà quản trị sẽ thấy được hiệu quả và chất lượng của các hoạt động đã và đang thực hiện để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời và tổ chức lại hoạt động cho phù hợp. - Với chức năng kiểm soát thì KTQT cung cấp các thông tin về tình hình thực tế, chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của từng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch để phân tích và điều chỉnh
  19. 8 kịp thời cũng như đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch, nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai. - Với chức năng ra quyết định thì KTQT thu thập, tổng hợp, phân tích, chọn lọc và cung cấp các thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất. Tùy thuộc vào các loại quyết định mà KTQT cung cấp thông tin cho phù hợp để phục vụ cho việc ra các quyết định đó. Chẳng hạn như đối với quyết định có tính chiến lược của nhà quản trị cấp cao, thông tin do KTQT cung cấp phải hỗ trợ cho nhà quản trị xác định các mục tiêu và đánh giá các mục tiêu đó có thể thực hiện được trên thực tế hay không. Đối với quyết định có tính chiến thuật của nhà quản trị cấp trung gian, KTQT cung cấp thông tin giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ chức và giám sát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Đối với quyết định mang tính tác nghiệp của nhà quản trị cấp cơ sở, KTQT cung cấp thông tin giúp họ điều hành, thực thi các nhiệm vụ được giao và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện ở bộ phận mình. 1.4. So sánh giữa kế toán tài chính và KTQT 1.4.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và KTQT Mặc dù đặc điểm thông tin của kế toán tài chính và KTQT khác nhau nhưng giữa chúng cũng có những điểm giống nhau cơ bản sau: Thứ nhất, kế toán tài chính và KTQT có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, kế toán tài chính và KTQT đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán nhưng thông tin được lựa chọn để đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau. Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu kế toán tài chính cung cấp thông tin cho họ thông qua các báo cáo tài chính. Đối với đối tượng bên trong (nhà quản trị) doanh nghiệp, KTQT căn cứ vào hệ thống ghi chép ban đầu để xử lý và cung cấp thông tin thích hợp cho các nhà quản trị.
  20. 9 Thứ ba, kế toán tài chính và KTQT đều phải chịu trách nhiệm trước các nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp về thông tin đã cung cấp. 1.4.2. Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và KTQT Ngoài những điểm giống nhau cơ bản trên, kế toán tài chính và KTQT còn có những điểm khác nhau cơ bản sau: - Đối tượng sử dụng thông tin: KTQT cung cấp thông tin cho những nhà quản trị bên trong doanh nghiệp, trong khi kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan thuế… - Đặc điểm thông tin cung cấp: Thông tin của KTQT thường hướng đến tương lai và rất linh hoạt, kịp thời để các nhà quản trị đưa ra các quyết định hàng ngày và không đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối cũng như việc phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Trong khi đó thông tin của kế toán tài chính thường hướng về quá khứ, phản ánh một cách trung thực các sự kiện đã xảy ra, đòi hỏi tính chính xác cao và phải tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán. - Phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo: KTQT gắn liền với các bộ phận của doanh nghiệp, do đó KTQT cung cấp thông tin chi tiết cho từng bộ phận, từng phân xưởng, từng loại sản phẩm … phản ánh những hoạt động kinh doanh đang và sẽ diễn ra trong tương lai. Do đó tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị mà KTQT cung cấp các loại báo cáo phù hợp mà không cần phải tuân thủ quy định về chế độ báo cáo của nhà nước. Trong khi đó thông tin do kế toán tài chính cung cấp gắn liền với toàn doanh nghiệp, phản ánh những hoạt động kinh doanh đã xảy ra và bắt buột phải tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo của nhà nước. - Kỳ hạn lập báo cáo: Báo cáo của KTQT được lập một cách thường xuyên và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, còn báo cáo tài chính được lập định kỳ theo quy định của chế độ báo cáo kế toán. - Tính bắt buộc: báo cáo của KTQT được lập theo yêu cầu quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2